Xây dựng số hóa hệ thống quản lý thiết bị trong trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt. Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học chính quy với quy
mô hiện tại có trên 1047 giảng viên cơ hữu, trên 27831 sinh viên hệ đại học và khoảng 238 phòng học
gồm phòng lý thuyết và học thực hành. Thông tin về số lượng tài sản bao gồm bàn ghế, máy chiếu, bảng,
máy tính, quạt đèn và các tài sản của trường luôn phải được xác định nhanh chóng về số lượng và tình
trạng, thông tin này hỗ trợ quản lý một cách chính xác nhất, khi cần thiết sẽ có sự thay thế giúp cho sự
vận hành hoạt động dạy học liên tục. Chúng tôi đã thiết kế và xây dựng hệ thống kiểm kê trang thiết bị
với mục đích giúp việc kiểm kê nhanh, hiệu quả và chính xác, cũng như sẽ giảm những công việc giấy tờ,
số hóa dữ liệu phù hợp với xu thế phát triển của công nghiệp 4.0 trong việc số hóa và áp dụng công nghệ
thông tin. Hệ thống đã được cài đặt và thử nghiệm tại phòng Kế hoạch và Đầu tư cho kiểm kê trang thiết
bị năm 2019.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng số hóa hệ thống quản lý thiết bị trong trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
à một ánh xạ id đến vị trí khoa Trong một khoa có thể bao gồm một hoặc nhiều đơn vị phòng khác nhau, vì vậy một đơn vị phòng được biểu diễn như sau: - Code: mã phòng, ví dụ 1V09.1 - Ánh xạ ngược của thông tin khoa, được đặt tên là facultyId - Các thiết bị hiện đang có trong khoa, thông tin lưu trữ là id ánh xạ của thiết bị Mối quan hệ giữa thiết bị và phòng của khoa sẽ được đề cập chi tiết trong phần thiết kế dữ liệu của thiết bị. Sơ đồ mô tả mối quan hệ dữ liệu giữa khoa và các phòng trong khoa đã được trình bày trong hình 9. Với việc sử dụng ánh xạ ngược, lưu trữ thông tin các phòng của khoa có ưu điểm giúp ta tối ưu hoá truy vấn trong quá trình thực thi tìm kiếm dữ liệu, hệ thống không cần phải truy vấn để tìm ra danh sách những phòng thuộc khoa mà chỉ đơn giản ánh xạ thông tin danh sách các id của phòng là có thể dễ dàng tìm ra chi tiết phòng. 3.4.4 Thiết kế dữ liệu thiết bị Dữ liệu của thiết bị được thiết kế dựa theo mô tả phương thức quét mã vạch được trình bày bên trên. Mỗi thiết bị sẽ được đại diện bởi các thông tin sau: - Name: tên của thiết bị - Code: mã vạch của thiết bị, bao gồm mã kế toán và mã định danh - Purchased Date: ngày mua thiết bị - Một ánh xạ ngược đến phòng ban chứa thiết bị này Phần thiết kế thiết bị trên đây chỉ phục vụ cho việc thống kê lại tại thời điểm hiện thời mỗi phòng ban sẽ có số lượng thiết bị ra sao, và tìm kiếm cũng như lọc thiết bị đi theo từng khoa, và từng phòng ban. Việc đánh giá trạng thái từng thiết bị ở mỗi phiên kiểm kê sẽ được trình bày trong mục Thiết kế dữ liệu kiểm kê. Sơ đồ mô tả mối tương quan về việc tổ chức dữ liệu và quản lý giữa Khoa – Phòng – Thiết Bị đã được trình bày trong hình 9. 3.4.5 Thiết kế dữ liệu kiểm kê Thao tác kiểm kê được đánh dấu bằng các bản ghi gọi là các phiên kiểm kê khác nhau, mỗi phiên kiểm kê sẽ bao gồm các thông tin: - Begin Date: thời gian bắt đầu phiên kiểm kê - End Date: thời gian kết thúc phiên kiểm kê - Audit User: người kiểm kê - Confirm User: người xác nhận - Location: vị trí kiểm kê, là ánh xạ của một phòng thuộc khoa - Is Finished: đánh dấu phiên kiểm kê kết thúc hay chưa - Devices: danh sách thiết bị tham chiếu, thông tin của một thiết bị tham chiếu ngoài thông tin thiết bị hiện thời còn thêm thông tin trạng thái của thiết bị Chi tiết một thiết bị tham chiếu gồm các thông tin sau: © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh XÂY DỰNG SỐ HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG 129 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Is Available: trạng thái tồn tại của thiết bị - Is Working: trạng thái hoạt động của thiết bị - Code: mã kế toán của thiết bị - Name: tên của thiết bị - Note: ghi chú thêm về thiết bị - Purchased Date: ngày mua của thiết bị Hình 10: Mô tả mối liên hệ giữa phiên kiểm kê và thiết bị kiểm kê 4 CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG Chương 3 đã trình bày cấu trúc và cấp độ quản lý phần cứng và dữ liệu. Chương này chúng tôi trình bày sự cài đặt, vận hành hệ thống. 4.1 Cài đặt và sử dụng màn hình quản lý nhóm Trong hệ thống này, nhóm sẽ đại diện cho vai trò của người dùng. Mỗi người dùng có thể ở trong một hoặc nhiều nhóm, và tùy theo loại nhóm mà người dùng đó sẽ có các quyền hạn khác nhau trên ứng dụng. Hiện tại trong giới hạn luận văn chỉ xây dựng 2 nhóm chính. - Nhóm nhân viên - Nhóm quản lý Mã nguồn được chia làm 3 tập tin chính: - Tập tin group-input.js: giao diện tương tác và xử lý logic trong việc thêm / sửa thông tin nhóm. Thông tin thêm và sửa bao gồm tên nhóm và mô tả của nhóm - Tập tin group-item.js: giao diện hiển thị từ nhóm con - Tập tin index.js: thành phần màn hình chính, chứa đặc tả việc sắp xếp các component và tương tác giữa chúng Việc gán cho người dùng có quyền thế nào nằm trong chức năng quản lý nhân viên. Giao diện màn hình quản lý nhóm và Giao diện chức năng sửa thông tin nhóm được trình bày trong hình 11 và 12 trong phần phụ lục. 4.2 Cài đặt và sử dụng màn hình quản lý người dùng Hệ thống sẽ quản lý dựa trên thông tin mà người dùng cung cấp bao gồm có: - Tên truy cập - Email - Họ và tên - Vai trò của người sử dụng Dựa trên thông tin này, khi đăng nhập vào ứng dụng mà người dùng sẽ có các chức năng tương ứng. Kết quả cài đặt được thể hiện trong hình 13 và 14 trong phần phụ lục. 4.3 Cài đặt công cụ kiểm kê và các chức năng Khi kiểm kê, người kiểm kê sẽ đăng nhập vào tài khoản từ thiết bị cầm tay được cầm đến các khoa/ viện/ phòng ban/ từng phòng kiểm kê thiết bị. © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 130 XÂY DỰNG SỐ HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mỗi khoa được quy định bởi hai thuộc tính: - Mã của khoa: mã này cũng sẽ được dùng trong mã vạch của thiết bị, mã này lưu trữ dạng một số có chiều dài 5 chữ số. Và mã này phải được đảm bảo là duy nhất giữa các khoa. Việc kiểm tra tính duy nhất sẽ do server đảm nhận và trả về thông báo lỗi nếu mã khoa này đã tồn tại. - Tên khoa: diễn giải thông tin của khoa dựa theo mã Ngoài việc thêm từng khoa riêng lẻ, ứng dụng còn hỗ trợ chỉnh sửa thông tin của khoa đã nhập trước đó và xóa các khoa không có yêu cầu sử dụng. Trong hệ thống này, nhóm sẽ đại diện cho vai trò của người dùng. Mỗi người dùng có thể ở trong một hoặc nhiều nhóm, và tùy theo loại nhóm mà người dùng đó sẽ có các quyền hạn khác nhau trên ứng dụng. Hiện tại trong giới hạn tôi chỉ xây dựng 2 nhóm chính và không cho phép thêm nhóm. - Nhóm nhân viên: chỉ có quyền tạo các đợt kiểm kê và chỉ được nhập tình trạng của các thiết bị trong quá trình kiểm kê - Nhóm quản lý: có quyền trên toàn bộ hệ thống - Việc gán cho người dùng có quyền thế nào nằm trong chức năng quản lý nhân viên. Hệ thống sẽ quản lý dựa trên thông tin mà người dùng cung cấp bao gồm có: - Tên truy cập - Email - Họ và tên - Vai trò của người sử dụng Dựa trên thông tin này, khi đăng nhập vào ứng dụng mà người dùng sẽ có các chức năng tương ứng. Tương tự như chức năng quản lý khoa, chức năng quản lý loại thiết bị cũng cho phép người dùng thêm, xóa và sửa các thiết bị hiện hành. Mỗi thiết bị được quy định bởi các thuộc tính. - Mã thiết bị: gồm một số có 5 chữ số, mã số này phải là duy nhất giữa các loại thiết bị, và là thành phần của mã vạch chung của thiết bị. - Tên thiết bị: tên mô tả cho mã thiết bị Thành phần cuối cùng tham gia vào việc tạo nên mã vạch thiết bị, thuộc tính của thiết bị gồm các thành phần: - Mã thiết bị: do có thể có nhiều thiết bị cùng loại, vậy ứng với mỗi thiết bị cùng loại ta cần có một mã riêng và mã này là duy nhất. - Ghi chú: thông tin lưu ý cho thiết bị - Loại thiết bị: lựa chọn từ các loại thiết bị có sẵn - Khoa: lựa chọn từ những khoa đã có sẵn Thông tin tổng hợp sẽ là mã cuối cùng của thiết bị, mã này được đảm bảo là duy nhất, server sẽ không cho tạo nếu đã tồn tại một thiết bị có thuộc tính trùng. Chức năng kiểm kê được thực hiện theo trình tự: 1. Chọn ngày và nhân viên chịu trách nhiệm buổi kiểm kê 2. Tiến hành kiểm kê bằng cách quét mã vạch, mã vạch sau khi quét sẽ được tự động phân tách, đối chiếu trong hệ thống máy chú. Nhân viên kiểm kê phải trực tiếp chọn tình trạng của thiết bị 3. Sau khi kết thúc kiểm kê, người giám sát cần đưa thông tin và ký tên xác nhận. Nếu việc xác nhận thành công thì chi tiết kiểm kê sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ 4. Chọn ngày và nhân viên chịu trách nhiệm buổi kiểm kê 5. Tiến hành kiểm kê bằng cách quét mã vạch, mã vạch sau khi quét sẽ được tự động phân tách, đối chiếu trong hệ thống máy chú. Nhân viên kiểm kê phải trực tiếp chọn tình trạng của thiết bị 6. Sau khi kết thúc kiểm kê, người giám sát cần đưa thông tin và ký tên xác nhận. Nếu việc xác nhận thành công thì chi tiết kiểm kê sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu trên máy chủ Song song với việc kiểm kê, ứng dụng còn cho phép tra cứu lại thông tin của những lần kiểm kê trước đó, cho phép nhân viên thay đổi trạng thái của thiết bị trong trường hợp có sai sót. Các hình từ 15 đến 26 trong phụ lục trình bày các màn hình/ giao diện cho quá trình kiểm kê các thiết bị của các phòng ban/ khoa/ viện/ các phòng học lý thuyết và phòng thực hành. 5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG Với việc số hóa dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý thiết bị, tài sản – vật tư, khái niệm hệ thống IoT trong thời đại công nghiệp 4.0 và với nhu cầu thực thế trong công việc đang làm © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh XÂY DỰNG SỐ HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG 131 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH tại Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc phần cứng cho hệ thống cơ sở hạ tầng của IoT, theo yêu cầu của công việc của ban lãnh đạo phòng ban và dựa vào kinh nghiệm bản thân đã thiết kế, xây dựng và vận hành hoàn chỉnh số hóa hệ thống kiểm kê trang thiết bị ứng dụng trong Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đã được vận hành tại phòng Kế hoạch – Đầu tư để hỗ trợ cho công tác kiểm kê theo quyết định kiểm kê số 2145/QĐ-ĐHCN, ngày 11 tháng 12 năm 2019, của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Ban kiểm kê tài sản 2019 [18]. Hệ thống đã được chạy thử nghiệm với việc lưu trữ hơn 200 danh mục các thiết bị và tình trạng của từng thiết bị tương ứng. Với lợi thế là hệ thống wifi đã được cài đặt khắp toàn trường nên việc có thể cùng một lúc các thiết bị cầm tay khác nhau có thể cùng đi thu thập dữ liệu và truyền về máy chủ trung tâm cùng một lúc, dẫn đến việc kiểm kê thiết bị sẽ nhanh hơn. Ngoài ra với việc số hóa toàn bộ sự lưu trữ về thiết bị và trạng thái thiết bị bằng các tập tin excel và giấy từ làm cho công việc thống kê, tìm kiếm các thiết bị cần tốn thời gian nhiều. Với sự triển khai hệ thống mà chúng tôi đã thiết kế và thiết lập vận hành sẽ làm cho thời gian thống kế, tìm kiếm thiết bị sẽ trở nên nhanh và chính xác hơn. Trên cơ sở về trí tuệ nhân tạo và những thuật toán thông minh thì hướng phát triển tiếp theo của nghiên cứu là hướng đến tìm kiếm cài đặt các thuật toán thông minh để có thể đánh giá về tình hình trang thiết bị hiện tại đưa ra một phương án dự trù về thiết bị, nhằm đảm bảo phục vụ cho công tác dạy và học sẽ được diễn ra một cách liên tục phục vụ cho hơn 1000 giảng viên và hơn 37.000 sinh viên toàn trường. Một trong những giải thuật mà đề tài hướng đến để cài đặt đó là giải thuật IMSR_PreTree. Giải thuật này sẽ giúp xây dựng cây dữ liệu, tạo mối quan hệ của các thiết bị trong các năm liền nhau, từ đó đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cấp hay thay thế thiết bị trong những năm tới. REFERENCES [1] Công ty phần mềm Vietsoft, “Dự đoán tương lai quản lý tài sản trong nền công nghiệp 4.0”, 2019. [2] Đỗ Hồng Sâm, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường đại học”, Tạp chí thông tin khoa học & công nghệ quảng bình, số 3 năm 2016. [3] Thông tư 45/2018/TT-BCT ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. [4] Quyết định số 2608/QĐ-ĐHCN, ngày 29 tháng 11 năm 2018, của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Ban kiểm kê tài sản 0 giờ ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. [5] Dierter Uckelmann,Mark Harrison,Florion Michahelles. “ Architecting the Internet of Things” – Springer, 2011. [6] Rolf H.Weber, Romana Weber “ Internet of Things- Legal Perspectives” – Springer, 2010. [7] Guneet Bedi,Elal "Review of Internet of Things (IoT) in Electric Power and Energy Systems," IEEE INTERNET OF THINGS JOURNAL, 2018. [8] Adam.“2-Dimensional Bar Code Page”, Copyright 1995 - 119 Adams Communications. All rights reserved. Page Last Modified, 2014. [9] https://www.honeywellaidc.com/products/barcode-scanners/pocket/voyager-1602g [10] Marijn Haverbeke, “Eloquent JavaScript, 3rd Edition: A Modern Introduction to Programming” - No Starch Press; 3rd edition, 2018 [11] Bonnie Eisenman, “Learning React Native: Building Native Mobile Apps with JavaScript 1st Edition” - O'Reilly Media, 2016 © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 132 XÂY DỰNG SỐ HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH [12] Kyle Banker,– “MongoDB in Action: Covers MongoDB version 3.0” - Manning Publications; Second edition, 2016 [13] Jim Wilson, “Node.js 8 The Right Way: Practical, Server-Side JavaScript That Scales” - Pragmatic Bookshelf, 2018 [14] Evan Hahn, “Express.js in Action” - Manning Publications, 2016 [15] Andrew Mead, “Advanced Node.js Development: Master Node.js by building real-world applications” - Packt Publishing, 2018 [16] Adam Boduch “Lo-Dash Essentials” - Packt Publishing, 2015 [17] Marc Garreau, Will Faurot, “Redux in Action” - Manning Publications, 2018 [18] Quyết định kiểm kê số 2145/QĐ-ĐHCN, ngày 11 tháng 12 năm 2019, của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về việc thành lập Ban kiểm kê tài sản 2019. LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo và đồng nghiệp trong các phòng Đào tạo, phòng Kế hoạch – Đầu tư, phòng Tài chính – Kế toán, phòng Quản trị đã hỗ trợ cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Đặc biệt xin cám ơn đến Ban giám hiệu nhà trường đã đồng ý cho chúng tôi thực hiện đề tài này trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2019. Ngày nhận bài: 02/03/2020 Ngày chấp nhận đăng bài: 20/5/2020 PHỤ LỤC: Hình 11: Giao diện màn hình quản lý nhóm Hình 12: Giao diện chức năng sửa thông tin nhóm Hình 13: Màn hình chức năng quản lý người dùng Hình 14: Màn hình chức năng chỉnh sửa thông tin người dùng © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh XÂY DỰNG SỐ HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG 133 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hình 15: Màn hình chức năng kiểm kê Hình 16: Màn hình chi tiết chức năng kiểm kê Hình 17: Màn hình liệt kê chi tiết trạng thái thiết bị Hình 18: Màn hình xem lịch sử kiểm kê được kiểm kê Hình 19: Màn hình in kết quả kiểm kê thiết bị Hình 20: Màn hình quản lý phòng ban © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 134 XÂY DỰNG SỐ HÓA HỆ THỐNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hình 21: Màn hình chức năng quản lý nhóm Hình 22: Giao diện tính năng quản lý nhân viên Hình 23: Màn hình quản lý loại thiết bị Hình 24: Giao diện quản lý thiết bị chi tiết Hình 25: Giao diện tính năng kiểm kê Hình 26: Giao diện tính năng kiểm kê chi tiết © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- xay_dung_so_hoa_he_thong_quan_ly_thiet_bi_trong_truong_dai_h.pdf