Ảnh hưởng của Covid-19 đến lĩnh vực du lịch và hàm ý chính sách cho lĩnh vực du lịch tại Việt Nam
Tóm tắt
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đang có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn
cầu. Ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp ngăn chặn đại dịch của các
quốc gia. Những nỗ lực ngăn chặn đại dịch có thể khiến nền kinh tế du lịch toàn cầu giảm từ 45
đến 70%. Tuy nhiên, du lịch trong nước được kỳ vọng sẽ phục hồi nhanh hơn ngành du lịch quốc
tế. Bài viết này trình bày những ảnh hưởng của Covid-19 lên lĩnh vực du lịch trên thế giới và
Việt Nam. Trên cơ sở này, bài viết sẽ đưa ra một số hàm ý chính sách mà Việt Nam có thể tham
khảo để phục hồi lĩnh vực du lịch trong bối cảnh hậu Covid-19.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ảnh hưởng của Covid-19 đến lĩnh vực du lịch và hàm ý chính sách cho lĩnh vực du lịch tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của Covid-19 đến lĩnh vực du lịch và hàm ý chính sách cho lĩnh vực du lịch tại Việt Nam
o con người và môi trường xung quanh chúng ta.” 1 Phương pháp tiếp cận du lịch có trách nhiệm khuyến khích các tác nhân du lịch phải quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động của họ. Whyte’s (2010) đã tiến hành phân tích trường hợp du lịch địa phương như một ví dụ minh hoạ. Đối với du lịch phát triển theo hướng cộng đồng, người dân địa phương chính là chủ thể tạo ra các sản phẩm du lịch, duy trì, gìn giữ văn hoá dân tộc, phong tục tập quán của các vùng miền. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo hay sự thiếu hiểu biết của người dân địa phương lại là một vấn đề thường nhận được rất ít sự quan tâm, người dân địa phương thường có kiến thức du lịch rất hạn chế. Do đó, Whyte cho rằng để có thể phát triển du lịch theo hướng đôi bên cùng có lợi, việc quản lý các điểm đến du lịch cần có sự tham gia của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện các nguyên tắc quản lý du lịch có trách nhiệm. Thời kì hậu Covid-19 là giai đoạn cần thiết phải sử dụng các phương pháp tiếp cận quan trọng nhằm khôi phục cũng như kích hoạt lại các hoạt động du lịch ở cả trong và ngoài nước. Một số hình thức can thiệp của chính phủ bao gồm các hoạt động tái phát triển mạng lưới an toàn xã hội, đẩy mạnh các chiến lược phát triển du lịch theo hướng xã hội hoá để đối phó với những thách thức của cuộc khủng hoảng này. Xã hội hóa du lịch được hiểu là quá trình kinh tế diễn ra sự liên kết các đơn vị, các giai đoạn, các bộ phận làm tăng tính xã hội của các hình thức tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch dựa trên cơ sở phân công chuyên môn hoá. Scott (2006) giải thích: “Sự hiếu khách sẽ là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình xã hội hoá, từ đó khách du lịch có thể hoà nhập vào cuộc sống của người dân bản địa”. Theo đó, tất cả các bên cần tham gia vào quá trình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững. Quá trình đó được thực hiện bằng việc giải quyết hợp lý các lợi ích kinh tế của các chủ thể dưới sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo các hoạt động du lịch phát triển hiệu quả, bảo vệ môi trường, di sản văn hoá, truyền thống dân tộc. Một số phân tích gần đây trong giai đoạn hậu Covid-19 đã ghi nhận cách các chính phủ các nước phát triển như Úc, New Zealand, Đan Mạch, thông qua các chính sách “xã hội hoá” để ứng phó với khủng hoảng như tư nhân hoá một số lĩnh vực y tế, xã hội, giáo dục 1607 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 1. Du lịch có trách nhiệm khác với các hình thức du lịch bền vững như thế nào? – Tài liệu 8 câu hỏi liên quan đến du lịch có trách nhiệm của Dự án EU-ESRT nhằm tránh tình trạng bất ổn xã hội lan rộng. Theo đó, xã hội hoá du lịch sẽ giúp du lịch có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi nhanh chóng của xã hội. Hình 4 mô tả sự thay đổi của hệ thống du lịch theo sự biến đổi liên tục của xã hội. Nguồn: Higgins-Desbiolles và cộng sự (2020) Hình 4: Sự thay đổi của hệ thống du lịch theo sự biến đổi liên tục của xã hội Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hoá là một quá trình kinh tế khách quan biểu hiện sự phát triển tính chất xã hội các hình thức hoạt động du lịch. Theo đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch dựa trên sự phân công và hợp tác lao động được thực hiện thông qua sự phân phối các lợi ích kinh tế giữa các chủ thể dưới sự quản lý của Nhà nước (Wheeler, 2015; Campos và cộng sự, 2018). Higgins-Desbiolles và cộng sự (2020) đã đưa ra khung du lịch lấy cộng đồng làm trung tâm theo hình thức xã hội hoá như hiện nay. Cụ thể hơn, mô hình bắt đầu với việc định nghĩa lại du lịch với quyền của cộng đồng địa phương cao hơn của khách du lịch cũng như các công ty du lịch. Với cách tiếp cận như trên, du lịch sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức tiến hành (hình 5). Nguồn: Higgins-Desbiolles và cộng sự (2020) Hình 5: Sự tác động của mô hình xã hội hoá du lịch 1608 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của cộng đồng, sự kết nối xã hội. Do đó, hình thức du lịch địa phương hoá sẽ là một hướng đi mới trong tương lai (Higgins-Des- biolles, 2020). Các quốc gia nên tạo sự điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như các tập đoàn địa phương trong ngành du lịch (Stiglitz, 2007). Các mô hình phát triển theo hướng hợp tác xã, doanh nghiệp xã hội hoạt động phi lợi nhuận cần được tạo điều kiện hỗ trợ du lịch hơn cả vì lợi ích cộng đồng (Biddulph, 2018). Các hình thức du lịch công ích cần được tạo điều kiện và thúc đẩy, bao gồm du lịch giáo dục, khoa học công dân, du lịch xã hội, giao lưu cộng đồng,.. Các lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương hưởng lợi từ du lịch cũng cần được ưu tiên. Các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái cũng phải được đặt mối quan tâm lên hàng đầu trước mối đe dọa biến đổi khí hậu, do đó, các loại hình du lịch nên do cộng đồng địa phương quyết định. Thêm vào đó, chính quyền địa phương cần được tham vấn về các hình thức du lịch được phát triển trong cộng đồng để định ra quy trình phù hợp. Hình thức xã hội hoá du lịch theo hướng phát triển có trách nhiệm và bền vững cần sự tham gia của tất cả các chủ thể cụ thể như sau: - Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, mô hình xã hội hoá cần sự tách bạch rõ ràng chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động du lịch với kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trước hết, Nhà nước cần quyết định chiến lược, cũng như những quy hoạch tổng thể cho sự phát triển của du lịch trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh sử dụng các công cụ, chính sách bảo vệ môi trường, kiểm soát dịch bệnh, khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, thực hiện phân cấp, giao quyền cho địa phương, tổ chức phối hợp với địa phương, các ngành trong việc giới thiệu các chương trình du lịch,.. Sự quan tâm của các ngành, các cấp, từ trung ương đến địa phương phải được thể chế hoá, cụ thể hoá thông qua các văn bản quy phạm pháp luật như hướng dẫn người dân địa phương nên tập trung phát triển những sản phẩm gì, sản xuất như thế nào để có thể phát huy được điểm mạnh vùng miền cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Không những thế, sự quan tâm còn thể hiện thông qua việc ban hành các chính sách khuyến khích các công ty du lịch, doanh nghiệp lữ hành tiêu thụ các sản phẩm do người dân bản địa tạo ra. Có như vậy, bản sắc văn hoá dân tộc, đặc trưng vùng miền sẽ được duy trì, bảo tồn, đồng thời, cũng giúp cho người dân địa phương gia tăng thu nhập, có công việc làm ổn định, xoá đói giảm nghèo,.. - Đối với mỗi địa phương, việc xác định phát triển du lịch theo hướng xã hội hoá đòi hỏi các địa phương phải đưa ra phương án lựa chọn loại hình sản phẩm để từ đó định hướng phát triển cho phù hợp. Cụ thể hơn, dựa trên cơ sở những đặc điểm vị trí địa lý, đặc trưng về bản sắc, văn hoá dân tộc, phong tục tập quán, lối sống, ẩm thực,.. của người dân bản địa, chính quyền địa phương xác định rõ giá trị cốt lõi, những điểm đặc sắc mang nét riêng để gìn giữ và bảo tồn. Trên cơ sở đó, địa phương sẽ định hướng phát triển các loại hình du lịch phù hợp với các giá trị, đồng thời xây dựng các mô hình du lịch nuôi dưỡng và phát huy những giá trị văn hoá đó. Việc làm này không chỉ giúp phát huy được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, sắc thái văn hoá bản địa của cộng đồng các dân tộc mà còn giúp cho khách du lịch có cơ hội được trải nghiệm văn hoá đa dạng của các vùng miền. Có như vậy, việc phát triển du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương nhưng vẫn tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng theo hướng du lịch có trách nhiệm, đảm bảo theo đúng định hướng phát triển du lịch cộng 1609 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 đồng bền vững. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng cần có các chế độ, chính sách nhằm thu hút các công ty lữ hành khai thác và liên kết các tour du lịch, đa dạng hoá các loại hình du lịch, - Về phía các công ty du lịch, việc mở rộng liên kết với các hãng, các công ty du lịch nội địa và quốc tế dựa trên cơ sở phân công hợp lý là một trong những hoạt động được khuyến khích để tăng cường sức mạnh trong thời kì hậu Covid-19. Bên cạnh đó, các công ty cần đa dạng hoá các hình thức du lịch, tour du lịch, kết nối thị trường du lịch nội địa và quốc tế để đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo nhưng vẫn đậm dấu ấn của địa phương, quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc. Không những thế, các công ty du lịch cần tham gia vào các việc xây dựng các tuyến, tour, chương trình du lịch, các chiến dịch quảng bá du lịch của địa phương, tham gia hỗ trợ người dân địa phương nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khách, các chương trình tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho người dân tham gia vào các mô hình du lịch. Việc xây dựng các sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng có thể giúp khách du lịch có cơ hội được tham quan cảnh sắc, trải nghiệm văn hoá hay tham gia vào một hay một số quy trình sản xuất của người dân địa phương, tái hiện các trò chơi dân gian, tổ chức các làng nghề truyền thống, Thực tế cho thấy, ngành Du lịch Việt Nam sau đại dịch Covid-19 đang gặp những vấn đề rất lớn trong đó bao gồm các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong ngành khi có khủng hoảng xảy ra. Do đó, mô hình xã hội hoá với trọng tâm tập trung vào các địa phương sẽ góp phần nhanh chóng tạo ra những hồi phục nhất định cho ngành Du lịch trong giai đoạn hậu Covid-19. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Hội đồng tư vấn du tịch (2020). Báo cáo kết quả khảo sát tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa và phục hồi du lịch quốc tế hậu Covid-19”. Tổng cục Thống kê (2020). Báo cáo tình hình kinh tế sáu tháng đầu năm 2020. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19651 Tiếng Anh ACI (2020). Economic impact assessment of COVID-19 on the airport business. ACI Pub- lishing. Ahern, B. (2020). MGM Resorts international statement on temporary closure of Las Vegas properties. https://www.hospitalitynet.org/news/4097568.html Aljazeera (2020). Timeline: How the new coronavirus spread. ht tps: / /www.al jazeera .com/news/2020/01/ t imel ine-china-coronavirus-spread- 200126061554884.html BBC (2020). Coronavirus: Britons urged to avoid non-essential travel abroad. https://www.bbc.com/news/uk-51924405 Brodeur, A., Gray, D. M., Islam, A., & Bhuiyan, S. (2020). A Literature Review of the Eco- nomics of COVID-19. IZA DP No. 13411, Institute of Labor Economics. 1610 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Campos, M. J. Z., Hall, C. M., & Backlund, S. (2018). Can MNCs promote more inclusive tourism? Apollo tour operator’s sustainability work. Tourism Geographies, 20(4), 630–652. Dong, E., Du, H., & Gardner, L. (2020). An interactive web-based dashboard to track COVID-19 in real time. The Lancet Infectious Diseases, 20(5), 533-534. Dunford, D., Dale, B., Stylianou, N., Lowther, E., Ahmed, M., & dan Arenas, I. d. l. T. (2020). Coronavirus: The world in lockdown in maps and charts. https://www.bbc.com/news/world-52103747 Faus, J. (2020). This is how coronavirus could affect the travel and tourism industry. https://www.weforum.org/agenda/2020/03/world-travel-coronavirus-covid19-jobs-pandemic- tourism-aviation/ Gaál, B. (2020). Tourism alliance demands measures to reduce COVID-19 impact. https://bbj.hu/coronavirus/tourism-alliance-demands-measures-to-reduce-covid-19- impact_179888 Higgins-Desbiolles, F. (2020). Socialising tourism for social and ecological justice after COVID-19. Tourism Geographies, 22(3), 1-14. ICAO (2020). Effects of Novel Coronavirus (COVID-19) on Civil Aviation: Economic Im- pact Analysis. ICAO. ILO (2020). The impact of COVID-19 on the tourism sector. ILO Brief. Jamal, T., Camargo, B., & Wilson, E. (2013). Critical omissions and new directions for sustainable tourism: A situated macro–micro approach. Sustainability, 5(11), 4594–4613. Johns Hopkins University (2020). COVID-19 Data Repository by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University. https://github.com/CSSEGISand- Data/COVID-19 Niessen, C. (2020). Coronavirus hits German hotel industry hard: more than every-3-guests stay away. https://www.hospitalitynet.org/performance/4097569.html Novelli, M., Gussing Burgess, L., Jones, A., & Ritchie, B. W. (2018). ‘No Ebolastill- doomed’ – The Ebola-induced tourism crisis. Annals of Tourism Research, 70, 76–87. Nicola, M., Alsafi, Z., Sohrabi, C., Kerwan, A., Al-Jabir, A., Iosifidis, C., Agha, M. & Agha, R. (2020). The socio-economic implications of the coronavirus and COVID-19 pandemic: a re- view. International Journal of Surgery, 78, 185-193. OECD (2020a). OECD Tourism Trends and Policies 2020. OECD Publishing. OECD (2020b). Tourism Policy Responses to the coronavirus (COVID-19). OECD Pub- lishing. Pollinger, S. (2020). Optimal Case Detection and Social Distancing Policies to Suppress COVID-19. Covid Economics, 23, 152-187. Scott, D. G. (2006). Socialising the stranger: Hospitality as a relational reality (Dissertation, March). 1611 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Sigala, M. (2020). Tourism and COVID-19: impacts and implications for advancing and resetting industry and research. Journal of Business Research, 117(2020), 312–321. Shepardson, D., & Holland, S. (2020). U.S. airlines seek $50 billion coronavirus bailout to avoid collapse. https://in.reuters.com/article/uk-health-coronavirus-usa-aviation- idINKBN21337Q Sobie, B. (2020). Commentary: COVID-19, the biggest crisis ever for Singapore’s aviation industry and Singapore Airlines. https://www.channelnewsasia.com/news/commentary/covid- 19-coronavirus-airline-sia-flight-air-travel-industry-cut-12542996 UNWTO (1999). The global code of ethics for tourism. https://www.unwto.org/global- code-of- ethics-for-tourism. UNWTO (2020a, April 1). Message from Madrid: Tourism and Covid-19. https://www.unwto.org/ news/madrid-tourism-covid-19. UNWTO (2020b). Supporting jobs and economies through travel and tourism. World Tourism Organization. Wheeler, S. (2015). Global production, CSR and human rights: the courts of public opinion and the social licence to operate. The International Journal of Human Rights, 19(6), 757–778. WHO (2020). WHO Timeline - COVID-19. https://www.who.int/news-room/detail/27-04- 2020-who-timeline—-covid-19 Whyte, K. (2010). An environmental justice framework for Indigenous tourism. Journal of Environmental Philosophy, 7(2), 75–92. Wilson, A. (2020). Coronavirus travel updates: which countries have restrictions and FCO warnings in place? https://www.theguardian.com/travel/2020/mar/24/coronavirus-travel-updates- which-countries-have-restrictions-and-fco-warnings-in-place 1612 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020
File đính kèm:
- anh_huong_cua_covid_19_den_linh_vuc_du_lich_va_ham_y_chinh_s.pdf