Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
1. Án lệ, áp dụng án lệ ở một số nước trên
thế giới hiện nay
- Án lệ ở Anh
Xét về lịch sử, học thuyết “Stare
Decisis”1 ra đời gắn với công lao của
Hoàng đế Henry II (1154-1189). Ông đã
cử các thẩm phán từ Tòa án Hoàng gia tại
Westminster đi giải quyết các tranh chấp ở
địa phương. Sau mỗi vụ xét xử, các thẩm
phán quay trở về Westminster và cùng nhau
thảo luận về những vụ án mà họ đã xét xử.
Các phán quyết này được hệ thống hóa, sau
này, các thẩm phán bị ràng buộc bởi những
phán quyết có liên quan của các thẩm phán
khác trong quá khứ. Từ đó hình thành nên
nguyên tắc hai vụ việc với các tình tiết chính
tương tự như nhau sẽ được xét xử như nhau2.
Án lệ do tòa án tạo ra trong quá trình
xét xử, nên án lệ có mối liên hệ mật thiết
với thẩm phán.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Án lệ, áp dụng án lệ trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
tiểu bang nào có thể tử chối đối với bất kỳ người nào sự bảo vệ bình đẳng của luật pháp trong các phán quyết của Toà án. Trong phán quyết ngày 17/5/1954, thẩm phán Warren đã tuyên bố trong lĩnh vực giáo dục thì nguyên tắc “chia tách nhưng bình đẳng” không có cơ sở để áp dụng. Các nguyên đơn trong trường hợp này đã bị tước đoạt quyền được bảo vệ bình đẳng theo Tu chính thứ 14 Hiến pháp Hoa Kỳ23. Từ đây, chúng ta có thể nhận thấy, phán quyết của KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 100 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 Toà án chịu sự tác động, ảnh hưởng lớn từ phía xã hội. Trong nhiều trường hợp, phán quyết đó có thể làm thay đổi cả những nhận thức đã cũ, đã lỗi thời, không còn phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại. - Án lệ ở Pháp Điều 5 Bộ luật Dân sự Pháp 180424 quy định: “Cấm thẩm phán ban hành các quy định mang tính lập pháp hay lập quy có hiệu lực áp dụng chung cho các vụ việc mà mình xét xử”25. Tuy nhiên, Điều 4 của Bộ luật này quy định thẩm phán có nghĩa vụ phải xét xử kể cả trong trường hợp pháp luật không quy định hoặc quy định không rõ ràng về vấn đề mà mình đang thụ lý26. Để lấp lỗ hổng pháp luật và tuân theo Điều 4 này, án lệ đã trở thành một trong những nguồn của pháp luật của Pháp. Án lệ có một vai trò rất lớn trong việc khắc phục sự khiếm khuyết của pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực pháp luật hành chính. Có thể nói rằng, án lệ hành chính là nguồn quy phạm chủ yếu của pháp luật hành chính của Cộng hoà Pháp27. Rất nhiều chế định quan trọng trong pháp luật hành chính hiện nay của Cộng hoà Pháp có nguồn gốc từ án lệ, ví dụ như các chế định về trách nhiệm của cơ quan hành chính, chế định về hợp đồng hành chính, chế định về khai thác, quản lý công sản, chế định về khiếu kiện 24. The Code Napoleon or The French Civil Code (literally translated from the original and official edition, published at Paris in 1804), The Lawbook Exchange, Ltd, Clark, New Jersey, 2004. 25. Nguyên văn: “The Judges are forbidden to pronounce, by way of general and legislative determination, on the causes submitted to them. ” 26. Nguyên văn: “The Judges who shall refuse to determine under pretext of the silence, obscurity, or insufficiency of the law, shall be liable to be proceeded against as guilty of a refusal of justice”. 27. Thực tế, các phán quyết của Tòa hành chính Pháp được công bố công khai dưới dạng điện tử, cho nên dù không coi án lệ là nguồn chính thức, nhưng việc công bố công khai các bản án đã được thực hiện từ những năm 1984 ( Xem them: Đỗ Văn Đại, Tiếp thu kinh nghiệm từ Pháp và Thụy Sỹ trong pháp điển hóa các vấn đề án lệ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 20, Tháng 10/2014, tr. 58-59. 28. Xem: Trần Đức Sơn, Hệ thống án lệ của Cộng hòa Pháp, Tạp chí Tòa án, Số 3/2006. 29. Nguyên văn: “Property is the right of enjoying and disposing of things in the most absolute manner, provided they are not used in a way prohibited by the laws or statutes”. 30. Nguyễn Hoàng Anh, Tư duy pháp lý trong hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, in trong: Nguyễn hành chính Các chế định này hiện nay vẫn đang có hiệu lực áp dụng28. Đối với lĩnh vực dân sự, trong nhiều vụ việc, các thẩm phán Pháp đã sử dụng một quy tắc đạo đức để tránh việc phải áp dụng một quy định luật quá cứng nhắc. Điều 544 Bộ luật Dân sự Pháp29 định nghĩa về quyền tài sản một cách tuyệt đối: “Chủ sở hữu có quyền thụ hưởng và sử dụng vật một cách tuyệt đối nhất, miễn là không vi phạm các điều cấm của luật hoặc của các văn bản pháp quy”. Trên thực tế, nhiều chủ sở hữu đã vận dụng quy định này một cách tuyệt đối nhưng với mục tiêu xấu, ví dụ: sơn tường của mình màu đen để ngăn ánh sáng vào nhà hàng xóm; dựng ống khói giả rất to nhằm hứng hết nguồn nước không cho hàng xóm sử dụng.v.v.. Tóm lại, đây là hành vi không nhằm mang lại lợi ích nào cho mình mà chỉ nhằm thoả mãn việc chơi xấu hàng xóm. Các hành vi này nếu căn cứ vào quy định tại Điều 544 Bộ luật Dân sự thì hoàn toàn được phép. Nhưng dưới tư duy pháp lý của thẩm phán thì việc áp dụng điều luật này một cách thuần tuý sẽ dẫn đến những hậu quả thiếu công bằng. Bởi vậy, lý thuyết về lạm quyền đã ra đời30. Lý thuyết này dường như chứa đựng mâu thuẫn: một mặt KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 101 cho rằng một người có quyền nhưng mặt khác lại cũng cho rằng họ không có quyền đó. Cũng như thế, việc áp dụng lý thuyết này dẫn đến suy luận rằng thẩm phán đã căn cứ vào các quy tắc đạo đức, coi trọng quy tắc đạo đức hơn là điều luật. Trong thế kỷ XX, việc áp dụng lý thuyết lạm quyền đã trở nên rất phổ biến ở các toà án, còn được mở rộng: căn cứ áp dụng nó không chỉ dựa trên lập luận là hành vi không mang lại lợi ích gì cho chủ sở hữu hay việc làm tổn hại đến hàng xóm, mà toà án còn cân nhắc đến việc chủ sở hữu có đạt được mục tiêu hợp pháp với ít tổn hại cho láng giềng không; hoặc so sánh sự tương xứng giữa lợi ích của chủ sở hữu và sự bất lợi cho các đối tượng liên quan31. - Án lệ ở Đức Khoản 1 Điều 31 Luật Toà án Hiến pháp Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức năm 1993 32 quy định: “Các quyết định của Toà án Hiến pháp CHLB Đức có hiệu lực bắt buộc với các cơ quan của chính quyền liên bang và các tiểu bang cũng như tất cả những toà án và các cơ quan nhà nước khác”.33 Toà án Hiến pháp CHLB Đức có vị trí rất đặc biệt. Các quyết định của Tòa án Hiến pháp liên bang có hiệu lực cao hơn luật liên bang, trừ Hiến pháp. Đây là một đặc trưng cơ bản khi Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng Anh (Đồng chủ biên), Giáo trình Tư duy pháp lý, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020, tr. 315. 31. Nguyễn Hoàng Anh, Tư duy pháp lý trong hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới, in trong: Sđd, tr. 316. 32. Luật Tòa án Hiến pháp liên bang (Bundesverfassungsgerichtsgesetz), công bố ngày 11/08/1993 (BGBl. I S. 1473). 33. Nguyên văn: “Die Entscheidungen des Bundesverfassungsgerichts binden die Verfassungsorgane des Bundes und der Länder sowie alle Gerichte und Behörden.” 34. Beaucamp/Treder, Methoden und Technik der Rechtsanwendung, 3. Auflage, 2015, Rn. 266 35. Hans-Rudolf Horn: Richter versus Gesetzgeber. Entwicklungslinien richterlicher Verfassungskontrolle in unterschiedlichen Rechtssystemen. In: Jahrbuch des öffentlichen Rechts der Gegenwart. NF 55, 2007, S. 275–302. 36. Karl Larenz: Methodenlehre der Rechtswissenschaft, 6., neu bearb. Auflage, Berlin/Heidelberg 1991, S. 367 ff. 37. Reinhold Zippelius: Juristische Methodenlehre, 11. Auflage 2012, §§ 11 II; 12 I c. đề cập tới vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật nước Đức hiện nay. Cũng giống như ở Pháp, ở Đức không có bất kỳ quy định nào trong Hiến pháp hay văn bản pháp luật cụ thể thừa nhận án lệ là nguồn pháp luật34. Tuy nhiên, ở Đức có một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến là Rechtsfortbildung, có nghĩa là sự phát triển pháp luật của tòa án.35 Phán quyết của tòa án (Gerichtsentscheidungen) được sử dụng trước tiên để giải thích một thuật ngữ hay quy phạm mà còn có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa thống nhất36. Bên cạnh đó, tòa án còn được trao quyền xử lý tình huống không có luật điều chỉnh (ohne eine gesetzliche Grundlage/praeter legem) hoặc phát triển một quy tắc pháp lý mới đi ngược lại lời văn của luật về mặt hình thức (gegen den Gesetzeswortlaut/contra legem) do bối cảnh thực tiễn xã hội đã thay đổi. Ngoài ra, Rechtsfortbildung còn bao gồm cả trường hợp tòa án thiết lập một nguyên tắc pháp luật mới (eine neue Rechtsregel) phù hợp với nhiệm vụ, định hướng xét xử của tòa án37. Rechtsfortbildung này không mâu thuẫn với nguyên tắc quy định tại Điều 1 Hiến pháp Đức: Cơ quan tư pháp phải chịu ràng buộc bởi Hiến pháp và luật. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 102 Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 Ví dụ 1: Tòa án xử lý tình huống không có luật điều chỉnh (ohne eine gesetzliche Grundlage/praeter legem). Bộ luật Dân sự Đức năm 189638 quy định nghĩa vụ của bất kỳ ai phải bồi thường, nếu người đó làm hỏng tài sản của người khác (khoản 1 Điều 823). Tuy nhiên, phạm vi bồi thường (từ điều 249 đến 252) lại không chứa đựng quy định cho trường hợp: Liệu một người có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường cho vật, khi mà người đó không sử dụng vật đang bị hỏng trong thời gian sửa chữa hay không? Tòa án Tối cao liên bang đã thiết lập một nguyên tắc: Do khả năng sử dụng của vật bị mất đi, do vậy phải bồi thường, nếu khả năng sử dụng này được dùng vào việc thương mại hóa (kommerzialisiert), người chiếm hữu đã xem vật này là công cụ để giao dịch. Chẳng hạn, việc bồi thường có thể được áp dụng đối với chiếc xe ô tô trong thời gian sửa chữa, nếu người sửa chữa xe này dùng nó vào mục đích thương mại, không được sự đồng ý của chủ xe. Tuy nhiên, quy tắc này sẽ không được áp dụng đối với trường hợp sửa chữa một chiếc áo39. Ví dụ 2: Tòa án phát triển một quy tắc pháp lý mới đi ngược lại lời văn của luật về mặt hình thức (gegen den Gesetzeswortlaut/ contra legem) do bối cảnh thực tiễn xã hội đã thay đổi. Khoản 1 Điều 253 Bộ luật Dân sự Đức đã loại trừ việc bồi thường thiệt hại do những thiệt hại mà không phải là thiệt hại 38. Bộ luật Dân sự Đức (Bürgerliches Gesetzbuch), viết tắt là BGB, được Nghị viện (Reichstag) thông qua vào năm 1896 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1900. 39. Simon/Funk-Baker, Deutsche Rechtssprache, Ein Studien- und Arbeitsbuch mit Einführung in das deutsche Recht, 6. Aufl., C.H.Beck, 2017, S. 24. 40. BVerfGE 34, 269 (Soraya). Xem thêm: Nigel Foster, Satish Sule, German Legal System and Laws, Oxford University Press, 2008, p. 63. 41. Simon/Funk-Baker, Deutsche Rechtssprache, Ein Studien- und Arbeitsbuch mit Einführung in das deutsche Recht, 6. Aufl., C.H.Beck, 2017, S. 25. 42. BverfG, NJW, 1990, 563. về tài sản (Vermögensschäden). Tòa án tối cao đã quyết định rằng chủ thể mà gây thiệt hại nặng về quyền nhân thân của người khác thì phải bồi thường, ví dụ như chủ thể khai thác một cách trái pháp luật hình ảnh, nhật ký riêng tư của người khác, không được sự đồng ý của người đó, thì phải bồi thường vật chất cho người đó40. Rõ ràng, trong trường hợp này, từ ngữ trong luật là: không bồi thường đối với trường hợp không phải là thiệt hại về tài sản (Vermögensschäden). Tòa án phát triển một quy tắc pháp lý mới đi ngược lại lời văn của luật về mặt hình thức (gegen den Gesetzeswortlaut/contra legem) của luật, do bối cảnh thực tiễn xã hội đã thay đổi, cần phải bảo vệ quyền nhân thân của chủ thể bị vi phạm41. Ví dụ 3: Tòa án thiết lập một nguyên tắc pháp luật mới (eine neue Rechtsregel) phù hợp với nhiệm vụ, định hướng xét xử của tòa án. Theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp liên bang “BverfG”, NJW, 1990, 563: Việc công quyền can thiệp vào lĩnh vực, đời sống riêng tư căn bản (innersten Bereich privater Lebensgestaltung), đồng thời hạn chế những quyền này, nếu chỉ dựa vào việc cho rằng để bảo vệ lợi ích công cộng là chưa đủ. Nói cách khác, công quyền không được áp dụng nguyên tắc tương xứng trong lĩnh vực, đời sống riêng tư căn bản42. Nguyên tắc bình đẳng được Tòa án Đức xem xét như là nguyên tắc căn bản khi KINH NGHIỆM QUỐC TẾ Số 03 + 04 (427 + 428) - T2/2021 103 phát triển pháp luật43. Khác với Common law, phát triển án lệ bằng phương pháp tư duy pháp lý Analogy (so sánh tương đồng), Tòa án Đức nói riêng và Tòa án các nước châu Âu lục địa nói chung tuân thủ nguyên tắc phân quyền, trong đó coi trọng sự bình đẳng giữa các chủ thể pháp lý. Phương pháp diễn dịch pháp lý (Subsumtion)44 để giải quyết vấn đề phát sinh trên cơ sở luật được áp dụng phổ biến45. 2. Một số gợi mở nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng, phát triển án lệ một cách đồng bộ, hệ thống, khoa học có một ý nghĩa rất quan trọng. Từ kinh nghiệm xây dựng, phát triển án lệ ở một số quốc gia trên thế giới như phân tích ở trên, chung tôi rút ra một số gợi mở có thể tham khảo nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án lệ ở nước ta như sau: Thứ nhất, cần thống nhất cách hiểu về “án lệ” và “tình huống pháp lý tương tự”. Án lệ ra đời để khắc phục tính khái quát hóa cao và tính không thể dự đoán hết các tình huống sẽ xảy ra trong tương lai của luật thành văn. Điều đó có nghĩa là án lệ được xây dựng và phát triển khi xử lý những tình huống bất thường, chưa có luật điều chỉnh hoặc có luật nhưng thiếu cụ thể, rõ ràng, cần phải giải thích, làm rõ. Chính vì vậy, tòa án cần phải được trao quyền để xử lý cả những tình huống không có luật điều chỉnh, được phát triển một quy tắc pháp lý mới đi ngược lại lời văn của luật về mặt hình thức do bối cảnh thực tiễn xã hội đã thay đổi và được 43. Reinhold Zippelius: Rechtsphilosophie, 6. Auflage, § 18 II. 44. Phương pháp diễn dịch pháp lý (Subsumtion) hay còn gọi là phương pháp NSSS gồm 4 giai đoạn: 1) tìm ra quy phạm áp dụng (Norm), 2) nghiên cứu tình huống pháp lý (Sachverhalt), 3) phân tích mối quan hệ giữa quy phạm và tình huống pháp lý (Subsumsion), 4) kết luận (Schluβ). Phương pháp này cơ bản giống với phương pháp IRAC (Issue – Rule – Analysis – Conclusion) được áp dụng phổ biến ở các nước Anh, Mỹ. 45. Reinhold Zippelius: Recht und Gerechtigkeit in der offenen Gesellschaft, 2. Auflage, 1996, S. 327. thiết lập một nguyên tắc pháp luật mới phù hợp với nhiệm vụ, định hướng xét xử của tòa với mục tiêu cao nhất của tòa án là bảo vệ công lý. Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan, khoa học, việc xác định “tình huống pháp lý tương tự” cần được áp dụng một cách cụ thể, chặt chẽ và có sự hướng dẫn cần thiết. Để áp dụng được nguyên tắc này, thẩm phán phải xác định được đâu là “tình tiết chính” và thế nào là “tương tự”. Thứ hai, việc xây dựng án lệ cần đảm bảo tính hệ thống, cần phát triển án lệ thành 3 loại để áp dụng, để giải thích luật và bản án mẫu. Qua quá trình xét xử, số lượng án lệ sẽ ngày càng gia tăng, để dễ dàng cho việc tìm kiếm thì ngay từ đầu phải có sự sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học các bản án. Có rất nhiều cách để hệ thống lại các bản án lệ lưu trữ theo thời gian xét xử, theo cấp toà, theo loại vụ việc. Án lệ cần được phát triển theo giá trị thành: Án lệ để áp dụng, án lệ để giải thích luật, và các bản án mẫu để thẩm phán có thể tham khảo. Thứ ba, đổi mới công tác đào tạo thẩm phán để nâng cao chất lượng của án lệ. Để có được những án lệ có giá trị thì đòi hỏi các thẩm phán phải thực sự có trình độ cao, có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra các phán quyết có chất lượng tốt, từ đó mới có thể xây dựng nên các án lệ có chất lượng. Để đạt được điều này, cần đổi mới công tác đào tạo, xây dựng một mô hình đào tạo thẩm phán thích hợp, bảo đảm các thẩm phán có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay
File đính kèm:
- an_le_ap_dung_an_le_tren_the_gioi_va_goi_mo_cho_viet_nam.pdf