Vệ sinh DSLR

Với những dụng cụ thích hợp, công việc lau chùi cảm biến máy DSLR dễ dàng hơn bạn

tưởng rất nhiều.

Dụng cụ lau cảm biến máy ảnh. Ảnh: Cnet.

Việc tháo dỡ lau chùi chiếc máy đáng giá cả chục triệu đồng có thể sẽ khiến rất nhiều người e

ngại. Tuy nhiên, với những công cụ chuyên dụng cộng với một sự cẩn trọng nhất định, công việc

này sẽ dễ dàng hơn tưởng tượng rất nhiều.

Đối với DSLR, mỗi khi tháo ống kính để thay, một lượng bụi hoặc mạt trong không khí có thể sẽ

rơi vào trong khoang máy ảnh. Vì thế, để đảm bảo chất lượng ảnh cũng như sự hoạt động của bộphận cảm biến được hoàn hảo nhất, thao tác lau chùi cảm biến sẽ là thao tác bảo dưỡng - người

dùng phải học đầu tiên.

Dụng cụ cơ bản cho thao tác bảo dưỡng này thực ra rất đơn giản, chỉ gồm một bóng thổi, một

chổi lau chuyên dụng và một dung dịch lau cảm biến. Dụng cụ có thể dễ dàng tìm thấy tại hầu

hết các cửa hàng máy ảnh hay thậm chí là siêu thị.

Vệ sinh DSLR trang 1

Trang 1

Vệ sinh DSLR trang 2

Trang 2

Vệ sinh DSLR trang 3

Trang 3

Vệ sinh DSLR trang 4

Trang 4

Vệ sinh DSLR trang 5

Trang 5

Vệ sinh DSLR trang 6

Trang 6

Vệ sinh DSLR trang 7

Trang 7

Vệ sinh DSLR trang 8

Trang 8

Vệ sinh DSLR trang 9

Trang 9

Vệ sinh DSLR trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6200
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vệ sinh DSLR", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vệ sinh DSLR

Vệ sinh DSLR
'Vệ sinh' DSLR 
Với những dụng cụ thích hợp, công việc lau chùi cảm biến máy DSLR dễ dàng hơn bạn 
tưởng rất nhiều. 
Dụng cụ lau cảm biến máy ảnh. Ảnh: Cnet. 
Việc tháo dỡ lau chùi chiếc máy đáng giá cả chục triệu đồng có thể sẽ khiến rất nhiều người e 
ngại. Tuy nhiên, với những công cụ chuyên dụng cộng với một sự cẩn trọng nhất định, công việc 
này sẽ dễ dàng hơn tưởng tượng rất nhiều. 
Đối với DSLR, mỗi khi tháo ống kính để thay, một lượng bụi hoặc mạt trong không khí có thể sẽ 
rơi vào trong khoang máy ảnh. Vì thế, để đảm bảo chất lượng ảnh cũng như sự hoạt động của bộ 
phận cảm biến được hoàn hảo nhất, thao tác lau chùi cảm biến sẽ là thao tác bảo dưỡng - người 
dùng phải học đầu tiên. 
Dụng cụ cơ bản cho thao tác bảo dưỡng này thực ra rất đơn giản, chỉ gồm một bóng thổi, một 
chổi lau chuyên dụng và một dung dịch lau cảm biến. Dụng cụ có thể dễ dàng tìm thấy tại hầu 
hết các cửa hàng máy ảnh hay thậm chí là siêu thị. 
Bước 1. Kiểm tra bụi trên cảm biến 
Kiểm tra bụi trên cảm biến. Ảnh: Cnet. 
Đầu tiên phải kiểm tra xem liệu máy ảnh có cần lau chùi cảm biến hay không, bởi dù là cần thiết 
nhưng việc tự dưng đi lau một cảm biến vốn vẫn còn sạch sẽ trở nên vô nghĩa. 
Để kiểm tra cảm biến có bị dính bụi hay không, hãy đặt độ mở ở mức nhỏ nhất, khoảng f/16 
hoặc f/22 rồi chụp một bức hình nền trắng (chụp một tờ giấy A4 chẳng hạn). Sau đó zoom bức 
hình trên máy tính xem có điểm đen nào không. 
Để dễ dàng hơn, có thể sử dụng công cụ Levels của trình xem/xử lý ảnh nhằm tăng tối đa sự 
tương phản, từ đó có thể nhìn thấy điểm đen (nếu có) dễ dàng hơn nhiều. 
Bước 2. Thao tác trong một căn phòng sạch sẽ 
Tháo ống kính để bắt đầu lau. Ảnh: Cnet. 
Khi tiến hành tháo ống kính để bắt đầu lau, phải đảm bảo nơi ngồi thay sạch sẽ, tránh mọi nguy 
cơ bụi có thể đến từ bất kể nguồn nào trong phòng, kể cả việc phải tắt quạt trong quá trình thao 
tác. Hãy dùng một miếng giẻ sạch lau sơ qua phần ống kính và thân máy bên ngoài trước khi 
tháo ống. 
Bước 3. Đọc hướng dẫn sử dụng 
Đọc hướng dẫn. Ảnh: Cnet. 
Đừng quên đọc qua hướng dẫn sử dụng đi kèm máy ảnh. Mặc dù về lý thuyết các máy ảnh 
DSLR hoạt động trên một số nguyên tắc cơ bản tương tự nhau, nhưng thực tế, mỗi máy sẽ bố trí 
chế độ hỗ trợ lau cảm biến trong các hệ thống menu hay tùy biến khác nhau. 
Bước 4. Khóa gương lật 
 Khóa gương lật. Ảnh: Cnet. 
Sau khi đã tìm được chế độ lau cảm biến trong menu và kích hoạt, về bản chất là máy sẽ nâng 
gương lật và cửa trập lên và khóa cứng. Lưu ý, nhớ để nguyên máy ảnh ở chế độ này, không 
được tắt nguồn, nếu không gương lật sẽ lại hạ xuống. 
Để tránh trường hợp đang lau thì gương hạ xuống do hết pin, nhớ xạc đầy pin trước khi tiến hành 
lau chùi cảm biến. 
Sau khi gương được lật lên, bạn sẽ nhìn thấy cảm biến hiện ra trước mắt. Giờ là lúc có thể dùng 
các thiết bị lau chùi để bảo dưỡng cho máy ảnh của mình. 
Bước 5. Thổi bụi 
 Lau sạch bề mặt bên ngoài của cảm biến. Ảnh: Cnet. 
Bạn không phải lo việc lau chùi cảm biến có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cảm biến hay 
hình ảnh. Do cảm biến là bộ phận nhạy cảm nhất, vì thế kể cả khi bạn nhìn thấy cảm biến, nhưng 
thực ra nó vẫn được bảo vệ nhờ một lớp kính lọc bên ngoài (thường được gọi là lớp Optical Low 
Pass Filter). Vì thế, nói là lau cảm biến nhưng thực chất là bạn lau sạch bề mặt ngoài của lớp 
filter này. 
Dùng bóng thổi thổi mạnh vào bề mặt cảm biến để làm sạch những lớp bụi có thể bám trên đó. 
Không được để đầu bóng thổi chạm vào bề mặt cảm biến. 
Nhớ rằng thao tác thổi bụi này luôn phải được thực hiện trước khi lau cảm biến. Thao tác này 
nhằm đảm bảo bóng đã thổi sạch các hạt bụi hay mạt nhỏ li ti bám trên bề mặt mà nếu dùng chổi 
lau ngay có thể gây xước, khiến cho kết quả còn tồi tệ hơn là không lau chùi gì. 
Nhớ chỉ sử dụng công cụ thổi hơi cơ học như bóng thổi chứ không sử dụng các máy nén khí dù 
là loại nhỏ, nếu không, các hạt bụi có thể sẽ đóng cứng vào bề mặt cảm biến. Chỉ cần một lượng 
hơi vừa phải là đủ để thổi những hạt bụi li ti. 
Bước 6. Lau cảm biến 
Quay mặt còn lại của chổi và quét ngược lại. Ảnh: Cnet. 
Đảm bảo bạn đã mua đúng kích cỡ chổi quét với cảm biến của máy bạn. Các nhà sản xuất 
thường có sẵn một số kích cỡ chổi cho những kích cỡ cảm biến nhất định. Nếu không chắc, hãy 
mua loại nhỏ hơn kích cỡ cảm biến một chút. 
Nhỏ một vài giọt dung dịch lau cảm biến lên trên chổi lau. Đừng nhúng chổi vào dung dịch lau 
bởi các dung dịch này sẽ bị bám lại trên bề mặt cảm biến do quá nhiều. 
Đặt chổi lau ở một phía cảm biến và từ từ quét nhẹ sang hết phía bên kia. Nhớ là quét cho đến 
tận góc cảm biến mới dừng và đảm bảo lực quét đồng đều trên bề mặt. 
Bước 7. Quét ngược lại 
Quét ngược lại. Ảnh: Cnet. 
Sau khi đã quét một lượt, bạn quay mặt sạch còn lại của chổi quét và quét ngược trở lại. Không 
được dùng lại mặt chổi vừa quét, nếu không bạn lại mang bụi đã quét trở lại bề mặt cảm biến. 
Sau khi đã quét xong hai mặt của chổi quét, nhớ bỏ đi luôn không dùng lại. Hiện giá thành của 
chổi quét đã đủ rẻ để cho bạn dùng một lần nhằm đảm bảo sạch sẽ tối đa. 
Sau khi đã lau sạch cảm biến, thoát khỏi chế độ lau cảm biến trên máy ảnh và lắp lại ống kính. 
Lại chụp thử như bước một để kiểm tra xem còn vết bẩn nào không. Nếu có, thực hiện các thao 
tác lau lại từ đầu. 
Bước 8. Lau ống kính 
Lau ống kính là một thao tác quan trọng. Ảnh: Cnet. 
Không chỉ có lau cảm biến, lau ống kính cũng là một thao tác hết sức quan trọng bởi nó cũng có 
ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hình ảnh. Các dụng cụ lau ống kính cũng được bán rộng rãi 
tại các cửa hàng ảnh hay siêu thị tương tự như dụng cụ lau cảm biến với bóng thổi, dung dịch lau 
và giẻ lau. 
Nhỏ một vài giọt dung dịch lên khăn và tiến hành lau ống kính. Không được đổ dung dịch lau 
trực tiếp lên ống kính. Sau khi lau xong bằng dung dịch, dùng phần khô còn lại trên khăn lau bất 
kỳ chỗ nào còn sót. 
Bước 9. Giữ sạch sẽ. 
Cảm biến, gương lật và các linh kiện bên trong máy đều rất nhạy cảm, vì thế luôn nhớ phải đảm 
bảo cho chúng ở điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên, bản thân máy ảnh DSLR thường được chế tạo với 
lớp vỏ chống bụi rất tốt, vì thế, nếu không thấy các vết bẩn ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng ảnh, 
cũng không nhất thiết phải lau cảm biến thường xuyên. 
Dù vậy, giữ gìn máy ảnh luôn sạch sẽ, tránh xa mọi nguồn có thể bụi như luôn đậy nắp ống kính 
khi không dùng, cho máy vào túi khi không chụp hay bảo quản với các thiết bị chống ẩm luôn 
là những biện pháp bảo dưỡng tốt nhất. Nếu vẫn không tự tin làm sạch cảm biến, bạn vẫn có thể 
nhờ tới các dịch vụ lau chuyên nghiệp. Cho dù có đắt hơn nhiều so với tự làm nhưng ít ra bạn 
cũng có được sự yên tâm nhờ chính sách bảo hành. 

File đính kèm:

  • pdfve_sinh_dslr.pdf