Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android

TÓM TẮT

Trong thập kỉ vừa qua, trí nhân tạo nói chung hay kĩ thuật học sâu nói riêng đã có

những bước phát triển đáng chú ý. Bài báo trình bày một mô hình mạng trí tuệ nhân

tạo, nhận diện chữ số viết tay bằng mạng neuron tích chập (Convolutional neural

network - CNN) [1]. Qua đó làm rõ các khái niệm tham số, đánh giá tầm quan trọng

các tham số trong mô hình, trình bày kết quả mô phỏng đạt được khi sử dụng mạng

neuron nhân tạo để nhận diện các ảnh chữ số viết tay dựa trên tập dữ liệu MNIST

(Modified National Institute of Standards and Technology) [2] và đưa mô hình

mạng CNN ứng dụng vào bài toán nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng Android.

Hiệu năng của mô hình được đánh giá qua tỉ lệ nhận dạng đúng và được khảo sát

với nhiều trường hợp khác nhau.

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 1

Trang 1

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 2

Trang 2

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 3

Trang 3

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 4

Trang 4

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 5

Trang 5

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 6

Trang 6

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 7

Trang 7

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 8

Trang 8

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 9

Trang 9

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 4760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android

Ánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng di động Android
ợc càng nhiều đặc tính của ảnh tương ứng. 
 Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi sẽ xét đến các tham số có tác động đến lớp 
tích chập gồm: kích thước bộ lọc, bước trượt (stride) [5]. 
2.2.3. Lớp lấy mẫu xuống (pooling layer) 
 Lớp lấy mẫu xuống có tác dụng giảm kích thước của dữ liệu hình ảnh từ đó giúp 
cho mạng có thể học được các thông tin có tính chất khái quát hơn, đồng thời quá trình 
này giảm số lượng các thông số trong mạng [6]. 
 Các phương pháp lấy mẫu xuống thường được sử dụng là Max Pooling và 
Average Pooling [7]. 
2.2.4. Lớp dropout 
 Lớp dropout là một kỹ thuật được sử dụng để hạn chế hiện tượng overfitting 
(hiện tượng mạng nơ-ron quá bám sát vào tập dữ liệu huấn luyện và không đáp ứng 
được với các tập dữ liệu mới), thường gặp ở mạng CNN và giúp mô hình tính toán 
nhanh hơn. Dropout sử dụng phương pháp loại bỏ một số nơ-ron ngẫu nhiên trong 
mạng với một xác suất cho trước bằng cách thiết lập tất cả trọng số nơ-ron đó bằng 0, 
đồng nghĩa với các liên kết tới nơ-ron đó đều không có giá trị, khi đó mô hình sẽ phải cố 
gắng nhận dạng đúng trong khi thiếu thông tin từ các nơ-ron bị loại bỏ. Điều này sẽ giúp 
tăng tỉ lệ nhận dạng của mô hình nhưng không quá phụ thuộc vào dữ liệu huấn luyện 
[5]. 
2.2.5. Lớp kết nối đầy đủ (Fully-connected layer - FC) 
 Đầu vào của lớp kết nối đầy đủ là đầu ra từ lớp lấy mẫu xuống hoặc lớp tích chập 
cuối cùng, nó được làm phẳng và sau đó được đưa vào lớp kết nối đầy đủ để chuyển 
tiếp. Lớp FC có nhiệm vụ tổng hợp thông tin đưa ra lớp quyết định (output) cho ra kết 
quả chính xác nhất. 
 61 
Đánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm  
3. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 
3.1. Mô hình và cơ sở dữ liệu 
3.1.1. Mô hình mạng CNN 
 Với mục tiêu đánh giá được vai trò của các tham số tác động đến kết quả đầu ra, 
nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá dựa trên mô hình CNN cơ bản (mô hình Lenet-5) 
và thực hiện thay đổi các thông số, thay đổi mô hình bằng cách chèn các khối theo yêu 
cầu của từng khảo sát cụ thể. 
 Mô hình được mô tả như trong hình 3.1: 
 Hình 3.1. Mô hình mạng CNN sử dụng trong nghiên cứu và đánh giá. 
3.1.2. Bộ cơ sở dữ liệu MNIST 
 Tập cơ sở dữ liệu MNIST là một cơ sở dữ liệu lớn gồm các chữ số viết tay, thường 
được sử dụng để đào tạo các hệ thống học máy nhằm xử lý hình ảnh khác nhau. Cơ sở 
dữ liệu cũng được sử dụng rộng rãi để đào tạo và thử nghiệm trong lĩnh vực học máy. 
 Tập MNIST gồm 70000 dữ liệu được chia thành 2 phần: 60000 hình ảnh sử dụng 
cho huấn luyện và 10000 hình ảnh dùng cho mục đích kiểm tra. 
 Hình 3.2. Một số hình ảnh ví dụ trích xuất từ cơ sở dữ liệu MNIST [8]. 
3.2. Đánh giá vai trò của các tham số của mô hình 
 Tỉ lệ nhận dạng đúng trên 2 tập huấn luyện và kiểm tra sẽ được sử dụng làm 
tiêu chí để đánh giá mức độ hiệu quả chính xác của mô hình. 
3.2.1. Kích thước bộ lọc 
 Bộ lọc (kernel) chính là cửa sổ có kích thước n x n, có nhiệm vụ thực hiện tích 
chập với ảnh để trích xuất các đặc tính của ảnh. Các bộ lọc này sử dụng tập trọng số và 
 62 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
ngưỡng chung (shared weights and bias) trên 1 bộ lọc trong suốt quá trình bộ lọc đó 
trượt trên ảnh, đặc điểm này giúp giảm thiểu được số lượng các tham số của mạng so 
với mạng nơ-ron truyền thống (mạng multi layer perceptron – MLP). 
 TÁC ĐỘNG CỦA KÍCH THƯỚC BỘ LỌC
 100 50
 99 40
 98
 30
 97
 20
 96
 95 10
 94 0
 kernel 1x1 kernel 3x3 kernel 5x5 kernel 7x7
 Tỉ lệ (%) huấn luyện đúng Tỉ lệ (%) kiểm tra đúng 
 Thời gian (s) mỗi chu kì học
Hình 3.3. Sơ đồ biểu diễn kích thước của bộ lọc ảnh hưởng tới tỉ lệ nhận dạng đúng và thời gian 
 mỗi chu kì học trong mô hình. 
 Nhìn vào biểu đồ trên ,với 4 kích thước của bộ lọc được xét là: 1x1, 3x3, 5x5, 7x7. 
Ngoài ra, kích thước bộ lọc 3x3 chính là kích thước mặc định của mô hình Lenet-5 ở hình 
2.1.Nhìn chung, tỉ lệ nhận dạng đúng trên tập kiểm tra của các trường hợp 3x3, 5x5, 7x7 
khá tốt, đều đạt mức trên 98%; điều ngược lại đúng với trường hợp 1x1, đạt 96%. Bên 
cạnh đó, thời gian mỗi chu kì học cũng tăng theo kích thước của bộ lọc. 
 Trường hợp sử dụng cửa sổ kích thước 1x1 có phương thức hoạt động khá tương 
đồng với cơ chế mạng MLP, một điểm ở lớp này sẽ kết nối đến tất cả các bản đồ đặc tính 
ở phía sau nên tỉ lệ nhận dạng đúng trên tập kiểm tra không cao. Ở các kích thước cửa 
sổ còn lại hiện tượng overfitting ít hơn 1x1 nhưng kích thước 5x5 vẫn cho tỉ lệ nhận dạng 
trên tập kiểm tra cao nhất trong các kích thước còn lại. Theo khuyến nghị của chúng tôi 
khi sử dụng hình ảnh đầu vào có kích cỡ nhỏ (nhỏ hơn 128x128 điểm ảnh) thì nên dùng 
bộ lọc 3x3 thích hợp cho mô hình. 
3.2.2. Bước trượt 
 Bước trượt (stride) là số điểm ảnh mà bộ lọc sẽ dịch chuyển so với vị trí trước đó. 
Giả sử chọn bộ lọc với giá trị bước trượt bằng 1, bộ lọc sẽ dịch chuyển toàn bộ cửa sổ 
tích chập từ trái sang phải và từ trên xuống 1 điểm ảnh. Giá trị bước trượt càng lớn, tốc 
độ tính toán càng nhanh (số lượng phép tính ít), tuy nhiên kích thước của thông tin đặc 
tính của hình ảnh càng nhỏ, lượng thông tin bị mất càng nhiều. 
 63 
Đánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm  
 Dựa vào biểu đồ ở hình 3.4, với 3 kích thước bước trượt được xét là: 1, 2, 3. Có 
thể thấy rằng tỉ lệ nhận dạng đúng trên tập kiểm tra ở bước trượt bằng 1, 2 đạt trên 97,5% 
và ngược lại với bước trượt bằng 3 thấp hơn 95% bên cạnh đó thời gian mỗi chu kì học 
cũng giảm theo kích thước của bước trượt. 
 ĐÁNH GIÁ VỀ BƯỚC TRƯỢT
 100 30
 99
 25
 98
 20
 97
 96 15
 95
 10
 94
 5
 93
 92 0
 Bước trượt 1 Bước trượt 2 Bước trượt 3
 Tỉ lệ (%) huấn luận đúng Tỉ lệ (%) kiểm tra đúng
 Thời gian (s) mỗi chu kì học 
 Hình 3.4. Sơ đồ thể hiện kích thước của các bước trượt ảnh hưởng tới tỉ lệ nhận dạng đúng và 
 thời gian mỗi chu kì học trong mô hình mạng. 
 Nhận thấy rằng ở bước trượt 1 xảy ra tình trạng overfitting dẫn đến tỉ lệ nhận 
dạng thấp hơn bước trượt 2. Ở số bước trượt 2 tỉ lệ nhận dạng đúng trên tập kiểm tra 
cao nhất trong 3 trường hợp được xét. Đối với trường hợp bước trượt bằng 3 thì tỉ lệ 
nhận dạng trên tập kiểm tra thấp do khối lượng thông tin bị mất mát quá nhiều. Xét chu 
kì học thì tại mỗi trường hợp thì bước trượt bằng 1 cho thời gian lâu nhất do sự dịch 
chuyển tại bước này nhỏ nên thời gian để bộ lọc trượt hết toàn bộ ảnh càng lâu và điều 
này ngược lại so với các trường hợp khác. Với kết quả trong hình 3.4 thì nên sử dụng 
bước trượt bằng 2 vì tại bước trượt này cho kết quả nhận dạng trên tập kiểm tra cao với 
chu kì học chấp nhận được. 
3.4. Max Pooling và Average Pooling 
 Như đã chỉ ra ở mục 2.2.3, ta tiến hành khảo sát với 2 phương pháp lấy mẫu là 
Max Pooling và Average Pooling. 
 Hình 3.5 thể hiện kết quả sau 50 chu kì học, mô hình được thiết lập với bước trượt 
bằng 2. Dễ dàng nhận thấy được, tỉ lệ nhận dạng đúng của Average Pooling (~99% trên 
tập kiểm tra) cao hơn Max Pooling (~97% trên tập kiểm tra) và hiện tượng overfitting 
của hai phương pháp ngang nhau (~1% chênh lệch giữa 2 tập dữ liệu). 
 64 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
 Trong thực tế, Average Pooling thường được sử dụng để trích xuất các nội dung 
mang tính chất tổng hợp, còn Max Pooling được sử dụng cho các trường hợp muốn tách 
các thông tin nổi trội trong dữ liệu được học. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà có thể 
sử dụng từng loại hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để tăng tính linh hoạt cho mô hình. 
 CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU XUỐNG
 100
 99
 98
 97
 96
 Max pooling Average pooling
 Tỉ lệ (%) huấn luyện đúng Tỉ lệ (%) kiểm tra đúng
 Hình 3.5. Phương pháp lấy mẫu xuống ảnh hưởng tới tỉ lệ nhận dạng đúng 
 trong mô hình mạng. 
3.5. Tác động của lớp dropout 
 VAI TRÒ CỦA DROPOUT
 100
 99
 98
 97
 96
 95
 94
 93
 92
 Dropout(0,1) Dropout(0,2) Dropout(0,3) Dropout(0,4) Dropout(0,5) Không có
 Dropout
 Tỉ lệ (%) huấn luyện đúng Tỉ lệ (%) kiểm tra đúng
 Hình 3.6. Sơ đồ biểu diễn sự ảnh hưởng của dropout lên mô hình mạng. 
 Nhìn vào hình 3.6 thì tỉ lệ nhận dạng đúng trên tập kiểm tra của dropout 0,1 là 
cao nhất đạt trên 99% và giảm dần từ 0,2 → 0,4 → “không có dropout” → 0,5 → 0,3. Qua 
đó dropout của 0,1; 0,2 và “không có dropout” xảy ra hiện tượng overfitting còn ở 0,3; 
0,4; 0,5 xảy ra hiện tượng underfitting (tỉ lệ huấn luyện đúng thấp hơn tỉ lệ kiểm tra 
đúng). Cụ thể trong bài toán được khảo sát, chọn tỉ lệ dropout 0,1 và 0,2 cho được kết 
quả khả quan hơn các trường hợp còn lại. Tuy nhiên, đối với các trường hợp và bài toán 
khác cần có sự khảo sát với nhiều trường hợp để có tỉ lệ tối ưu hơn. 
 65 
Đánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm  
3.7. So sánh hai mô hình lý thuyết và thực tế 
 Vì một số vấn đề liên quan đến sự chênh lệch về giới hạn phần cứng và xử lý 
phần mềm trên máy tính và thiết bị di động, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình CNN 
với cấu trúc như hình 3.7. Một số ưu điểm của mô hình có thể kể đến: đơn giản, linh 
hoạt, đáp ứng được bài toán đề xuất. 
 Tuy nhiên, để có thể ứng dụng mô hình trên vào nền tảng di động cần có sự 
chuyển đổi giữa Tensorflow (TF) và Tensorflow Lite (TF Lite), quá trình chuyển đổi giữa 
hai nền tảng thuật toán cũng có sự khác biệt. Dễ dàng nhận thấy, đó chính là việc khuyết 
thiếu khối chức năng Dropout khi chuyển từ nền tảng TF sang TF Lite, lưu ý, các tham 
số khác như tập trọng số chung, ngưỡng chung, kích thước bộ lọc, hay bước trượt  vẫn 
được giữ nguyên. 
 Hình 3.7 và 3.8 mô tả sự tương quan giữa hai mô hình hoạt động trên hai nền 
tảng khác nhau. 
 Hình 3.7. Mô hình mạng CNN sử dụng thư viện Tensorflow. 
 Hình 3.8. Mô hình mạng CNN sử dụng thư viện Tensorflow Lite. 
 Hình 3.9, mô tả một số kết quả khi thực hiện trên ứng dụng di động. Với mô hình 
được sử dụng như trình bày, kết quả nhận được khá khả quan. Tuy nhiên, với dữ liệu 
đưa vào là bộ dữ liệu mới (do người sử dụng viết và chưa qua học tập) vẫn còn một số 
trường hợp nhận dạng chưa chính xác, ví dụ: liên quan đến vấn đề chữ số viết nghiêng, 
 66 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
chữ số được viết trong một phần của giao diện viết hoặc trường hợp thử nghiệm với 
nhiều hơn 1 chữ số, hình 3.10 thể hiện các kết quả còn chưa tối ưu. 
 Có thể nhận thấy, ứng dụng chỉ đáp ứng được việc xử lý bài toán đơn giản, trong 
một số điều kiện cụ thể và còn cần phát triển thêm trong tương lai với nhiều tác vụ phức 
tạp hơn. 
 Hình 3.9. Giao diện của ứng dụng nhận dạng chữ số viết tay trên thiết bị di động Android. 
 Hình 3.10. Các trường hợp cho kết quả chưa chính xác. 
4. KẾT LUẬN 
 Bài báo đã thực hiện giới thiệu về mạng nơ-ron tích chập và khảo sát các tham 
số cũng như các khối chức năng, đánh giá vai trò tác động của chúng đến tỉ lệ nhận dạng 
hình ảnh ở đầu ra. Nghiên cứu cũng thực hiện triển khai mô hình mạng CNN nhằm giải 
quyết bài toán nhận dạng chữ số viết tay trên nền tảng Android sử dụng thư viện 
Tensorflow và Tensorfow Lite. Tuy kết quả đánh giá trên thực tế khá khả quan, nhưng 
vẫn còn tồn tại một số trường hợp nhận diện sai do sai khác về tập dữ liệu của mô hình 
giữa lý thuyết và thực tế. Do vậy, nhóm nghiên cứu có định hướng xây dựng ứng dụng 
nhận diện hoàn thiện hơn trong tương lai, và mở rộng cơ sở dữ liệu không chỉ chữ số 
viết tay mà còn thể ứng dụng lên các tập khác như CIFAR-10, CIFAR-100, hay Fashion 
MNIST,  
 67 
Đánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm  
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Chhavi Yadav, Léon Bottou (2019). arXiv:1905.10498[cs.LG]. 
 [2]. Y. LeCun, L. Bottou, Y. Bengio, and P. Haffner. "Gradient-based learning applied to 
 document recognition." Proceedings of the IEEE, 86(11):2278-2324, November 1998. 
 [3]. Himadri Sankar Chatterjee (2019) “A Basic Introduction to Convolutional Neural 
 Network”. 
 [4]. Eugenio Culurciello (19/4/2017) “The History of Neural Networks”. 
 [5]. Michael A. Nielsen (2015) “Neural Network and Deep Learning”. 
 [6]. Adrian Rosebrock (31/2018) “Keras Conv2D and Convolutional Layers”. 
 [7]. Waseem Rawat and Zenghui Wang (9/6/2017) “Deep Convolutional Neural Networks 
 for Image Classification: A Comprehensive Review” DOI: 10.1162/NECO_a_00990. 
 [8]. Henry Chinner (18/3/2015) “Simple Neural Network Implementation in Ruby”. 
 EVALUATING THE PARAMETERS OF THE CONVOLUTION 
 NEURAL NETWORK MODEL (CNN) AND APPLYING TO DESIGN 
 SOFTWARE IDENTIFICATION OF WRITTEN NUMBERS 
 ON ANDROID MOBILE PLATFORM 
 Nguyen Ngoc Tuan Anh*, Vuong Quang Phuoc, Phan Hai Phong 
 University of Sciences, Hue University 
 *Email: nntuananh97@gmail.com 
 ABSTRACTS 
 Over the past decade, artificial intelligence in general or deep learning in particular 
 has made remarkable developments. The report presents a model of artificial 
 intelligence network, handwritten number recognition by convolutional neural 
 network (CNN) [1]. Thereby, the parameter concept is clarified to evaluate the 
 importance of the parameters in the model, presenting simulation results achieved 
 when using artificial neural networks to identify handwritten numerical images 
 based on MNIST data set (Modified National Institute of Standards and Technology) 
 [2] and bring simulation models onto the Android application. The result of the 
 model is appreciated through the rate of right reconization and investigated with 
 many different cases. 
 Keywords: artificial intelligence, convolutional neural network, CNN, MNIST. 
 68 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
 Nguyễn Ngọc Tuấn Anh sinh năm 1997 tại Thừa Thiên Huế. Năm 2020, 
 ông tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông tại trường Đại 
 học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: mạng Neuron nhân tạo. 
 Vương Quang Phước sinh năm 1990 tại Thừa Thiên Huế. Năm 2013, ông 
 tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Điện tử viễn thông tại trường Đại học 
 Khoa học, Đại học Huế. Năm 2018, ông nhận bằng thạc sĩ chuyên ngành 
 Kỹ thuật Điện tử tại trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Hiện nay, ông 
 đang công tác tại Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ vật liệu, trường Đại 
 học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Hệ thống thông tin quang, mạng Neuron nhân tạo. 
 Phan Hải Phong sinh năm 1982 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt nghiệp Đại 
 học ngành Vật lý năm 2004 tại trường Đại học Khoa học, ĐH Huế; nhận 
 bằng Thạc sỹ (2010) và Tiến sĩ (2019) về chuyên ngành Kỹ thuật điện tử 
 tại trường Đại học Công nghệ, ĐH Quốc Gia Hà Nội. Hiện ông công tác 
 tại Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ vật liệu, trường Đại học Khoa học, 
 Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: thiết kế vi mạch, hệ thống nhúng, hệ thống tích hợp 
 trên vi mạch. 
 69 
Đánh giá các tham số của mô hình mạng nơ-ron tích chập và ứng dụng vào thiết kế phần mềm  
 70 

File đính kèm:

  • pdfanh_gia_cac_tham_so_cua_mo_hinh_mang_no_ron_tich_chap_va_ung.pdf