Áp dụng pháp luật môi trường trong xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật. Tại Việt Nam, từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của
xã hội đã làm nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, điều này dẫn đến sự hủy hoại môi trường
sống của các loài sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người. Nhiều vụ việc
gây ô nhiễm nguồn nước chưa được xử lý triệt để gây nhiều bức xúc cho dư luận xã hội, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường1. Vì vậy, việc
nghiên cứu, phân tích, đánh giá chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập trong việc áp dụng các
quy định pháp luật bảo vệ môi trường vào việc xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi
trường nước để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục hoàn thiện là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng pháp luật môi trường trong xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước
thiệt hại còn thiếu, chưa rõ ràng, gây khó khăn trong việc yêu cầu các chủ thể có hành vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Về cơ sở pháp l , để xác định thiệt hại đối với môi trường thì chỉ có Điều 602 BLDS 2015 và Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về thu thập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại, tính toán thiệt hại và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra. Việc chứng minh thiệt hại xảy ra rất phức tạp, nhưng vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể các phương pháp tính toán thiệt hại một cách khoa học và được chấp nhận rộng rãi. Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã nêu ra 03 mức độ thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra bao gồm: Có suy giảm; suy giảm nghiêm trọng; suy giảm đặc biệt nghiêm trọng17, nhưng nội hàm của các mức độ này vẫn chưa được làm rõ một 15 Tạ Thị Thùy Trang, Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (399), tr.45. 16 Báo Đồng Khởi, “Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Đại Vượng Phú”, https://baodongkhoi.vn/kiem-tra-viec-chap-hanh-phap-luat-cua-cong-ty-tnhh-dai-vuong-phu-05042020- a72160.html, truy cập ngày 15/01/2021. 17 Điều 165 Luật BVMT 2014. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 9 cách có cơ sở. Việc chứng minh hành vi trái pháp luật cũng không hề dễ, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật về môi trường hiện vẫn còn thiếu nhiều gây khó khăn cho việc xác định hành vi vi phạm. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra rất phức tạp và trong một số trường hợp gần như không thể tách biệt được cặp hành vi - hậu quả tương ứng18. Bên cạnh đó, còn có các thiệt hại không xảy ra tức thời ngay sau khi có hành vi gây thiệt hại mà xảy ra trong khoảng thời gian khá dài, diễn biến âm thầm nên việc chứng minh mối quan hệ nhân quả cũng gặp khá nhiều thử thách. Thứ tư, tình trạng người dân thiếu thức, doanh nghiệp thiếu tinh thần trách nhiệm, tư duy phát triển kinh tế bằng mọi giá của các cơ quan quản l Nhà nước còn mang tính phố biến. Một số bộ phận người dân chưa thật sự thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nước, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của bản thân và cho rằng trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của mình hoặc nếu có thực hiện đi nữa thì cũng không mang lại nghĩa. Các doanh nghiệp thì chỉ chủ yếu tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, sẵn sàng vi phạm các quy định bảo vệ môi trường nước để không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế. Các cơ quan quản l Nhà nước thì vẫn còn nặng tư duy phát triển kinh tế bằng mọi giá, sẵn sàng hy sinh lợi ích môi trường để đổi lấy kinh tế điều này tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội mặc nhiên hủy hoại, gây ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm trọng mà không cần quan tâm đến lợi ích lâu dài. Thứ năm, công tác áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường để xác định và xử l hành vi gây ô nhiễm môi trường nước chưa thật sự được các cấp chính quyền nhận thức, quan tâm kịp thời, đúng mức dẫn đến buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quản l . Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng phạt để tồn tại còn phổ biến, việc xử l chưa triệt để còn nhiều. Tóm lại, không phải là tất cả nhưng các vấn đề nêu trên là một phần nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường vào hoạt động xác định và xử l hành vi gây ô nhiễm môi trường nước không đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, cần phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục, hoàn thiện nhằm đưa hoạt động áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường vào việc xác định và xử l hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả, đáp ứng yêu cầu. 3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về xác định, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc Để hoạt động áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong việc xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau. Các giải pháp này bao gồm việc hoàn thiện các quy định pháp luật về kiểm soát và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước và một số giải pháp có liên quan khác. 18 Nguyễn Hữu Thắng, “Cần thêm những quy định đột phá hỗ trợ khởi kiện các hành vi gây ô nhiễm môi trường”, truy cập ngày 30/07/2020. TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 10 Thứ nhất, cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường trong vấn đề xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường nước một cách chi tiết, minh bạch, đầy đủ, khả thi, rõ ràng để tránh tình trạng mơ hồ trong việc áp dụng các quy định này vào thực tế. Cụ thể, để khắc phục tình trạng khó xử lý hình sự đối với những chủ thể có hành vi xả thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước do chưa bị xử lý hành chính, pháp luật cần điều chỉnh quy định lại theo hướng nếu hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ bị áp dụng trách nhiệm hình sự để xử lý mà không cần phải xem xét hành vi vi phạm đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính hay chưa. Các vấn đề xác định hành vi xả thải gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc hành vi xả thải gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cần phải được tiếp tục quy định hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để phục vụ cho việc xác định và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được dễ dàng. Hiện nay, việc xác định hành vi xả thải gây hậu quả nghiêm trọng có thể được xác định căn cứ vào Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 08/05/2012 quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, để xác định được như thế nào là hành vi xả thải gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì chưa được pháp luật quy định hướng dẫn cụ thể cách xác định. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn cụ thể cách xác định hành vi xả thải gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng phải quy định các tiêu chí xác định rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, để tạo cơ sở pháp l đầy đủ, vững chắc phục vụ cho việc áp dụng các quy định pháp luật bảo vệ môi trường vào việc xác định và xử l hành vi gây ô nhiễm môi trường được nhanh chóng, chất lượng, hiệu quả, các cơ quan quản l Nhà nước cần phải tăng cường xây dựng, ban hành thêm các quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật môi trường địa phương điều chỉnh về vấn đề bảo vệ môi trường nước. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính khả thi của pháp luật về kiểm soát, xử l hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, đồng thời để khắc phục tình trạng khi xử l một hành vi vi phạm nhưng phải căn cứ vào nhiều văn bản pháp luật liên quan khác nhau để xử l , điều này gây nhiều khó khăn, phức tạp cho các chủ thể áp dụng. Vì vậy, cần phải nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản pháp luật chuyên sâu điều chỉnh chuyên biệt về hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường nước để giúp các đối tượng chịu sự điều chỉnh dễ dàng áp dụng các quy định pháp luật mà không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu và áp dụng như hiện nay. Điều này còn giúp các cơ quan quản l môi trường thuận lợi hơn trong công tác quản l , kiểm soát và xử l hành vi gây ô nhiễm nguồn nước; từ đó, hạn chế được tình trạng chồng chéo và thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương. Thứ hai, để việc kiểm soát, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được hiệu quả, đòi hỏi cần thiết phải quy định nâng lên về mức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước. Các mức phạt tiền, phạt tù và các hình thức phạt bổ sung hiện nay còn tương đối thấp chưa thật sự đủ sức răn đe, ngăn chặn hành vi vi phạm, chưa đủ mạnh để đánh vào lợi ích của các chủ thể vi phạm để họ thay đổi nhận thức của mình. Điều này là rất nguy TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 11 hiểm vì vậy mức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nước được quy định trong Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, mức hình phạt được áp dụng cho hành vi phạm tội đối với hoạt động bảo vệ môi trường nước được quy định trong Bộ luật Hình sự phải được tiếp tục nâng lên. Việc điều chỉnh mức xử phạt theo hướng tăng lên sẽ đem lại nhiều giá trị tích cực, không chỉ góp phần trừng phạt các hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước mà còn tác động tích cực đến việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể này, đồng thời còn tạo được nguồn tài chính để bù đắp lại chi phí tổn thất, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong việc chứng minh các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động bảo vệ môi trường nước gây ra. Giải pháp quan trọng và cần thiết là phải ban hành các quy định cụ thể để hướng dẫn các phương pháp tính toán thiệt hại, phương pháp xác định hành vi vi phạm và chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả một cách khoa học và được chấp nhận rộng rãi để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong việc áp dụng. Đồng thời, phải rà soát, điều chỉnh và ban hành thêm các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước để phục vụ cho việc xác định, kiểm soát và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường nược được chính xác, dễ dàng. Ngoài ra, để đảm bảo trách nhiệm bồi thường thiệt hại của những pháp nhân phạm tội gây ô nhiễm môi trường nước thuộc diện buộc phải bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, đồng thời nhằm tránh được tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở này để tự giải thể trước khi hành vi gây ô nhiễm môi trường nước bị phát hiện nhằm né tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo tác giả, cần phải có các quy định hướng dẫn cụ thể theo hướng pháp nhân gây ô nhiễm môi trường nước chỉ được phép giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn sau khi hoàn thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thứ tư, để khắc phục tình trạng cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong hoạt động kiểm soát và xử l các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước cố tình tìm cách kéo dài thời gian xem xét, đánh giá hành vi để hết thời hiệu xử l kỷ luật. Theo tác giả cần sửa lại thời hiệu xử l kỷ luật cán bộ, công chức theo hướng quy định kéo dài thời hiệu xử l kỷ luật. Cụ thể, đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung và lĩnh vực bảo vệ môi trường nước nói riêng thời hiệu xử l kỷ luật được nâng lên là 48 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm thay vì chỉ quy định 24 tháng như hiện nay. Việc kéo dài thời hiệu xử l kỷ luật cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong hoạt động bảo vệ môi trường nước sẽ khắc phục được tình trạng lọt lưới xảy ra trong việc áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường để kiểm soát, xử l hành vi gây ô nhiễm môi trường đối với các đối tượng là càn bộ, công chức19. Thứ năm, bên cạnh đó, các cơ quan quản lý chuyên môn, lực lượng thanh tra môi trường, lực lượng cảnh sát môi trường cần phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện 19 Trần Linh Huân (2018), Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.73. TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 12 các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi gây ô nhiễm môi trường nước của các tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý Nhà nước phải thay đổi loại bỏ tư duy phát triển kinh tế bằng giá, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, mức độ xử lý phải tương xứng với tính chất vi phạm và hậu quả xảy ra trên thực tế để từ đó tác động vào tư duy, nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của họ trong vấn đề bảo vệ nguồn nước. Đồng thời, phải liên tục nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; tăng cường trang bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ hiệu quả hoạt động xác định, xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường. 4. Kết luận Tóm lại, áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm nguồn nước là một hoạt động cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, để việc áp dụng này đạt hiệu quả trên thực tế đòi hỏi pháp luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan cần phải tiếp tục quy định điều chỉnh theo hướng hoàn thiện, đầy đủ và cụ thể hơn nữa để phục vụ hiệu quả cho việc áp dụng trên thực tế. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực, nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể liên quan, việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thiết bị cần phải được tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường. Khi các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng, chất lượng thì sẽ tạo được cơ sở nền tảng vững chắc để phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật bảo vệ môi trường vào việc xác định và xử lý hành vi gây ô nhiễm nguồn nước đạt chất lượng, hiệu quả. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Đồng Khởi, “Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Công ty TNHH Đại Vượng Phú”, https://baodongkhoi.vn/kiem-tra-viec-chap-hanh-phap-luat-cua-cong-ty-tnhh-dai-vuong -phu-05042020-a72160.html, truy cập ngày 15/01/2021. 2. Trần Linh Huân (2018), Pháp luật về kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Vũ Thu Hạnh (2007), “Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3, 2007. 4. Minh Phúc, “Tràn lan doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm”, https://nhandan.com.vn/ dieu-tra-qua-thu-ban-doc/tran-lan-doanh-nghiep-xa-thai-gay-o-nhiem-268855, truy cập ngày 15/01/2021. 5. Mỹ Tho, “Doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường bị đình chỉ vẫn hoạt động”, https://laodong.vn/xa-hoi/doanh-nghiep-xa-thai-gay-o-nhiem-moi-truong-bi-dinh-chi-van- hoat-dong-242397.bld, truy cập ngày 30/07/2020. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 13 6. Nguyễn Hữu Thắng, “Cần thêm những quy định đột phá hỗ trợ khởi kiện các hành vi gây ô nhiễm môi trường”, /nghien-cuu-trao-doi-moi- truong.aspx?ItemID=97, truy cập ngày 30/07/2020. 7. Tạ Thị Thùy Trang, Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý nước thải, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (399). 8. Nhật Trường, “Sông Tiền ngày càng bị ô nhiễm nặng”, https://www.thiennhien.net/ 2015/08/28/song-tien-ngay-cang-bi-o-nhiem-nang/, truy cập ngày 30/07/2020. 9. Hồ Trí, “Bến Tre: Ô nhiễm kênh nội đồng đe dọa cuộc sống của người dân”, https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/ben-tre-o-nhiem-kenh-noi-dong-de-doa-cuoc-song-nguoi- dan-20170322152514376.htm, truy cập ngày 30/07/2020. 10. Dũ Tuấn, “Bình Định: Xả thải lén lút, nhà máy đường 2 lần bị dừng hoạt động”, https://danviet.vn/binh-dinh-xa-thai-len-lut-nha-may-duong-2-lan-bi-dung-hoat-dong-77778 58209.htm, truy cập ngày 15/01/2021.
File đính kèm:
- ap_dung_phap_luat_moi_truong_trong_xac_dinh_va_xu_ly_hanh_vi.pdf