Vận dụng lý thuyết khi tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến kinh doanh đá xây dựng ở Việt Nam
K ế toán quản trị (KTQT) là một tập hợp các kỹ thuật, hỗ trọ' các
chức năng quẩn lý, với mục tiêu tăng cường giá trị tổ chức. KTQT
được thúc đầy bởi nhu cầu của quản lý chứ không phải, bởi các
bẽn liên quan. Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật, KTQT bị ảnh
hưởng bơi các tổ chức khác nhau, các yếu tô'hành vi, kinh tế và xã
hội. Chính vì vậy, các lý thuyết: Lý thuyết dự phòng, lý thuyết đại
diện, lý thuyết xã hội học và lý thuyết tâm lý, thuyết phát triển
bền vững thường xuyên dược áp dụng trong các nghiên cứu
KTQT. Ap dụng các lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu KTQT,
cho phép các nhà nghiên cứu hiêu KTQT từ những quan điểm
khác nhau, dê đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật khác nhau của
KTQT, KTQT chi phi
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vận dụng lý thuyết khi tổ chức mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác, chế biến kinh doanh đá xây dựng ở Việt Nam
ngân sách để thiết lập và duy trì các mối quan hệ quyền lực hiện tại, bản chất chính trị của ngân sách thường quan sát thấy trong đời sống xã hội phức tạp. Quan điểm vé quá trình lao động trong các tác phẩm của Carl Marx, nhấn mạnh sự phân chia giai cấp trong xã hội, mâu thuẫn giữa lao động, tién lương và các nhà tư bản. Từ quan điểm của các nhà tư bản, lao động cần được giảm thiểu và tối đa hóa giá trị thặng dư, không giống như các yếu tố khác của sản xuất. Do đó, các nhà dầu tư phải kiểm soát được lao động cũng như quá trình lao động. Thông qua một sô' công trình như Hopper và Armstrong (1991), Collinson (1987), Oakes và Covaleski (1994), các tác giả đều lập luận rằng, KTQT và thông tin chi phí là công cụ để khai thác hiệu quả sản xuất. Foucault (1926 - 1984) sử dụng cách tiếp cận để nghiên cứu KTQT trong một bối cảnh chính trị và xã hội rộng hơn. Một loại của lý thuyết xã hội học thường dược sử dụng lả lý thuyết đại diện. Nó giải thích quá trình thể chế mà theo đó quy định, chuẩn mực hoặc thói quen đã trở thành hướng dẫn cho hành vi xã hội (Scott, 2004). Như Covaleski (1996) đã chỉ ra sự phù hợp với chuẩn mực xã hội của hành vi chấp nhận được và mức độ cao của sản xuất hiệu quả là tương đối quan trọng cho sự sống còn của một tổ chức. ứng dụng nội dung lý thuyết vào đề tài nghiên cứu: Lý thuyết xã hội học cho thấy, hệ thống KTQT chi phí trong DN không chỉ là những vấn đé mang tính nội bộ DN mà nó chịu tác động ảnh hưởng trong một bối cảnh xã hội chung, nó liên quan đến các chế dộ, chính sách hiện hành và giải quyết các mối quan hệ với người lao động trong DN. Chính vi vậy, các mục tiêu của DN đặt ra phải nằm trong mục tiêu chung mà xã hội chấp nhận được. Điéu nảy phù hợp với xu hướng PTBV và lợi ích DN gắn với lợi ích chung của xã hội. Ví dụ, các tiêu chuẩn chi phí phải xây dựng trên cơ sở định mức chung của ngành, hay việc lập các kế hoạch vé chi phí tién lương phải trên cơ sở mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, các thông tin vế KTQT, KTQT chi phí cung cấp cũng sẽ chịu tác động bởi các quy định của các chính sách thuế, chính sách tài chính của Nhà nước,... Lý thuyết tâm lý (Psychological Theory) Lý thuyết tâm lý (Psychological Theory): Lý thuyết tâm lý học đã được sử dụng nghiên cứu KTQT hơn 50 năm, Argyris (1952,1953) dựa vào mối quan hệ của con người và động lực nhóm, để điểu tra bối cảnh xã hội của ngân sách. Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức, quan điểm của nhóm này cho rằng, năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. “Vấn đế tổ chức là vấn đé con người” và họ chỉ ra rằng, trong trường phái cổ điển có nhiéu hạn chế, vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm việc. Tác giả của lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức là Mary Parker Pollet (1868 - 1933). Tác giả này cho rằng, trong quá trình làm việc, người làm việc, người lao dộng có các mối quan hệ với nhau và với các nhà quản trị. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh hiệu quả của nhà quản trị phụ thuộc vào việc giải thích các mối quan hệ này. Các tác giả vế hành vi con người cho rằng, hoạt động của con người phụ thuộc nhiếu vào yếu tố tâm lý xã hội. Chính các yếu tố này, tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trinh lao động, từ đó mà có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình làm việc. Bởi, con người là một trong những thành phần quan trọng nhất của các tổ chức, đóng vai trồ quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức. Khi hành vi cá nhân phù hợp với mục tiêu của tổ chức, các tổ chức phát triển thịnh vượng. ứng dụng nội dung lý thuyết vào để tài nghiên cứu: Để hiểu tác động của các hành vi của các nhân tố đối với tổ chức, lý thuyết tâm lý được áp dụng trong nghiên cứu KTQT, nghiên cứu mối quan hệ giữa hành vi cá nhân và KTQT (Birnberg, 2007) trong các quá trình lập ngân sách, kiểm soát và ra quyết định. stedry (1960) sử dụng lý thuyết động lực để điéu tra ảnh hưởng của mục tiêu ngân sách tới hiệu suất cá nhân. Hopvvood (1972), sử dụng khái niệm này từ lý thuyết tâm lý nghiên cứu cáp trên sử dụng thông tin kế toán, để đánh giá cấp dưới vả ảnh hưởng của nhân viên cấp dưới với các nhân viên khác. 44 r í i i 'Mô /oán ty ' 'Hiểm /oán iô ' í/ư íny 9 /2 0 J7 Trong những năm 1970, KTQT sử dụng lý thuyết tâm lý để nghiên cứu làm thế nào các cá nhân xử lý các thông tin để lập kê' hoạch, kiểm soát và ra quyết định. EtalMock (1972), điều tra sự phản hồi tương tác của KTQT với nhận thức và phong cách cá nhân, để gây ảnh hưởng đến các quyết định điéu hành. Lý thuyết tâm lý học có thể sử dụng, để giải thích cả nguyên nhân và ảnh hưởng của KTQT đến hành vi cá nhân. Lý thuyết tâm lý chỉ ra rằng, việc thiết lập và vận hành hệ thống KTQT chi phí trong DN, phải xem xét tác động đến mối quan hệ con người trong DN (quan hệ cấp trên với cấp dưới, quan hệ giữa các bộ phận trong DN với nhau). Điéu này liên quan đến quá trình hoạch định ngân sách, quá trình kiểm soát đánh giá vả ra quyết định phải dược động lực và hướng đến việc nâng cao hiệu quả các bộ phận. Ví dụ như, việc thiết lập các định mức chi phí và các chỉ tiêu đánh giá, nếu chỉ quan tâm đến việc cắt giảm chi phí mà không chú ý đến việc nâng cao hiệu suất và giải quyết hài hòa lợi ích giữa các bộ phận trong DN, có thể sẽ không huy động được mọi người trong DN nỗ lực phấn đấu giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Lý thuyet PTBV Theo Hội đồng Thế giới vé Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc, thì “ PTBV" là “Sự phát triển đáp ứng được những yêu cẩu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc dáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Kế thừa và phát triển các khái niệm nêu trên, tiến sĩ Nguyễn Công Quang đưa ra khái niệm như sau: “PTBV là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu cũng như điểu kiện sống của các thế hệ tương lai trèn cơ sở phát triển hài hoà kinh tế, xã hội và môi trường ở các thê' hệ, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người”, ở đây, đã nhấn mạnh đến sự phát triển hài hòa giữa 3 thành phần: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. + Nội hàm của PTBV PTBV là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và thân thiện với môi trường. Nội hàm về PTBV được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất vé Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và dược bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới vé PTBV, tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "PTBV" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; Xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; Phòng chống cháy và chặt phá rừng; Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Quan niệm vế PTBV dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy vé PTBV, bắt đầu từ việc nhìn nhận tẩm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, được tổ chức ở Rio de Janeiro, đé ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI. Theo đó, PTBV được xác định là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cẩu của thế hệ hiện tại, mà không làm hại đến khả năng dáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai” . Về nguyên tắc, PTBV là quá trình vận hành đồng thời ba binh diện phát triển: Kinh tế tăng trưởng bén vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Do vậy, hệ thống hoàn chỉnh các nguyên tắc dạo đức cho PTBV bao gồm các nguyên tắc PTBV trong cả “Ba thê' chân kiéng” kinh tế, xã hội, môi trường. Cho tới nay, quan niệm vé PTBV trên bỉnh diện quốc tế có dược sự thống nhất chung và mục tiêu, để thực hiện PTBV trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. ũhg dụng nội dung lý thuyết vào đề tài nghiên cứu: Thứ nhất, PTBV vế kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. PTBV vể kinh tế đồi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế, trong dó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điéu kiện thuận lợi và quyén sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là, tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Khía cạnh phát triển bén vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, binh đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). Nén kinh tế được coi là bén vững cẩn đạt được những yêu cấu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Câc nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay, cẩn tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm, thỉ mới có thể xem có biểu ýa /t ríu' •%' ừtẩn V -‘Kiểm ¡ứi ỉỉtnny 9/20J7 45 hiện PTBV vé kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá PTBV vé kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp, thì tăng trưòng mới có thể đạt được bến vững. (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. Thứ hai, PTBV về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bén vững vé xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; Có sự binh đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; Mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; Chênh lệch đời sống giữa các vùng miến không lớn. Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) lả tiêu chí cao nhất vé phát triển xã hội, bao gồm: Thu nhập bình quân đầu người; Trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. PTBV vé xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội, luôn cần tạo điêu kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiếm năng bản thân và có điếu kiện sống chấp nhận được. PTBV vé xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dãn số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào dô thị; Hai là, giảm thiểu tác dộng xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sàu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định. Thứ ba, PTBV vé môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nống nghiệp, du lịch, quá trinh dô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điéu kiện tự nhiên. Bén vững vê môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch vế không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trẽn luôn cần được coi trọng và thường xuyên dược đánh giá kiểm định, theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. PTBV vé môi trường, đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tải nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người. Nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định, cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điêu kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. PTBV về môi trường gồm những nội dung cơ bản: Một là, sử dụng có hiệu quả tài 'nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thải; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm,... Kết luận Để nâng cao năng lực cạnh tranh, một điêu kiện sống còn đối với các DN là phải kiểm soát tốt chi phí và có các quyết định kinh doanh đúng đắn, điêu này chỉ có được thông qua hệ thống KTQT chi phí. Chính vì vậy, dựa vào lý thuyết nền, giúp tác giả định hướng khi xây dựng mô hình KTQT chi phí phù hợp cho các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở Việt Nam. Bài viết nhận định rằng, các lý thuyết nền là kim chỉ nam trong quá trình định hướng và xây dựng tổ chức công tác KTQT, KTQT chi phí như: Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức công tác kế toán, phân cấp quản lý, trách nhiệm quản lý, chế độ KTQT,... trong các DN sản xuất Việt Nam nói chung và đi sâu nghiên cứu chế độ KTQT tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng nói riêng. Nhằm đánh giá thực trạng KTQT chi phí trong DN sản xuất, để vận dụng, thiết lập mô hỉnh KTQT chi phí hoạt động một cách hiệu quả nhấ t.n Tài liệu tham khảo 1. Bộ Tài chính (2006), Thông tu số 5312006m - BTC, Hương dần áp dụng KTQT trong DN. 2. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, 2016. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới. PTBV ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và dịnh hướng phát triển. Tạp chí Tài chính. 3. Debra Lam (2014), Vietnams Sustainable Development Policies: Vision VS Implementation, World Scienctific Book, 2014 4. Vũ Văn Hiển (2014), PTBV ỞViệt Nam, Tạp chí Cộng Sản (Communist Review), sô' tháng 1-2014 Thông tin tác giả Nguyễn Thị Đức Loan Đơn vị công tác: Viện Du lịch - Quán lý - Kinh doanh, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU) Email: loanntd@bvu.edu.vn - Tel: 0918.737.988. 46 cỉ»í ,'Jiếtoát» ViíỉÂn toát» itốt/iátiy 9/ 20J7
File đính kèm:
- van_dung_ly_thuyet_khi_to_chuc_mo_hinh_ke_toan_quan_tri_chi.pdf