Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại trực tiếp mới chỉ là hình thức

Kể từ ngày 15/8/2013, Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP (Nghị định 60), ban hành ngày 19/6/2013. Nghị định này qui định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động, trong đó qui định chi tiết về Hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc bao gồm: Đối thoại tại nơi làm việc và Hội nghị người lao động. Ông Nguyễn Xuân Thái – Phó chủ tịch CĐCTVN thừa nhận, qua khảo sát tại một số đơn vị, có thể thấy, công tác này còn yếu. Một số đơn vị làm kết hợp với công tác sơ kết, tổng kết. Đa số các đơn vị chưa xây dựng quy chế đối thoại. Đoàn đối thoại không do Hội nghị người lao động bầu ra theo qui định tại khoản 2, Điều 18, Nghị định 60.

Khoản 1, Điều 10, Nghị định 60 qui định: “Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày”. Với qui định này, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực sự cảm thấy quá áp lực. Ông Phạm Văn Thịnh – Phó Chủ tịch Công đoàn TCT CP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chia sẻ, ngay từ năm ngoái, từ công ty mẹ Habeco đã ban hành Qui trình tổ chức Hội nghị người lao động và Qui chế đối thoại. Tuy chưa được 100% đơn vị bầu Ban đối thoại tại Hội nghị người lao động, nhưng đa số đơn vị đều đã thực hiện. Nhìn chung tình hình triển khai thực hiện Nghị định 60 là nghiêm túc tại các đơn vị. Tuy nhiên, ông Thịnh cũng thừa nhận, một số đơn vị bầu ra Ban đối thoại nhưng để đấy, chưa triển khai gì, đó là một thực trạng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ông Thịnh cho rằng, qui định “khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày” là bất cập, chưa phù hợp. Trên thực tế đi kiểm tra tại các đơn vị cơ sở, ông Thịnh cho rằng, các đơn vị có nhiều hình thức đối thoại, từ Hội nghị người lao động, trên các cuộc họp giao ban, chuyên môn các cấp công ty, tổ, bộ phận đều có thực hiện qui chế dân chủ và đối thoại trực tiếp. Do đó, với đơn vị nào có những vấn đề bức xúc thì không nói làm gì, còn đơn vị nào giải quyết ổn thỏa thì không nhất thiết phải cứng nhắc hai lần “liền kề không quá 90 ngày”. Vì theo ông Thịnh, nếu cứng nhắc quá, với các đơn vị sản xuất, nhất là các đơn vị sản xuất có tính thời vụ thì 90 ngày trôi qua rất nhanh. Nhiều đơn vị không làm được.

Chung quan điểm này, ông Nguyễn Xinh cho biết, tại TCT Giấy đây cũng là vấn đề vướng. Có đơn vị đã qua 4 tháng so với lần đối thoại trước, nhưng vẫn chưa biết tiếp theo sẽ làm gì, bởi chưa tìm ra nội dung cho kỳ đối thoại tiếp theo. Ông Xinh nhấn mạnh, muốn đối thoại trực tiếp thì phải có vấn đề, qui định thời gian, thành phần, nội dung, địa điểm, mỗi bên bao nhiêu người, đối thoại cái gì, làm sao cho phù hợp, vấn đề phải đáng để đem ra bàn luận, chứ không thể đưa những vấn đề nho nhỏ ra đối thoại cho có là không cần thiết và rất hình thức. Vì thế, với qui định này, cơ sở chưa thực hiện được.

(Theo Web CĐCTVN)

 

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 1

Trang 1

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 2

Trang 2

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 3

Trang 3

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 4

Trang 4

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 5

Trang 5

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 6

Trang 6

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 7

Trang 7

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 8

Trang 8

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 9

Trang 9

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

ppt 18 trang duykhanh 7400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc

Bài giảng Đối thoại tại nơi làm việc
CÔNG ĐOÀN CÔNG THƯƠNG ViỆT NAM-BAN TỔ CHỨC 
ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC 
1 
2 
Đặt vấn đề 
Đối thoại trực tiếp mới chỉ là hình thức 
Kể từ ngày 15/8/2013, Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được thực hiện theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP (Nghị định 60), ban hành ngày 19/6/2013. Nghị định này qui định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ Luật Lao động, trong đó qui định chi tiết về Hình thức thực hiện dân chủ tại nơi làm việc bao gồm: Đối thoại tại nơi làm việc và Hội nghị người lao động. Ông Nguyễn Xuân Thái – Phó chủ tịch CĐCTVN thừa nhận, qua khảo sát tại một số đơn vị, có thể thấy, công tác này còn yếu. Một số đơn vị làm kết hợp với công tác sơ kết, tổng kết. Đa số các đơn vị chưa xây dựng quy chế đối thoại. Đoàn đối thoại không do Hội nghị người lao động bầu ra theo qui định tại khoản 2, Điều 18, Nghị định 60. 
Khoản 1, Điều 10, Nghị định 60 qui định: “Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của Bộ luật Lao động; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày”. Với qui định này, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực sự cảm thấy quá áp lực. Ông Phạm Văn Thịnh – Phó Chủ tịch Công đoàn TCT CP Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) chia sẻ, ngay từ năm ngoái, từ công ty mẹ Habeco đã ban hành Qui trình tổ chức Hội nghị người lao động và Qui chế đối thoại. Tuy chưa được 100% đơn vị bầu Ban đối thoại tại Hội nghị người lao động, nhưng đa số đơn vị đều đã thực hiện. Nhìn chung tình hình triển khai thực hiện Nghị định 60 là nghiêm túc tại các đơn vị. Tuy nhiên, ông Thịnh cũng thừa nhận, một số đơn vị bầu ra Ban đối thoại nhưng để đấy, chưa triển khai gì, đó là một thực trạng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ông Thịnh cho rằng, qui định “khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày” là bất cập, chưa phù hợp. Trên thực tế đi kiểm tra tại các đơn vị cơ sở, ông Thịnh cho rằng, các đơn vị có nhiều hình thức đối thoại, từ Hội nghị người lao động, trên các cuộc họp giao ban, chuyên môn các cấp công ty, tổ, bộ phận đều có thực hiện qui chế dân chủ và đối thoại trực tiếp. Do đó, với đơn vị nào có những vấn đề bức xúc thì không nói làm gì, còn đơn vị nào giải quyết ổn thỏa thì không nhất thiết phải cứng nhắc hai lần “liền kề không quá 90 ngày”. Vì theo ông Thịnh, nếu cứng nhắc quá, với các đơn vị sản xuất, nhất là các đơn vị sản xuất có tính thời vụ thì 90 ngày trôi qua rất nhanh. Nhiều đơn vị không làm được. 
Chung quan điểm này, ông Nguyễn Xinh cho biết, tại TCT Giấy đây cũng là vấn đề vướng. Có đơn vị đã qua 4 tháng so với lần đối thoại trước, nhưng vẫn chưa biết tiếp theo sẽ làm gì, bởi chưa tìm ra nội dung cho kỳ đối thoại tiếp theo. Ông Xinh nhấn mạnh, muốn đối thoại trực tiếp thì phải có vấn đề, qui định thời gian, thành phần, nội dung, địa điểm, mỗi bên bao nhiêu người, đối thoại cái gì, làm sao cho phù hợp, vấn đề phải đáng để đem ra bàn luận, chứ không thể đưa những vấn đề nho nhỏ ra đối thoại cho có là không cần thiết và rất hình thức. Vì thế, với qui định này, cơ sở chưa thực hiện được. 
(Theo Web CĐCTVN) 
3 
 ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC – CHÚNG TA ĐÃ LÀM GÌ? 
4 
CƠ SỞ PHÁP LÝ 
- Điều 63, 64, 65 chương 5 Bộ Luật Lao động 2012. 
- Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; 
- Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ ngày 20/11/2013 và công văn số 1833/TLĐ ngày 04/12/2013 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; 
5 
Đối thoại tại nơi làm việc là gì? 
Đối thoại là hình thức trao đổi trực tiếp về một vấn đề mà NLĐ hoặc NSDLĐ quan tâm. Là cách người nói và người nghe “trao đi đổi lại” một cách trực tiếp. 
Đối thoại tại nơi làm việc Là một biện pháp để công đoàn và doanh nghiệp không ngừng cải thiện quan hệ tại nơi làm việc, trên cơ sở đó góp phần xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp. 
Tại các cuộc đối thoại này, CĐ & DN có cơ hội tìm hiểu, thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài TƯLĐTT hay HĐLĐ. 
Do NSDLĐ chủ trì phối hợp với đại diện tập thể LĐ tại CS thực hiện 3 tháng/lần. 
6 
Sự khác nhau giữa ĐT và TLTƯLĐTT 
 Đối thoại tại nơi làm việc 
- Giải đáp những thắc mắc, nguyện vọng của NLĐ hoặc NSDLĐ. 
- Giúp NLĐ và NSDLĐ có cái nhìn toàn diện hơn về một vấn đề nào đó. 
- Các bên đều đóng vai trò chủ động, thể hiện chính kiến, sáng tạo của mình 
 TL(đàm phán) TƯLĐTT 
- Phương thức để thỏa thuận, trao đổi những khác biệt. 
- Là tìm kiếm sự nhất trí giữa 2 bên nhằm tiến tới thỏa thuận chung. 
- Lợi ích xung đột là lý do chính để thương lượng; lợi ích chung là lý do và là động lực để thỏa thuận. 
7 
LỢI ÍCH CỦA ĐỐI THOẠI (1) 
ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN 
- Là kênh thông tin tới Ban lãnh đạo doanh nghiệp. 
- Là cách trình bày những kiến nghị của NLĐ lên lãnh đạo DN. 
- Là cơ hội giải quyết các vấn đề nhỏ phát sinh trong quá trình QHLĐ 
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 
Là diễn đàn nhằm xem xét lại các vấn đề về đ/k sản xuất, kinh doanh, chất lượng, phát triển sản phẩm & các vấn đề liên quan khác phản ánh mối quan hệ giữa NLĐ với lãnh đạo doanh nghiệp. 
8 
LỢI ÍCH CỦA ĐỐI THOẠI (2) 
ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN 
Là cơ hội để lường trước các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn QHLĐ có thể ảnh hưởng đến kế hoạch SX, việc làm 
Là sự thừa nhận (khẳng định) CĐ là một tổ chức đang hoạt động, có trách nhiệm & đóng vai trò XD chứ không phải chỉ để g/q các khiếu nại thông thường 
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 
Là cơ hội thảo luận sâu những v/đ trong hoạt động DN. 
Là kênh thông tin dành riêng để lãnh đạo DN tiếp xúc với CĐ. 
Là cơ hội cho lãnh đạo DN phản hồi những đề xuất, khiếu nại 
Là hình thức thông tin giao tiếp với NLĐ (qua đại diện mà NLĐ lựa chọn) 
1/3/2022 
Hồ Phi Giao 
9 
ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC 
1. Thời gian: định kỳ 3 tháng/lần hoặc theo y/c của 1 bên (Điều 65 LLĐ). Nếu trùng với thời gian tổ chức hội nghị NLĐ thì không phải tổ chức đối thoại. 
2. Nội dung đối thoại: (6 nội dung) 
- Tình hình SXKD. 
- Việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, các nội quy, quy chế, cam kết, thoả thuận khác. 
- Điều kiện làm việc. 
- Yêu cầu của NLĐ, tập thể LĐ đối với NSDLĐ và ngược lại. 
- Các nội dung khác mà 2 bên quan tâm 
10 
TRÁCH NHIỆM CỦA NSDLĐ 
1. Ban hành quy chế đối thoại. 
2. Bố trí địa điểm, thời gian & các đ/k vật chất. 
3. Cử thành viên đại diện tham gia. 
4. Tổ chức đối thoại định kỳ. 
11 
TRÁCH NHIỆM CỦA ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LĐ 
1. Tham gia ý kiến vào quy chế đối thoại. 
2. Phối hợp với NSDLĐ tổ chức đối thoại. 
3. Bầu các thành viên đại diện tập thể LĐ tham gia đối thoại. 
12 
QUY TRÌNH ĐỐI THOẠI 
1 . Số lượng, thành phần tham gia 
2. Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia. 
3. Tổ chức đối thoại: Chỉ thực hiện khi có ít nhất 2/3 số thành viên mỗi bên tham gia. Nếu không đủ, NSDLĐ quyết định hoãn (thời hạn hoãn không quá 3 ngày làm việc). 
4. Kết thúc đối thoại: 2 bên lập biên bản ghi rõ những nội dung đã thống nhất, các biện pháp tổ chức thực hiện; những nội dung chưa thống nhất và thời gian giải quyết. 
(BB được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản và lưu tại DN 1 bản . NSDLĐ phải niêm yết công khai biên bản tại nơi làm việc và hệ thống thông tin nội bộ ) 
13 
ĐỐI THOẠI KHI 1 BÊN CÓ YÊU CẦU 
- Trường hợp 1 bên có yêu cầu tổ chức đối thoại thì trong vòng 10 ngày làm việc NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với đại diện tập thể lao động tổ chức đối thoại. 
- Số lượng, thành phần tham gia, trách nhiệm của các bên như đối thoại định kỳ. 
14 
ĐỐI THOẠI TẠI NƠI LÀM VIỆC – CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ? 
15 
BÀI TẬP THỰC HÀNH 
Theo kế hoạch đã thỏa thuận với lãnh đạo Cty, ngày 25/11/2014 Cty đ/c sẽ tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc (đây là lần đầu tiên Cty tổ chức) với cương vị là chủ tịch CĐCS, đ/c hãy xây dựng kế hoạch và nội dung (giả định) buổi đối thoại đó. . 
16 
PHẦN VI 
H Ỏ I ĐÁP 
17 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_doi_thoai_tai_noi_lam_viec.ppt