Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại

Các quốc gia trên thế giới hiện nay dù là đang phát triển hay phát triển, phương Tây hay phương

Đông đều đi theo xu thế hội nhập kinh tế, tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác kinh tế

khu vực và thế giới, đa phương, đa chiều, đa lĩnh vực, trong đó thương mại là một trong những lĩnh

vực được coi là trọng tâm và Việt Nam cũng là quốc gia không ngoại lệ. Việt Nam đã tham gia hội

nhập AFTA, WTO, CPTPP Từ lâu, hợp đồng đã trở thành một công cụ pháp lý để xác lập quan hệ

của các chủ thể phát sinh từ các giao dịch dân sự, kinh tế. Hợp đồng có một vai trò hết sức quan

trọng, nó được thể hiện trong hầu hết các quan hệ của các bên trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vì

nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan mà hợp đồng giao kết có thể bị tuyên là vô hiệu. Hợp

đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm

xác lập. Theo đó, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã

nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá thành tiền để hoàn trả. Tuy

nhiên, thực tế cho thấy có những trường hợp việc hoàn trả không thể triển khai bằng hiện vật như

người thuê không thể hoàn trả bằng hiện vật đối với việc sử dụng tài sản mà mình đã thuê cũng

như dịch vụ mà mình đã sử dụng. trước khi hợp đồng vô hiệu. Đối với việc không thể hoàn trả

bằng hiện vật phải hoàn trả bằng tiền thì câu hỏi đặt ra là quy đổi việc sử dụng thành tiền như thế

nào? Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vô

hiệu đối với hoạt động thương mại hiện nay.

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 1

Trang 1

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 2

Trang 2

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 3

Trang 3

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 4

Trang 4

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 5

Trang 5

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 6

Trang 6

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 7

Trang 7

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5240
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại

Vấn đề hoàn trả tài sản do hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại
 còn thì mới có thể trả cho nhau. Trong trường hợp hàng hóa không còn tồn tại nữa thì tính giá 
trị bằng tiền để thanh toán. Tuy nhiên, khi giải quyết vấn đề không nên máy móc phải theo khuôn 
mẫu như quy định của luật. Nhìn chung, việc hoàn trả tài sản là một sự thương lượng của các bên 
để bù đấp phần thiệt hại không đáng có trong hợp đồng. Trong trường hợp hàng hóa còn tồn tại 
nhưng các bên thống nhất thanh toán cho nhau bằng tiền thì vẫn được chấp nhận. Ngoài hàng 
hóa là đối tượng của hợp đồng thì có những hàng hóa trong quá trình vận hành tạo ra như hoa lợi, 
lợi tức thì cũng xem xét hợp lý để giải quyết. Theo quy định của Khoản 2 này thì việc trả lại hiện vật 
là ưu tiên, không thể trả bằng hiện vật thì mới trả tiền. Trong thực tế, nhiều khi tài sản không còn 
nguyên vẹn như khi giao nhưng tài sản chính vẫn còn thì vẫn phải trả, phải nhận, được bổ sung 
bằng việc thanh toán cho nhau những chi phí hợp lý. Đó là hướng xử lý phù hợp với nguyên tắc quy 
định ở Khoản 1 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015. 
2.2 Nguyên tắc hoàn trả tài sản 
Thứ nhất, tài sản phải tồn tại. Khi hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu theo quy định của 
pháp luật thì các bên có nghĩa vụ hoàn lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng 
ban đầu. Như vậy, điều kiện để hoàn trả lại tài sản là tài sản đó phải tồn tại thì mới có thể hoàn trả. 
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá bằng tiền để hoàn trả. 
Thứ hai, nguyên tắc khôi phục lại tình trạng ban đầu. Khôi phục lại tình trạng ban đầu là trước khi 
hai bên ký hợp đồng thì tài sản hiện có như thế nào thì phải khôi phục lại như vậy. Đây là quy 
định của pháp luật mang tính bất cập, khó thực hiện. Bởi vì tài sản dịch vụ đã sử dụng rất khó để 
khôi phục lại như ban đầu và nhiều khi không thể khôi phục lại như ban đầu mà chỉ mang tính 
tương đối. 
Thứ ba, nguyên tắc bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm 
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được 
xác lập. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại đó là phải có thiệt hại xảy ra. Bồi thường thiệt hại chỉ bao 
gồm thiệt hại về tài sản chứ không bao gồm thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất 
mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại về tài sản có thể tính 
toán thành tiền để bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu thực chất là việc bù 
đắp hay là một khoản trả thêm cho bên bị thiệt hại do hợp đồng vô hiệu. Nhằm tránh tổn thất cho 
bên không có lỗi trong việc để hợp đồng vô hiệu trong kinh doanh thương mại. Như thế việc bồi 
thường này đã đảm bảo công bằng trong hợp đồng kinh doanh thương mại. 
Thứ tư, nguyên tắc hoàn trả tài sản toàn bộ và kịp thời, đúng thời hạn. Hoàn trả tài sản toàn bộ là 
hoàn trả tất cả những gì hai bên đã nhận của nhau kể từ khi giao kết hợp đồng trong kinh doanh 
thương mại. Trường hợp đối tượng của hợp đồng là thực hiện một công việc hay cung cấp dịch vụ 
1489 
thì không thể hoàn trả lại bằng dịch vụ được mà phải quy ra thành tiền để hoàn trả. Việc hoàn trả 
tài sản phải kịp thời và đúng thời hạn nhằm đảm bảo cho các bên không bị thiệt hại thêm. Pháp 
luật nước ta vẫn cũng chưa quy định thời hạn khôi phục lại tình trạng ban đầu là bao lâu và thời 
hạn hoàn trả tài sản khi hợp đồng vô hiệu là bao lâu. Vì vậy gây khó khăn cho các cơ quan trong 
việc áp dụng pháp luật. Nguyên tắc hoàn trả lại tài sản khi hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô 
hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn trả tài sản cho các bên trong giao dịch hợp đồng, nhằm 
tránh gây thiệt hại, ảnh hưởng đến hoạt động thương mại và đảm bảo công bằng. 
4 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ HOÀN TRẢ TÀI SẢN DO HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG 
KINH DOANH THƯƠNG MẠI 
Khi hợp đồng kinh doanh thương mại bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì các bên có nghĩa 
vụ hoàn lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, điều kiện để 
hoàn trả lại tài sản là tài sản đó phải tồn tại thì mới có thể hoàn trả. Trường hợp không thể hoàn trả 
được bằng hiện vật thì phải trị giá bằng tiền để hoàn trả. Khôi phục lại tình trạng ban đầu là trước 
khi hai bên ký hợp đồng thì tài sản hiện có như thế nào thì phải khôi phục lại như vậy. Đây là quy 
định của pháp luật mang tính bất cập, khó thực hiện. Bởi vì tài sản dịch vụ đã sử dụng rất khó để 
khôi phục lại như ban đầu và nhiều khi không thể khôi phục lại như ban đầu mà chỉ mang tính 
tương đối. Như ví dụ sau đây: 
‚Ngày 04/09/1997, Công ty Cà phê Easim và Công ty Cơ khí ô tô Đắk Lắk (ĐL) cùng nhau ký hợp 
đồng kinh tế số 39/HĐ T. Theo hợp đồng, Công ty Cơ khí ô tô ĐL nhận chế tạo hệ thống chế biến 
cà phê cho Công ty Cà phê Easim; tổng giá trị hợp đồng là 948 000 000 đồng. Hai bên đã ký biên 
bản nghiệm thu bàn giao công trình, Công ty Cà phê Easim đã thanh toán 821 376 000 đồng và 
hiện còn nợ Công ty Cơ khí ô tô ĐL 126 600 000 đồng. 
Các bên có tranh chấp và Tòa án đã tuyên hợp đồng vô hiệu. Theo Tòa án, tại thời điểm ký hợp 
đồng số 39/HĐ T, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng và đến trước thời điểm phát sinh 
tranh chấp, Công ty Cơ khí ô tô ĐL vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa 
thuận trong hợp đồng. Do đó, hợp đồng này vô hiệu hoàn toàn. 
Sau khi tuyên bố hợp đồng vô hiệu toàn phần, Tòa phúc thẩm buộc Công ty Cơ khí ô tô ĐL phải 
hoàn trả lại số tiền đã nhận là 821 376 000 đồng cho Công ty Cà phê Easim và buộc Công ty Cà 
phê Easim phải hoàn trả dây chuyền chế biến cà phê tươi, sấy cà phê cho Công ty Cơ khí ô tô ĐL. 
Như vậy tòa phúc thẩm đã áp dụng nguyên tắc chung của việc giải quyết hậu quả của hợp đồng 
vô hiệu: các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận trong quá trình thực hiện hợp đồng‛2 
Như ví dụ này thì việc phục hồi nguyên thể trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã 
nhận là không thể thực hiện được. Vì Công ty Cà phê Easim đã sử dụng dây chuyền chế biến cà 
phê tươi, sấy cà phê do Công ty Cơ khí ô tô ĐL chế tạo ra. Công ty Cà phê Easim đã tạo ra sản 
phẩm và bán thu được lợi nhuận. Việc sử dụng dây chuyền để sản xuất làm cho dây chuyền bị cũ, 
hư hỏng Mặc dù Công ty Cơ khí ô tô ĐL là bên có lỗi do chưa đăng ký kinh doanh nhưng nếu 
hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu thì sẽ gây thiệt hại cho 
1490 
Công ty Cơ khí ô tô ĐL. Trên thực tế thì Công ty Cà phê Easim đã sử dụng dịch vụ của Công ty Cơ khí 
ô tô ĐL. 
Theo quy định của pháp luật thì việc giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu là khôi phục lại 
tình trạng ban đầu, hoàn trả lại những gì đã nhận. Tuy nhiên, có những vấn đề phát sinh sau khi 
giao nhận tài sản. Chính vì thế, ngoài việc trả lại tài sản còn phải giải quyết những vấn đề phát sinh 
là sự thay đổi của tài sản, hoa lợi, lợi tức của tài sản, bồi thường thiệt hại. Theo Điều 109 Bộ luật Dân 
sự 2015 quy định về hoa lợi, lợi tức thì: ‚1. Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại; 2. Lợi tức 
là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản‛. Từ khi giao dịch dân sự được xác lập đến khi phải 
hoàn trả tài sản do giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản có thể làm phát sinh hoa lợi, lợi tức, như ví dụ 
sau: ‚Anh A bán một căn nhà cho bên B, B nhận nhà và trả đủ tiền mua nhà là 4,2 tỷ đồng. Bên B 
sử dụng nhà để cho thuê trong thời hạn 2 năm với giá cho thuê là 200.000.000 đồng. Nhưng sau 
một năm xác lập hợp đồng mua bán nhà giữa A và B thì hợp đồng này bị vô hiệu do chủ thể ký kết 
không có đủ năng lực pháp luật dân sự. Như vậy, lợi tức mà B được hưởng khi giải quyết hợp đồng 
vô hiệu là 100.000.000 đồng tiền thuê nhà (một năm cho thuê)‛. Hoa lợi, lợi tức theo Bộ luật Dân sự 
2015 quy định nếu là bên ngay tình thì không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Chính vì thế, nghĩa 
vụ hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức giữa các bên phải xác lập dựa trên sự ngay tình hay không ngay tình, 
việc chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật hay không của bên nhận tài sản. Pháp Luật Dân sự 
không định nghĩa cụ thể thế nào là người thứ ba ngay tình. Vì vậy, việc xác định cơ sở ngay tình hay 
không ngay tình để áp dụng nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức là không đủ căn cứ pháp luật. 
Một vấn đề khác được đặt ra là việc xét xử của Tòa án về vấn đề hợp đồng vô hiệu có bắt buộc vừa 
phải giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu vừa phải tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu hay 
không? Thực tế, pháp luật quy định không bắt buộc phải giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch dân 
sự vô hiệu và giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu trong cùng một vụ án. Có nhiều trường 
hợp các bên không yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu không phải vì lý do chống 
đối việc giải quyết. Họ chỉ cần Tòa án phán quyết giao dịch vô hiệu hay có hiệu lực, nếu vô hiệu họ 
sẽ tự giải quyết hậu quả với nhau và không phải chịu án phí. Trong giao dịch về kinh doanh, 
thương mại, giá trị tài sản có thể rất lớn nhưng việc trả lại tài sản lại rất dễ dàng thì họ càng phải 
cân nhắc việc có cần Tòa án can thiệp hay không để tránh một khoản án phí rất lớn. Và đó cũng là 
xử xự hợp pháp phù hợp với nguyên tắc ‚tự định đoạt‛ của đương sự quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố 
tụng Dân sự. Có quan điểm cho rằng Điều 131 đã quy định rõ ‚ hi giao dịch dân sự vô hiệu thì các 
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận‛ nên hậu quả của giao 
dịch vô hiệu phải được giải quyết trong cùng một vụ án với việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu. 
Đã có một số bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, thậm chí có cả quyết định giám đốc thẩm 
hủy bản án của tòa án cấp dưới vì lý do tuyên bố giao dịch vô hiệu mà không giải quyết hậu quả 
của giao dịch vô hiệu. Như vậy, Tòa án nên làm rõ việc các đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả 
giao dịch dân sự vô hiệu hay không để tránh việc xảy ra thêm một tranh chấp mới. 
5 KIẾN NGHỊ 
Trong tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học ‚Hợp đồng mua bán hàng hóa trong kinh doanh thương 
mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam‛ của tác giả Đinh Ngọc Thương, tác giả cho rằng: ‚Để hạn chế 
1491 
những bất cập tại Điều 131 BLDS 2015. Đồng tình với cách quy định về hậu quả và cách giải quyết 
hậu quả theo như khoản 2, 3, 4, 5 của Điều 131 BLDS 2015 theo đó ta có thể bổ sung như sau: 
– Khoản 2: Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả 
cho nhau tài sản đã nhận, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ việc thực hiện giao dịch dân sự sau khi 
trừ đi các chi phí hợp lý trong thực hiện giao dịch dân sự và chi phí làm phát sinh, bảo quản 
hoặc phát triển tài sản, hoa lợi, lợi tức. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường 
hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được tính giá trị thành tiền để thanh toán; 
– Khoản 3: Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức 
đó; 
– Khoản 4: Bên bị thiệt hại vì hành vi trái pháp luật của bên kia được bồi thường; 
– Khoản 5: Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến các quyền 
nhân thân do luật có liên quan quy định; 
– Khoản 6: Các bên không được nhận lại tài sản, hoa lợi, lợi tức nếu theo quy định của pháp 
luật những tài sản này bị tịch thu, sung vào công quỹ nhà nước‛1. 
Theo tác giả Đinh Ngọc Thương, việc quy định như vậy đã giải quyết được những vướng mắc và 
những hạn chế mà tác giả phân tích ở phần trên trong việc giải quyết hậu quả của hợp đồng mua 
bán hàng hóa vô hiệu. Với quan điểm này, chúng tôi đồng ý với kiến nghị tại Khoản 2 và Khoản 5 vì 
hướng giải quyết như vậy bảo vệ được quyền lợi cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng 
kinh doanh không may bị vô hiệu. Đồng thời, giúp cho các cơ quan nhà nước dễ dàng xử lý và thực 
thi giải quyết vấn đề hậu quả do vô hiệu của loại hợp đồng này được thuận lợi hơn. Đối với Khoản 
3, chúng tôi muốn đề cập đến là việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ sự thay đổi của tài sản, 
hoa lợi, lợi tức phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản. Pháp luật Việt Nam xác định, bên ngay tình 
không phải trả lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản trong giao dịch trước đó nhưng lại không quy 
định rõ ràng thế nào là bên ngay tình. Theo chúng tôi, bên ngay tình là cá nhân, tổ chức tại thời 
điểm tham gia giao dịch dân sự, ký kết hợp đồng trong kinh doanh thương mại không có cơ sở để 
biết việc giao dịch của mình với bên không có quyền ký kết hợp đồng, không có ủy quyền, không có 
đủ thẩm quyền ký kết được ủy quyền hoặc đối tượng giao dịch trong hợp đồng bị vô hiệu tại thời 
điểm khi tham gia vào giao dịch. Đây là quan điểm của chúng tôi về bên ngay tình trong giao dịch 
dân sự, hợp đồng trong kinh doanh thương mại để xác định việc nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức 
phát sinh từ tài sản trong giao dịch, hợp đồng có được thực hiện hay không. Đối với Khoản 4, hợp 
đồng vô hiệu có thể chỉ do lỗi một bên hoặc cũng có thể do lỗi của cả hai bên. Do đó, cần phải đặt 
vấn đề bồi thường thiệt hại trong trường hợp mức độ lỗi của cả hai bên là tương đương nhau. Chính 
vì vậy, Tòa án cần phải xác định mức độ lỗi của từng bên trong việc làm cho hợp đồng vô hiệu để 
xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mới đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho các 
bên. Còn đối với Khoản 6, Bộ luật Dân sự chưa quy định rõ thời điểm tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi 
tức thu được bị tịch thu là trước hay sau khi giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. Việc xác định rõ thời điểm 
là rất cần thiết, bởi lẽ nó sẽ là một trong các căn cứ xác định chủ thể chịu trách nhiệm (đã có trường 
hợp tài sản là đối tượng của hợp đồng dân sự, nhưng đã bị tịch thu trong một vụ án khác, trước khi 
1492 
Tòa án tuyên hợp đồng này vô hiệu). Phải có quy định của pháp luật rõ ràng về vấn đề này, thời 
hiệu, thời hạn, căn cứ để xác lập thời điểm hoa lợi, lợi tức bị tịch thu để hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức 
cho chủ thể có quyền. 
Bên cạnh ý kiến trên, chúng tôi nhận thấy một số điều cần có những quy định để làm rõ hơn, như 
việc Tòa án nên làm rõ việc các đương sự có yêu cầu giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu 
hay không để tránh việc xảy ra thêm một tranh chấp mới. Pháp luật hiện hành đang quy định có 
thể giải quyết yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không giải quyết hậu quả giao dịch 
dân sự vô hiệu nếu không có yêu cầu. Theo lẽ đó, khi đương sự nộp đơn yêu cầu tuyên bố giao 
dịch dân sự vô hiệu, Tòa án chỉ nên giải quyết yêu cầu này, còn việc giải quyết hậu quả của giao 
dịch dân sự vô hiệu nên do các bên tự thỏa thuận. Điều này, phù hợp với nguyên tắc ‚tự định đoạt‛ 
theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Đinh Ngọc Thương, tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học ‚Hợp đồng mua bán hóa trong kinh 
doanh thương mại vô hiệu theo pháp luật Việt Nam‛, xem tại: 
https://www.hul.edu.vn/upload/file/chua-tt-dinh-ngoc-thuong.pdf 
[2] Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án, xem tại: 
a8ia.html?fbclid=IwAR2pauh0nqsVShiNaErN8CNTouxuN0KclZPh6dArvFx6_pM4rEnd4AgGJQc 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_hoan_tra_tai_san_do_hop_dong_vo_hieu_trong_kinh_doanh.pdf