Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015

1.1 Giới thiệu tổng quan về vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai

Nếu kể từ năm 1698, khi

Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu

Cảnh vào kinh lược xứ Đàng

Trong, lấy đất Đồng Nai lập

phủ Gia Định gồm hai huyện

Phước Long với dinh Trấn Biên

và huyện Tân Bình với Dinh

Phiên Trấn làm mốc thì đến nay

vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai

đã được 316 năm tuổi.

Với tinh thần đoàn kết, lao

động sáng tạo không ngừng,

nhân dân Biên Hòa - Đồng Nai

đã xây dựng nên vùng đất phát

triển về kinh tế, để lại một dấu

ấn khá đặc sắc về văn hóa, nghệ

thuật, tryền thống lịch sử và truyền thống đấu tranh kiên cường chốn giặc ngoại

xâm đáng tự hào với "Hào khí Đồng Nai", tô điểm thêm truyền thống dựng

nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Địa danh Biên Hòa - Đồng Nai thực sự đã in sâu trong tâm khảm bao thế

hệ người Việt.

"Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"

hay

"Đồng Nai gạo trắng như cò

Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò theo anh.

Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 4

Đồng Nai, tên của một dòng sông đã trở thành danh xưng của một miền

đất hứa mênh mông trù phú. Không phải mới hôm nay, mà hàng trăm, hàng

ngàn năm trước, vùng đất này luôn niềm nở, ân cần vẫy gọi, đón nhận không

biết bao nhiêu thế hệ di dân mọi miền đất khai khẩn, tạo dựng.

Nhiều nhà xã hội học đã chứng minh Đồng Nai là điểm hội tụ, giao thoa

của nhiều luồng văn hóa cổ kim. Người ta đã nói đến nền văn minh cổ lưu

vực sông Đồng Nai, đến hào khí Đồng Nai và đang phác họa một tam giác

trọng điểm phát triển trong khu vực vừa hết sức hiền hòa, lãng mạn nhưng

giàu sức thuyết phục.

Hiểu biết về mảnh đất mình đang sống, tự hào về truyền thống dũng

cảm, thông minh và tâm huyết của ông cha là hết sức cần thiết, nhất là đối với

thế hệ trẻ. Các thế hệ Đồng Nai sẽ nhân lên cái hào khí dựng nước, giữ nước,

nhân lên bản sắc văn hóa đặc trưng Đồng Nai, xứng đáng với thành quả bao

thế hệ đi trước không quản mồ hôi, xương máu tạo dựng lên

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 1

Trang 1

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 2

Trang 2

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 3

Trang 3

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 4

Trang 4

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 5

Trang 5

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 6

Trang 6

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 7

Trang 7

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 8

Trang 8

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 9

Trang 9

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 39 trang xuanhieu 7340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015

Bài dự thi Tìm hiểu giá trị văn hóa và lịch sử Đồng Nai năm 2015
y tiến tình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa: tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 
tăng bình quân 13,2%/năm cao gấp 1,5 lần mức tăng trưởng của vùng kinh tế 
trọng điểm phía Nam, gấp 1,9 lần mức tăng trưởng chung của cả nước 
 Đảng bộ Đồng Nai xác định cùng với phát triển mạnh công nghiệp và 
dịch vụ, tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông 
nghiệp, nông thôn, phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới, 
thúc đẩy kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển bền vững, đời sống của nhân 
dân nông thôn ngày càng được cải thiện. Đồng thời, nâng cao năng lực lãnh 
đạo của các cấp ủy đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa 
phương, chú trọng rèn luyện phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng 
viên khu vực nông nghiệp, nông thôn 
 So với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đã có gần 320 năm hình thành và 
phát triển, thì 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, gần 40 năm khôi 
phục và phát triển tỉnh nhà là khoảng thời gian không dài. Nhưng đó là một 
chặng đường mà ở đó, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai có 
ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với những kết quả đã đạt được trên nhiều lĩnh 
vực, Đảng bộ Đồng Nai qua từng thời kỳ đã lãnh đạo mọi mặt tạo ra thế và 
lực để tỉnh nhà vượt qua những khó khăn, thử thách, đẩy lùi những yếu kém, 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 25 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
khuyết điểm để đạt được những thành lựu đáng tự hào về các mặt kinh tế, văn 
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng... 
 Kết quả cho thấy, giai đoạn 2000 - 2005, công nghiệp Đồng Nai tập 
trung đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thu hút và triển khai các dự án đầu 
tư nước ngoài mạnh mẽ. Đồng Nai trở thành địa phương có giá trị sản xuất 
công nghiệp đứng thứ 3 của Việt Nam (sau Tp.HCM và Hà Nội). 
 Bên cạnh đó, qúa trình CNH - HĐH đã tạo nên những tiền đề cơ sở cho 
ngành nông nghiệp, địa bàn nông thôn phát triển. Thực hiện công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ 
tầng (điện khí hóa, cơ giới hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu 
công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, quy hoạch phát triển các thị trấn, ) 
cùng với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: chương trình 
135, 1201 đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn ở Đồng Nai không ngừng 
phát triển. - Tốc độ cơ giới hóa, điện khí hóa trong nông nghiệp tăng nhanh 
tạo điều kiện thuận lợi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông 
nghiệp và tăng năng suất lao động. - Cơ sở hạ tầng của vùng nông thôn được 
đầu tư, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, lao động của người dân các vùng nông 
thôn. Nhiều vùng đất nông thôn được quy hoạch phát triển chuyên canh, thu 
hút được rất nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến; trong đó 
có nhiều dự án lớn của nước ngoài đầu tư. - Cơ cấu kinh tế nông thôn Đồng 
Nai từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thay 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 26 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, cải 
thiện được đời sống vật chất cho người lao động. 
 Quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH từ năm 1995 trở về sau đã thúc đẩy rất 
lớn cho hoạt động xuất, nhập khẩu của Đồng Nai; trong đó có sự tác động của 
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. 
 Qúa trình CNH - HĐH không chỉ đóng góp tích cực vào việc tăng giá trị 
sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu mà còn đang giải quyết 
việc làm cho hàng trăm ngàn lao động của địa phương và từ các vùng miền 
trong cả nước tìm đến. Cơ cấu lao động ở nông thôn có những chuyển biến 
tích cực, tỉ lệ lao động trong công nghiệp tăng theo hướng tích cực 
 Quá trình CNH - HĐH ở Đồng Nai trong thời gian qua và trong quy 
hoạch tổng thể cho thấy việc sử dụng nguồn quỹ đất của địa phương có hiệu 
quả trong hình thành các Khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung. 
Các địa bàn cơ sở huyện, thị, vùng nông thôn đã và đang hình thành các khu, 
cụm công nghiệp. 
 Với vị trí địa lý có tính chiến lược trong vùng miền, với chủ trương ban 
đầu đúng hướng và những tiền đề phát triển ban đầu, kế thừa những cơ sở các 
giai đoạn trước, những kinh nghiệm và từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, 
Đồng Nai hiện nay đã và đang phát triển mạnh mẽ trong quá trình Công 
nghiệp hóa - Hiện đại hóa. 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 27 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
 CHƯƠNG V 
 MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 
 *** 
 Có thể nói, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên 
chức là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện liên tục, 
thường xuyên trong nhiều năm qua. Đây không chỉ là giải pháp nhằm rút gọn 
bộ máy, qua đó giảm bớt gánh nặng đối với ngân sách nhà nước, mà còn được 
xem là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội 
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, qua đó nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ 
thống chính trị. 
 Đồng chí Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai 
 chủ trì triển khai Nghị định về chính sách tinh giản biên chế 
 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đến nay hiệu quả công tác 
tinh giản biên chế vẫn còn không ít đối hạn chế với hầu hết các cơ quan, đơn 
vị, địa phương trong cả nước. Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên 
nhân chính sau đây: 
 Thứ nhất: Cùng với sự phát triển của tỉnh trong những năm qua, thì một 
số ngành, địa phương có sự phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động động 
chuyên môn... do vậy có thể nói khối lượng công việc của ngành ngày càng ra 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 28 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
tăng theo thời gian và sự phát triển đồng bộ. Như vậy để giải quyết một khối 
lượng công việc lớn trên, các ngành, đơn vị, địa phương không những giảm 
mà còn phải tăng thêm cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Vì thế 
việc tinh giản biên chế là một khó khăn hết sức khách quan; 
 Hai là: Tinh giản biên chế là một công việc khó, phải vượt qua rất nhiều 
khó khăn, trở ngại, vì đụng chạm đến vấn đề con người. Tiến trình thực hiện 
chính sách tinh giản biên chế của nước ta trong 30 năm đổi mới cũng minh 
chứng điều đó. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ 
máy nhà nước, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, không có 
cách nào khác, dù khó khăn đến đâu, tinh giản biên chế cũng là một yếu tố bắt 
buộc và phải được tổ chức triển khai đồng bộ ở tất cả các cơ quan, đơn vị từ 
trung ương tới địa phương theo đúng trình tự hướng dẫn. 
 Ba là: Việc xác định vị trí việc làm là vấn đề cơ bản của việc áp dụng, 
thực hiện chế độ công vụ theo hệ thống việc làm hay vị trí công tác trong các 
cơ quan, tổ chức, đơn vị của hệ thống chính trị. Xác định vị trí việc làm có ý 
nghĩa quan trọng, giúp cho việc tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, 
xắp xếp, bố trí tổ chức biên chế, quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, 
công chức nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của 
các cơ quan, đơn vị. Song thực tế việc kê khai, mô tả vị trí việc làm của một 
số vị trì còn chưa phù hợp dẫn đến việc bố trí cán bộ vào từng vị trí còn nhiều 
bất cập dẫn tới có hiện tượng người được phân công nhiều việc, người được 
phân công ít việc... Việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện 
nay ở một số các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ yếu vẫn được thực hiện 
theo hệ thống chức nghiệp, theo ngạch bậc, dựa trên cơ sở học vấn, trình độ 
đào tạo, chưa thực sự gắn liền với vị trí công việc cụ thể; việc coi trọng các 
tiêu chí "cứng" về hồ sơ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ, chưa coi trọng các tiêu 
chí "mềm" về thực tài, đức độ đã tạo cơ hội xuất hiện và phát triển chủ nghĩa 
"bằng cấp", "hữu danh vô thực", tìm mọi cách đề hợp lý hóa các văn bằng 
chứng chỉ để làm cơ sở hợp thức hóa vị trí công tác, chức vụ... Các bất cập 
khác là: chưa xác định đúng vị trí việc làm trong bộ máy, cơ quan, tổ chức, 
đơn vị để làm cơ sở, tiêu chí trong việc đánh giá phẩm chất, năng lực công tác 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 29 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
của cán bộ, công chức cho việc xác định số lượng, chất lượng biên chế đối với 
những người không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ những vị trí dôi dư, gây nhiều 
bất cập trong chính sách sử dụng nhân sự; duy trì cơ chế "xin - cho", chủ 
nghĩa "thân quen, lợi ích nhóm" trong quản lý biên chế, chi phí hành chính. 
Bộ máy công kềnh, chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với 
yêu cầu, nhiệm vụ... 
 Do vậy để góp phần khắc phục một trong những hạn chế nêu trên, tác giả 
xin đưa ra một số giải pháp như sau: 
 - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của 
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về mục tiêu, quan điểm, ý 
nghĩa, yêu cầu của công tác tinh giản biên chế. Qua đó nâng cao trách nhiệm, 
thống nhất nhận thức và hành động của từng cấp, từng ngành và mỗi cán bộ, 
công chức, viên chức của hệ thống chính trị; đồng thời tạo sự đồng thuận của 
nhân dân đối với chủ trương quan trọng này; 
 - Từ Trung ương tới địa phương và các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục rà 
soát, sắp xếp, kiện toàn bộ máy bảo đảm đồng bộ, tinh gọn, ổn định phù hợp 
với chức năng, nhiệm vụ, cần kiên trì thực hiện chủ trương tinh giản biên chế 
cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm không tăng tổng biên chế. Trường hợp 
phải thành lập mới các tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ bổ sung thì các cơ 
quan, đơn vị, địa phương phải tự cân đối trong biên chế hiện có; 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 30 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
 - Cần ưu tiên thực hiện nội dung cải cách tổng thể về bộ máy nhà nước, 
kiên quyết điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 
 Hiện đại hóa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế Một cửa 
 được triển khai ở nhiều cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh 
 - Không ngừng cải cách chế độ công vụ theo yêu cầu của Luật Cán bộ, 
công chức, từng bước chuyển từ chế độ chức nghiệp sang công vụ việc làm, 
xác định rõ, ổn định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức để định 
số lượng vị trí công chức, chức trách, nhiệm vụ từng vị trí, trên cơ sở đó xác 
định cơ cấu công chức hợp lý, định biên chế cho từng cơ quan, tổ chức. Sau 
khi định vị trí việc làm, tiến hành tiêu chuẩn chức danh, làm cơ sở cho việc rà 
soát của từng cơ quan, đơn vị, xác định các đối tượng dôi dư để áp dụng chính 
sách tinh giản biên chế phù hợp; 
 - Khuyến khích phát triển thị trường, phát triển các loại hình doanh 
nghiệp, hình thành thị trường lao động tihcs cực, nâng cao kỹ năng, tay nghề 
cho người lao động, trong đó trú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 
nhà nước về chuyên môn, kỹ năng để nâng chất lượng nguồn nhân lực công 
đáp ứng yêu cầu nâng cao năng xuất lao động xã hội, tăng cường năng lực 
cạnh tranh của doanh nghiệp... 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 31 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
 PHẦN KẾT LUẬN 
 Sau một phần tư thế kỷ, Đồng Nai đã đạt được những thành tựu đáng tự 
hào về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng Đảng. Với 
những thành tựu quan trọng đó, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai dâng báo với 
Tổ tiên sau 300 năm vùng đất Biên Hoà – Đồng Nai được khai phá và là hành 
trang để Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai vững tin, vươn lên trong Thiên niên 
kỷ mới, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ mà Trung ương Đảng đề ra: thực hiện 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 
 Lịch sử đã sang trang. Thế hệ sau đã nối tiếp các thế hệ đàn anh đi 
trước. Cuộc sống như một dòng chảy không ngừng. Đảng bộ và nhân dân 
Đồng Nai vững bước vào thế kỷ mới với ý chí và niềm tin chiến thắng. 
 Với truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" và luôn ghi nhớ công 
lao to lớn của các bậc danh nhân hiền tài, các anh hùng. Đồng Nai qua nhiều 
năm tổ chức cuộc thi tìm hiểu giá trị văn hóa lịch sử tỉnh Đồng Nai, đây thực 
sự là một việc làm có ý nghĩa chính trị, văn hoá và lịch sử sâu sắc. 
 Trong tâm tưởng của mọi người Việt Nam nói chung và người dân Đồng 
Nai nói riêng, luôn thấu hiểu và cảm ơn vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt 
Nam, của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ. 
 Tác giả tham gia hội thi này chỉ với một mong muốn chân thành giống 
như tiêu đề của Ban Tổ chức đưa ra, đó là: "Tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch 
sử) nhằm bổ sung kiến thức và tìm hiểu được những giá trị truyền thống 
quý báu của miền đất và con người nơi mình đang sinh sống. Mặc dù quá 
trình viết bài bản thân đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu, 
được sự giúp đỡ tận tình của các cô, chú, anh chị lớp trước và các đồng 
nghiệp trong cơ quan, sự giúp đỡ của nhân viên Thư viện tỉnh Đồng Nai 
tuy nhiên cũng không tránh được một số hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất 
mong nhận được sự góp ý của Ban Giám khảo để rút ra bài học cho những 
năm sau làm bài được tốt hơn./. 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 32 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Biên Hoà - Đồng Nai 300 năm, Nxb Đồng Nai 1998. 
[2] Địa chí Đồng Nai, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2001. 
[3] Báo Đồng Nai, Báo Lao Động, Trang Web của Uỷ ban nhân dân tỉnh 
 Đồng Nai (dongnai.org.vn). Những anh hùng đất Đồng Nai tập 2 (2001), 
 NXB Quân đội nhân dân; 
[4] Hội Khoa học Lịch sử TP. HCM, Nam bộ đất và người, Nxb Trẻ, 2002 
[5] Huỳnh Lứa (chủ biên), Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ, Nxb thành 
 phố Hồ Chí Minh, 1987. 
[6] Phan Khoang, Việt sử xứ Đàng Trong 1558-1777, Nxb Văn học, 2001 
[7] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện tiền biên, Nxb Khoa 
 học Xã hội, Hà Nội, 1995. 
[8] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, 1992. 
[9] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tiền biên, Nxb Sử học; 
 Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1962-1978. 
Các website: 
 -  
 -  
 -  
 - www.thuviendongnai.gov.vn 
 -  
 -  
Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
 PHỤ LỤC 
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU TRONG QUÁ TRÌNH TÁC GIẢ 
 TÌM HIỂU, NGHIÊN CỨU ĐỂ VIẾT BÀI DỰ THI 
 Hình chụp tác giả tại trước sảnh của Thư viện tỉnh Đồng Nai 
 Đồng chí Lê Hoàng Quân, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai khóa VIII 
 chụp hình với Hội Cựu chiến binh Sở KH&CN tại Chiến khu D 
Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai qua các thời kỳ 
 BÀI DỰ THI: TÌM HIỂU GIÁ TRỊ VĂN HÓA - LỊCH SỬ ĐỒNG NAI - 2015 
Hình chụp tác giả đang tìm tài liệu tại phòng độc của Thư viện tỉnh Đồng Nai 
 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 
 Một thời gian dài tác giả thường xuyên có mặt tại Thư viện tỉnh Đồng Nai 
 để nghiên cứu tài liệu nói về lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 
Tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đồng Nai 

File đính kèm:

  • pdfbai_du_thi_tim_hieu_gia_tri_van_hoa_va_lich_su_dong_nai_nam.pdf