Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay

Tóm tắt

Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) ngày nay đang tác động lan tỏa vào mọi ngõ ngách của

đời sống xã hội nhân loại, từng phút, từng giờ tác động mạnh mẽ đến hết thảy các lĩnh vực kinh tế - xã

hội trên toàn cầu. Hoạt động xuất bản trong nước với những đặc thù riêng có trong lĩnh vực văn hóa

tư tưởng cũng đang chịu một sức ép lớn từ CMCN 4.0 với những thay đổi không chỉ ở phạm vi, quy mô,

phương thức mà còn là sự thay đổi căn bản về tính chất hoạt động. CMCN 4.0 cũng đang đặt ra một số

yêu cầu cấp bách đối với công tác đào cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay, đó cũng chính là nội dung

mà bài viết hướng tới.

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 1

Trang 1

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 2

Trang 2

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 3

Trang 3

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 4

Trang 4

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 5

Trang 5

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 6

Trang 6

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 7

Trang 7

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 8

Trang 8

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 9

Trang 9

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 8580
Bạn đang xem tài liệu "Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay

Xuất bản với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện nay
hể thao, Công nghiệp xuất 2. Phan Xuân Dũng (2018), Cách mạng công 
 bản, Công nghiệp du lịch, Công nghiệp sáng tạo. nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng của sự hội tụ và 
 Hàng hóa sáng tạo (Creative goods) gồm: Thiết tiết kiệm, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
 kế (Design), Sản phẩm nghệ thuật và thủ công 3. Trần Thị Vân Hoa (2017), Cách mạng công 
 mỹ nghệ (Arts and Crafts), Sản phẩm nghệ thuật nghiệp 4.0. Vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã 
 thị giác (Visual Arts), Xuất bản (Publishing), Âm hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb. Chính 
 nhạc (Music), Ứng dụng truyền thông mới (New trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
 media), Sản phẩm nghe nhìn) và Dịch vụ sáng tạo 
 và nhượng quyền(Creative services and royalties) 4. Khoa Xuất bản, Phát hành - Trường Đại học 
 gồm: Dịch vụ giải trí và nghệ thuật biểu diễn, Âm Văn hóa Hà Nội (2018), “Đào tạo cán bộ xuất bản, 
 nhạc; Dịch vụ xuất bản, Dịch vụ nghe nhìn và các phát hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 
 dịch vụ có liên quan, Phim ảnh, Thiết kế, Quảng 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, tháng 6, Hà Nội
 cáo nghiên cứu thị trường và dịch vụ quần chúng 5. Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập 
 (EBOPS 278, l.3), Dịch vụ kiến trúc, công trình và đoàn Viettel (2018), Bài phát biểu về Cách mạng 
 các dịch vụ kỹ thuật khác (EBOPS 280, l.3), Dịch công nghiệp 4.0 tại Hội nghị Khoa học Đào tạo 
 vụ nghiên cứu và phát triển (EBOPS 279, l.3), Dịch nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ Cách 
 vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (EBOPs 287, l. 1), mạng công nghiệp 4.0 do trường Đại học Công 
 Chi phí nhượng quyền thương mại. (theo https:// nghiệp Hà Nội tổ chức ngày 26/2/2018 tại Hà Nội.
 vi.wikipedia.org/wiki/công_nghiệp_sáng_tạo).
 Ngày nhận bài: 26 - 5 - 2017
 2 Khoản 4, 9 và 10 điều 4 Luật Xuất bản số 
 19/2012/QH13 đã quy định: “4. Xuất bản phẩm Ngày phản biện, đánh giá: 15 - 6 - 2018
 là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2018
 xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, 
 văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua 
 nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp 
104 Số 24 - Tháng 6 - 2018
 TIN TỨC - SỰ KIỆN
Điểm tin Hội thảo khoa học cấp Khoa trường ĐHVH HN năm học 2017-2018
 * Hội thảo khoa học “Đổi mới đào tạo Ngành Quản lý Văn hóa” do Khoa Quản lý Văn hóa Nghệ 
thuật tổ chức ngày 11/4/2018, nội dung chủ yếu xoay quanh một số vấn đề đang thu hút sự quan 
tâm của giảng viên và sinh viên hiện nay như: nhu cầu cấp thiết cần tiến hành đổi mới ngành Quản 
lý Văn hóa trong bối cảnh Đổi mới và Hội nhập quốc tế; những kinh nghiệm xây dựng nâng cao 
chất lượng chương trình đào tạo ngành QLVH, phương pháp nghiên cứu, giảng dạy tích cực, nâng 
cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên; đánh giá, kiểm tra để đổi mới, nâng cao chất 
lượng đào tạo sinh viên ngành Quản lý Văn hóa, đáp ứng nguồn nhân lực Quản lý Văn hóa cho xã 
hội; kết nối đào tạo các tổ chức, đơn vị văn hóa nghệ thuật và các tổ chức xã hội
 * Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành đạo diễn sự kiện” do khoa Nghệ 
thuật Đại chúng tổ chức ngày 18/4/2018. Nội dung các ý kiến trao đổi trong Hội thảo tập trung 
vào một số vấn đề sau: đánh giá khung chương trình đào tạo của chuyên ngành Đạo diễn sự kiện 
hiện nay đã khá đầy đủ và phù hợp với sinh viên, cần bổ sung thêm một số môn như: Kinh tế học 
văn hóa, Thiết kế quảng cáo hay Âm thanh, ánh sáng, thiết kế sự kiện... Các chuyên gia cũng nhấn 
mạnh: làm nghề sự kiện, sinh viên phải luôn được đi thực hành, thực tế cả ở bên trong và bên 
ngoài nhà trường thì mới tự tích lũy được các bài học cho bản thân, do đặc thù này nên khi còn học 
tập trong trường thì các thầy cô cũng cần bổ sung thêm môn học hay các buổi nói chuyện chuyên 
đề liên quan đến vấn đề quản lý và xử lý rủi ro cho sinh viên.
 * Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng điều tra, nghiên cứu thực địa của giảng viên” do Khoa 
Văn hóa dân tộc thiểu số tổ chức ngày 24/4/2018 đã nhận được sự tham gia của đông đảo giảng 
viên và các chuyên gia trong ngành. Các tham luận tập trung vào các vấn đề sau: Thực trạng, vai 
trò nghiên cứu khoa học đối với nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên; Kinh nghiệm hoà 
nhập cộng đồng ở địa bàn điền dã; Tầm quan trọng, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bản tộc trong 
nghiên cứu điền dã; Xây dựng đề cương, khung phỏng vấn sâu, bảng hỏi,... (các công cụ) thu thập 
dữ liệu ở thực địa; Kỹ năng lựa chọn đối tượng phỏng vấn, điều tra bảng hỏi... ở địa bàn điền dã; Kỹ 
năng xử lý dữ liệu, chuẩn bị viết báo cáo khoa học; Kinh nghiệm, kỹ năng viết báo cáo khoa học.... 
Xen kẽ với những báo cáo là trao đổi, thảo luận giữa giảng viên và các nhà nghiên cứu về kinh 
nghiệm điền dã, những lưu ý khi nghiên cứu vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vấn đề nâng cao 
chất lượng nghiên khoa học, đặc biệt là cứu thực địa của giảng viên (mở lớp học ngắn hạn tại thực 
địa cho giảng viên có sự hướng dẫn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm; xây dựng cẩm nang điền 
dã; xây dựng đề cương và công tác chuẩn bị trước khi đi nghiên cứu điền dã ). Hội thảo cũng đề 
cập đến vấn đề làm thế nào để truyền và nuôi dưỡng ngọn lửa đam mê nghiên cứu thực địa cho 
giảng viên trẻ cũng như việc đẩy mạnh phong trào NCKH cho giảng viên trong nhà trường. 
 * Tọa đàm khoa học “Biến đổi cấu trúc gia đình - So sánh liên châu lục” do Khoa Gia đình và Công 
tác xã hội tổ chức ngày 4/5/2018. Nội dung các ý kiến trao đổi trong Hội thảo tập trung vào hai vấn 
đề sau: Những thách thức của CNH-HĐH, hội nhập tới cấu trúc gia đình (quá trình CNH-HĐH và 
hội nhập làm biến đổi cấu trúc gia đình truyền thống, đòi hỏi việc nghiên cứu, nhận diện những 
hình thái mới với các cấu trúc - chức năng mới để thích ứng với các điều kiện ngoại cảnh, đồng thời 
quá trình này cũng tạo ra những xung đột, khi các biến đổi từ gia đình chưa kịp điều tiết để thích 
ứng với sự vận động quá nhanh của xã hội); Những điểm mới trong nghiên cứu gia đình (nghiên 
cứu sự vận động, biến đổi của cấu trúc gia đình tại một số quốc gia, vùng miền trên thế giới với 
những đặc điểm chung, những dị biệt để đối chiếu, so sánh với hiện trạng ở Việt Nam giúp chia 
sẻ kinh nghiệm nghiên cứu, hướng tiếp cận và gợi mở các điểm mới trong khoa học về gia đình). 
Những vấn đề được nêu và thảo luận trong Hội thảo đã giúp Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa 
Gia đình và Công tác xã hội nhìn nhận sâu sắc hơn về sự vận động của cấu trúc gia đình trong sự 
biến chuyển xã hội, cũng như có thêm những kinh nghiệm, phương pháp, cách tiếp cận mới trong 
 NGHIÊN CỨU
Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂ N H ÓA 105
 NGHIÊN CỨU
 VĂ N H ÓA
 nghiên cứu gia đình, từ đó góp phần hội nhập vào môi trường học thuật của thế giới, nâng cao vị 
 thế của Trường, Khoa và từng bước phát triển, hoàn thiện để đáp ứng những đòi hỏi mới của xã 
 hội trong đào tạo nguồn nhân lực quản lý về gia đình và công tác xã hội. 
 * Hội thảo khoa học “Đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 
 4.0” do Khoa Xuất bản - Phát hành tổ chức ngày 5/6/2018. Nội dung của Hội thảo tập trung vào 
 các vấn đề: Nhận diện về CMCN 4.0; Những tác động của CMCN 4.0 đối với hoạt động xuất bản 
 hiện nay; Cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 đối với hoạt động xuất bản hiện nay; Những vấn đề 
 cấp bách do yêu cầu của CMCN 4.0 đang đặt ra với công tác đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành; 
 Yêu cầu đào tạo về kiến thức và kĩ năng trong chương trình đào tạo ngành Kinh doanh XBP thời 
 đại CMCN 4.0; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giảng dạy, đào tạo cán bộ xuất bản, phát hành hiện 
 nay; Bổ sung, hoàn thiện chương trình đào tạo/môn học phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp và 
 thị trường lao động trong bối cảnh CMCN 4.0; Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ xuất 
 bản, phát hành trong bối cảnh CMCN 4.0.
 * Hội thảo khoa học “Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo với xã hội trong đào tạo nhân lực du lịch ở Việt 
 Nam hiện nay” do Khoa Văn hóa Du lịch tổ chức ngày 15/6/2018. Đặc điểm đào tạo nhân lực du lịch 
 hiện nay là đào tạo theo nhu cầu và yêu cầu xã hội, với phương châm đó, khoa VHDL luôn đặt ra 
 những yêu cầu trong kế hoạch đào tạo, liên hệ chặt chẽ giữa lý thuyết với thực tiễn hoạt động du 
 lịch ở Việt Nam hiện nay. 15 tham luận trình bày tại hội thảo với các nội dung: Vai trò của cơ quan 
 quản lý nhà nước trong đào tạo du lịch; Mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo với xã hội trong đào tạo 
 nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay; Ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá hình ảnh cơ sở đào 
 tạo nguồn nhân lực; Hoạt động đào tạo, quản lý hướng dẫn viên du lịch; Liên kết giữa nhà trường 
 và daonh nghiệp khách sạn trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch...
 * Hội thảo khoa học “Bảo tàng với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể” do 
 Khoa Di sản văn hóa tổ chức ngày 19/06/2018 đã thu hút sự tham gia của các nhà nghiên cứu và 
 giảng dạy chuyên ngành bảo tàng học, các nhà quản lý bảo tàng, những cán bộ chuyên môn hiện 
 đang công tác tại các bảo tàng. Hội thảo là nơi các nhà nghiên cứu chia sẻ những kinh nghiệm, 
 những trăn trở và nhận thức mới về vai trò của bảo tàng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn 
 hóa phi vật thể. Đa số các chuyên gia đều thống nhất ý kiến khi bàn về thực trạng nguồn nhân lực 
 tham gia công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở các địa phương còn nhiều hạn 
 chế, cần được nâng cao nhận thức, trau dồi chuyên môn hơn về di sản văn hóa phi vật thể. Thực 
 tế hiện nay, các bảo tàng tỉnh, địa phương thường chú trọng đến việc sưu tầm, nghiên cứu, trưng 
 bày hiện vật thể khối, mảng trưng bày văn hóa phi vật thể còn nhiều bất cập, hạn chế. Do vậy, Bảo 
 tàng cần có nhận thức mới về vấn đề nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày văn hóa phi vật thể, thực hiện 
 xây dựng các chương trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại Bảo tàng hướng 
 đến công chúng.
 Hội thảo khoa học “Ý nghĩa và giá trị trường tồn của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”
 Sáng ngày 17/5/2018, tại hội trường nhà D, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức Hội thảo 
 khoa học “Ý nghĩa và giá trị trường tồn của Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943”. Đây là hoạt động 
 khoa học hướng tới kỉ niệm 75 năm Đề cương văn hóa Việt Nam, nhằm ôn lại và nhìn nhận rõ hơn 
 giá trị, ý nghĩa, tác dụng định hướng của bản Đề cương, qua đó nhận thức đúng hơn về vai trò 
 của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Tinh thần của 
 Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cán bộ, giảng viên và các nhà nghiên cứu trong và 
 ngoài trường.
 Hội thảo đã nhận được hơn 40 bài tham luận cùng nhiều ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các 
 nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Nội dung các tham luận đã làm rõ được những vấn đề về bối 
106 Số 24 - Tháng 6 - 2018
 TIN TỨC - SỰ KIỆN
cảnh lịch sử ra đời bản Đề cương văn hóa Việt Nam 1943; những giá trị tạo nền tảng cho quá trình 
xây dựng và phát triển tư duy lý luận về văn hóa của Đảng; sự vận dụng Đề cương văn hóa Việt 
Nam 1943 vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam qua các thời kì lịch sử; từ những giá trị định 
hướng trường tồn, tác dụng dẫn dắt soi đường của Đề cương văn hóa Việt Nam, suy nghĩ về trách 
nhiệm và nghĩa vụ cống hiến của các thế hệ cán bộ văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển 
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới
 Hội thảo cũng đã nhận được những ý kiến trao đổi sôi nổi từ những chuyên gia, các nhà nghiên 
cứu nhằm gợi mở một số cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu Đề cương văn hóa Việt Nam năm 
1943, trong đó chú ý đến việc nhìn nhận theo tư duy của chủ nghĩa duy vật lịch sử để đánh giá 
đúng giá trị của bản Đề cương. Các ý kiến trao đổi cũng tập trung vào việc khẳng định giá trị lịch 
sử, giá trị khoa học và vai trò định hướng, đặt nền móng cho sự phát triển lý luận về văn hóa Việt 
Nam trong suốt 75 năm qua và sự vận dụng tư tưởng của Đề cương văn hóa Việt Nam trong quá 
trình xây dựng nền văn hóa dân tộc.
Tọa đàm khoa học: “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với công 
tác đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch”
 Sáng ngày 19/6/2018 tại Hội trường nhà D - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã diễn ra tọa 
đàm khoa học “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo 
nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch”.
 Tại tọa đàm, các tham luận đã tập trung làm rõ những đặc trưng, nền tảng của CMCN 4.0. Trong 
đó, vai trò của khoa học và công nghệ được tập trung phân tích để làm bật lên bản chất của CMCN 
4.0 so với các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trước đó trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là 
trong đối sánh với CMCN 3.0 diễn ra vào thập niên 1970. Tác động của CMCN 4.0 tới đào tạo nguồn 
nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch là nội dung chủ yếu, được bàn luận từ những vấn đề chung 
nhất tới những tác động cụ thể, gắn với thực tế đào tạo nguồn nhân lực ngành văn hóa, thể thao 
và du lịch tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Từ việc nhận định bản chất CMCN 4.0, các tham luận 
cùng với các ý kiến đóng góp tại tọa đàm đã chỉ ra những xu thế thay đổi trong việc làm và các kĩ 
năng cần thiết trong tương lai, trong bối cảnh robot với trí tuệ nhân tạo có khả năng thay thế con 
người trong nhiều công việc/giai đoạn trong chu trình sản xuất.
 Trong lĩnh vực văn hóa, các dự báo từ những tác động của CMCN 4.0 trong các tham luận cho 
thấy, ngành này không nằm ngoài vòng xoáy của “cơn lốc” khoa học và công nghệ đang làm xóa 
nhòa đi ranh giới giữa ảo và thực, tạo ra những nền tảng sản xuất vật chất mới và những thách 
thức không hề nhỏ trong việc gìn giữ và khẳng định bản sắc. Bởi vậy, ngoài việc phân tích những 
tác động tới nguồn nhân lực các ngành nghề trong tương lai nói chung, nhân lực ngành văn hóa, 
thể thao và du lịch nói riêng, các tham luận đã hướng sự chú ý vào phân tích tình hình thực tiễn 
trong công tác đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhằm gợi mở, đề đạt những giải pháp 
về chiến lược đầu tư, những giải pháp cụ thể để tạo thế chủ động thích ứng với CMCN 4.0. Nhìn 
chung, khi bàn tới tác động của CMCN 4.0 tới nhân lực ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các 
tham luận và các ý kiến đóng góp tập trung phần lớn vào việc phân tích tác động của các yếu tố 
công nghệ và ứng dụng công nghệ vào công tác giảng dạy, đào tạo. 
 Bên cạnh đó, việc phân tích xu hướng thị trường lao động, các kĩ năng cần thiết để đáp ứng 
nhu cầu của việc làm trong tương lai cũng là một vấn đề được lưu tâm. Qua những tham luận và ý 
kiến đóng góp, tọa đàm đã hệ thống được những tri thức về CMCN 4.0 để nhận diện bản chất của 
cuộc cách mạng này, từ đó có cách tiếp cận trước những cơ hội và thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra 
đối với việc đào tạo nhân lực ngành văn hóa, thể thao và du lịch nói chung và đối với Trường Đại 
học Văn hóa Hà Nội nói riêng trong việc định hướng, xây dựng và đổi mới chương trình giảng dạy 
nhằm đáp ứng nhu cầu mới của xã hội.
 NGHIÊN CỨU
Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂ N H ÓA 107

File đính kèm:

  • pdfxuat_ban_voi_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_4_0_va_cong_tac_dao.pdf