Xu hướng nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công tại các nước phát triển
Minh bạch trong khu vực công luôn là vấn đề được nhiều đối tượng quan
tâm từ công chúng, các nhà làm chính sách đến các học giả, đặc biệt trong
bối cảnh các nước tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn về chính trị, kinh tế, tài
chính như hiện nay (Jorge et al., 2011). Bài viết này giới thiệu tổng quan
nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công ở các nước phát triển, qua đó
phác họa xu hướng nghiên cứu và xác định những khe hở còn tồn tại nhằm
định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Xu hướng nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công tại các nước phát triển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xu hướng nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công tại các nước phát triển
g mà còn gồm cả lĩnh vực doanh nghiệp, dân cư và xã hội, đấu thầu hợp đồng dịch vụ, phát triển đô thị/công trình công cộng. Chỉ số TI-Spain 2010 được sử dụng để đo lường mức độ minh bạch của 110 chính quyền địa phương Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy dân số, thị trưởng cánh tả có ảnh hưởng tích cực, trong khi loại đô thị, lãnh đạo địa phương với đa số cánh hữu và hoạt động du lịch lại tác động tiêu cực đến mức độ minh bạch tổng thể của chính quyền địa phương. Ngoài ra, thặng dư ngân sách tác động tích cực và thâm hụt ngân sách tác động tiêu cực đến minh bạch hợp đồng dịch vụ; tỷ lệ thất nghiệp và người cao tuổi cũng có liên quan trong trường hợp minh bạch tài chính. Nhìn chung, các nhân tố có sự tác động nhất quán đến mức độ minh bạch trong từng lĩnh vực. Alcaraz-Quiles et al. (2015) nghiên cứu về thực trạng công khai thông tin bền vững của chính quyền địa phương Tây Ban Nha. Dựa trên 61 nội dung iên quan đến vấn đề bền vững đề xuất bởi GRI gồm: thông tin chung, kinh tế, xã hội, và môi trường, tác giả đã phân tích nội dung website của 55 thị trấn, thành phố lớn và nhận thấy rằng thông tin xã hội được công khai nhiều nhất trong khi thông tin môi trường lại rất khan hiếm. Tác giả cũng kiểm định quan hệ giữa mức độ công khai thông tin bền vững với 13 nhân tố kinh tế - xã hội, tài chính và dân số. Kết quả cho thấy dân số phụ thuộc có tác động tích cực rất mạnh đến công khai thông tin bền vững ở phạm vi tổng thể lẫn thông tin chung, thông tin kinh tế và xã hội; trong khi tự chủ tài chính tác động tích cực đến công khai thông tin môi trường còn áp lực tài chính tác động tiêu cực đến công khai thông tin chung và thông tin xã hội ngược lại với những giải thích của lý thuyết hợp pháp. Bearfield và Bowman (2016) đã kiểm định sự ảnh hưởng 5 nhân tố: nguồn lực chính quyền, cạnh tranh chính trị, năng lực quản lý hành chính, nhu cầu của cộng đồng và mạng lưới tổ chức đến mức độ minh bạch trên website của 217 thành phố ở bang Texas – Mỹ. Mức độ minh bạch của thành phố được xác định bằng tổng giá trị của 21 chỉ số được phát triển bởi Dự án thành quả chính phủ (GPP) thuộc 4 lĩnh vực: tài chính và ngân sách, nguồn nhân lực, tài sản vật chất, quản trị hành chính tổng hợp. Qua phân tích thực nghiệm, tác giả nhận thấy thông tin liên quan đến tài chính- ngân sách và quản trị hành chính tổng hợp được phổ biến rộng rãi và dễ tiếp cận trên website thành phố hơn thông tin về nguồn nhân lực. Nhu cầu của cộng đồng và mạng Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/201944 Nghiên cứu trao đổi lưới tổ chức đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tính minh bạch, bất kể quy mô thành phố. Ngoài ra, sự tác động của các nhân tố còn lại cũng khác biệt đáng kể giữa thành phố lớn và nhỏ: minh bạch ở thành phố lớn được thúc đẩy bởi cạnh tranh chính trị; trong khi ở thành phố nhỏ, minh bạch chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực chính quyền và năng lực quản lý hành chính. Sự phát triển của truyền thông xã hội đã mang lại cơ hội mới cho các cơ quan chính quyền nhằm tăng cường hơn nữa tính minh bạch và trách nhiệm giải trình không chỉ trên website chính thức mà còn có thể thông qua các công cụ truyền thông xã hội. Ngày càng có nhiều cơ quan chính quyền sử dụng các ứng dụng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter... để thực hiện mục đích minh bạch. Nghiên cứu của Guillamón et al. (2016) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Với mục tiêu phân tích các nhân tố tác động đến mức độ sử dụng Facebook để công khai thông tin bởi 217 chính quyền thành phố ở Ý và Tây Ban Nha, tác giả đã xây dựng chỉ số tổng hợp (i) số lượng bài đăng và (ii) số lượng bài chia sẻ bởi chính quyền thành phố trên trang Facebook chính thức của họ; sau đó, kiểm định sự tác động của các nhóm nhân tố kinh tế- xã hội, tài chính, chính trị ảnh hưởng đến mức độ công khai điện tử trên phương tiện truyền thông xã hội. Kết quả cho thấy sự tham gia trực tuyến của người dân, quy mô dân số, mức thu nhập của người dân và mức độ nợ của thành phố có tác động đến việc sử dụng Facebook của chính quyền thành phố, tuy nhiên tác động của mức thu nhập và mức độ nợ là ngược chiều. Nhận xét Minh bạch trong khu vực công từ lâu đã nhận được sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu hàn lâm. Ban đầu, nghiên cứu về minh bạch hướng vào lĩnh vực kế toán – tài chính. Sau khi những bộ quy tắc và hướng dẫn thực hành minh bạch quốc tế (như Hướng dẫn thực hành báo cáo bền vững của GRI (2005), Quy tắc và hướng dẫn thực hành minh bạch tài khóa của IMF (2007)) và các bộ chỉ số minh bạch quốc tế (như TI-Spain, OBI) ra đời, hướng nghiên cứu chuyển sang thông tin ngân sách, thông tin xã hội, thông tin bền vững và thông tin nhà nước khác. Mặt khác, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và các quan hệ tương tác xã hội, phương tiện báo cáo/công khai thông tin cũng có sự thay đổi. Từ các báo cáo thường niên được in ấn trên giấy (bản cứng), các đơn vị công chuyển sang công khai thông tin trên website chính thức để tạo điều kiện tiếp cận thông tin cho người dân và hiện tại, ngày càng nhiều đơn vị công sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để công khai thông tin, tăng cường khả năng tương tác và cải thiện quan hệ giữa chính quyền với dân chúng hơn nữa. Phần lớn nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công tiếp cận thông tin ở cấp chính quyền địa phương và được tiến hành chủ yếu ở các quốc gia phát triển (như Mỹ, New Zealand, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Thụy Điển, Trung Quốc) chứ chưa đặt mối quan tâm vào các quốc gia đang hoặc chậm phát triển. Một số ít nghiên cứu được thực hiện ở cấp chính quyền trung ương trên phạm vi quốc tế. Mặt khác, hầu hết nghiên cứu về minh bạch đều sử dụng dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định (1 năm), rất ít nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian (nhiều năm). Có thể thấy nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công trên phạm vi quốc tế hay trong một chuỗi thời gian dài sẽ khó thực hiện nếu không kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước hoặc dữ liệu không có sẵn. Thang đo minh bạch sử dụng trong các nghiên cứu chủ yếu do tác giả tự thiết kế dựa vào các nghiên cứu trước, các quy tắc và hướng dẫn thực hành minh bạch quốc tế kết hợp với quan điểm/hiểu biết thực tế của bản thân; hoặc tận dụng các chỉ số minh bạch quốc tế có sẵn. Hai đặc tính quan trọng của minh bạch thường xuyên được nhấn mạnh trong đo lường là Tính sẵn có và Khả năng tiếp cận. Rất ít nghiên cứu đưa chất lượng thông tin vào như một đặc tính bắt buộc. Phần lớn đều xem chất lượng thông tin là một đặc tính cần để nâng cao tính minh bạch nhưng rất khó để đo lường và việc bỏ qua đặc tính này trong thang đo minh bạch của hầu hết nghiên cứu được xem như một hạn chế. Khá nhiều nhân tố có khả năng giải thích cho mức độ minh bạch của các cấp chính quyền đã được nhận diện, gồm các nhân tố chính trị (cạnh tranh, hệ tư tưởng, liên minh, tham gia chính trị); các nhân tố kinh tế - xã hội (dân số, thu nhập, trình độ học vấn, tuổi tác, tỷ lệ thất nghiệp; các nhân tố tài chính (tự chủ tài chính, hỗ trợ từ cấp trên, nợ công, thuế, thặng dư/thâm hụt ngân sách); các nhân tố tổ chức (cấp chính quyền/loại đô thị, quyền bổ nhiệm, lựa chọn nhân viên, văn hóa quản lý hành chính) và các nhân tố khác như quan sát của báo chí, sự thâm nhập của Internet Các nhân tố được tìm thấy gồm cả nhân tố từ phía cung thông tin lẫn nhân tố từ phía cầu thông tin. Việc kiểm định quan hệ giữa các nhân tố với mức độ minh bạch của chính quyền các cấp chủ yếu dựa vào kỹ thuật hồi quy đa biến. Kết quả kiểm định cho thấy sự tác động của các nhân tố đến mức độ minh bạch là không nhất quán giữa các nghiên cứu. Dẫn chứng như quy mô được kết luận là nhân tố tác động tích cực đến minh bạch trong rất nhiều nghiên cứu như Styles & Tennyson (2007), Serrano-Cinca et al. (2009), Yu (2010), Jorge et al. (2011), Tagesson et al. (2011), Ríos et al. (2013), Sol (2013), Guil- lamón et al. (2016), nhưng trong Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/2019 45 Nghiên cứu trao đổi nghiên cứu của Ingram (1984), Caamaño-Alegre et al. (2013), Al- caraz-Quiles et al. (2015) quan hệ này lại không được tìm thấy. Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu nêu trên đã được Rodríguez Bolí- var et al. (2013) giải thích bởi các biến điều tiết (phương tiện công khai, văn hóa quản lý hành chính, cấp chính quyền và thang đo các nhân tố tác động) bằng kỹ thuật phân tích tổng hợp dựa vào dữ liệu của các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có tác giả nào giải thích thêm cho quan hệ điều tiết này bằng một nghiên cứu thực nghiệm cụ thể. Kết luận Nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công đã trải qua quá trình phát triển với những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực minh bạch cũng như phương tiện truyền thông. Ban đầu, nghiên cứu thường tập trung vào thông tin của chính quyền ở cấp quốc gia (Sol, 2013). Gần đây, các học giả bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến thông tin của chính quyền địa phương do sự tham gia ngày càng gia tăng của chính quyền địa phương vào các chính sách công, cùng với những thay đổi đáng kể trong cách thức chính quyền đó hoạt động đã thu hút sự quan tâm của các bên liên quan về việc chính phủ làm gì, làm thế nào và với giá bao nhiêu (Caa- maño-Alegre et al., 2013). Mặc dù các mô hình và kết quả nghiên cứu trước đây đã đóng góp những hiểu biết thú vị về các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch của chính quyền các cấp (Sol, 2013) nhưng kết quả nghiên cứu vẫn còn thiếu nhất quán ở một số nhân tố (Laswad et al., 2005). Mặt khác, nghiên cứu về minh bạch trong khu vực công chủ yếu được tiến hành ở các nước phát triển. Còn ở các nước đang hoặc chậm phát triển, với mức độ tham nhũng trong khu vực công khá phổ biến và nghiêm trọng (Rose-Ackerman, 1999 trích trong Chan, 2006), chủ đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Theo Caba Pe´rez và cộng sự (2008), nghiên cứu về các nhân tố tác động đến minh bạch trong khu vực công ở nhiều quốc gia khác nhau và tiến tới so sánh quốc tế là rất hữu ích để tăng cường hiểu biết thực tiễn về vấn đề này; từ đó phát triển một mô hình dự báo tổng hợp cho minh bạch thông tin của khu vực công. Rõ ràng, vẫn còn rất nhiều việc phải làm để gia tăng sự hiểu biết về những động cơ và những rào cản liên quan đến tính minh bạch của chính quyền các cấp (Sol, 2013). Tài liệu tham khảo Alcaraz-Quiles, F. J., Navarro-Galera, A., & Ortiz-Rodriguez, D. (2015). Factors determining online sustainability reporting by local governments. International Review of Administrative Sciences, 81(1), 79-109. Armstrong, E. (2005). Integrity, trans- parency and accountability in public admin- istration: Recent trends, regional and international developments and emerging issues. United Nations, Department of Eco- nomic and Social Affairs, 1-10. Bearfield, D. A., & Bowman, A. O. M. (2016). Can you find it on the web? An as- sessment of municipal e-government trans- parency. The American Review of Public Administration, 47(2), 172-188. Bovens, M. (2007). Analysing and As- sessing Accountability: A Conceptual Framework. European Law Journal, 13(4), 447-468. Caamaño-Alegre, J., Lago-Peñas, S., Reyes-Santias, F., & Santiago-Boubeta, A. (2013). Budget transparency in local gov- ernments: an empirical analysis. Local Gov- ernment Studies, 39(2), 182-207. Caba Pérez, C., Pedro Rodríguez Bolí- var, M., & López Hernández, A. M. (2008). e-Government process and incentives for online public financial information. Online In- formation Review, 32(3), 379-400. Chan, J. L. (2006). IPSAS and govern- ment accounting reform in developing coun- tries. Accounting reform in the public sector: mimicry, fad or necessity, 31-42. Da Cruz, N. F., Tavares, A. F., Marques, R. C., Jorge, S., & de Sousa, L. (2015). Measuring local government transparency. Public Management Review, 18(6), 866-893. Guillamón, M. D., Ríos, A. M., Gesuele, B., & Metallo, C. (2016). Factors influencing social media use in local governments: The case of Italy and Spain. Government Infor- mation Quarterly, 33(3), 460-471. Ingram, R. W. (1984). Economic incen- tives and the choice of state government ac- counting practices. Journal of Accounting Research, 126-144. Jorge, S., Sa, P. M., Pattaro, A. F., & Lourenço, R. P. (2011, June). Local govern- ment financial transparency in Portugal and Italy: A comparative exploratory study on its determinants. In 13th Biennial CIGAR con- ference, bridging public sector and non- profit sector accounting (pp. 9-10). Kickert, W. (2012). State responses to the fiscal crisis in Britain, Germany and the Netherlands. Public Management Review, 14, 299-309. Laswad, F., Fisher, R., & Oyelere, P. (2005). Determinants of voluntary Internet financial reporting by local government au- thorities. Journal of Accounting and Public Policy, 24(2), 101-121. Lee, G., & Kwak, Y. H. (2012). An open government maturity model for social medi- abased public engagement. Government In- formation Quarterly, 29, 492-503. Piotrowski, S. J., & Van Ryzin, G. G. (2007). Citizen attitudes toward transparency in local government. American Review of Public Administration, 37(3), 306-323. Ríos, A. M., Benito, B., & Bastida, F. (2013). Determinants of central government budget disclosure: an international compar- ative analysis. Journal of Comparative Pol- icy Analysis: Research and Practice, 15(3), 235-254. Rodríguez Bolívar, M. P., Alcaide Muñoz, L., & López Hernández, A. M. (2013). Determinants of financial trans- parency in government. International Public Management Journal, 16(4), 557-602. Serrano-Cinca, C., Rueda-Tomás, M., & Portillo-Tarragona, P. (2009). Factors influ- encing e-disclosure in local public adminis- trations. Environment and planning C: Politics and Space, 27(2), 355-378. Sol, D. A. D. (2013). The institutional, economic and social determinants of local government transparency. Journal of Eco- nomic Policy Reform, 16(1), 90-107. Styles, A. K., & Tennyson, M. (2007). The accessibility of financial reporting of US municipalities on the Internet. Journal of Public Budgeting, Accounting & Financial Management, 19(1), 56-92. Tagesson, T., Klugman, M., & Ekström, M. L. (2011). What explains the extent and content of social disclosures in Swedish mu- nicipalities’ annual reports. Journal of Man- agement & Governance, 17(2), 217-235. Tejedo-Romero, F., & de Araujo, J. F. F. E. (2015). Determinants of local govern- ments’ transparency in times of crisis: evi- dence from municipality-level panel data. Administration & society, 50(4), 527-554. Yu, H. (2010, August). On the determi- nants of internet-based disclosure of gov- ernment financial information. In 2010 International Conference on Management and Service Science (pp. 1-4). IEEE. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 10/201946 Nghiên cứu trao đổi
File đính kèm:
- xu_huong_nghien_cuu_ve_minh_bach_trong_khu_vuc_cong_tai_cac.pdf