Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020

Bài báo tập trung nghiên cứu phân tích so sánh ảnh hưởng của dịch bệnh

Covid- 19 đến hoạt động du lịch tại khu vực Vườn quốc gia Hoàng Liên,

Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai trước khi dịch bệnh Covid – 19 xuất hiện, giai

đoạn giãn cách xã hội (tháng 2- 5/2020) và giai đoạn sau khi áp dụng giãn

cách xã hội do dịch bệnh (từ tháng 6 – 12/2020). Kết quả nghiên cứu

được dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn theo bảng hỏi, phỏng vấn ngẫu

nhiên. Kể từ khi dịch bệnh Covid- 19 xuất hiện, đời sống của người dân bị

ảnh hưởng rất lớn bởi đại dịch.Tại thời điểm áp dụng biện pháp dãn cách

xã hội, cảng hàng không và biên giới bị đóng cửa, khách nội địa cũng hạn

chế đi du lịch hơn kéo theo đó tổng lượng khách du lịch đến tham quan

giảm 76% so với 2019 trong đó không có lượt khách quốc tế sử dụng

chuyến bay đến nghỉ dưỡng tham quan tại Sa Pa.Lượng khách du lịch

trong nước đang dần tăng lên từ tháng 7/2020. Thu nhập của người dân

trong giai đoạn Covid – 19 bị ảnh hưởng rất nặng nề, các nhóm dịch vụ

gần như là không có thu nhập, duy chỉ có nhóm lưu trú, bán hàng ăn

uống, bán đồ lưu niệm là có thu nhập rất nhỏ. Tính đến tháng 12/2020,

thu nhập bình quân của người dân bằng khoảng 35 - 45% so với những

năm trước.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 7

Trang 7

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 1640
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến hoạt động du lịch và sinh kế của cộng đồng địa phương tại thị xã Sa Pa – Lào Cai tính đến tháng 12/2020
 Cát Cát, Lao Chải, Tả Van, Thanh Kim, 
Nậm Cang, Nậm Xài, Tả Phìn, Sâu Chua, Bản Khoang 
Tại Sa Pa, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến tham quan khá đông. Năm 2015, huyện 
Sa Pa đón 1 triệu lượt du khách, đến hết năm 2019 con số này là hơn 3,2 triệu lượt trong đó có 
484.024 lượt khách nước ngoài [13]. Tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, lượng khách đến tham quan 
cũng tăng lên qua các năm, tuy nhiên năm 2020 có sự giảm sút do ảnh hưởng của đại dịch Covid-
19, con số này được thể hiện ở hình 1. 
Hình 1. Số lượng khách du lịch tới Vườn quốc gia Hoàng Liên 
(Nguồn: Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường Hoàng Liên 12/2020 [1]) 
Qua hình 1, dễ dàng nhận thấy, số lượt khách du lịch tới Vườn quốc gia Hoàng Liên năm 
2020 giảm đi nhanh chóng so với năm 2018 và 2019. Năm 2018, lượt khách du lịch đến VQG 
Hoàng Liên đạt 65.000 lượt khách, năm 2019, có 68.000 lượt khách tham quan. Nhưng đến năm 
2020, lượt khách tham quan đã giảm 1/6 so với trước đó, khoảng 10.000 lượt khách tới tham 
quan vào năm 2020. Đây là con số cho thấy ảnh hưởng rõ ràng của dịch bệnh Covid- 19 tới du 
lịch của VQG Hoàng Liên nói riêng và Sa Pa nói chung như thế nào. 
Khi khách đi du lịch, các hoạt động trải nghiệm mà du khách tham gia cũng tùy thuộc vào sở 
thích và qua quá trình tìm hiểu về điểm đến có gì hấp dẫn du khách. Tuy nhiên do ảnh hưởng của 
đại dịch Covid 19, đặc biệt trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 5/2020, số lượng khách gần như 
không có và tổng lượng khách đến du lịch vào năm 2020 cũng bị giảm. Số lượng khách du lịch 
giảm sút được thể hiện ở Bảng 1. 
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
2018 2019 2020
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 402 - 409 
 406 Email: jst@tnu.edu.vn 
Bảng 1. Số lượng khách du lịch trải nghiệm các tuyến điểm giai đoạn 2018 - 2020 
 2018 2019 2020 
Trekking 31.694 30.117 4.823 
Canyoning 754 1.769 0 
Thăm bản Cát Cát 450.948 486.597 59.592 
Tuyến Trạm Tôn- suối vàng- thác tình yêu – Trạm Tôn 29.694 31.486 5.478 
(Nguồn: VQG Hoàng Liên, UBND Xã San Sả Hồ 12/2020) 
Qua bảng 1 ta thấy rằng một số loại hình du lịch trải nghiệm tại các tuyến điểm được ưa thích 
ở Sa Pa bao gồm: Trekking, Canyoning, Thăm bản, Tuyến khám phá Trạm Tôn - suối vàng - thác 
tình yêu- trạm Tôn. 
Trekking chính là đi bộ khám phá những khu rừng, núi hay bản làng xa hoặc lên đỉnh Fansipan. 
Loại hình này tạo cho con người cảm giác thích chinh phục chính mình. Loại hình du lịch này 
đãphổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam thì đây được xem là 
loại hình du lịch khá mới mẻ và độc đáo. Và địa điểm du lịch Sa Pa là nơi rất thích hợp cho loại 
hình du lịch này. Người dân địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc dẫn đường cũng như 
vác đồ cho khách du lịch tham gia trekking. Để được dẫn khách như vậy, hướng dẫn viên địa 
phương cần phải có sức khỏe và phải có giấy chứng nhận mới được làm công việc này. Nên họ có 
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dẫn khách cũng như trong quá trình di chuyển, họ giới thiệu 
về các loại động thực vật đặc hữu, các nét văn hóa địa phương và quan trọng không kém là phổ 
biến, nhắc nhở khách du lịch khi đi trekking không vứt rác trên đường đi, phải mang rác về đúng 
điểm xuất phát để tập kết rác, hạn chế tối đa rác thải ra môi trường. Điều này có ý nghĩa vô cùng to 
lớn trong việc bảo vệ môi trường rừng của VQG Hoàng Liên. 
Canyoning: là chương trình tour trải nghiệm canyoning với 7 thác nước (có thác cao gần tới 
40 m), phù hợp với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, hoạt động trải nghiệm chinh phục thiên nhiên mới 
được đưa vào khai thác này thường diễn ra trong ½ ngày, du khách được trượt thác nước từ cao 
xuống (có thể từ thác Tình yêu có độ cao 37 m) sau đó tắm ngay tại dòng suối Vàng mát lạnh, 
hoang sơ bắt nguồn từ đỉnh Fansipan chảy xuống. Tuy là loại hình du lịch mới nhưng rất thu hút 
khách du lịch tới trải nghiệm. Tuy nhiên khách du lịch tham gia hoạt động này đa phần là khách 
du lịch quốc tế, những người có sức khỏe tốt, ưa mạo hiểm. Nên tính đến giữa tháng 12 năm 
2020, hoạt động Canyoning đã gần như đóng cửa. 
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, số lượng khách đến với bản Cát Cát đông nhất trong số các 
hoạt động du lịch. Năm 2020, số lượng khách đến với bản Cát Cát, đi trekking hay Canyoning 
đều giảm sút nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid- 19, nhà nước đã thực hiện giãn cách xã hội 
trong 21 ngày, sau đó nới lỏng dần dần. Cùng với đó là chính phủ đã đóng cửa biên giới và hạn 
chế khách du lịch trên thế giới, đặc biệt là từ các quốc gia có nhiều trường hợp bị mắc Covid-19. 
Nên lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Sa Pa nói riêng chỉ để du lịch vào năm 
2020 gần như là không có, phần đa là khách nội địa. 
Qua bảng 1 ta dễ dàng nhận thấy dưới ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, khách đến thăm 
quan trải nghiệm treckking, canyoning, thăm bản Cát Cát, Trạm Tôn – suối vàng – thác tình yêu 
cũng giảm sút nghiêm trọng, tỉ lệ khách đến vào năm 2020 để trải nghiệm các hoạt động du lịch 
trên chỉ bằng 20% so với năm 2018. 
Từ tháng 8 năm 2020 trở lại đây, khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, khách du lịch 
dần đông hơn, nhưng đông nhất vẫn là tại bản Cát Cát vì bản cách trung tâm thị xã Sa Pa có 2 
km, khách không mất quá nhiều thời gian để di chuyển cũng như chỉ mất thời gian từ 1-2 ngày để 
vui chơi, trải nghiệm nhẹ nhàng tại đó, đặc biệt là có nhiều điểm đẹp để chụp ảnh, check-in, đăng 
hình Facebook nhanh chóng. Còn số lượng khách tham gia trekking cũng có tăng lên nhưng chỉ 
bằng 1/10 năm trước, một phần vì tổng số lượng khách đi du lịch giảm, phần vì đi trekking mất 
thời gian hơn, từ 2-3 ngày và phải đi quãng đường xa, mệt mỏi, lúc đi có thể nóng nhưng đêm về 
lại lạnh, ăn uống tắm giặt không được thoải mái, đầy đủ, chi phí tốn kém hơn gấp 10 - 15 lần so 
với vào bản bằng ôtô rồi về luôn trong ngày nên ít người lựa chọn. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 402 - 409 
 407 Email: jst@tnu.edu.vn 
Dễ dàng nhận thấy, số lượng khách du lịch đến tham quan giảm sút ở trên cũng thể hiện thu 
nhập của người cư dân địa phương từ các dịch vụ liên quan sẽ bị giảm sút. Thu nhập trung bình 
của người dân được thể hiện ở Hình 2. 
Hình 2. Thu nhập trung bình của người dân địa phương theo nhóm dịch vụ qua các giai đoạn 
(Nguồn: Tác giả phỏng vấn 12/2020) 
Qua hình 2 ta có thể thấy rằng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, bán 
hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật, tắm lá thuốc người Dao đỏ, cho thuê phương tiện di chuyển, 
café giải khát đều có sự góp mặt của người dân địa phương. Theo kết quả khảo sát thì tất cả 
các nhóm dịch vụ đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid- 19 trong đó thu nhập tháng 2 đến tháng 
5 năm 2020 của một số nhóm dịch vụ như biểu diễn nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch, tắm lá 
thuốc người Dao đỏ, cho thuê phương tiện di chuyển là những nhóm dịch vụ thu nhập của người 
dân gần như là bằng không. Nhóm lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm, café, giải khát, đồ uống 
thì người dân vẫn có một ít thu nhập, thu nhập này chủ yếu từ các đoàn đi công tác chứ không 
phải từ nguồn khách đi du lịch. 
Tính dến tháng 12/2020, nhóm các dịch vụ thu nhập của người dân đang dần được cải thiện 
nhưng nhóm dịch vụ hướng dẫn viên du lịch và nhóm cho thuê phương tiện di chuyển vẫn bị ảnh 
hưởng nhiều, thu nhập vẫn thấp là do chủ yếu là khách du lịch nội địa nên ít có nhu cầu thuê 
phương tiện cá nhân, trước đây nhóm này chủ yếu cho khách nước ngoài thuê. Giai đoạn này, các 
nhóm đi du lịch thường là các hộ gia đình, các hội nhóm- đều là khách nội địa nên họ thích tự tìm 
hiểu, ít cần đến hướng dẫn viên nên nhóm này vẫn bị ảnh hưởng lớn, thu nhập hiện nay chỉ bằng 
1/3 so với năm 2019. 
Nhóm dịch vụ bán hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật, ăn uống, lưu trú thì thu nhập đang dần 
được cải thiện vì từ tháng 6/ 2020 khách du lịch đã dần quay trở lại, thu nhập của nhóm này đến 
tháng 12/2020 đã bằng khoảng 65%-75% so với năm 2019. 
 Với nhóm lưu trú, đến tháng 12/2020 vẫn bị ảnh hưởng vì khách tham quan đi du lịch ít ngày 
hơn so với trước, và đặc điểm là khách thường đến đông vào mỗi dịp cuối tuần chứ không nhộn 
nhịp vào các ngày trong tuần như những năm trước vì đa phần là khách du lịch nội địa, đi cùng 
gia đình hay nhóm bạn bè, thường cuối tuần họ mới được nghỉ làm việc để sắp xếp thời gian đi 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 402 - 409 
 408 Email: jst@tnu.edu.vn 
du lịch, nghỉ dưỡng, trải nghiệm nên thu nhập của nhóm này trung bình là 12,894 triệu / người/ 
tháng đạt khoảng 71,7% so với năm 2019 đạt khoảng 18 triệu/ người/ tháng. 
Đến với bản Cát Cát, khách du lịch sẽ được thưởng thức các tiết mục nghệ thuật của người 
Mông, với sự thể hiện khéo léo của những chàng trai cô gái nơi đây mà cũng có thể giúp cho du 
khách hiểu thêm nét văn hóa của người Mông. Với mỗi cô gái hay chàng trai được lựa chọn biểu 
diễn ở đây thì đều cần những kỹ năng cơ bản ngoài hát hay, múa dẻo, còn cần sự cởi mở, tôn 
trọng, mến khách. Người biểu diễn nghệ thuật có thu nhập giai đoạn trước Covid-19 dao động từ 
8-17 triệu đồng/ người/ tháng, với mức lương này thì các bạn trẻ có đủ khả năng để nuôi cả gia 
đình. Tùy thuộc vào khả năng của từng người và thời gian làm việc theo tháng thì mỗi nghệ sĩ sẽ 
có mức lương khác nhau. Còn trong giai đoạn Covid 19, các nghệ sĩ phải nghỉ dịch và không có 
du khách đến tham quan nên không có thu nhập, khoảng thời gian không có thu nhập này kéo dài 
4 tháng. Trong thời gian này đa phần các bạn trẻ đều không làm thêm gì để có thu nhập mà phải 
sử dụng tiền từ những tháng trước để chi tiêu, mua thức ăn. Trong giai đoạn từ tháng 7/2020 đến 
12/2020, số lượng khách du lịch tới tham quan có dần tăng lên nhưng vẫn chưa được bằng những 
năm trước nên công ty trả cho các bạn trẻ biểu diễn nghệ thuật khoảng 5-10 triệu đồng/ người/ 
tháng. Tuy mức lương có thấp hơn nhưng những nghệ sĩ vẫn biểu diễn hết mình với các tiết mục 
nghệ thuật, mang tới sự hài lòng cho du khách khi đi du lịch bản Cát Cát sau mùa dịch. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
Có thể nhận thấy Sa Pa là khu vực có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái, có cả điều kiện tự nhiên 
đa dạng phong phú và lực lượng lao động dồi dào. Nếu biết đào tạo bài bản, khéo léo, thì lực lượng 
hướng dẫn viên, người biểu diễn nghệ thuật, các chủ nhà hàng homestay, dịch vụ tắm thuốc lá 
người Dao đỏ sẽ là lực lượng truyền thông để cho khách tham quan có thể hiểu biết cao hơn về 
các giá trị của nguồn tài nguyên, môi trường, đặc điểm sinh thái và đặc biệt là văn hóa bản địa để từ 
đó tạo chuyển biến tích cực về thái độ của du khách và những nỗ lực tích cực hơn nữa trong hoạt 
động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái của văn hóa khu vực. 
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đem lại một nguồn thu lớn cho người dân địa 
phương, năm 2018, 2019 thu nhập của người dân ổn định, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch 
Covid -19, nên trong giai đoạn thực hiện giãn cách xã hội, thu nhập của người dân là không có và 
người dân cũng không có công việc làm thay thế hoặc với những gia đình có làm nông nghiệp thì 
người lao động quay về làm nông để tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Trong giai đoạn 
tháng 6 đến tháng 12/2020, tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt nên khách du lịch đã quay 
trở lại. Tuy nhiên, tổng số lượng khách du lịch đến để trải nghiệm các hoạt động như trekking, 
canyoning cả năm cũng chỉ đạt 1/10 năm trước, sự trở lại của khách tham quancũng đã dần ổn định, 
người dân đã có thu nhập tốt hơn từ hoạt động du lịch. 
Covid-19, đã gây ra hiệu ứng dây chuyền với cấp số nhân chưa từng ở Việt Nam cũng như 
trên thế giới, xuyên suốt mọi tầng lớp của xã hội. Trong giai đoạn này, người dân tại Sa Pa cần 
tiếp tục phát triển các sinh kế của địa phương cũng như để cải thiện đời sống gia đình như trồng 
rừng, chăm sóc thảo quả, làm nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt phù hợp với điều kiện khí hậu, 
thổ nhưỡng để đáp ứng nhu cầu của gia đình. Người dân có thể học và làm các clip ngắn để giới 
thiệu những sản phẩm của cộng đồng làm ra trong giai đoạn Covid – 19 để quảng bá với khách 
du lịch. Xa hơn nữa khi làn sóng Covid đi qua, cộng đồng có thể phát triển mô hình du lịch trải 
nghiệm làm nông nghiệp để thu hút khách du lịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Lao Cai Provincial People's Committee, National Parks Hoang Lien, Report on performance of tasks in 
2019, Deployment of tasks in 2020, 12/2019. 
[2] Lao Cai Provincial People's Committee, National Parks Hoan Lien, Report serving the conference on 
the management of special-use and protection forests in 2019, 12/2020. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 402 - 409 
 409 Email: jst@tnu.edu.vn 
[3] Government, Decision No. 1845/QD-TTg, dated September 26, 2016 of the Prime Minister approving 
the master plan on development of Sa Pa National Tourist Area, Lao Cai province to 2030, 2016. 
[4] G. Iva and F. T. Martina, etc “The impact of Covid-19 on sustainable business models in SMEs,” 
Sustainability 2021, vol. 13, no. 3, pp. 1-24, 2021. [Online]. Available: https://doi.org/10.3390/ 
su13031098. [Accessed Feb. 14, 2021]. 
[5] R. W. Fairlie, “The impact of Covid-19 on small business owners: evidence of early-stage losses from 
the april 2020 curent population survey,” Stanford institute for economic policy research, no. 20-022, 
pp. 1-23, May 2020. 
[6] A. K. Verma and S. Prakash, “Impact of Covid-19 on environment and society,” Journal of Global 
Biosciences, vol. 9, no. 5, pp. 7352-7363, 2020. 
[7] J. Singh, “Covid- 19 and its impact on Society,” Journal of Social sciences and humannities, vol. 2, no. 
1, pp. 168- 174, Jan – Mar 2020. 
[8] H. T. Pham and D. H. Tran, “Impact of the COVID-19 pandemic on Vietnam's tourism industry and 
solutions,” Journal of Economics and Development, vol. 274, pp. 43-53, 2020. 
[9] International labor organization, Report Quick impact assessment of Covid-19 pandemic on the key 
economic sectors: responses, adjustment and resilience of business and workers, Regions and countries 
covered: Asia, Viet Nam, 13/10/2020. [Online]. Available: https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/ 
Publications/ WCMS_757929/lang--en/index.htm. [Accessed Feb. 14, 2021]. 
[10] M. T. T. Ho and T. H. Nguyen, The impact of the Covid-19 epidemic on the city's socio-economic Ho 
Chi Minh City and propose policies to boost growth momentum for 2020, ResearchGate, Publish 
Health, 7/2020. 
[11] United nations VietNam, Analysis of the United Nations on the social impact of the Covid-19 
pandemic on Vietnam and recommendations, strategic policies, 8/2020. 
[12] Lao Cai Province People's Committee, National Park Hoang Lien, Sustainable forest management in 
Hoang Lien National Park in the period of 2020-2030, 2019. 
[13] P. Duc, “Lao Cai tourism wins big,” 06/01/2020. [Online]. Available: 
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/30917. [Accessed Feb. 14, 2021]. 

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_dai_dich_covid_19_den_hoat_dong_du_lich_va_sin.pdf