Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII
Chân Lạp là nhà nước sơ khai của người Khmer. Trong buổi đầu tiếp xúc
với Ấn Độ giáo, người Khmer yêu thích những hình tượng của tôn giáo Shiva hơn
là Vishnu. Tuy nhiên, sự tôn thờ Vishnu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và phổ biến
hơn trong khoảng hai thế kỷ VI-VII, đặc biệt Hinđu giáo dưới hình thức kết hợp
giữa hai phái thờ Vishnu và Shiva qua hình tượng của vị thần Harihara trở nên rất
phổ biến trong giai này. Sự hiện diện và phát triển của Vishnu giáo ở Chân Lạp
thế kỉ VI-VII đã phản ánh bức tranh tôn giáo – tín ngưỡng đa dạng, phong phú của
người Khmer khi nó luôn gắn liền với sự vận động và phát triển của lịch sử cũng
như những biến cố chính trị của đất nước.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Bạn đang xem tài liệu "Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII
tiến hành các nghi thức Ấn Độ giáo để tôn phong các nhà vua bản địa, dựng lên các tượng thần, sửa lại các điều phán bảo của thần linh theo mẫu Ấn Độ giáo và giúp các vua trị vì dựng lên một cung đình theo kiểu Ấn Độ” [8;253]. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về Hinđu giáo ở Chân Lạp, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng cư dân ở đây chỉ thờ Shiva và tôn sùng Shiva giáo. Đúng là người Khmer cổ vốn là những cư dân quen làm nông nghiệp trên vùng đất cao nên trong buổi đầu tiếp xúc với đạo Hinđu, họ yêu thích những hình tượng của tôn giáo Shiva hơn là Vishnu vì Shiva là biểu tượng của vị thần giông tố bão lụt, của mưa thuận gió hòa, vị thần của sự sinh sôi, nảy nở cũng như sự huỷ diệt. Điều này gần như khác biệt với Phù Nam – một vương quốc rộng lớn ở ven biển và gắn với kinh tế biển nên ưa thích hình tượng vị thần Vishnu hơn – vị thần của vương quyền, chiến trận, vị thần từng có giấc ngủ vũ trụ trên biển đại dương và cũng là vị thần tài, thần bảo vệ. Nhưng điều đó chỉ đúng ở giai đoạn đầu, khi Chân Lạp còn phụ thuộc Phù Nam. Từ thế kỉ VI trở đi các di tích và di vật liên quan đến sự tôn thờ Vishnu, hay sự kết hợp giữa Vishnu và Shiva xuất hiện ngày càng nhiều hơn và phổ biến hơn. Điều đó cho phép khẳng định rằng Vishnu giáo đã từng hiện diện ở Chân Lạp song song với sự tôn sùng Shiva giáo. 2. Nội dung nghiên cứu Sau khi thoát khỏi sự phụ thuộc của Phù Nam, Ấn Độ giáo vẫn tiếp tục được duy trì và trọng dụng trong nhà nước Chân Lạp, “các vị quốc vương thường hành hương đến Vat Phu thờ phụng các vị thần Ấn Độ giáo” [5;28]. Nhưng “Ấn Độ giáo ở đây đã từng bước chuyển hoá theo thế thần quyền gắn liền với tên tuổi của các vị thái tử kế nghiệp” [5;28]. Bia Robang Romeas niên đại năm 598 là bia sớm nhất của Chân Lạp viết bằng chữ Sanskrit, dựng trên đất Sambor Prei Kuk – kinh đô của Chân Lạp đã kể về vua Bhavavarman, người sáng lập vương triều Chân Lạp và người em kế nghiệp là Sitrasena (tên hiệu là Mahendravarman, trị vì trong khoảng thời gian từ năm 600 - 615). Văn bia kể rằng hai vị vua này đã tấn công và chiến thắng được Phù Nam là nhờ “được thần Shiva che chở” và “đánh bằng cái đĩa như Mặt trời vừa mọc (cái càn khôn – chakra của Vishnu) nên được hưởng lãnh địa Indrapura, nắm quyền trong thành phố thù địch” [7;47]. Ngoài việc tiếp tục chinh phục Phù Nam Mahendravarman còn cho xây dựng nhiều đền thờ Hinđu giáo, lập nhiều văn bia về các bậc tiên vương. Đến đầu thế kỉ VII, dưới triều đại vua Mahendravarman (khoảng 600 – 615), người Khmer bắt đầu tấn công Phù Nam khiến vua Phù Nam phải rời bỏ kinh đô chạy xuống tiểu quốc thần thuộc của mình là Naravara ở cực Nam. Cho đến giữa thế kỉ VII, dưới triều đại con trai của Mahendravarman là Isanavarman (khoảng 615 – 650), công cuộc chinh phục vùng đất phía Nam của Phù Nam được đẩy mạnh hơn. Isanavarman đã tiến xuống đến tận vương quốc Naravara (nước Chí Tôn - theo GS. Lương Ninh) ở miền sông Hậu. Có vẻ như trong giai đoạn đầu của vương triều Chân Lạp (thế kỉ VI – VII), sau khi chinh phục Phù Nam, bên cạnh tín ngưỡng thờ thần Shiva dưới biểu tượng Linga, bắt đầu xuất hiện sự tôn thờ Vishnu trong đời sống tâm linh của người Khmer. Hiện tượng thờ cúng mới này được thể hiện qua đền tháp, văn bia và các di vật điêu khắc. 88 Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII Dưới thời các triều vua Mahendravarman và Isanavarman (620 – 635), nhiều đền thờ Hinđu giáo được xây dựng. Nhưng khác với trước đây, những ngôi đền này không chỉ dành để thờ thần Shiva mà còn thờ cả Vishnu, Brahma trong Tam vị nhất thể. Tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc Hinđu này là khu đền Sambor Prei Kuk – cố đô của nhà Chân Lạp. Đây là một quần thể kiến trúc gồm 280 ngôi đền lớn nhỏ nhưng đã bị tàn phá bởi thời gian và chiến tranh nên hiện nay chỉ còn một số ngôi đền còn trong tình trạng bảo quản tốt. Sambor Prei Kuk được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ VII, dưới thời vua Isanavarman, chia làm ba khu: khu Nam – khu Trung Tâm – khu Bắc. Vật liệu để xây dựng đền tháp ở đây là gạch nung, được kết dính với nhau bằng một loại nhựa cây. Đền được xây bằng gạch nhưng cửa lại được làm bằng đá sa thạch xanh. Cả lanh-tô trên cửa hay các bức tường gạch của đền đều được chạm khắc rất tinh xảo. Khu đền Trung tâm dành để thờ thần Brahma. Các đền phía Bắc thờ thần Shiva với các biểu tượng thờ cúng là Linga và Yoni. Trong khi đó, khu phía Nam với 8 ngôi đền hình bát giác là những đền tháp thờ thần Vishnu. Các đền đều quay về hướng Đông – hướng biểu tượng cho sự sống theo quan niệm của người Campuchia. Ở góc chân của mỗi ngôi đền đều có chạm khắc hình chim Garuda – vật cưỡi của thần Vishnu trong tư thế như đang nâng đỡ ngôi đền. Phù điêu tại cổng chính của những ngôi đền này thường là motuyp thần Vishnu ngồi trên mình chim thần Garuda, một bên là nữ thần Laskmi, một bên là các cung nữ và các tu sĩ. Nhìn chung, xét về mặt tổng thể, Sambor Prei Kuk xứng đáng được xem là “quần thể kiến trúc lớn nhất của Campuchia thời kì tiền Angkor” [2;8], đồng thời cũng cho thấy Isanavarman ngoài là một vị quân vương có tài chinh chiến và tổ chức còn là một vị vua để lại nhiều công trình xây dựng đáng ngưỡng mộ. Các phát hiện khảo cổ học còn cho thấy sự xuất hiện của rất nhiều pho tượng Vishnu cùng với các hoá thân của Vishnu, đặc biệt là Rama và Krishna, trong nghệ thuật điêu khắc Khmer giai đoạn này. Những bằng chứng khảo cổ này đều đã được công bố và đánh giá qua những công trình sưu tầm, nghiên cứu nổi tiếng của các học giả nước ngoài như: La- statuaire préangkorienne của P.Duppont (1955), The Art of Southeast Asia: Cambodia, Vietnam, Thailand, Laos, Burma, Java, Bali của Philip S. Rawson (1990), Scupture of Angkor and Ancient Cambodia của Helen I.J. và Thierry. Z (1997) hay The New Guide to the National Museum Phnom Penh của Khun Shamen (2008): Tượng Vishnu Phnom Da (Angkor Borei, tỉnh TaKeo). Niên đại nửa đầu thế kỉ VII [4;7]. Tượng Vishnu Toul Chuk. Niên đại năm 613 [3;79-80]. Tượng Vishnu Toul Dai Buon (tỉnh Prey Veng). Niên đại đầu thế kỉ VII [4;91]. Tượng Vishnu Stung Treng (tỉnh Kompong Cham) [10;57]. Tượng Krishna Govardhana Vat Koh (Pre Krabas, tỉnh Ta Keo). Niên đại thế kỉ VI – VII [9;29]. Tượng Krishna Govardhana Phnom Da (Angkor Borei, tỉnh Ta Keo). Niên đại thế kỉ VII [3;188]. Tượng Vishnu-Rama Phnom Da (Angkor Borei, tỉnh Ta Keo). Niên đại thế kỉ VI – VII [3;170]. 89 Đinh Ngọc Bảo, Dương Thị Ngọc Minh Tượng Vishnu-Kalki Kuk Trap. Niên đại thế kỉ VII. Tượng Laskmi đền Koh Krieng. Niên đại thế kỉ VII [9;33]. Đầu tượng Laskmi. (Sa thạch, cao 14 cm). Niên đại thế kỉ VI – VIII. Được tìm thấy ở Campuchia, chưa xác định được chính xác địa điểm [9;20]. Có lẽ tình hình trên xuất phát từ thực trạng lịch sử lúc bấy giờ. Bắt đầu từ cuối thế kỉ VI đến cuối thế kỉ VII là giai đoạn diễn ra quá trình chinh phục vùng đất phía Nam của người Khmer. Tuy nhiên, khác với việc chinh phục các vùng đất phía Bắc, nơi mà những cư dân vẫn còn ở trong tình trạng chưa phát triển. Việc chinh phục phương Nam, người Khmer đứng trước một quốc gia có một lịch sử huy hoàng và một nền văn hoá phát triển cao với tín ngưỡng sùng bái thần Vishnu như vị thần bảo vệ tối cao của họ. Trước hiện trạng này thì hình tượng Shiva – biểu tượng cho ước vọng về một cuộc sống nông nghiệp trù phú của cư dân Campuchia đã không còn thích hợp với cư dân ven biển ở phương Nam nữa. Vì vậy, để có thể cai trị vùng lãnh thổ rộng lớn của Phù Nam, Chân Lạp không thể không tiếp thu những thành tựu văn hoá của Phù Nam, trong đó có cả hình tượng thần Vishnu trong tín ngưỡng thờ cúng. Sự hợp nhất về mặt lãnh thổ tạo tiền đề cho sự dung hợp về mặt văn hoá và tôn giáo, tín ngưỡng. Các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là vua chúa, quý tộc Chân Lạp cũng bắt đầu quan tâm đến việc tôn sùng và dâng cúng đối với vị thần Vishnu. Ngoài sự xuất hiện của rất nhiều pho tượng Vishnu cùng với các hóa thân của thần, tấm bia ở chùa Vat Thiên còn cho biết các tổng trấn của những thành phố Jesthpura và Bhavapura cùng với những nhân vật quan trọng khác đã ban cấp đất đai cũng như những nam nữ nô lệ cho thần Sri Narayana – một tên gọi khác của Vishnu thời Veda – ở một nơi gọi là Cmaon. Điều đặc biệt trong giai đoạn này, cư dân Chân Lạp không chỉ tiếp nhận hình tượng thần Vishnu của Phù Nam mà còn kết hợp nó với hình tượng Shiva của người Khmer như là một biện pháp thích hợp nhất trong bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ. Thần Harihara – hình tượng hỗn hợp giữa hai vị thần Vishnu và Shiva, bắt đầu được tôn thờ phổ biến từ thời vua Isanavarman. Các bia kí cho thấy, dưới thời của Isanavarman, việc thờ phụng thần Shiva khá phát triển. Bia Ang Chumnik cho biết về sự phục dựng và tô điểm cho chiếc linga đã được làm từ thời Mahendravarman. Hai bia kí của Bayang nói về việc dựng Shivapada (dấu chân của Shiva). Tuy nhiên, cũng bắt đầu từ thời Isanavarman “Bà La Môn giáo ở Chân Lạp mang hình thức thờ Harihara – Vishnu và Shiva thể hiện vào chung một thân thể” [2;8]. Hình thức thờ cúng mới này trở nên rất thông dụng trong giai đoạn đầu của Chân Lạp (VI-VIII). Hình tượng Harihara “một mặt phản ánh quan niệm thẩm mĩ của người Campuchia, cùng với những tín ngưỡng của họ, mặt khác đã phản ánh một hiện tượng lịch sử đang diễn ra trong giai đoạn này là hiện tượng hoà nhập về chính trị giữa hai vương quốc Campuchia và Phù Nam” và “có lẽ đây là lí do xã hội dẫn đến sự nở rộ của những pho tượng Harihara cùng với những pho tượng nữ thần hỗn hợp (là biểu tượng dưới dạng nữ tính của Shiva tức là nữ thần Uma hay Durga nhưng lại cầm những vật đặc trưng của thần Vishnu trên tay)” [6;44]. Tượng Harihara Phnom Da. Niên đại cuối thế kỉ VI đầu thế kỉ VII [9;33]. Tượng Harihara Prasat Andet (tỉnh Kompong Thom, Campuchia) [9;28]. Niên đại 90 Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII cuối thế kỉ VII [4;211]. Tượng Harihara Sambor Prei Kuk (tỉnh Kompong Thom, Campuchia). Niên đại thế kỉ VII – VIII [9;28]. Tượng Harihara Sambor Prei Kuk (tỉnh Kompong Thom, Campuchia). Niên đại nửa đầu thế kỉ VII [4;164]. Tượng Harihara Asram Maha Rosei (Phnom Bakeng, Angkor Borei, tỉnh Ta Keo, Campuchia). Niên đại thế kỉ VII. Sự dung hợp giữa hai giáo phái thờ Vishnu và Shiva không chỉ thể hiện trên các di vật điêu khắc mà còn được phản ánh qua những áng văn chương khắc chạm trên các bia ký. Giai đoạn này xuất hiện rất nhiều bia ký, thường là do tầng lớp hoàng tộc dựng lên. Điều đặc biệt là trong số đó có rất nhiều văn bia mang lời lẽ ngợi ca và tôn sùng đối với cả hai vị thần Shiva và Vishnu. Điều này rất hiếm gặp trong những văn bia Campuchia trước đó và cả sau này. Tấm bia ở đền thờ Vat Chakret kể về vua Isanavarman (616- 635) và ghi chép lại việc xây dựng một tượng thần Vishnu bởi một vị quan đứng đầu Tamrapura. Đồng thời văn bia cũng đề cập đến sự thờ phụng hai vị thần kết hợp làm một, đó là Shiva-Vishnu và dường như việc này là phổ biến vào thời điểm đó. Bia Ang Pou cũng kể về vua Isanavarman và ghi chép việc một ẩn sĩ có tên Isanadatta cho xây dựng một bức tượng và một linga của Siva-Vishnu cùng với đất đai, nô lệ và trâu bò để cúng dường cho đấng Bhagavata (tức Hạnh Vận – một tước hiệu quen thuộc của Vishnu). Bia Phnom Ba Thê là lời cầu nguyện đến Vardhamannadeva – tên dành cho thần Vishnu, ở đây còn được đồng hoá với thần Shiva (theo GS. Lương Ninh thì Vardhamannadeva là tên gọi của thần Shiva). Đồng thời ghi chép lại việc xây dựng một ngôi đền bằng đá cho vị thần Vardhamannadeva. Bia được phát hiện cùng với một tượng Vishnu. Tấm bia khác được phát hiện ở Pon Hea Hor thì kể lại việc vua Bhavarman (598 – 600) và một viên chức được gọi là Pasengapati đã cúng dường một Sivalinga, một tượng Durga, một tượng Sambhu- Vishnu và một tượng Vishnu Trailokyasara. Phần kế tiếp lại đề cập đến bức tượng Laksmi, một bức tượng Vishnu khác... Có lẽ đây là những lễ vật dâng cúng của vua Bhavavarman cho thần Shiva Dhanvipura và thần Vishnu Trailokyasara. 3. Kết luận Có thể thấy, người Khmer là một dân tộc rất sùng đạo và văn minh Khmer là văn minh tôn giáo. Cũng như các quốc gia trong khu vực lúc bấy giờ, vương quốc Chân Lạp sớm tiếp thu nhiều ảnh hưởng từ các tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là từ tôn giáo Hinđu. Các di tích, di sản còn lại trên mặt đất hay các phát hiện khảo cổ học cũng như các tư liệu thành văn, các huyền thoại, truyền thuyết cho thấy rõ điều đó. Vốn là những cư dân quen làm nông nghiệp trên vùng đất cao nên trong buổi đầu tiếp xúc với đạo Hinđu, người Khmer yêu thích những hình tượng của tôn giáo Shiva hơn là Vishnu. Từ thế kỉ VI trở đi, tình hình trên có xu hướng thay đổi. Nhiều di vật khảo cổ liên quan đến sự tôn thờ Vishnu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn và phổ biến hơn. Đặc biệt, Hinđu giáo dưới hình thức kết hợp giữa hai phái thờ Vishnu và Shiva qua hình tượng của vị thần Harihara trở nên rất phổ biến trong giai đoạn đầu Chân Lạp. Đây là kết quả của hiện tượng hoà nhập về chính trị 91 Đinh Ngọc Bảo, Dương Thị Ngọc Minh và giữa hai vương quốc Campuchia và Phù Nam. Sự phát triển của Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII cho thấy đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của người Khmer đã phản ánh rất sinh động quá trình vận động và phát triển của lịch sử cũng như những biến cố chính trị của đất nước này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] G. Coedes, 2008. Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông. Bản dịch của Nguyễn Thừ Hỷ, Nxb Thế giới, Hà Nội. [2] Ngô Văn Doanh, 2009. Chân Lạp thời kì đầu (550 – 790). Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6. [3] P. Dupont, 1955. La-statuaire préangkorienne. Ascona, Paris. [4] Helen I.J. and Thierry. Z, 1997. Scupture of Angkor and Ancient Cambodia (Millen- nium of Glory). National gallery of Art Washingtong, USA. [5] Trương Sỹ Hùng, 2007. Tôn giáo và văn hóa. Nxb Khoa học Xã hội, Tp. HCM. [6] Trần Thị Lý, 1986. Những giai đoạn phát triển chính của tượng tròn Cămpuchia. Luận án PTS Khoa học, Hà Nội. [7] Lương Ninh (chủ biên), Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh, 2005. Lịch sử Đông Nam Á. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Chuyên đề Thông tin Khoa học Xã hội, 2001. Tôn giáo và đời sống hiện đại. Viện Thông tin Khoa học Xã hội. [9] Philip S. Rawson, 1990. The Art of Southeast Asia: Cambodia, Vietnam, Thailand, Laos, Burma, Java, Bali (World of Art). [10] Khun Shamen, 2008. The New Guide to the National Museum Phnom Penh, Ariy- athoar, Khan Daun Penh, Phnom Penh, Cambodia. [11] “Văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam”. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008. Dẫn theo bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Hữu Tâm. ABSTRACT Vaisnavism in Chenla during the 6th and 7th Century Chenla was the primitive state of the Khmer people. From the first century AD, the early Chenla absorbed influences from Indian religious. Vishnu worship became increas- ingly popular between the 6th and 7th Century AD, particularly that form of Hinduism that combined Vishnu with Shiva worship through idol of god Harihara, which became very popular during this period. This is reflected in the monuments and the heritage which con- tinues to exist along with archaeological findings, inscriptions, written materials, myths and legends of the Khmer people. 92
File đính kèm:
- vishnu_giao_o_chan_lap_the_ki_vi_vii.pdf