Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam

TÓM TẮT

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới nên việc cung cấp thông tin

kế toán tài chính (TTKTTC) minh bạch đang trở thành một áp lực rất lớn đối với các đơn vị thuộc

khu vực công. Hơn nữa, nhà nước đang thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế tự chủ tài chính trong khu vực

công nhằm giảm gánh nặng ngân sách nhà nước (NSNN), lúc này nhà quản lý là người có vai trò

chủ chốt trong việc quyết định các vấn đề về tổ chức, bộ máy, nhân sự, hoạt động và tài chính

của đơn vị. Vì vậy để nâng cao minh bạch TTKTTC trong khu vực công thì sự hỗ trợ của nhà lãnh

đạo ảnh hưởng đáng kể đến minh bạch TTKTTC. Mô hình nghiên cứu có dạng SEM và áp dụng kỹ

thuật phân tích PLS - SME với sự hỗ trợ của phần mềm Smart PLS 3.2.7 để kiểm định các giả thuyết

nghiên cứu. Kết quả phân tích dữ liệu từ 164 đơn vị công tại Việt Nam khẳng định rằng sự hỗ trợ

của nhà lãnh đạo có những tác động trực tiếp đến hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT), thể hiện

qua các mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố gồm sự am hiểu của kế toán trưởng,

mức độ đáp ứng của thiết bị phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm và mức độ đáp ứng của

công nghệ truyền thông. Những nhân tố này chính là biến trung gian trong sự tác động của sự hỗ

trợ của nhà lãnh đạo đến minh bạch TTKTTC

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 9

Trang 9

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam

Vai trò của sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo đối với minh bạch thông tin kế toán tài chính trong khu vực công tại Việt Nam
g của thiết bị phần cứng, mức độ đáp
ứng của phầnmềm vàmức độ đáp ứng của công nghệ
truyền thông và cả 04 nhân tố này đều đóng vai trò là
569
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 4(1):562-573
biến trung gian trong mối quan hệ giữa minh bạch
TTKTTC và sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo. Kết quả này
phù hợp với bối cảnh hiện nay của đơn vị công và đặc
biệt là đơn vị sự nghiệp tại Việt Nam ngày càng được
nhà nước thúc đẩy nâng cao khả năng tự chủ. Khi
mức độ tự chủ càng cao nhà lãnh đạo càng được giao
quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ
máy, hoạt động và tài chính của đơn vị. Vì vậy, kết
quả này cho thấy mặc dù nhà lãnh đạo không trực
tiếp tham gia vào công tác kế toán nhưng với sự hỗ
trợ tích cực của nhà lãnh đạo cho công tác kế toán như
tuyển dụng kế toán trưởng có sự am hiểu cao và đầu
tư ngân sách thích hợp cho cơ sở hạ tầng kế toán sẽ
góp phần nâng caominh bạch TTKTTC. Kết luận này
cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Komala,
Harrison và Sayogo, Rapina, Fitrios đã chứng minh
một khi nhà quản lý chú trọng đến minh bạch TTK-
TTC và có sự hỗ trợ tích cực về nguồn nhân lực và vật
lực để tổ chức thực hiệnHTTTKT thì sẽ giúpnâng cao
minh bạch TTKTTC trong khu vực công6,31,45,46.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá thực trạng sự hỗ trợ của
nhà lãnh đạo tại các đơn vị công hiện nay chưa cao
chỉ ở mức điểm trung bình (4,85/7). Điều này cho
thấy nhà lãnh đạo đơn vị công chưa có sự quan tâm
đúng mức đến HTTTTK của đơn vị và kết hợp với
những hạn chế về khả năng tài chính, đơn vị còn phụ
thuộc đáng kể vào NSNN nên nhà lãnh đạo đơn vị
cũng không chủ động trong việc đầu tư phát triển
HTTTKT phù hợp với nhu cầu của đơn vị. Trong
khi đó, điều kiện tài chính của NSNN của Việt Nam
còn nghèo nên việc đầu tư cho cơ sở vật chất cho đơn
vị công cũng còn khá thấp. Chính từ những nguyên
nhân này đã dẫn đến mức độ đáp ứng của thiết bị
phần cứng, mức độ đáp ứng của phần mềm và mức
độ đáp ứng của công nghệ truyền thông chỉ mới được
đánh giá ở mức trung bình khá với số điểm lần lượt
là 5,89; 5,841; 5,52 trên thang điểm 7. Độ lệch chuẩn
đánh giá của ba nhân tố này cũng khá cao (>1) chứng
tỏ mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng kế toán không đồng
đều giữa các đơn vị công tại Việt Nam. Những đơn vị
nào có khả năng tự chủ cao hơn thì có điều kiện, chủ
động và đầu tư tốt hơn cho cơ sở hạ tầng kế toán và
ngược lại. Còn về sự am hiểu của kế toán viên được
đánh giá ở mức điểm cao hơn so với các nhân tố khác
là 6,05/7. Kết quả này cho thấy đơn vị đã có sự chú
trọng đến việc tuyển dụng kế toán trưởng có trình độ
chuyên môn. Trong các yêu cầu về sự am hiểu của kế
toán viên, trình độ chuyên môn về kế toán và HTT-
TKT của kế toán trưởng của đơn vị công được đánh
giá khá cao. Tuy nhiên, yêu cầu kế toán trưởng có
kiến thức chuyên môn về quản lý, và kế toán trưởng
có kinh nghiệm quản lý chỉ đạt mức trung bình khá
với mức điểm 5 và độ lệch chuẩn của 02 biến này cao.
Điều này thể hiện kế toán trưởng đơn vị công vẫn còn
hạn chế về kiến thức và kinh nghiệmquản lý. Chính vì
vậy, để nâng cao hơn nữaminh bạch TTKTTC thì các
đơn vị công cần chú trọng nâng cao chất lượng tuyển
dụng kế toán trưởng có chuyên môn và kinh nghiệm
quản lý cao, đồng thời đơn vị cũng cần tập trung đầu
tư thiết bị phần cứng, phần mềm, công nghệ truyền
thông phù hợp với nhu cầu công tác kế toán của đơn
vị. Đặc biệt để đáp ứng được xu hướng nâng cao khả
năng tự chủ như hiện nay, nhà lãnh đạo đơn vị phải
là người tiên phong trong việc tổ chức, thực hiện và
khuyến khích nhân viên tham gia tích cực thông qua
sự hỗ trợ tích cực từ nhà lãnh đạo.
KẾT LUẬN
Đối với đơn vị công, TTKTTC mang tính tuân thủ
cao. Việc phản ánh và trình bày các chỉ tiêu trên Báo
cáo tài chính cũng như việc công bố TTKTTC phải
theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tuy
nhiên, để có thể tạo lập TTKTTC minh bạch thì đơn
vị công cần phải có một HTTTKT chất lượng. Chất
lượng của quá trình thu thập, xử lý và công bố thông
tin của HTTTKT tại đơn vị công phụ thuộc đáng kể
vào các nhân tố như sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo, sự
am hiểu của kế toán trưởng, mức độ đáp ứng của thiết
bị phần cứng, mức độ đáp ứng của công nghệ truyền
thông. Khi đơn vị chú trọng phát triển và hoàn thiện
các nhân tố này thì sẽ thúc đẩy minh bạch TTKT của
đơn vị nâng cao đáng kể. Trên cơ sở nhận diện các
nhân tố kết hợp với những đánh giá thực trạng của
các nhân tố này sẽ là một kênh tham khảo hữu ích
cho các nhà lãnh đạo, các cơ quan cấp trên đưa ra
được những quyết định, chính sách phù hợp để nâng
cao minh bạch TTKTTC của các đơn vị công tại Việt
Nam.
DANHMỤC TỪ VIẾT TẮT
HTTTKT: Hệ thống thông tin kế toán
NSNN: Ngân sách nhà nước
TTKTTC: Thông tin kế toán tài chính
TUYÊN BỐ XUNGĐỘT LỢI ÍCH
Nhóm tác giả xin cam đoan rằng không có bất kì xung
đột lợi ích nào trong công bố bài báo.
TUYÊN BỐĐÓNGGÓP CỦA CÁC TÁC
GIẢ
Tác giả VõVănNhị và ĐậuThịKimThoa đã đóng góp
ngang nhau từ việc lên ý tưởng đến thu thập tài liệu,
thu thập, phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu
trên bài báo.
570
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 4(1):562-573
TÀI LIỆU THAMKHẢO
1. Coronel SS. The Right to Know: Access-To-Information in
Southeast Asia. In: Coronel SS, editor. Fighting for The Right
to Know. Bangkok, Thailand. Raintree Publishing. 2001;p. 1–
20.
2. Horsely JP. Rule of Law: Guangzhou’s Pioneering Foray into
Open Government. The China Business Review. 2003;30(4):3–
40.
3. Hopper T, Lassou P, Soobaroyen T. Globalisation, Accounting
and Developing Countries. Critical Perspectives on Account-
ing. 2017;43:125–148.
4. Cam T. Việt Nam ở Top các quốc gia ít công khai ngân sách
nhất thế giới. Báo điện tử của Đài tiếng nói Việt Nam. 2018;.
5. Bolívar MPR, Hernández AML, Muñoz LA. Determinants of
Financial Transparency in Government. International Public
Management Journal. 2013;16(4):557–602.
6. KomalaAR. The Influenceof theAccountingManagers Knowl-
edge and The Top Managements Support on The Account-
ing Information System and Its Impact on The Quality of Ac-
counting Information: A Case of Zakat Institutions in Ban-
dung. Journal of Global Management. 2012;1:53–73.
7. Ferejohn J. Accountability and authority: toward a theory of
political accountability. Democracy, accountability, and rep-
resentation. 1999;p. 131–133.
8. Schipper KBME. Financial Reporting Transparency. Journal of
accounting, auditing & finance. 2007;p. 173–190.
9. Zimmerman JL. The Municipal Accounting Maze: An Analy-
sis of Political Incentives. J. Journal of Accounting Research.
1977;21(1):107–144.
10. Cheng RH. An empirical analysis of theories on factors influ-
encing state government accounting disclosure. Journal of
Accounting and Public Policy. 1992;;11:1–42.
11. Jaggi B, Low PY. Impact of Culture, Market Forces, and Legal
System on Financial Disclosures. International Journal of Ac-
counting. 2000;35(4):495–519.
12. Archambault J, Archambault M. A Multinational Test of De-
terminants of Corporate Disclosure. The International Journal
of Accounting. Corporate Communications: An International
Journal. 2003;38(2):173–194.
13. Rawlins B, Kwak Y. Give the Emperor a Mirror: Toward Devel-
oping a Stakeholder Measurement of Organizational Trans-
parency. Journal of Public Relations Research. 2009;21(1):71–
99.
14. Williams A. A Global Index of Information Transparency
and Accountability. Journal of Comparative Economics.
2015;43(3):804–824.
15. GRI, et al. Sustainability Reporting Guidelines. Information và
Management. 2006;3.
16. Christensen L. Corporate Communication: The Challenge of
Transparency. Corporate Communications: An International
Journal. 2002;7(3):162–168.
17. Lee G, Kwak Y. Open Government Implementation Model:
Moving to Increased Public Engagement. IBM Center for The
Business of Government. 2011;.
18. IPSASB. The Conceptual Framework for General Purpose Fi-
nancial Reporting by Public Sector Entities. Int Polit Sci Rev.
2014;p. 1–120.
19. Lee YW, Bersch K, et al. AIMQ: AMethodology for Information
Quality Assessment. Information và Management. Informa-
tion Polity. 2002;40(2):133–146.
20. Solberg M. A Survey Analysis of Transparency in Three Asian
Regulatory Agencies Responsible for Medical Products. PhD
Thesis University of Southern California. 2010;.
21. Wong W, Welch E, et al. Does E-Government Promote Ac-
countability? A Comparative Analysis of Website Openness
and Government Accountability. Governance: An Inter-
national Journal of Policy, Administration, and Institutions.
2004;17(2):275–297.
22. Lindstedt C, Naurin D, et al. Transparency Is Not Enough: Mak-
ing Transparency Effective in Reducing Corruption. Int Polit
Sci Rev. 2010;31(3):301–322.
23. Michener G, Bersch K. Identifying Transparency. Information
Polity. Accounting, Organizations and Society. 2013;18:233–
242.
24. Sharman JC, Chaikin D. Corruption and anti-money-
laundering systems: putting a luxury good to work, Gover-
nance: An International Journal of Policy. Administration, and
Institutions. 2009;22(1):27–45.
25. Xu H, et al. Key Issues Accounting Information Quality Man-
agement: Australian Case Studies. Industrial Management
and Data Systems. 2003;103:461–470.
26. Sacer IM, et al. Accounting Information System’s Quality as
TheGround forQuality Business Reporting. Iadis International
Conference E-Commerce. 2006;.
27. Otley DT. The Contingency Theory of Management Account-
ing: Achievement and Prognosis. Accounting Organizations
and Society. 1980;5(4):413–428.
28. Laudon, et al. Sistem Informasi Manajemen. ogyakarta:
Penerbit Andi. 2005;.
29. Wisna N. Organizational Culture and Its Impact on The Qual-
ity of Accounting Information Systems. Journal of Theoretical
and Applied Information Technology. 2015;82(2):1–7.
30. Okpala KE. Fiscal Accountability Dilemma in Nigeria Public
Sector: A Warning Model for Economic Retrogression. Re-
search Journal of Finance andAccounting. 2012;3(6):113–132.
31. Rapina. Factors Influencing The Quality of Accounting In-
formation. Research journal of finance and accounting.
2014;5(2):148–152.
32. Ang CL, Davies MA, Finlay PN. An Empirical Model of It Usage
in The Malaysian Public Sector. Journal of Strategic Informa-
tion Systems. 2001;10:159–174.
33. McLeod R, Schell G. Management Information Systems . 10th
Edition New Jersey: Printice-Hall Inc. 2007;.
34. Aziz MAA, et al. Enhancement of the Accountability of Public
Sectors through Integrity System, Internal Control Systemand
Leadership Practices: A Review Study. Procedia Economics
and Finance. 2015;28:163–169.
35. Xu H, et al. Critical Success Factors for Accounting Informa-
tion system data quality. Philosophy Thesis, The University of
Sounthern Queenland, Australia. 2003;.
36. MartinsMR. Size ofMunicipalities, Efficiency, and Citizens Par-
ticipation: A Cross-European Perspective.”. Environment and
Planning Government and Policy. 1995;13(4):441–458.
37. García AC, García JG. Determinants of Online Reporting of Ac-
counting Information by Spanish Local Government Authori-
ties. Local Government Studies. 2010;36(5):679–695.
38. Bastida F, Benito B. Central Government Budget Practices and
Transparency: An International Comparison. Public Adminis-
tration. 2007;85(3):667–716.
39. Brislin RW. Back-Translation for Cross-Cultural Research. Jour-
nal of Cross- Cultural Psychology. 1970;1(3):185–216.
40. Hair EA. A Primer on Partial Least Squares Structural Equation
Modeling (PLS_SEM). Second Edition. 2016;.
41. Anderson JC, et al. A Path Analytic Model of a Theory of
Quality Management Underlying the Deming Management
Method: Preminary Empirical Findungs. Decision Sciences.
1995;26(5):637–658.
42. Bavik A. Developing a New Hospitality Industry Organiza-
tional Culture Scale. International Journal of Hospitality Man-
agement. 2016;58:44–55.
43. Nguyen PN. The Impact of Coordination and Competition on
Cross-Functional Knowledge Sharing and Organisational Per-
formance. PhD Thesis University of Western Sydney. 2014;.
44. Lindell MK, Whitney DJ. Accounting for Common Method
Variance in Cross- Sectional Research Designs. Journal of Ap-
plied Psychology. 2001;86(1):114–121.
45. Harrison TM, Sayogo DS. Transparency, Participation, and Ac-
countability Practices in Open Government: A Comparative
Study. Government Information Quarterly. 2014;31(4):513–
525.
46. Fitrios R. Factors That Influence Accounting Information
System Implementation and Accounting Information Qual-
571
Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 4(1):562-573
ity. International Journal of Scientific và Technology Research. 2016;5(5):192–198.
572
Science & Technology Development Journal – Economics - Law andManagement, 4(1):562-573
Open Access Full Text Article Research Article
University of Economics HCMC
Correspondence
Vo V an Nhi, University of Economics
HCMC
Email: nhi_vo1958@yahoo.co
History
 Received: 18/6/2019
 Accepted: 15/10/2019
 Published: 31/3/2020
DOI : 10.32508/stdjelm.v4i1.600
Copyright
© VNU-HCM Press. This is an open-
access article distributed under the
terms of the Creative Commons
Attribution 4.0 International license.
The role of topmanagers’ support in financial accounting
information transparency in Vietnam’s public sector
Vo V an Nhi*, Dau Thi Kim Thoa
Use your smartphone to scan this
QR code and download this article
ABSTRACT
The Vietnamese economy has been strongly integrating with the world economy. As a result, the
requirement to provide transparent financial accounting information has been putting consider-
able pressure on the public sector. Moreover, as the Government is promoting self-sufficiency in
the public sector to reduce the burden on the governmental budget, top managers are the main
decision-makers to the organizational, personnel, operational and financial issues in their compa-
nies. Therefore, the support of top managers can significantly affect the improvement of financial
information transparency in the public sector. The research model takes the form of SEM and is
evaluated using PLS-SEMmethodology on the Smart PLS 3.2.7 software. The results from analyzing
data from 164 Vietnam's public companies confirm that the support of top managers has a direct
impact on the accounting information system as observed from intermediate variables that reflect
the relationship between top managers' support and financial information transparency, namely
chief accountant's expertise, the availability and function of the hardware, software and the com-
munication technology network.
Key words: Financial information transparency, public sector accounting, supports from top
managers
Cite this article : anNhi V V, Thi Kim ThoaD. The role of topmanagers’ support in financial accounting
information transparency in Vietnam’s public sector. Sci. Tech. Dev. J. - Eco. LawManag.; 4(1):562-573.
573

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_su_ho_tro_cua_nha_lanh_dao_doi_voi_minh_bach_tho.pdf