Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu

Ý thức thuộc về (sense of belonging) là một chủ đề

nghiên cứu xuyên suốt hơn 50 năm qua trong lĩnh vực tâm lý

học xã hội và phần lớn những nghiên cứu này xuất phát từ những

quốc gia phương Tây. Bài viết này nhằm mục đích điểm lại

những chiều kích của khái niệm ý thức thuộc về; những xu

hướng nghiên cứu chính; cũng như những đề xuất cho hướng

phân tích này trong bối cảnh xã hội Việt Nam. Phương pháp

nghiên cứu được chúng tôi sử dụng là phân tích tư liệu thứ cấp.

Nhìn chung, qua việc phân tích, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện

của ba xu hướng chính gồm: (1) thức thuộc về và vai trò của sự

tin cậy, vốn xã hội; (2) ý thức thuộc về và ý thức về bản sắc cộng

đồng, sự kiến tạo xã hội về biểu tượng cộng đồng và; (3) ý thức

thuộc về và sự gắn kết xã hội.

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 1

Trang 1

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 2

Trang 2

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 3

Trang 3

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 4

Trang 4

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 5

Trang 5

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 6

Trang 6

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 7

Trang 7

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 8

Trang 8

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 9

Trang 9

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 6580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu

Ý thức thuộc về của lao động di dân: Khái niệm, thang đo và những xu hướng nghiên cứu
ượng quan trọng nhằm củng cố sự hội nhập xã hội. Ý thức 
thuộc về thông qua sự gắn kết xã hội có mối quan hệ đồng biến với phúc lợi cá nhân. Về các 
nhóm cư dân cụ thể, Painter kết luận rằng: (1) những người lớn tuổi thường có ý thức mạnh mẽ 
và tích cực về sự thuộc về hơn những người trẻ tuổi; (2) phụ nữ cao hơn nam giới; (3) những 
cá nhân có thu nhập cao thường tự đánh giá mình thuộc về nhiều cộng đồng khác nhau thông 
qua các mối liên đới xã hội chính/phi chính thức với các tổ chức xã hội, đồng thời sử dụng kinh 
tế như một phương tiện để tham gia và tái đầu tư vào cộng đồng rộng lớn của họ. 
 Đỗ Hồng Quân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 92-105 101 
 Nhận xét về vai trò của mạng lưới xã hội đối với sự gắn kết xã hội, Boessen và cộng sự 
(2014) bình luận rằng: những nghiên cứu trước đây mới chỉ nêu ra được ý thức cộng đồng của 
lao động di dân đối với láng giềng, sự gắn kết cũng mạng lưới xã hội của họ, nhưng chưa chỉ 
ra được sự phân bố thực tế của mạng lưới xã hội, cũng như mức độ ảnh hưởng của mạng lưới 
xã hội này đến sự gắn kết xã hội với cộng đồng láng giềng tại các đô thị. Thực tế, nhận thức về 
sự gắn kết của cư dân với láng giềng đô thị phụ thuộc vào số lượng những mối liên hệ láng 
giềng an toàn hay những cá nhân mà họ có thể thảo luận những vấn đề quan trọng. Đồng thời, 
những mối quan hệ bên ngoài cộng đồng cũng có những ảnh hưởng nhất định lên sự gắn kết xã 
hội của những cư dân đô thị. Bởi vì, một cá nhân có thể là thành viên của một cộng đồng nhỏ 
nhưng mặt khác, họ có thể tham gia vào những cộng đồng lớn bên ngoài với các hình thức 
tương tác khác nhau. 
 Về xu hướng, chúng tôi cũng nhận thấy sự hiện diện của cả hướng bi quan lẫn lạc quan 
về sự gắn kết xã hội. Theo đó, xu hướng bi quan cho rằng chính sự đa dạng chủng tộc tại đô thị 
đã thách thức sự gắn kết xã hội và tác động tiêu cực lên sự tin cậy, mức độ tham gia xã hội 
(Alesina & La Ferrara, 2000; Costa & Kahn, 2003; Putnam, 2007). Ngược lại, phát hiện của 
nhóm tác giả Wu và cộng sự (2011) cho thấy rằng tiếp xúc với sự đa dạng chủng tộc góp phần 
thúc đẩy sự phát triển vượt trội về ý thức thuộc về. Cụ thể hơn, sống trong những khu phố đa 
dạng sẽ làm tăng ý thức thuộc về ở cấp độ quốc gia, đồng thời làm giảm ý thức thuộc về ở cấp 
độ nhóm. Điều này khiến cho sự gắn kết của cá nhân vào trong xã hội sở tại trở nên mạnh mẽ 
hơn. 
 Theo chúng tôi, nghiên cứu sự gắn kết xã hội đã trở thành một mục tiêu quan trọng giúp 
các nhà khoa học xã hội tìm hiểu về ý thức thuộc về trong môi trường đô thị. Mối quan tâm này 
trải dài qua rất nhiều cách tiếp cận như lịch sử, nhân học, văn hoá hay xã hội học. Những luận 
điểm chính được khẳng định gồm: mối quan hệ thực tế giữa hai khái niệm ý thức thuộc về và ý 
thức cộng đồng; ý thức thuộc về góp phần đảm bảo việc thụ hưởng an sinh-phúc lợi xã hội cho 
lao động di dân; ý thức thuộc về được hình thành từ tác động của yếu tố động cơ cá nhân lẫn 
môi trường chính sách dành cho cộng đồng; những nhóm cư dân khác nhau cũng có ý thức sự 
thuộc về khác nhau. Theo đó, những cá nhân trẻ, có mức độ di động xã hội cao... thường có xu 
hướng thể hiện ý thức thuộc về trong nhiều cộng đồng khác nhau. Ngoài ra, đề cập đến sự gắn 
kết xã hội, những công trình nghiên cứu này cũng khẳng định rằng các cá nhân trong cộng đồng 
không chỉ gắn bó với cộng đồng nơi họ cư trú mà thực tế, họ còn có sự gắn kết rất chặt chẽ với 
những cộng đồng bên ngoài thông qua mạng lưới xã hội. 
 4. Kết luận và một số gợi ý cho hướng nghiên cứu ý thức thuộc về tại Việt Nam 
 Khái niệm ý thức thuộc về và các chiều kích kèm theo vốn đã được sử dụng phổ biến 
trong nhiều lĩnh vực khoa học xã hội. Đầu tiên, một số nhà tâm lý học xã hội như (McMillan & 
Chavis, 1986) sử dụng những chiều kích như cảm xúc gắn kết và tư cách thành viên để đo lường 
ý thức thuộc về. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có xu hướng đề cao đến nhận thức chủ quan và 
trạng thái cảm xúc cá nhân. Hagerty và cộng sự (1992, p.173) đề cập đến sự tham gia có giá trị 
và sự phù hợp về bản sắc; Carpiano và Hystad, 2011; Painter (2013) đề cập đến sự tin cậy, vốn 
xã hội, các giá trị xã hội và sự tham gia công dân để phân tích về ý thức thuộc về. Nhìn chung, 
phân tích ý thức thuộc về trong lĩnh vực xã hội học cần chú ý đến cả hai bình diện nhận thức cá 
nhân và thực tại xã hội (chính sách xã hội, định chế xã hội, mạng lưới xã hội...). Do đó, chúng 
tôi cho rằng việc sử dụng kết hợp các chiều kích giữa hai xu hướng là điều cần được quan tâm. 
102 Đỗ Hồng Quân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 92-105 
 Ngoài ra, cả ba xu hướng nghiên cứu được đề cập ở trên xét trên bình diện nào đó đã 
phản ánh một bức tranh tương đối toàn diện về những chủ đề mà các nhà khoa học xã hội đã áp 
dụng để nghiên cứu về ý thức thuộc về. Tuy nhiên, phần lớn hướng phân tích về chủ đề này 
thường là tâm lý học xã hội. Do đó, những công trình nghiên cứu này thường rơi vào việc đánh 
giá cảm nhận chủ quan của lao động di dân. Thực tế, nhận thức cá nhân bị chi phối bởi hàng 
loạt những yếu tố bên ngoài như: chính sách của chính quyền sở tại, phúc lợi xã hội, sự đa dạng 
văn hoá... trong môi trường đô thị. Ngoài ra, những công trình nghiên cứu về ý thức thuộc về 
cũng cần phải được đặt trong bối cảnh xuyên quốc gia. Do đó, cần tham chiếu các chỉ số đánh 
giá ý thức thuộc về giữa các quốc gia để tăng cường tính so sánh. Cuối cùng, phần lớn những 
công trình nghiên cứu về ý thức thuộc về thường chú trọng nhiều đến cộng đồng di dân quốc 
tế. Thực tế, di dân nội địa cũng là một lĩnh vực cần được quan tâm bởi đặc điểm nhân khẩu-xã 
hội và hoàn cảnh của họ cũng có những điểm tương đồng đáng kể với cộng đồng di dân xuyên 
quốc gia. 
 Cuối cùng, những chủ đề nghiên cứu về lao động di dân đã được hình thành tại Việt 
Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, phần lớn những công trình nghiên cứu này thường dừng 
lại ở việc phân tích các mô thức di dân, đời sống của người di dân, phúc lợi xã hội... Trong 
tương lai, cần chú ý nhiều hơn đến những khái niệm như: ý thức cộng đồng hay ý thức thuộc 
về, cũng như áp dụng hai khái niệm này để phân tích về cấu trúc cộng đồng của lao động di 
dân, mối quan hệ giữa ý thức thuộc về với sự tin cậy, vốn xã hội; mối quan hệ giữa ý thức thuộc 
về với sức khỏe, sự tham gia xã hội, mức độ di động xã hội. Về khách thể, những công trình 
nghiên cứu trong tương lai có thể lựa chọn không chỉ những cộng đồng di dân nội địa mà xa 
hơn, có thể lựa chọn những cộng đồng di dân quốc tế hiện đang sinh sống tại một số đô thị ở 
Việt Nam. 
LỜI CÁM ƠN 
 Đề tài này được thực hiện bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Chương trình Vườn ươm Sáng 
tạo Khoa học và Công nghệ Trẻ, được quản lý bởi Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ 
Trẻ - Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh và Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí 
Minh, theo hợp đồng số “11/2019/HĐ-KHCN-VƯ”. 
Tài liệu tham khảo 
Alesina, A., & La Ferrara, E. (2000). Participation in heterogeneous communities. Quarterly 
 Journal of Economics, 115, 847-904. doi:10.1162/003355300554935 
Arredondo, P. M. (1984). Identity themes for immigrant young adults. Adolescence, 19(76), 
 977-993. 
Baumeister, R. F., & Leary, M. R. (1995). The need to belong: Desire for interpersonal 
 attachments as a fundamental human motivation. Psychological Bulletin, 3(117), 497-
 529. 
Berry, J. W. (1997). Immigration, acculturation, and adaptation. Applied Psychology: An 
 International Review, 46(1), 5-34. doi:10.1080/026999497378467 
Bess, K. D., Fisher, A. T., Sonn, C. C., & Bishop, B. J. (2002). Psychological sense of 
 community: Theory, research and application. New York, NY: Plenum Publishers. 
 Đỗ Hồng Quân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 92-105 103 
Boessen, A., Hipp, J. R., Smith, E. J., Butts, C. T., Nagle, N. N., & Almquist, Z. (2014). 
 Networks, space, and residents’ -perception of cohesion. American Journal of Community 
 Psychology, 53(3-4), 447-461. doi:10.1007/s10464-014-9639-1 
Capra, F., & Steindl-Rast, D. (1991). Belonging to the universe: Explorations on the frontiers 
 of science and spirituality. New York, NY: Harper Collins. 
Carpiano, R. M., & Hysta, P. W. (2011). "Sense of community belonging" in health surveys: 
 What social capital is it measuring? Health Place, 17(2), 606-617. 
 doi:10.1016/j.healthplace.2010.12.018 
Cohen, A. P. (1985). The symbolic construction of community. London, UK: Routledge. 
Cohen, E. (2004). I am my own culture: The ‘individual migrant’ and the ‘migrant community’, 
 a Latin American case study in Australia. Journal of Intercultural Studies, 25(2),123-142. 
Coleman, J. S. (1990). Foundations of social theory. Cambridge, Massachusetts, and London, 
 England: The Belknap Press of Harvard University Press. 
Costa, D. L., & Kahn, M. E. (2003). Understanding the American decline in social capital, 
 1952-1998. Kyklos, 56(1), 17-46. doi:10.1111/1467-6435.00208 
Delanty, G. (2003). Community. London, UK: Routledge. 
Fried, M. (2000). Continuities and discontinuities of place. Journal of Environmental 
 Psychology, 20(3), 193-205. doi:10.1006/jevp.1999.0154 
Giddens, A. (1994). Beyond left and right. Cambridge, UK: Polity Press. 
Hagerty, B. M., Lynch-Sauer, J., Patusky, K. L., Bouwsema, M., & Collier, P. (1992). Sense of 
 belonging: A vital mental health concept. Archives of Psychiatric Nursing, 6(3), 172-177. 
 doi:10.1016/0883-9417(92)90028-H 
Harvey, D. (1989). The urban experience. Oxford, UK: Blackwell. 
Kang, K. H. (2010). Cultural citizenship and immigrant community identity: Constructing a 
 multiethnic Asian American community. New York, NY: Scholarly Publishing. 
Kestenberg, M., & Kestenberg, J. S. (1988). The sense o belonging and altruism in children 
 who survived the Holocaust. Psychoanalytic Review, 75(4), 533-560. 
La Gory, M., Ward, R., & Sherman, S. (1985). The ecology of aging: Neighborhood satisfaction 
 in an older population. The Sociological Quarterly, 26(3), 405-418. 
Lewin, K. (1976). Basic group identity: The idols of the tribe. In N. A. Glazer, Ethnicity: Theory 
 and practice (pp. 29-52). Cambridge, UK: Harvard University Press. 
Macintyre, S., Ellaway, A., & Cummins, S. (2002). Place effects on health: How can we 
 conceptualise, operationalise and measure them? Social Science & Medicine, 55(1), 125-
 139. doi:10.1016/S0277-9536(01)00214-3 
Manzo, L. C. (2005). For better or worse: Exploring multiple dimensions of place meaning. 
 Journal of Environmental Psychology, 25, 67-86. 
McMillan, D., & Chavis, D. (1986). Sense of community: A definition and theory. Journal 
 o/Community Psychology, 14(1), 6-23. 
104 Đỗ Hồng Quân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 92-105 
McMillan, D. (1996). Sense of community. Journal of Community Psychology, 24, 315-325. 
Nguyen, D. L. (2017). Vai trò của các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ phúc lợi cho thanh niên 
 công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Thành phố Hồ Chí Minh [The role of 
 social organizations in supporting the welfare of young workers in industrial zones and 
 export processing zones in Ho Chi Minh City]. Ho Chi Minh, Vietnam: Sở Khoa học công 
 nghệ TP. HCM. 
Nguyen, V. P. (2016). Vốn xã hội và sự thành công của người lao động di cư đến Thành phố 
 Hồ Chí Minh [Social capital and success of migrant workers to Ho Chi Minh City]. Ho 
 Chi Minh, Vietnam: Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM. 
Nguyen, X. N. (2010). Phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu xã hội [Methods and 
 techniques in social research]. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Phương Đông. 
Nguyen, X. N. (2017). Xã hội học [Sociology]. Ho Chi Minh, Vietnam: NXB Đại học Quốc gia 
 TP.HCM. 
Painter, C. V. (2013). Sense of belonging: Literature review. Retrieved March 20, 2020, from 
 Government of Canada website: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-
 citizenship/corporate/reports-statistics/research/sense-belonging-literature-review.html 
Pooley, J. A., Cohen, L., & Pike, L. T. (2005). Can sense of community inform social capital? 
 The Social Science Journal, 42(1), 71-79. 
Pretty, G. H., Chipuer, H. M., & Bramston, P. (2003). Sense of place amongst adolescents and 
 adults in two rural Australian towns: The discriminating features of place attachment, 
 sense of community and place dependence in relation to place identity. Journal of 
 Environmental Psychology, 3(23), 273-287. 
Pretty, G., Bishop, B., Fisher, A., & Sonn, C. (2006). Psychological sense of community and its 
 relevance to well-being and everyday life in Australia. Retrieved March 21, 2020, from 
 https://www.researchgate.net/publication/253991618_Psychology_sense_of_communit
 y_and_its_relevance_to_well-being_and_everyday_life_in_Australia 
Putnam, R. D. (2007). E Pluribus Unum: Diversity and community in the twenty-first century 
 the 2006 Johan Skytte prize lecture. Scandinavian Political Studies, 30(2), 137-174. 
Putnam, R. D. (2000). Bowling alone: The collapse and revival of american community. New 
 York, NY: Simon & Schuster. 
Schwirian, K. P., & Schwirian, P. M. (1993). Neighboring, residential satisfaction, and 
 psychological well-being in urban elders. Journal of Community Psychology, 21(4), 285-
 299. doi:10.1002/1520-6629(199310)21:43.0.CO;2-Y 
Sonn, C. C. (2002). Immigrant adaptation: Understanding the process through sense of 
 community. In A. T. Fisher, C. C. Sonn, & B. B Bishop (Eds.), Sense of community 
 research, applications and implications (pp 205-222). New York, NY: Kluwer. 
Soroka, S. N., Johnston, R., Kevins, A., Banting, K., & Kymlicka, W. (2016). Migration and 
 welfare state spending. European Political Science Review, 8(2), 173-194. 
 doi:10.1017/S1755773915000041 
 Đỗ Hồng Quân. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(1), 92-105 105 
Stanley, J., Stanley, J., & Hensher, D. (2012). Mobility, social capital and sense of community: 
 What value? Urban Studies, 49(16), 3595-3609. 
Stolle, D., Soroka, S. N., & Johnston, R. (2008). When does diversity erode trust? 
 Neighborhood diversity, interpersonal trust and the mediating effect of social 
 interactions. Political Studies, 56(3), 57-75. 
Tran, H. Q. (2006). Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội [Learn the concept of social capital]. Tạp 
 chí Khoa học xã hội, 95(7), 74-81. 
Turner, B. S. (2006). The Cambridge dictionary of sociology. New York, NY: Cambridge 
 University Press. 
Uslaner, E. (2012). Segregation and mistrust: Diversity, isolation, and social cohesion. 
 Cambridge, UK: Cambridge University Press. 
Wu, Z., Hou, F., & Schimmele, C. M. (2011). Racial diversity and sense of belonging in urban 
 neighborhoods. City & Community, 10(4), 373-392. 
Xu, Q., Perkins, D. D., & Chow, J. C.-C. (2010). Sense of community, neighboring, and social 
 capital as predictors of local political participation in China. American Journal of 
 Community Psychology, 45(3/4), 259-271. 

File đính kèm:

  • pdfy_thuc_thuoc_ve_cua_lao_dong_di_dan_khai_niem_thang_do_va_nh.pdf