Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay
Tóm tắt: Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh ra đời xuất phát từ con
người và tư tưởng của các nhà kinh điển đã soi sáng sự nghiệp giải phóng cho mỗi con
người và cho cả loài người. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Vì vậy, phát huy
nhân tố con người là một việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định sự nghiệp cách mạng nói
chung và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hôm nay.
Xuất phát từ nhận định trên và để hưởng ứng theo Nghị quyết 33 - NQ/TW về xây dựng
và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
bài viết nhằm cung cấp những luận điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người, từ đó
vận dụng vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người ở Việt Nam hiện nay
gười cho rằng, người đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, giữ gìn kỷ luật Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. “Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ” [3, tr.603]. Đối với chiến sĩ công an nhân dân, Người dạy: “Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo” [4, tr.498-499]. Đối với chiến sĩ quân đội, Người dạy: “Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” [5, tr.435]. Đối với thanh niên, Người dạy phải có sáu cái yêu: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu lao động, yêu khoa học và kỷ luật. Đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng, Người dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt. Giữ gìn vệ sinh thật tốt. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” [6, tr.131]. Đối với phụ nữ, Người dặn dò: chị em phụ nữ cố gắng tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm Phụ nữ công nhân tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công trường. Phụ nữ nông dân cần hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác. Các tầng lớp phụ nữ ở thành phố cần chấp hành tốt chính sách của Đảng và Chính phủ. Chị em phụ nữ phải hết sức chăm lo bảo vệ sức khỏe cho con cái, vì thiếu nhi là tương lai của dân tộc, của nước nhà. Như thế, có thể thấy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người, quan trọng nhất chính là sự nghiệp “trồng người”. Người nói, “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” [3, tr.528]. Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đây là công việc lâu dài, gian khổ, cần được tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và phải đạt được những kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Đây cũng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, của gia đình, nhà trường và của mọi công dân. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 76 2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người trong tình hình hiện nay 2.2.1. Thực trạng xây dựng con người những năm qua và những yêu cầu đặt ra Nhìn lại sau ba mươi năm đổi mới, Đảng ta đã có những đánh giá khách quan, trung thực về mọi mặt theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá. Trong lĩnh vực xây dựng con người đã có nhiều thành tựu, những nhân tố mới, giá trị mới của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế từng bước được định hình trong cuộc sống, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm: “Sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức trong xã hội, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp. Hiện tượng phai nhạt lý tưởng; lối sống thực dụng, vị kỷ, vô cảm; sự vô trách nhiệm, thiếu kỷ luật trong lao động, hoạt động công vụ chưa được khắc phục” [7, tr.99]. Những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực xây dựng con người bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, chúng ta đang phải đối mặt với các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế. Bên cạnh các cơ hội thuận lợi, cơ chế thị trường thời mở cửa, hội nhập cũng làm nảy sinh hàng loạt các biểu hiện phức tạp, đáng lo ngại về đạo đức, xã hội... Tư tưởng cá nhân, lối sống thực dụng, lai căng, sự suy thoái về về đạo đức, nhân cách ngày càng gia tăng. Nó gây ra tình trạng lệch chuẩn, lạc chuẩn và làm đảo lộn hệ giá trị văn hóa, con người. Ngoài ra, tàn dư lạc hậu, tâm lý, lối sống tiểu nông, sản xuất nhỏ; tư duy, phong cách cũ; những thói hư, tật xấu và những mặt hạn chế của người Việt Nam vẫn đang tồn tại dai dẳng, trở thành lực cản quá trình sáng tạo văn hóa, xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống của con người Việt Nam thời kỳ mới. Về chủ quan, xây dựng và phát triển văn hóa, con người là lĩnh vực rộng lớn, nhạy cảm, phức tạp; sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước vẫn còn bất cập, hạn chế về nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về xây dựng con người chưa được chú trọng đúng mức, do vậy nhận thức lý luận, tư duy lý luận chưa theo kịp những biến đổi quá nhanh của đời sống thực tiễn trong khu vực và thế giới. Nhiều cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng con người. Nguồn lực, phương thức đầu tư cho công tác xây dựng con người còn hạn chế. Những hạn chế yếu kém nêu trên cần phải được nhìn nhận, đánh giá đúng sự thật để có những biện pháp xây dựng con người mới đáp ứng yêu cầu thời đại ngày nay. 2.2.2. Sự vận dụng của Đảng ta trước đây và hiện nay Những quan điểm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển con người Việt Nam cho đến nay vẫn có ý nghĩa định hướng vô cùng quan trọng cho việc hoạch định các đường lối, chính sách để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Trong bối TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 77 cảnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước có nhiều biến động phức tạp, cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đan xen nhau..., vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay không phải chỉ là chỉnh đốn Đảng, tái cấu trúc nền kinh tế, tăng cường quan hệ đa phương, hội nhập sâu rộng... mà sâu xa hơn, phải chú trọng đến con người, phải tập trung vào chiến lược phát triển con người nhằm bảo đảm sự ổn định, phát triển vững mạnh của đất nước giai đoạn mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đã được Trung ương Đảng thấm nhuần và vận dụng liên tục, linh hoạt, sáng tạo suốt nhiều năm qua, thể hiện ở ba nội dung, quan điểm cơ bản sau: - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới Bước vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI nêu rõ quan điểm: “Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, trước hết là người lao động. Đó cũng là quan điểm về sự thống nhất giữa mục tiêu của chính sách kinh tế và chính sách xã hội - tất cả vì con người” [8, tr.44]. Trước sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và Đông Âu, Đại hội VII của Đảng vẫn khẳng định con đường chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh tới tiềm năng con người Việt Nam và coi đó là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội VII vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện để “phát huy nguồn nhân lực con người là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [9, tr.559]. Coi việc xây dựng con người là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta cũng đặc biệt nhấn mạnh, đề cao vai trò quan trọng của tầng lớp thanh niên bên cạnh đội ngũ công nhân và trí thức. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định quan điểm xây dựng con người, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo trong đó điểm mới là chú trọng phát triển thể chất. Trong giai đoạn này, việc xây dựng con người mới được đặt ra với những tiêu chí cụ thể: có tinh thần yêu nước, ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, văn minh, tôn trọng kỷ cương phép nước; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp; thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết Đại hội IX chú trọng phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng thế hệ trẻ nhằm “đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà kinh doanh, nhà quản lý” [10, tr.732]. Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu đó cho thấy, sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội phải hướng đến con người, vì tự do và hạnh phúc của con người. Phát triển con người là đặc trưng bản chất của công cuộc đổi TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 78 mới, là mục tiêu, động lực cơ bản của quá trình này. Quá trình xây dựng con người Việt Nam hiện đại cũng là quá trình tạo ra động lực cho xã hội phát triển. Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh chính là con người. Con người là chủ thể tạo ra động lực phát triển của lực lượng sản xuất. Như vậy, chính con người cùng với những công cụ do nó chế tạo ra, đã quyết định sự thay đổi của xã hội, quyết định sự thành công của quá trình đổi mới. - Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (điều chỉnh, bổ sung năm 2011) khẳng định “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Do đó, đổi mới ngày nay không chỉ tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu con người, mà đổi mới còn là khơi dậy trong con người lòng tự hào, niềm tin, ý chí và nhiệt tình cách mạng để con người tự mình làm ra tất cả. Vì thế, việc tạo ra môi trường thuận lợi để xây dựng con người Việt Nam mới có phẩm chất, năng lực nhất định phải được coi là yêu cầu cấp bách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của con người, của sự nghiệp “trồng người”, đạo đức là cái gốc, có vai trò nền tảng trong việc xây dựng con người đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đảng ta khẳng định phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong quá trình phát triển văn hóa phải luôn chú trọng chăm lo xây dựng con người, mà trọng tâm là xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. - Phát huy nguồn lực con người là vấn đề chiến lược trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay Đại hội XI của Đảng chỉ rõ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao được coi là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, là một trong ba khâu đột phá chiến lược. Đảng ta khẳng định sự đi lên của chúng ta phải dựa vào thế mạnh duy nhất của mình đó là con người Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, tiềm năng chất xám Việt Nam: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển ngành giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt: Phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực, nuôi dưỡng môi trường phát triển cho nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng, thu hút, sử dụng nhân tài trở thành một trong mười nhiệm vụ, giải pháp nhằm đổi mới mạnh mẽ TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 79 công tác cán bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Để xây dựng con người Việt Nam mới trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển nguồn nhân lực; ổn định chính trị và phát huy dân chủ; mở rộng giao lưu, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh việc đấu tranh chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước 3. KẾT LUẬN Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng và Chính phủ: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Chính lời căn dặn này đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh về con người thêm hoàn chỉnh, nhất quán. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người đã, đang và sẽ mãi mãi là chỗ dựa lý luận, là kim chỉ nam cho chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Những bài học về xây dựng con người của Hồ Chí Minh không chỉ phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, từng thời kì phát triển, từng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể... không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, mà thực tế, đã được Đảng, Nhà nước ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo từ nhiều năm qua. Việc phát huy tư tưởng xây dựng con người của Hồ Chí Minh, học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn là nhiệm vụ quan trọng cần đẩy mạnh trước mắt và lâu dài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 12. 3. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 11. 4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 5. 5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 14. 6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 13. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 51. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 53. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 80 APPLYING TO HO CHI MINH THOUGHT FOR BUILDING PEOPLE IN VIETNAM Abstract: Marxism - Leninism and Ho Chi Minh thought started from human and thought of the classics were enlightened liberation for every person and for human. Resolution XI Congress of the Party has pointed out: People is the center of development strategies, and is the subject of development. Therefore, upholding the human factor is an important issue, getting the crucial meaning in the revolutionary and the work of building and defending the Fatherland Socialist Vietnam today. Starting from this statement and responding in accordance with Resolution 33 on the building and development of Vietnamese culture and people to get the requirements of sustainable development of the country; the article aims to provide the Ho Chi Minh Thought of building people, which apply to the construction of Vietnamese people today. Keywords: Ho Chi Minh Thought, building people, nowaday situation.
File đính kèm:
- van_dung_tu_tuong_ho_chi_minh_vao_viec_xay_dung_con_nguoi_o.pdf