Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế

1. Sự du nhập nhiếp ảnh vào Huế

Lịch sử nhiếp ảnh ra đời kể từ ngày Chính phủ Pháp công bố phương pháp

chụp ảnh của Jacques Daguerre (1787-1851) vào năm 1839, như một món quà cho

nhân loại, và năm 1845, dưới thời vua Thiệu Trị, đã có hai bức ảnh đầu tiên của

nhiếp ảnh gia Alphonse Jules Itier chụp về Việt Nam.

A. J. Itier là phóng viên đi theo phái đoàn Pháp sang Trung Hoa ghi hình sự

kiện ký hiệp ước Hoàng Phố giữa Pháp và Trung Hoa; trên đường trở về theo tàu

L’Alemène, tàu đã ghé bến Tiên Sa, Đà Nẵng để thị uy, đòi thả Giám mục Lefebvre

bị triều đình Huế bắt giam. Lúc ở Đà Nẵng, A. J. Itier đã chụp được đồn binh “Non

Nay” và bến cảng Đà Nẵng. Trong hồi ký của mình, A. J. Itier viết: “Trong khi

mọi người đứng trên boong tàu, chờ đón giáo sĩ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh

và tiến tới chân đồn binh Non Nay. Khi tôi đặt chân lên đất, cũng là lúc người ta

kéo cờ hiệu khởi hành lên nóc cột chiến hạm, tiếp đó là một phát đại bác nổ rền

vang, ra lệnh nhổ neo. Vài phút trễ tràng có thể làm thay đổi vận mệnh đời tôi. Xin

Thượng đế phù hộ! Cầu cho hai tấm phim đã chụp, đạt được kết quả. Đó là bến

cảng Đà Nẵng Tất cả quang cảnh đã được thu vào ống kính một cách trung thực,

ngoại trừ cảm xúc của tác giả.”(1) Bức ảnh “Đồn binh xứ Đàng Trong Non Nay”

hiện còn trưng bày tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Pháp.

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang xuanhieu 7540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế

Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế
 huề”, “Hồi thứ nhì mặc đồ Trung 
Hoa, bận một cái áo nhiễu màu xanh lợt, dài lướt thướt đến tận gót chân, ngồi trên 
chiếc ghế bằng gỗ mun chạm lọng, trông chẳng khác gì một nhà thượng lưu nhân 
vật nước Tàu vậy”, “Hồi thứ ba là lúc tiên sinh trở về tổ quốc, bận đồ nỉ màu 
nâu sẫm, may theo Ăng-lê, đi một đôi dày đen mốt Hoa Kỳ, cổ thắt cravate. Tiên 
sinh lại có viết mấy dòng chữ đại tự để chụp vào trong phim ảnh nữa”. Cuốn phim 
được quảng cáo sẽ chiếu ở rạp Cinéma Tonkinois, phố Hàng Quạt, Hà Nội, sau khi 
được quan Thống sứ cho phép cùng lúc với các phim Tấn tôn đức Bảo Đại và Ninh 
Lăng.(12) Đến nay, hai phim về lễ tang vua Khải Định và lễ lên ngôi của vua Bảo 
Đại vẫn còn, nhưng tập phim về Phan Bội Châu không tìm thấy, có thể Hương Ký 
và Nguyễn Bá Trác đã tự hủy trước ý kiến chê trách của dư luận.
 Sau rạp chiếu bóng Morin, Huế còn có thêm rạp Richard ở đường Ngả Giữa 
(nay là đường Phan Đăng Lưu), đoạn gần con hẻm nối ra bờ hồ. Thống kê về điện 
ảnh Việt Nam cho biết, năm 1927 cả nước đã có 33 rạp chiếu bóng ở các đô thị: 
Hà Nội 4 rạp, Hải Phòng 2 rạp, Huế 2 rạp, Chợ Lớn 4 rạp, Sài Gòn 4 rạp, Cần Thơ 
2 rạp Sau 1930, điện ảnh đã được phổ cập tương đối rộng rãi ở thành phố Huế. 
Phim Lễ tấn tôn Thái tử Bảo Long đã ra đời năm 1939. Một số gia đình thượng lưu 
đã sắm máy quay phim, máy chiếu phim, chiếu một số phim Huế Thơ, Huế Mộng, 
phim hề Charlot, phim Tarzan(13). 
18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
 2. Hoạt động điện ảnh tại Thừa Thiên Huế
 Thời kỳ mới du nhập, điện ảnh Việt Nam, điện ảnh ở Huế chủ yếu do người 
Pháp chi phối và trực tiếp tổ chức hoạt động. Sau đó, cùng với sự phát triển của 
công nghệ làm phim, chiếu phim, điện ảnh ngày càng được phổ cập rộng rãi; người 
Việt Nam đã trực tiếp tham gia hoạt động điện ảnh. Tại Huế, sau tháng 7/1951, 
doanh nhân Nguyễn Văn Yến tiếp nhận khách sạn Morin theo chuyển nhượng của 
gia đình này, rạp chiếu bóng Morin chuyển thành rạp Nguyễn Văn Yến; rạp Richard 
sau đó cũng đổi chủ và chuyển thành rạp chiếu bóng Việt Nam Phim.
 Ngoài hai rạp ban đầu, trên đường Trần Hưng Đạo có thêm rạp chiếu bóng 
Tân Tân; bên kia cầu Gia Hội, trên đường Gia Hội (nay là Chi Lăng) có hai rạp 
chiếu bóng Châu Tinh, Gia Hội (về sau đổi thành Khải Hoàn, rồi Hoàn Mỹ); trong 
khu vực Thành Nội, tại đường Lục Bộ (nay là Nguyễn Chí Diểu), Hội Hướng đạo 
có rạp Lửa Hồng, chủ yếu dành cho học sinh và thanh thiếu nhi. Khi rạp Việt Nam 
Phim và rạp Nguyễn Văn Yến đóng cửa khoảng năm 1957, thì Tân Tân trở thành 
rạp chiếu bóng thu hút khách nhất. Đầu thập niên 1960, trên đường Trần Hưng Đạo 
có thêm rạp Hưng Đạo với quy mô 999 ghế, thường xuyên chiếu phim và có lúc tổ 
chức biểu diễn ca múa nhạc. 
 Thời kỳ này những rạp chiếu bóng đều được cải tiến và có bộ mặt kiến trúc 
khá khang trang, dần dần đã trang bị âm thanh nổi (Stéréo), màn ảnh rộng “đại vĩ 
tuyến” (Cinémascope), có màu sắc đẹp (Technicolor rồi Eastmancolor); về sau 
phim đã có phụ đề Việt ngữ hay chuyển âm tiếng Việt đối với phim nước ngoài. 
Hầu hết các rạp (trừ Lửa Hồng) đều chiếu từ 2 đến 3 suất sáng, chiều, tối. Riêng 
rạp Tân Tân có giai đoạn chiếu theo dạng “thường trực”: mỗi phim được chiếu 
liên tục, khi vừa hết thì sẽ chiếu lại từ đầu, khách có thể mua vé vào xem bất kỳ 
lúc nào. Trước khi phim chính bắt đầu, có khoảng 10 phút chiếu phim thời sự của 
chính quyền Sài Gòn sản xuất.
 Mỗi phim thường chiếu trong một tuần, khách mua vé được phát kèm theo 
tờ “progamme” (chương trình) được in ấn và trình bày đẹp, có tóm tắt nội dung 
phim, ảnh các tài tử, ngày giờ chiếu của rạp. Trước mỗi rạp đều có pa-nô lớn vẽ 
cảnh phim; có phim còn dựng thêm pa-nô lớn cắt hình những diễn viên nổi tiếng, 
đặt trước tiền sảnh để tạo sức hấp dẫn. Vì vậy, thời kỳ này ở Huế xuất hiện nhiều 
họa sĩ chuyên vẽ tranh quảng cáo ciné mà nổi tiếng nhất là họa sĩ Lê Vinh. Phim 
ảnh thời kỳ này rất đa dạng, có đủ các thể loại như tình cảm, tâm lý xã hội, hành 
động, kiếm hiệp, kinh dị do các hãng phim từ Sài Gòn cung ứng, hầu hết là 
phim Pháp, Ý, Mỹ, Hồng Kông, Đài Loan... với các ngôi sao nổi tiếng như Alain 
Delon, Brigitte Bardot, Sylvie Vartan (Pháp), Claudia Cardinal, Rossana Podesta 
(Ý), James Dean, Marilyn Monroe (Mỹ), Lý Tiểu Long, Khương Đại Vệ, Trịnh 
Phối Phối (Hồng Kông)
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 19
 Hoạt động chiếu bóng phát triển, nhưng các hãng làm phim đều đặt tại Sài 
Gòn, Huế chỉ đôi lúc được chọn để quay một số phim; tiêu biểu là:
 - Loạt phim có tính phóng sự, thực hiện trong giai đoạn 1958-1960 như Non 
nước Hương Bình, Múa Tứ linh, Điệu hò miền Trung
 - Phim Hồi chuông Thiên Mụ do hãng phim Tân Việt thực hiện năm 1957, 
phát hành năm 1959, dựa theo tiểu thuyết lịch sử Hồi chuông Thiên Mụ của Phan 
Trần Chúc, diễn tả cuộc tình gay cấn của một quận chúa sắc nước hương trời dưới 
thời vua Tự Đức, do nữ diễn viên Kiều Chinh đóng vai cô Công Tôn Nữ Như 
Ngọc, Lê Dân đạo diễn, Phạm Duy và Nguyễn Hữu Ba soạn nhạc. Đây là bộ phim 
nổi tiếng và “ăn khách” ở miền Nam, đã làm Kiều Chinh nổi danh ngay khi mới 
đóng bộ phim đầu tiên.
 Sau ngày đất nước thống nhất, dưới thời bao cấp, bị chi phối bởi chính sách 
cải tạo công thương nghiệp, điện ảnh tư nhân phải ngừng hoạt động. Rạp Hưng 
Đạo do Ty Thông tin Văn hóa, sau đó là Phòng Văn hóa thành phố Huế quản lý, 
chuyển đổi chức năng thành Nhà Văn hóa. Rạp Lửa Hồng đóng cửa. Các rạp chiếu 
bóng Tân Tân, Châu Tinh, Gia Hội được tổ chức lại thành Công ty hợp doanh 
(Nhà nước và chủ rạp) Chiếu bóng Huế. Khi thành lập tỉnh Bình Trị Thiên, còn có 
thêm Công ty Phát hành Phim và Chiếu bóng (Fafim) Bình Trị Thiên, trực thuộc 
Ty Thông tin Văn hóa, hoạt động trong hệ thống Quốc doanh Phát hành Phim trung 
ương (Fafim Việt Nam). Fafim Bình Trị Thiên là đơn vị phát hành, cung cấp nguồn 
phim và điều hành một số rạp tại các thị xã Quảng Trị, Đông Hà, Đồng Hới và một 
rạp nhỏ tại trụ sở công ty trên đường Hai Bà Trưng, Huế (thường được gọi là rạp 
Fafim hoặc rạp Hai Bà Trưng), có hệ thống các đội chiếu bóng lưu động, thường 
xuyên hoạt động tại vùng núi, vùng nông thôn, vùng biển, đưa phim ảnh về vùng 
sâu, vùng xa. Nguồn phim thời kỳ này, ngoài một số ít phim Việt Nam, còn lại chủ 
yếu là phim nhập từ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa; phim nước ngoài 
phải có người thuyết minh lời thoại.
 Với phương thức quản lý kinh doanh mang tính hành chính vào thời kỳ bao 
cấp, trừ hoạt động chiếu bóng lưu động tương đối có hiệu quả, sinh hoạt điện ảnh ở 
Huế đã xuống cấp. Sau khi tỉnh Thừa Thiên Huế được lập lại cuối năm 1989, Công 
ty hợp doanh Chiếu bóng Huế được sáp nhập với hệ thống Fafim trên địa bàn, tổ 
chức thành Công ty Phát hành Phim và Chiếu bóng Thừa Thiên Huế, nhưng hoạt 
động điện ảnh vẫn không được đầu tư phát triển, nguồn phim bị hạn chế, phương 
thức kinh doanh lỗi thời, các rạp chiếu bóng ngày càng xuống cấp, hư hỏng. Đặc 
biệt, từ khi loại hình Video phát triển, công nghệ truyền hình, mạng internet bùng 
nổ, hoạt động chiếu bóng bị ngưng trệ, các rạp Gia Hội (tên mới của rạp Châu 
Tinh), Hoàn Mỹ ngưng hoạt động vì không thu hút được khách, rạp Đông Ba (tên 
20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
mới của rạp Tân Tân) chỉ hoạt động cầm chừng. Công ty Phát hành Phim và Chiếu 
bóng chuyển đổi thành Công ty Điện ảnh Thừa Thiên Huế, hình thành thêm hệ 
thống đại lý băng hình Video, nhưng mô hình đại lý băng hình chỉ tồn tại trong một 
thời gian ngắn.
 Trong bối cảnh đó, thỉnh thoảng Huế được các hãng phim lựa chọn để làm 
ngoại cảnh quay một số đoạn như phim Đêm hội Long Trì của đạo diễn Hải Ninh, 
thực hiện năm 1989, khai thác cung điện Huế để dựng lại hình ảnh thời vua Lê 
chúa Trịnh; phim Hẹn gặp lại Sài Gòn của đạo diễn Long Vân hoàn thành năm 
1990, tái hiện một thời cậu học trò Nguyễn Sinh Cung (sau này là Chủ tịch Hồ Chí 
Minh) sống ở Huế Nổi bật là ba bộ phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng 
Nhật Minh thực hiện năm 1987, phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Vinh Sơn 
năm 2007 và phim Indochine (Đông Dương) của đạo diễn Régis Wargnier công 
chiếu lần đầu năm 1992. 
 Phim Cô gái trên sông do chính Đặng Nhật Minh, một người Huế ở Hà Nội 
viết kịch bản, Trịnh Công Sơn viết nhạc, được quay tại Huế, diễn tả tình cảnh của 
cô gái giang hồ trên Sông Hương từng cứu giúp và yêu người thanh niên hoạt động 
cách mạng tại nội thành, từng hứa sẽ quay lại tìm cô sau ngày cách mạng thành 
công. Sau năm 1975, khi từ trại “phục hồi nhân phẩm” trở về, cô đã cất công tìm 
người thanh niên nhưng đã bị anh từ chối và tìm mọi cách bưng bít câu chuyện khi 
có bài báo đề cập. Dù có lần bị phê phán vì diễn tả người cán bộ cách mạng bội bạc, 
người lính Sài Gòn chung thủy, nhưng phim lại được công chúng đón nhận. Diễn 
viên Minh Châu vào vai cô gái giang hồ là diễn viên được hâm mộ nhất lúc bấy giờ 
và phim được trao giải Bông sen bạc tại Liên hoan Phim năm 1987.
 Phim Trăng nơi đáy giếng của đạo diễn Vinh Sơn, cũng người Huế, ở Thành 
phố Hồ Chí Minh, dựng theo truyện ngắn cùng tên của Trần Thùy Mai, do hãng 
phim Giải phóng liên kết với Alliance Film của Pháp sản xuất, được thực hiện tại 
Huế năm 2007. Phim xoay quanh bi kịch của một phụ nữ Huế hết mực yêu chồng, 
chiều chồng, vì vô sinh nên để chồng đến với người phụ nữ thứ hai và gởi gắm tình 
yêu của mình vào hình ảnh đồng bóng đầy hư ảo. Phim tạo ra một số tranh luận 
trong công chúng về chất Huế, được phát hành tại Pháp, Đức, Australia, Tây Ban 
Nha, được trao giải Cánh diều bạc 2008. Diễn viên Hồng Ánh trong vai Hạnh 
được trao giải nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Dubai năm 2009.
 Phim Indochine (Đông Dương) là bộ phim Pháp, lấy bối cảnh Việt Nam thời 
kỳ 1930-1954, được thực hiện tại Việt Nam, chủ yếu là Hạ Long và Huế. Chuyện 
phim xoay quanh cuộc đời của hai mẹ con bà Éliane (do Catherine Deneuve đóng) 
và cô con nuôi người Việt Camille (do Phạm Linh Đan đóng). Camille đã làm tất 
cả để đi theo người tình Jean Baptiste. Do phải chạy trốn sau biến cố Camille bắn 
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016 21
chết viên sĩ quan mộ phu người Pháp, cả hai bị bắt, con trai của họ được bà Éliane 
nuôi dưỡng khi Jean Baptiste mất và Camille đi theo cách mạng. Cuối cùng cả ba 
người gặp nhau nhân hội nghị Genève 1954. Phim đã được trao giải Phim ngoại 
ngữ hay nhất Oscar lần thứ 65, Catherine Deneuve được đề cử vào hạng mục vai 
nữ chính. Đây là đề cử Oscar duy nhất của bà tính đến 2009.
 Gần đây, cuối tháng 10/2014, Lotte Cinema Hàn Quốc đã đầu tư tại Huế một 
cụm rạp Lotte Cinema Huế hiện đại, theo phong cách nhỏ gọn, với 3 phòng chiếu 
400 ghế thiết kế đẹp, có tiện nghi tốt, áp dụng công nghệ 2D-Digital và 3D-Digital, 
đặt tại tầng 4 siêu thị Big C Phong Phú, chiếu 3 suất mỗi ngày, giới thiệu được 
nhiều tác phẩm điện ảnh có chất lượng của Việt Nam và thế giới; đang có tác dụng 
thu hút khán giả, nhất là giới trẻ đến với nghệ thuật điện ảnh; tuy nhiên, mức độ 
ảnh hưởng trong công chúng Huế vẫn còn hạn chế.
 Trải qua hơn 100 năm kể từ thời mới du nhập, điện ảnh ở Thừa Thiên Huế 
đã từng có thời kỳ phát triển mạnh, có lúc đã suy thoái, ngưng trệ và mới chớm 
chuyển động trở lại, trong điều kiện môi trường xã hội và nhu cầu thưởng ngoạn 
nghệ thuật đã thay đổi nhiều. Để tạo được bước phát triển mới, điện ảnh Huế còn 
phải khắc phục những trì trệ để vươn tới một chặng đường mới, với nhiều nỗ lực 
hơn nữa.
 N X H
CHÚ THÍCH
(1) Tư liệu của Học viện Nhiếp ảnh, nguồn: photolife.vn. Bức ảnh “Đồn binh xứ Đàng Trong Non 
 Nay” từng được nhà nghiên cứu Thái Văn Kiểm giới thiệu là bức ảnh “Đồn Hai” trong tác 
 phẩm Đất Việt trời Nam, Nxb Nguồn sống, Sài Gòn, 1960.
(2) Aubaret, quan chức Pháp, người hướng dẫn sứ bộ Phan Thanh Giản, giỏi chữ Hán, khá 
 tiếng Việt, đã dịch Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức và Hoàng Việt luật lệ ra 
 Pháp ngữ.
(3) Phạm Phú Thứ. Nhật ký đi Tây (bản dịch của Quang Uyển), Nxb Đà Nẵng, 1999, tr. 150-152.
(4) Nhóm Trà Lĩnh. Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, 
 tr 557-558.
(5) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục, Tập 8 (bản dịch Ngô Hữu Tạo, Nguyễn 
 Mạnh Duân), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 287.
(6) Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam thực lục, Tập 9 (bản dịch Nguyễn Ngọc Tỉnh, Phan 
 Huy Giu), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 216.
(7) Quế Chi Hồ Đăng Định. Thượng Tứ ngày xưa nhớ nhớ quên quên, Nxb Thuận Hóa, Huế, 
 2013, tr. 93.
(8) Francois Salem. “Loi Nguyên Khoa à Huê - A propos d’une rencontre”, Huê 1930-1960: 
 Photographies de Loi Nguyên Khoa, Nxb Nouvelles Éditions, Paris, 2001, tr. 13-16.
(9) Sâm Thương. “Điện ảnh Việt Nam thời khai sinh”, trong Quán Văn 004, Đặc san văn học, 
 Tập 4 tháng 1 năm 2012, Nxb Thanh niên, Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tr. 144-148.
22 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 (129) . 2016
(10) Albert Sarraut. La Mise en Valeur des Colonies Françaises, Nxb Payot, Paris, 1923, tr. 17.
(11) Theo Sâm Thương, “Điện ảnh Việt Nam thời khai sinh”, Sđd, tr 154-155 .
(12) Trần Viết Ngạc. “Cụ Phan đóng phim ở Huế năm 1926”, tạp chí Sông Hương, Huế, 
 tháng 8/1983.
(13) Quế Chi Hồ Đăng Định, Sđd, tr.109-110.
TÓM TẮT
 Nhiếp ảnh được du nhập và phát triển thành một loại hình nghệ thuật khá sớm ở Huế. 
Theo sử sách ghi lại thì vào năm 1878, sau khi đi học ở phương Tây về, Trương Văn Sán đã trình 
lên triều đình “phép chụp ảnh” và được vua Tự Đức cho phép mở một cơ sở chụp ảnh đầu tiên 
tại Huế để phục vụ triều đình, các quan lại và dân chúng.
 So với nhiếp ảnh, điện ảnh du nhập vào Huế muộn hơn khoảng 20 năm. Theo báo chí, 
D’Arc là người đầu tiên du nhập điện ảnh vào Chợ Lớn khoảng tháng 10/1898; Gabriel Veyre là 
người đưa điện ảnh đến Hà Nội vào tháng 4/1899 và Léopold Bernard là người đem điện ảnh 
đến Huế vào tháng 6 cùng năm.
 Trải qua quá trình phát triển, các bộ môn nhiếp ảnh và điện ảnh ở Thừa Thiên Huế đã sản 
sinh nhiều nghệ sĩ tên tuổi với nhiều tác phẩm nổi tiếng không chỉ trên phương diện nghệ thuật 
mà còn là những tư liệu quý giá giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa-lịch sử của vùng 
đất cố đô.
ABSTRACT
 PHOTOGRAPHY AND CINEMATOGRAPHY IN THUA THIEN-HUE
 Photography was introduced and developed quite early in Hue. According to historical 
records, in 1878, on returning from his study in Europe, Trương Văn Sán introduced “photography” 
to the court, and Emperor Tự Đức permitted him to open a photo studio in Hue to serve the court, 
officials and the public.
 Cinematography was introduced to Hue about 20 years later than photography. According 
to the press, D'Arc was the first to introduce cinema to Cholon in October 1898; Gabriel Veyre 
introduced cinema to Hanoi in April 1899, and Léopold Bernard was the first to introduce cinema 
to Hue in June the same year.
 From then on, Thua Thien Hue has introduced numerous artists in photography and 
cinematography with a lot of famous art works which are valuable materials for the study on Huế’s 
culture and history.

File đính kèm:

  • pdfvai_net_ve_lich_su_nhiep_anh_va_dien_anh_o_thua_thien_hue.pdf