Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa

Diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Thanh hóa là 647.677,1 ha (chiếm 58,2%). Đến năm 2019, tổng diện rừng hiện có là 641.893,7 ha (tỷ lệ che phủ là 53,4%), trong đó diện tích có rừng tự nhiên 393.364,6 ha, diện tích có rừng trồng 248.529,1 ha. Khoa học công nghệ đang được ứng dụng trong quản lý và phát triển lâm nghiệp, bao gồm tuyển chọn và nhân giống cây lâm nghiệp chất lượng cao, phát triển rừng trồng gỗ lớn, theo dõi và cảnh báo cháy rừng, công nghệ viễn thám trong theo dõi diễn biến rừng, chế biến gỗ và lâm sản, v.v. Ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp đã mang lại những kết quả đáng kể trong nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng và quản lý rừng. Đến nay, diện tích rừng gỗ lớn là 50.500 ha; xây dựng được 15 nguồn giống và tuyển chọn được 5.000 cây trội của 12 loài cây lâm nghiệp; sản lượng khai thác gỗ giai đoạn 2011-2019 là 3.358 nghìn m (trên 99% là gỗ rừng trồng và cây phân tán); có 350 cơ sở kinh doanh chế biến gỗ và 650 cơ sở sản xuất là hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư sản xuất chế biến gỗ, tre luồng. Tuy nhiên, ứng dụng khoa học công nghệ trong lâm nghiệp còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị gia tăng, chưa tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững; đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo và năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và của doanh nghiệp. Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và phát triển rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Các ưu tiên cho phát triển rừng trồng gồm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô - hom trong tuyển chọn và nhân giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao; ứng dụng cơ giới hóa trong trồng và khai thác rừng; phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ và dược liệu; ứng dụng công nghệ chế biến gỗ và lâm sản tiên tiến và các công nghệ trong giám sát và quản lý rừng

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2180
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển lâm nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
Hóa”. Kết quả xây dựng 01 phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu 
(CSDL) phục vụ công tác quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của kiểm lâm địa bàn (KLĐB) tỉnh 
Thanh Hóa; phần mềm đã cập nhật hệ thống CSDL về hoạt động bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng 
từ năm 2013 đến nay trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, để có bộ cơ sở dữ liệu tốt nhất phục vụ nhiệm 
vụ của kiểm lâm địa bàn trong quá trình tổng hợp, xử lý, đã cập nhật những số liệu, thông tin mới 
nhất theo thống kê, báo cáo, công bố do các cơ quan quản lý, chuyên môn cung cấp hoặc cấp có 
thẩm quyền ban hành, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhóm thông tin về hiện trạng rừng và đất 
lâm nghiệp, gỗ làm nhà, đối tượng vi phạm, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản, các vùng trọng 
điểm cháy, cưa xăng, v.v... Hiện đề tài đang được triển khai, ứng dụng và đạt hiệu quả cao. 
 - Đề tài “Ứng dụng kỹ thuật lâm sinh tác động, phát triển rừng tự nhiên là rừng sản xuất có 
đa cây mục đích, sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ 
lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; đến nay đã xây dựng được 06 mô hình thử nghiệm các biện pháp 
lâm sinh tại 06 huyện, qua kiểm tra, cây trồng trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, tổ chức tập 
huấn cho cán bộ xã, huyện, hộ tham gia mô hình; trồng bổ sung cây bản địa (03 ha/mô hình) đảm 
bảo chất lượng, tiến độ; lập 12 ô tiêu chuẩn/6 mô hình đo đếm các chỉ tiêu lâm học theo dõi, 
đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển. 
 - Dự án “Ứng dụng GPS trong tuần tra, kiểm tra rừng” tại Vườn quốc gia Bến En, các khu 
bảo tồn thiên nhiên. Thông qua thực hiện dự án giúp cán bộ thực hiện công tác tuần tra, kiểm 
tra chính xác hơn, tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Sau kiểm tra, hành trình được cập 
nhật, đưa vào dữ liệu phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra lần sau nhằm đạt 
hiệu quả cao nhất. 
 - Đề xuất đề tài “Xây dựng phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, 
quý, hiếm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh 
Thanh Hóa”, với mục tiêu xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về các loài động, thực vật nguy 
cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong xử lý hình ảnh để xây 
dựng được phần mềm nhận dạng nhanh, có thể sử dụng trên trên các nền tảng web app và mobile 
app, dự kiến ứng dụng rộng rãi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Kiểm lâm, 
126 
Công an, Hải quan, Quản lý Thị trường cũng như các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý Nhà 
nước khác, đồng thời là nguồn dữ liệu phục vụ cho các công trình nghiên cứu khoa học chuyên 
sâu về các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh. Đề tài đã được Chủ tịch 
UBND tỉnh phê duyệt danh mục nhiệm vụ KHCN và được Sở KH&CN tham mưu, trình Chủ 
tịch UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện trong năm 2020 và 2021. 
III. TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ 
 - Việc ứng dụng KHCN vào lĩnh vực lâm nghiệp vẫn còn hạn chế, chưa tạo đột phá để 
nâng cao giá trị gia tăng, chưa tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng 
hiệu quả, bền vững; chưa ứng dụng đồng bộ KHCN từ sản xuất đến tiêu thụ lâm sản; hệ thống 
dịch vụ phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chậm. Sản phẩm lâm nghiệp trong 
tỉnh chủ yếu là sản phẩm thô, các khâu chế biến, bảo quản, vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa 
được quản lý chặt chẽ, giá trị sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp trong chuỗi giá trị. 
 - Một số đề tài KH&CN triển khai đầy đủ các nội dung đề ra, xây dựng được mô hình, 
nhưng khó nhân rộng, tác động của các mô hình được xây dựng vào việc phát triển kinh tế - xã 
hội của địa bàn thực hiện đề tài bị hạn chế. 
 - Đặc thù lĩnh vực ngành có tính thời vụ cao, bị ảnh hưởng nhiều của điều kiện thời tiết 
bất thuận làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. Các nhiệm vụ KH&CN ở lĩnh vực Lâm 
nghiệp chủ yếu được thực hiện ở các huyện miền núi, vùng xâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó 
khăn, dân trí thấp, khó khăn cho việc triển khai, thực hiện. 
 - Chưa có nhiều đề tài nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản chế biến 
lâm sản, công nghệ mới và sản phẩm chất lượng cao, chưa tiếp cận nhanh với khoa học công 
nghệ hiện đại của thế giới và khu vực. 
 - Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực lâm nghiệp có nơi còn thiếu, năng lực 
chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng KHCN, tiến bộ KHKT trong thực hiện 
nhiệm vụ. 
 - Kinh phí cho hoạt động KHCN nói chung, và trong lĩnh vực lâm nghiệp nói riêng chưa đáp 
ứng được nhu cầu thực tiễn. 
 - Hoạt động đào tạo, nghiên cứu còn thiếu địa chỉ ứng dụng; chất lượng đào tạo, nghiên cứu 
khoa học chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; thời gian nghiên cứu thường kéo dài, 
trong khi doanh nghiệp đòi hỏi có sản phẩm trong thời gian ngắn 
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2030 
 Giai đoạn 2021 - 2030, Thanh Hóa định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với bảo tồn 
đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; đẩy mạnh công tác khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng 
sản xuất thâm canh cây gỗ lớn, trồng rừng phòng hộ ở những khu vực đất trống, bãi cát, bãi bồi 
ven biển, đầu nguồn sông suối hồ đập. Tập trung quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc 
dụng. Đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan 
đô thị, các khu công nghiệp và công cộng. Chuyển một phần đất rừng phòng hộ sang đất rừng sản 
xuất. Thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, tạm dừng việc khai thác tận thu, 
tận dụng gỗ rừng tự nhiên. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Các định hướng 
chính trong phát triển lâm nghiệp gồm: 
 127 
4.1. Phát triển rừng đặc dụng 
 Giai đoạn 2021 - 2025, mở rộng diện tích rừng đặc dụng thêm 544,91 ha, nâng diện tích 
rừng đặc dụng từ 82.123,44 ha lên 82.668,35 ha. Đến năm 2030 định hướng đến năm 2045: Ổn 
định diện tích rừng đặc dụng, xây dựng các hành lang đa dạng sinh học nhằm hình thành các 
vùng sinh thái liên vùng, phát triển du lịch sinh thái. 
4.2. Phát triển rừng phòng hộ 
 Ổn định diện tích rừng phòng hộ 163.538,25 ha trong kỳ quy hoạch; đến năm 2030 rà 
soát, điều chỉnh rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn sóng, lấn biển và phòng hộ bảo vệ môi 
trường; tập trung xây dựng các dự án đầu tư bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, 
khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở vùng ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu và 
nước biển dâng. 
4.3. Phát triển rừng sản xuất 
 Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung thâm canh trồng rừng gỗ lớn năng suất cao phục 
vụ chế biến và xuất khẩu; hình thành các chuỗi trong sản xuất lâm nghiệp, cấp chứng chỉ rừng...; 
thực hiện các biện pháp lâm sinh để cải tạo phục hồi rừng; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong công 
tác giống như giống nuôi cấy mô, hom vào trồng rừng để tạo năng suất sinh khối cao. 
4.4. Phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp 
 Ứng dụng, nhân rộng mô hình thâm canh, nông lâm kết hợp, canh tác trên đất dốc, trang trại lâm 
nghiệp. Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ thông tin vào công tác quản lý và theo dõi diễn biến 
tài nguyên rừng, quản lý và dự báo phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, nhận biết và 
quản lý hiệu quả các loài động, thực vật rừng. Nâng cao chất lượng rừng tự nhiên bằng các biện pháp 
lâm sinh như cải tạo rừng, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng... Nghiên cứu vai 
trò cố định carbon của rừng để có biện pháp chi trả xứng đáng cho các cộng đồng tham gia quản lý 
bảo vệ rừng góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 
4.5. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp 
 Phát triển chế biến có chiều sâu theo hướng công nghiệp hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng 
cao, thay thế dần các sản phẩm thô (dăm gỗ, nhựa thông, nứa thanh) như hiện nay. Hỗ trợ tạo điều 
kiện cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm lâm sản; giới thiệu và quảng bá những sản 
phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh ra thị trường. 
4.6. Định hướng phát triển vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung 
 - Vùng kinh doanh gỗ lớn: Đến năm 2025 diện tích đạt 56.000 ha và ổn định diện tích này 
đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó diện tích chăm sóc, bảo vệ rừng hiện có 
27.800 ha, chuyển hóa khoảng 6.000 ha rừng Keo tai tượng Úc kinh doanh gỗ nhỏ hiện có thành 
rừng kinh doanh gỗ lớn, trồng mới 22.132 ha với các loài cây Keo tai tượng, Lát Hoa và Xoan. 
Sản lượng khai thác trên 800 nghìn m/năm. 
 - Vùng thâm canh luồng tập trung: Phát triển vùng luồng thâm canh tập trung đến năm 2025 
là 45.000 ha, tăng lên 50.000 ha vào năm 2030 và ổn định đến năm 2045; tạo nguồn nguyên liệu 
ổn định cho các nhà máy chế biến. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước, mỗi 
năm khai thác khoảng 40 triệu cây/năm đến năm 2025 và 50 triệu cây/năm đến năm 2030, phục 
vụ xây dựng và làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. 
128 
 - Cây dược liệu dưới tán rừng: Diện tích phù hợp để khai thác có hiệu quả và bền vững các 
loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh dưới tán rừng tự nhiên khoảng 94.000 ha, tập trung tại một số 
huyện miền núi. 
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 
5.1. Giải pháp về vốn 
 Thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp, bao gồm vốn đầu tư trong nước 
(ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, của nhân dân,...); vốn đầu tư nước 
ngoài (các dự án ADB, JICA, WB, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ...). 
 - Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước bao gồm vốn ngân 
sách (địa phương và Trung ương), vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu Chính phủ, 
vốn ODA, tín dụng đầu tư của Nhà nước và các dự án đầu tư của Trung ương trên địa bàn... 
 - Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và dân cư 
 + Vốn doanh nghiệp: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có 
hiệu quả, đổi mới và tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tập trung vào các nhà đầu tư có nhiều 
tiềm năng, thế mạnh trong việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các lợi thế của vùng... để thu hút 
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. 
 + Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình: Khuyến khích mọi thành phần kinh 
tế tư nhân bỏ vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để 
giảm bớt thời gian lao động nông nghiệp, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh 
doanh, nhất là sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. 
 + Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển: Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng cho 
sản xuất, chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, 
đặc biệt là hướng ưu tiên cho sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng 
nhiều lao động. 
 - Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Tiếp tục bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư để thu hút các 
nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư ở ngoài nước, kêu gọi đầu tư 
dưới nhiều hình thức, đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Xác định danh mục dự án cần sử dụng nguồn 
vốn ODA theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch trung hạn, dài hạn. Xây dựng các dự án có căn 
cứ để tranh thủ các nguồn vốn của các tổ chức quốc tế. 
5.2. Giải pháp về nguồn lực 
 - Về nguồn nhân lực 
 + Lựa chọn và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp, 
đặc biệt là lao động nông thôn, đủ điều kiện hợp đồng lao động với các doanh nghiệp. 
 + Xây dựng đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học giỏi trong lĩnh vực lâm nghiệp, đối với từng 
sản phẩm lâm nghiệp tỉnh có lợi thế. 
 + Khuyến khích các trường đại học tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ 
thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng giao trực tiếp trong lĩnh vực khoa học công 
nghệ, ưu tiên tạo ra sản phẩm, quy trình công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực. 
 - Về cơ chế, chính sách: Tiếp tục rà soát, xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách mới 
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã đầu tư sản xuất, kinh doanh các sản phẩm tỉnh 
có tiềm năng, lợi thế. 
 129 
 - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất lâm nghiệp: Hoàn thiện hệ thống giao thông các 
vùng sản xuất tập trung và hệ thống giao thông đến các vùng sản xuất để thuận tiện cho việc vận 
chuyển vật tư và tiêu thụ sản phẩm. 
5.3. Giải pháp về kỹ thuật, khoa học, công nghệ 
 - Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển lâm 
nghiệp như: GIS, viễn thám, điện tử. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong trồng rừng, đặc biệt là 
khai thác rừng trồng. Tập trung hướng dẫn, khuyến khích mở rộng diện tích rừng sản xuất theo 
tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (FSC), phát triển dược liệu gắn với bảo vệ rừng bền vững. 
 - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mô, hom để nhân nhanh các giống cây lâm nghiệp 
mới có tốc độ sinh trưởng cao, chất lượng gỗ tốt. Chú trọng công tác nghiên cứu bảo tồn và 
phát triển các giống cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu. 
 - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực và chất 
lượng chế biến lâm sản: Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, đổi mới 
công nghệ,... gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá 
trị để nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm có lợi thế của tỉnh. 
5.4. Giải pháp về đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành liên doanh, liên kết 
trong sản xuất 
 - Phát triển HTX sản xuất kiểu mới để đẩy mạnh liên kết phát triển vùng nguyên liệu cung 
cấp cho doanh nghiệp chế biến, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ, nâng 
cao giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp. 
 - Linh hoạt trong việc huy động, sử dụng nguồn lực cho HTX và tổ hợp tác hoạt động bằng 
nhiều hình thức khác nhau: Tư liệu sản xuất từ đất đai do thuê, chuyển nhượng hoặc các thành 
viên góp đất; nguồn lao động từ các thành viên HTX hoặc tổ hợp tác; chương trình hỗ trợ của 
Nhà nước, các tổ chức khác hoặc kêu gọi của các Nhà đầu tư vào liên kết sản xuất và huy động 
sử dụng nguồn vốn tự có của xã viên. 
5.5. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại 
 - Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn 
hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất. 
 - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho 
các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản 
phẩm để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản trong nước và từng bước xuất khẩu. 
 - Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản để tạo thị trường đầu ra ổn định, gia tăng giá 
trị cho sản phẩm lâm nghiệp. 
 - Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, làng nghề xây dựng 
thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp... để 
đảm bảo quyền pháp lý cho thương hiệu, sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định của nước 
nhập khẩu, cung cấp cho thị trường những sản phẩm lâm nghiệp có chất lượng và giá trị cao. 
130 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_khoa_hoc_cong_nghe_trong_phat_trien_lam_nghiep_tai.pdf