Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay

Trong suốt cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định

thể dục thể thao (TDTT) giữ một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây

dựng và kiến thiết nước nhà. Bác không chỉ khai sinh ra nền TDTT cách mạng mà

còn để lại tư tưởng về TDTT có ý nghĩa lý luận sâu sắc. Phạm vi của vấn đề TDTT

của tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, trong nội dung bài viết này xin nêu một số

điểm cơ bản về tư tưởng của Bác và sự vận dụng vào việc giáo dục, đào tạo TDTT

trong nhà trường hiện nay.

Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay trang 1

Trang 1

Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay trang 2

Trang 2

Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay trang 3

Trang 3

Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay trang 4

Trang 4

Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4420
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay

Vận dụng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục, đào tạo thể dục thể thao trong nhà trường hiện nay
3 
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TDTT 
TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 
TS. Nguyễn Duy Quyết 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
Tóm tắt: Trong suốt cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định 
thể dục thể thao (TDTT) giữ một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây 
dựng và kiến thiết nước nhà. Bác không chỉ khai sinh ra nền TDTT cách mạng mà 
còn để lại tư tưởng về TDTT có ý nghĩa lý luận sâu sắc. Phạm vi của vấn đề TDTT 
của tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, trong nội dung bài viết này xin nêu một số 
điểm cơ bản về tư tưởng của Bác và sự vận dụng vào việc giáo dục, đào tạo TDTT 
trong nhà trường hiện nay. 
Từ khóa: Quan điểm, thể dục, nhà trường, giáo dục, tư tưởng, Hồ Chí Minh 
Summary: Throughout his life, President Ho Chi Minh always affirmed the important 
role of sports and physical training in the construction of our country. Ho Chi Minh 
both established the foundation and the ideology for the revolutionary sports. The 
scope of Ho Chi Minh's ideology in sports and physical training ideology is very 
broad, but within the scope of this study, the author will mention some basic points 
about Ho Chi Minh’s ideology and their application on school sports and physical 
education nowadays. 
Keywords: Gymnasium, school, education, thought, Ho Chi Minh 
1. Chiến lược của người thầy TDTT 
Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã sớm nhìn thấy vai trò ý 
nghĩa quan trọng của TDTT. Vào những 
năm 1910-1911, khi dạy học tại trường 
Dục Thanh - Phan Thiết, Thầy giáo 
Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đã có 
nhãn quan mới về giáo dục để phát triển 
hài hoà các mặt đạo đức, tri thức và thể 
chất cho học sinh, mà trước đó chưa có 
nhà giáo nào đề cập. Bên cạnh việc dạy 
Hán văn và Quốc ngữ, thầy Nguyễn Tất 
Thành còn dạy thể dục cho học sinh toàn 
trường. Thầy luôn nhắc nhở học sinh “Cái 
quý nhất của con người là sức khỏe. Các 
em chịu khó tập thể dục là giữ gìn cái quý 
báu nhất của con người”. Vì thế, mỗi buổi 
sáng thầy Nguyễn Tất Thành hướng dẫn 
học sinh tập thể dục, nhảy cao, nhảy xa, 
kéo xà đơn, chơi bóng rổ, rồi thì luyện 
đôi chân bằng cách đi bộ ra bãi biển 
Thương Chánh để tập bơi....Có thể nói, 
đó là việc làm, là hành động đang trong 
bối cảnh đất nước bị thực dân đô hộ, đời 
sống nhân dân vô cùng cực khổ mang 
tính chiến lược và giàu tính nhân văn sâu 
sắc. Chính từ tâm niệm, lòng ham muốn: 
“Ham muốn tột bậc” là sự ham muốn 
LÝ LUẬN DẠY VÀ HỌC 
4 
thiết tha nhất, duy nhất đã chiếm lĩnh toàn 
bộ trái tim, toàn bộ tâm hồn Bác, không 
có một ham muốn nào khác, đam mê nào 
khác có thể chen vào trái tim, chen vào 
tâm hồn Bác ngoài ham muốn “Nước ta 
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn 
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, 
áo mặc, ai cũng được học hành”, đã tạo 
nên tình yêu nước, thương dân không bờ 
bến của Bác. 
Năm 1941, sau khi ra đi tìm đường 
cứu nước trở về, một trong những vấn đề 
quan tâm hàng đầu của Bác là vấn đề giáo 
dục thế hệ trẻ. Trong 10 chính sách lớn 
của Mặt trận Việt Minh, đã đề cập đến 
việc xây dựng nền giáo dục quốc dân 
mới, trong đó có giáo dục thể chất 
“khuyến khích nền giáo dục quốc dân 
làm cho nòi giống ngày càng thêm mạnh” 
và “Nhi đồng được chính phủ săn sóc đặc 
biệt về thể dục và trí dục”. Và cũng chưa 
đầy 4 tháng, sau khi đọc bản Tuyên ngôn 
độc lập, mặc dù trong hoàn cảnh nước ta 
phải đương đầu quyết liệt với 3 loại giặc: 
“giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”; thù 
trong giặc ngoài cấu kết lăm le thực hiện 
âm mưu đen tối, xảo quyệt, trắng trợn 
hòng lật đổ chính quyền nhân dân đầu 
tiên trong lịch sử Việt Nam còn rất non 
trẻ, trong thế “ngàn cân treo sợi tóc”, biết 
bao công việc cấp bách, nóng bỏng, đối 
nội, đối ngoại phải đặt ra để xử lý hàng 
ngày, nhưng ngày 30/01/1946, Bác đã ký 
Sắc lệnh số 14-SL thành lập Nha Thể dục 
Trung ương với nhiệm vụ nghiên cứu 
phương pháp và thực hành thể dục trong 
toàn quốc. Sau Tổng tuyển cử, ngày 
06/01/1946, khi Chính phủ Liên hiệp 
kháng chiến được thành lập, Bác đã thay 
mặt Chính phủ mới ký sắc lệnh số 38 
ngày 27/3/1946, về việc thành lập Nha 
Thanh niên và Thể dục, gồm Phòng 
Thanh niên Trung ương và Phòng Thể 
dục Trung ương. Cùng với thời điểm 
công bố sắc lệnh số 38, thành lập Nha 
Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc 
gia Giáo dục, Bác đã viết bài “ Sức khỏe 
và thể dục” đăng trên báo Cứu quốc số 
119 ra ngày 27/3/1946, nhằm triển khai 
công tác giáo dục thể chất trong học sinh, 
thanh thiếu niên cả nước. Đây được xem 
là những dấu mốc quan trọng trong sự 
hình thành và phát triển của nền thể dục 
thể thao cách mạng. 
2. Quan điểm, tư tưởng của Bác về 
đào tạo TDTT trong trường học 
Có thể nói trong những quan điểm rõ 
nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công 
tác TDTT là mục tiêu “Dân cường thì 
nước thịnh”- đó là hai mục tiêu cao quý 
của chế độ mới. Bác chỉ rõ rằng: “Dưới 
chế độ dân chủ, Thể thao và Thể dục phải 
trở thành hoạt động chung của quần 
chúng, nhằm mục đích làm tăng cường 
sức khoẻ của nhân dân. Nhân dân có sức 
khoẻ thì mọi công việc đều làm được tốt.” 
Bác khuyến khích “Vậy nên luyện tập 
Thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của 
mỗi một người dân yêu nước”. 
Từ đó, Hồ Chí Minh chủ trương 
“Chúng ta nên phát triển phong trào 
TDTT rộng khắp”. Nhất là đối với thế hệ 
trẻ là một bộ phận rất đông đảo của quần 
chúng nhân dân. Giáo dục thể chất và thể 
5 
thao là một thành phần rất cơ bản, nền 
tảng của TDTT quần chúng. Chính vì thế, 
Bác không những cho rằng, giáo dục thể 
chất là một mặt cần thiết, quan trọng như 
các mặt giáo dục khác, mà còn được đưa 
lên hàng đầu đối với tất cả các mặt khác, 
bởi nó đem lại cho tuổi trẻ sức khoẻ - vốn 
quý báu nhất của con người. Theo Bác, 
TDTT là một bộ phận quan trọng của nền 
giáo dục quốc dân của nước Việt Nam 
độc lập và dân chủ: “Một nền giáo dục sẽ 
đào tạo các em nên những người công 
dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền 
giáo dục làm phát triển hoàn toàn những 
năng lực sẵn có của các em”. 
Cũng từ quan điểm đó, nên mặc dù 
Bác rất coi trọng các tài năng thể thao, 
nhưng không bao giờ Người tuyệt đối hóa 
công tác này, nhất là với đội ngũ những 
người làm công tác đào tạo TDTT. Trong 
bài nói chuyện với sinh viên trường 
Trung cấp TDTT Trung ương (nay là 
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh), ngày 
14/2/1961, Bác đã căn dặn: “Các cháu 
học TDTT không phải trở thành ông kiện 
tướng này, bà kiện tướng nọ, mà học tập 
cho tốt để trở thành người cán bộ phục vụ 
đắc lực cho nhân dân, đem hiểu biết của 
mình ra hướng dẫn mọi người cùng tập 
luyện để nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh 
tật”. 
Bác cũng chỉ rõ, giáo dục thể chất cho 
tuổi trẻ trong nhà trường phải gắn liền với 
việc rèn luyện thể chất, còn được thực 
hiện ngoài trường học, bằng các động tác, 
bài tập, hoặc những môn thể thao phù 
hợp. Hai hình thức đó rất cần thiết đối với 
giáo dục và rèn luyện tuổi trẻ, đều cùng 
mục tiêu là phát triển thể chất cân đối, 
nâng cao thể lực. Trong hai hình thức đó, 
Bác nhấn mạnh, giáo dục thể chất trong 
nhà trường là cơ bản, vì nó gắn liền với 
các mặt giáo dục trí dục, đức dục, cho độ 
tuổi thiếu nhi và thanh niên; đồng thời 
giáo dục và rèn luyện thể chất gắn cùng 
với biện pháp giữ gìn vệ sinh phòng bệnh, 
có tác dụng thiết thực đến việc bảo vệ sức 
khoẻ, tăng cường thể lực, nâng cao tầm 
vóc cho tuổi trẻ học đường. 
Từ quan điểm đó, sau này Hồ Chí 
Minh đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo 
dục nói chung và giáo dục thể chất nói 
riêng, giáo dục toàn diện đó là “Thể dục 
kết hợp với gìn giữ vệ sinh chung và 
riêng, trí dục, mỹ dục, đức dục.” Bốn mặt 
giáo dục đó có quan hệ mật thiết với 
nhau, trong đó Thể dục là tiền đề đầu tiên 
để phát triển các mặt giáo dục khác. Kể 
cả học viên trong nhà trường quân đội 
cũng vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập giáo 
dục thể chất lên trước hết: “Các cháu phải 
ra sức thi đua: Luyện tập thân thể cho 
mạnh mẽ, nghiên cứu kỹ thuật cho thông 
thạo, trau dồi tinh thần cho vững chắc, 
hun đúc đạo đức của người quân nhân 
cách mạng cho vững vàng”. 
Và tất nhiên, để làm được những việc 
đó, Bác cũng cho rằng: Đối với những 
người làm công tác huấn luyện, giảng dạy 
TDTT phải có chuyên môn nghiệp vụ 
vững vàng. Người cán bộ thể thao chỉ có 
thể đem lại kết quả cao trong công tác, 
khi nắm vững chuyên môn nghiệp vụ và 
thường xuyên trau dồi chuyên môn 
6 
nghiệp vụ. Mỗi cán bộ đều có chuyên 
môn cụ thể, như cán bộ bắn súng, cán bộ 
thể dục dụng cụ, cán bộ cầu lông, bóng 
bàn, bóng rổ phải thường xuyên trau 
dồi để thành thạo trong công việc. Đồng 
thời, Bác cũng chỉ ra người cán bộ thể 
thao phải thường xuyên trau dồi đạo đức 
cách mạng để khi gặp khó khăn, gian khổ, 
thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi 
bước, khi gặp thuận lợi và thành công 
cũng vẫn giữ được tinh thần. Bác cũng 
đòi hỏi mỗi cán bộ TDTT phải lấy việc 
học suốt đời trở thành tấm gương sáng, 
thành kiểu mẫu cho các em noi theo”, 
“phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư tưởng, 
đạo đức, lối làm việc” 
Có thể nói, với tầm nhìn của một nhà 
lãnh đạo thiên tài, Bác không chỉ đã khai 
sinh ra nền TDTT cách mạng - mà bằng 
kinh nghiệm thực tiễn của người thầy 
TDTT, Bác đã chỉ rõ: Sự nghiệp TDTT 
chính là sự nghiệp cách mạng - sự nghiệp 
vì mục tiêu “Dân cường thì nước thịnh” 
được quy tụ và hiện hữu trong tư tưởng 
Hồ Chí Minh về TDTT đã và đang tạo tỏa 
ánh hào quang cho con đường phát triển 
TDTT nước nhà nói chung, cho công tác 
đào tào TDTT Việt Nam nói riêng. 
3. Lời kết 
Thấm nhuần những tư tưởng của Chủ 
tịch Hồ Chí Minh về công tác TDTT, 
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của 
Đảng, Nhà nước, toàn ngành TDTT nước 
ta đã đẩy mạnh các nhiệm vụ phát triển 
TDTT đạt được những thành tựu có quan 
trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo 
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, phục vụ 
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất 
nước. Dù Bác đã đi xa, song những lời 
dạy của Bác về TDTT vẫn là linh hồn, là 
ngọn đuốc sáng soi rọi, chỉ lối dẫn đường 
cho nhiệm vụ TDTT cách mạng hôm nay 
và mãi về sau. 
Rất tiếc đến nay, chúng ta chưa sưu 
tầm, tìm được đầy đủ việc tập luyện lúc 
còn trẻ của Bác: khi học tại Huế, thời 
gian dạy học tại Phan Thiết, hoặc suốt 30 
năm trời kiếm sống ở 28 quốc gia khắp 
năm châu bốn biển tìm đường cứu nước. 
Năm 1941, Bác về Cao Bằng gây dựng, 
lãnh đạo phong trào cách mạng giải 
phóng dân tộc, Bác Hồ tập các môn gì, 
tập luyện như thế nào trong điều kiện ăn 
ở thiếu thốn, chống lại cái rét buốt mùa 
đông miền biên ải, hay quãng thời gian 
khẩn trương tiến hành khởi nghĩa cướp 
chính quyền tháng 8 năm 1945, ở Hà Nội, 
Bác tập luyện vào lúc nào trong ngày. 
Trong 9 năm kháng chiến chống thực 
dân Pháp (1946 - 1954) cùng 15 năm tiếp 
sau đó Bác lãnh đạo cả nước vừa lao 
động xây dựng miền Bắc xã hội chủ 
nghĩa, vừa chống đế quốc Mỹ xâm lược, 
đấu tranh thống nhất đất nước. Tháng 9 
năm 1969 Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta. 
Người đã để lại muôn vàn tình thương 
yêu cũng như những lời dạy về công tác 
TDTT. Bác đã để lại kho báu vô giá, là 
những văn kiện, tư liệu hiện như: Các Sắc 
lệnh 14, 38 ban hành quý 1-1946; Lời hô 
hào toàn dân tập thể dục của Bác ngày 
27/3/1946; Thư gửi Hội nghị Cán bộ 
TDTT toàn miền Bắc tháng 3 năm 1960; 
Bài nói chuyện với cán bộ, giáo viên 
7 
Trường Trung cấp TDTT Trung ương 
ngày 14/12/1961; các bài thơ Học đánh 
cờ, Tây Phong Lĩnh trong tập Nhật ký 
trong tù; Những lời căn dặn của Bác với 
công nhân, nông dân, cán bộ giảng dạy, 
giáo viên, học sinh, sinh viên Những 
bài nói chuyện của Bác, các cuộc tiếp đón 
các đoàn thể thao nước ngoài, các lần gặp 
gỡ nhân dân, công nhân, bộ đội, công an, 
học sinh 
Đặc biệt những tác phẩm viết về Chủ 
tịch Hồ Chí Minh, các hồi ký của các 
đồng chí lão thành cách mạng, các cán bộ 
được làm việc gần, hoặc phục vụ Bác; 
những thước phim tư liệu, ảnh của các 
nhà báo trong nước và quốc tế ghi lại 
cảnh luyện tập thể dục, đánh võ, đi bộ, 
cưỡi ngựa, chơi thể thao, tắm sông 
suối. của Bác Hồ hồi thập niên 40, 50, 
60 của thế kỷ 20 ở chiến khu Việt Bắc, tại 
Thủ đô Hà Nội, các chuyến công du nước 
ngoàilà một kho báu đồ sộ của Người 
dành cho Ngành TDTT, là tình cảm yêu 
thương bao la của Bác với cán bộ, huấn 
luyện, đào tạo TDTT 
Đây là di sản vô cùng quý báu, niềm 
vinh dự và tự hào của nền TDTT cách 
mạng. Nhất là đối với các trường đào tạo 
giáo viên TDTT, chúng ta có nhiệm vụ 
nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc 
thấu đáo, để từ đây không ngừng quán 
triệt, học tập làm theo lời dạy của Người, 
quyết tâm thực hiện những lời dạy của 
Bác, ra sức xây dựng thành công nền 
TDTT, vì sự nghiệp cao cả Bác đã chỉ rõ 
“Dân cường thì quốc thịnh”. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. 
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1992-1996 
3. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà 
Nội, 1975 
4. Thời thanh niên của Bác , Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 1976 
5. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2002 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_quan_diem_tu_tuong_ho_chi_minh_vao_cong_tac_giao_du.pdf