Ứng dụng kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bài báo nhấn mạnh tầm quan trọng của kế toán quản trị (KTQT) trong
ngân hàng thương mại (NHTM), qua đó cho thấy việc ứng dụng KTQT là
một xu thế tất yếu. Bài viết lựa chọn nghiên cứu trường hợp Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một ngân hàng được đánh giá đạt được
thành tựu quan trọng trong quá trình triển khai KTQT bằng công cụ hỗ trợ
phân tích lợi nhuận đa chiều MPA. Bằng phương pháp nghiên cứu khảo
sát, phỏng vấn chuyên gia, tiếp cận tài liệu, nhóm tác giả chỉ ra sự đóng
góp mà KTQT mang lại đối với BIDV nói riêng và các NHTM nói chung,
đặc biệt cho thấy rõ tác dụng của những báo cáo phân tích chuyên sâu, đa
chiều mà hệ thống phân tích lợi nhuận đa chiều (MPA) của KTQT mang
lại. Từ những thành tích đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục
trong triển khai KTQT của BIDV, nhóm Tác giả rút ra những điều kiện mà
các NHTM cần có nếu muốn triển khai hiệu quả KTQT trong thời gian tới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
iệu về số lượng sản phẩm khách hàng sử dụng. - Đo lường đầy đủ hiệu quả thu nhập thuần từng khách hàng mang lại cho khách hàng, nhìn được dễ dàng chi tiết từng khách hàng đang sử dụng những sản phẩm nào, mỗi sản phẩm mang lại hiệu quả bao nhiêu. - Đo lường được những khách hàng nào đang đóng góp lớn cho đơn vị qua các chiều: TOP hiệu quả (tổng thể/ từng sản phẩm...), TOP quy mô - Đo lường mức độ thành công trong bán hàng của chi nhánh thông qua tiêu chí số lượng sản phẩm sử dụng bình quân trên một khách hàng/từng khách hàng cụ thể. Từ đó là cơ sở điều chỉnh ứng xử, chăm sóc, chính sách khách hàng phù hợp. Chiều sản phẩm - Hiệu quả sản phẩm mới tính đến những sản phẩm tổng thể như tín dụng bán buôn, tín dụng bán lẻ, huy động vốn bán buôn, huy động vốn bán lẻ, song còn chưa chính xác đặc biệt là thu chi từ dịch vụ. - Kết quả không có chi phí QLKD phân bổ cho bất kỳ sản phẩm nào. - Số liệu về NIM mới tính tổng cho sản phẩm huy động vốn, cho vay song thủ công và chưa chính xác. - Hiệu quả sản phẩm tính được chi tiết từ sản phẩm cấp nhỏ nhất (cấp 6) đến cấp tổng hợp (tín dụng, huy động, cho vay). Kết quả đã bao gồm cả chi phí QLKD phân bổ đến từng sản phẩm. Đối với các sản phẩm tiền gửi, tiền vay chi tiết đến tổng hợp đều có xác định được NIM sản phẩmTừ đó biết được chính xác hiệu quả mang lại của từng sản phẩm, dịch vụ. Là cơ sở để cơ cấu lại việc bán sản phẩm theo hướng tập trung vào những sản phẩm có thu nhập thuần cao, điều chỉnh phương án đối với các sản phẩm hiệu quả thấp NGUYỄN MINH PHƯƠNG - NGUYỄN THỊ THU HÀ - NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI 91Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng mang lại hiệu quả cao cũng như những khách hàng đem lại thua lỗ sẽ được quan tâm xử lý. Thứ hai, sự phát triển của hệ thống MPA đã cung cấp cho các đơn vị kinh doanh một bức tranh tổng thể, đa chiều và cụ thể để lập kế hoạch phát triển kinh doanh. Dựa trên kết quả phân tích, các giải pháp đã được đưa ra, trong đó quan tâm tới việc phân bổ các nguồn lực tài chính một cách rõ ràng, tập trung, kịp thời. Đến nay, Ban tài chính đã thực sự trở thành đối tác tin cậy đối với các đơn vị kinh doanh, bởi nhiều ý tưởng đã được phát triển từ sự hợp tác này. Thứ ba, thông qua phân tích lợi nhuận đa chiều, các chính sách kinh doanh được phát triển hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp hơn. Có thể thấy, MPA đã hỗ trợ chuyển đổi việc quản lý tài chính từ cách truyền thống sang hỗ trợ kinh doanh một cách đắc lực khối kinh doanh, tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiết, vững chắc giữa khối tài chính kế toán, khối kế hoạch và các đơn vị trực tiếp kinh doanh. Thứ tư, tác động tích cực tới kế hoạch ngân sách và quản lý chi phí: Trước đây, kế hoạch ngân sách của đơn vị chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp. Sau khi thực hiện MPA, kế hoạch này được làm chi tiết, minh bạch, khoa học hơn, bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí được phân bổ, chi phí được phân bổ từ các khối kinh doanh khác. Kế hoạch ngân sách cũng bao gồm kế hoạch nhận được từ các đơn vị khác, sau đó phân bổ đến các sản phẩm hoặc khách hàng. Điều này làm cho chi phí của các đơn vị kinh doanh rất rõ ràng, đồng thời tạo ra động lực để các đơn vị giảm thiểu chi phí một cách hợp lý. Thứ năm, tăng cường khả năng quản trị các chi nhánh. Tại tất cả các chi nhánh của BIDV đã tiếp cận được hệ thống MPA để chiết xuất ra các báo cáo liên quan đến khách hàng, từ đó đánh giá và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cũng như chính sách khách hàng một cách phù hợp. Các chi nhánh cũng sử dụng dữ liệu của MPA để tạo các báo cáo phân tích lợi nhuận đa chiều, đánh giá được hoạt động kinh doanh, vấn đề quản trị chi phí, cung cấp các giải pháp thực tiễn để hỗ trợ ra quyết định kinh doanh cũng như hỗ trợ các chính sách về sản phẩm, về khách hàng... 3.2.2. Một số tồn tại Một là, mức độ quan tâm, triển khai KTQT chưa đồng đều Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh trước khi sử dụng dữ liệu MPA Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh sau khi sử dụng dữ liệu MPA Chiều chi phí quản lý kinh doanh - Có dữ liệu chi phí QLKD đến từng Phòng song còn chưa chính xác. - Không thấy được cơ cấu chi phí QLKD phân bổ đến mỗi sản phẩm. - Nhìn được dễ dàng chi phí QLKD thực hiện của mỗi Phòng, xu hướng qua các tháng của từng Phòng, từ đó đánh giá tình hình triển khai kế hoạch ngân sách của từng Phòng. Thông qua xem xét tổng số và cơ cấu chi phí QLKD phân bổ đến các sản phẩm, cấu phần nào cao thấp, đến từ Phòng nào, làm cơ sở đánh giá và có động thái điều chỉnh dần cho phù hợp, hiệu quả. Nguồn: Hà, N.T.T, Tuấn.T.A, Khoa, L.Đ, Dung. T.V (2016) Ứng dụng kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 92 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 Thực tế nhiều Lãnh đạo các đơn vị không quan tâm, không chỉ đạo sát sao việc triển khai, không/chưa có nhu cầu khai thác báo cáo KTQT từ MPA phục vụ quản trị điều hành. Một số chi nhánh không thành lập tổ triển khai MPA, không có bộ phận/cán bộ đầu mối về MPA theo quy định chung, hầu như chưa/không triển khai các công việc này/ hoặc chỉ triển khai theo hình thức đối phó, chỉ tạm gán AM/RM để lên đủ dữ liệu cấp độ Phòng. Hai là, việc hoàn thiện dữ liệu đầu vào còn gặp nhiều khó khăn Với hệ thống MPA thì việc chuẩn hóa, làm giàu dữ liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công bước đầu của kết quả phân tích. Tuy nhiên thực trạng dữ liệu đầu vào hệ thống hiện nay vẫn tồn tại những vấn đề sau: + Về công tác gán AM/ RM gắn với quản trị điều hành tại Chi nhánh chưa hoàn thiện. Mặc dù tỷ lệ gán AM/RM trên toàn hệ thống đã tăng lên nhiều song việc gán phần lớn còn mang tính hình thức, đối phó. + Về các dữ liệu đầu vào khác: Còn có những đơn vị chưa hiểu và quan tâm đúng mức, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng báo cáo MPA của chính đơn vị, từ đó đến báo cáo tổng hợp toàn hàng, mà còn ảnh hưởng đến dữ liệu các chương trình nghiệp vụ của Ngân hàng. Ba là, việc khai thác sử dụng báo cáo còn hạn chế Việc khai thác, sử dụng báo cáo MPA để hỗ trợ công tác quản trị điều hành tại nhiều Đơn vị/Chi nhánh cũng như các Phòng/ Ban còn hạn chế về loại báo cáo cũng như mức độ thường xuyên 4. Bài học kinh nghiệm về điều kiện triển khai kế toán quản trị từ BIDV Để đạt được thành công nhất định trong triển khai KTQT như trên, BIDV đã gặp không ít khó khăn. Vượt qua những trở ngại đó, để đạt được kết quả đáng ghi nhận như hiện nay, BIDV đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm trong triển khai KTQT như sau: Thứ nhất, phải có sự đồng thuận của các cấp về chính sách và kết quả đo lường - Trước hết, vấn đề quan trọng nhất khi triển khai là có được sự đồng thuận của Lãnh đạo các cấp rằng số liệu được tạo ra của quá trình đo lường lợi nhuận đa chiều phản ánh chính xác kết quả công việc của họ (Hà, N.T.T, Tuấn.T.A, Khoa, L.Đ, Dung. T.V, 2016). Muốn vậy, cần thay đổi suy nghĩ của các nhà quản lý bởi đây là yếu tố thiết yếu tạo ra sự đồng thuận của ban lãnh đạo. - Tiếp theo, tất cả các bộ phận/cá nhân được đánh giá hiệu quả hoạt động phải đồng thuận với phương pháp luận cơ bản về tập hợp và phân bổ thu nhập chi phí, đo lường lợi nhuận đa chiều. Thay đổi nhận thức hướng tới hiệu quả, tới sản phẩm và khách hàng. - Phương pháp đo lường lợi nhuận và phân bổ chi phí phải được mọi người hiểu rõ và thực hiện một cách công bằng. Thứ hai, phải tổ chức bộ phận đầu mối với chức năng rõ ràng trong quản lý vận hành hệ thống MPA và triển khai chức năng tài chính kinh doanh Quy định chức năng rõ ràng, quy định về sự phối hợp giữa bộ phận triển khai tài chính kinh doanh với các bộ phận khác. Bố trí đủ nhân sự đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, vừa am hiểu về tài chính, NGUYỄN MINH PHƯƠNG - NGUYỄN THỊ THU HÀ - NGUYỄN THỊ HỒNG HẢI 93Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng vừa am hiểu về hệ thống cũng như có kinh nghiệm trong các mảng kinh doanh trực tiếp của Ngân hàng. Thứ ba, vấn đề truyền thông cần được quan tâm Nhất thiết phải truyền thông cho các bên liên quan hiểu rõ về sự cần thiết, chính sách, phương pháp, dữ liệu, kết quả cần được thực hiện kiên trì và bài bản. Thứ tư, hoàn thiện dữ liệu đầu vào Tăng cường nhận thức về việc đảm bảo dữ liệu đầu vào vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng báo cáo, đặc biệt là cần chuẩn hoá thông tin đầu vào từ cấp chi nhánh. Cần gắn kết với cơ chế tài chính, động lực để thúc đẩy ý thức hoàn thiện dữ liệu sơ cấp. Thứ năm, triển khai kế toán quản trị theo định hướng trở thành đối tác kinh doanh Đổi mới bộ phận tài chính kế toán trở thành đối tác kinh doanh. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận tài chính kế toán và bộ phận kinh doanh đảm bảo để bộ phận kinh doanh nắm được thu nhập, chi phí, hiệu quả của đơn vị mình cũng như tác động ngược trở lại để bộ phận kế toán phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả. Thứ sáu, đồng bộ hóa các chính sách trên cơ sở sử dụng kết quả đo lường để KTQT thực sự đi vào cuộc sống Các cấp lãnh đạo quan tâm, ủng hộ trong công tác quản trị điều hành các công việc có gắn với MPA, coi MPA là một trong các công cụ quan trọng trong quản trị điều hành hoạt động hệ thống, bằng cách: + Khi xử lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của hệ thống hay các báo cáo định kỳ có liên quan đến đánh giá hiệu quả, Ban lãnh đạo cần yêu cầu các đơn vị tham mưu, đề xuất phải theo nguyên tắc MPA là chính yếu, cùng với nguyên tắc khác (nếu có) làm cơ sở ra quyết định. + Bắt buộc toàn bộ các báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh, các đề xuất của Chi nhánh gửi trụ sở chính đều phải theo nguyên tắc MPA (tính và phân bổ đúng đủ thu nhập chi phí). + Bắt buộc toàn bộ các báo cáo đề xuất tái cấp, nâng cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng từ các chi nhánh hay các Ban đầu mối đều phải phân tích, đánh giá khách hàng, khoản vay dựa trên nguồn dữ liệu MPA. Thứ bảy, cần có một bên tư vấn mạnh Khi Trưởng các bộ phận nhìn thấy kết quả lợi nhuận được tính cho từng công việc sẽ có xu hướng phản đối quyết liệt đối với các phương pháp phân bổ, bởi vậy, một bên “thứ ba” khách quan hơn trong việc thuyết phục, tư vấn, giải thích để đạt được sự đồng thuận cao. 5. Kết luận và khuyến nghị Phân tích trường hợp ứng dụng KTQT của BIDV cho thấy rõ KTQT có vai trò quan trọng, đem lại lợi ích thiết thực cho ngân hàng. Trong quá trình triển khai áp dụng KTQT, BIDV đã gặp không ít khó khăn, nhưng hơn cả là những thành tựu rất đáng khích lệ, mà điểm mấu chốt là có sự ủng hộ và đồng thuận cao của Ban Lãnh đạo Ngân hàng trong việc quyết liệt triển khai đến cùng dự án MPA của KTQT. Tuy vậy, triển khai một cái mới và để được chấp nhận luôn là một thử thách. Bản thân Ngân hàng cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp như sau để hoàn thiện quá trình ứng dụng KTQT, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra: Ứng dụng kế toán quản trị tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 94 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 212+213- Tháng 1 & 2. 2020 Một là, tăng cường sự nhận thức, quản lý tốt sự thay đổi trong ý thức, quan niệm, hiểu biết về KTQT. Hai là, nâng cao chất lượng truyền thông mà cốt lõi và sống động nhất chính là qua việc nâng cao chất lượng báo cáo phân tích, chất lượng các ý kiến đề xuất tham mưu thiết thực, hiệu quả. Ba là, chú trọng công tác đào tạo theo nhu cầu và tính phù hợp, thiết thực của chương trình đào tạo với từng loại đối tượng tham gia khai thác thông tin từ hệ thống MPA của KTQT. Bốn là, hoàn thiện chất lượng dữ liệu đầu vào MPA, đặc biệt là các dữ liệu đầu vào từ chi nhánh. Năm là, làm chặt chẽ quy trình phối hợp giữa các bộ phận trong triển khai KTQT. Như vậy, bên cạnh việc đảm bảo các điều kiện cần thiết như đã thảo luận ở phần 4, thì những khuyến nghị trên đây cũng chính là những vấn đề mà các NHTM khác có thể quán triệt ngay từ ban đầu để hạn chế những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình ứng dụng KTQT bằng công cụ hỗ trợ phân tích lợi nhuận đa chiều MPA ■ Tài liệu tham khảo 1. BIDV (2015) Quyết định số 3880/QĐ-BIDV ngày 8/6/2015 Quy định quản lý, vận hành và khai thác hệ thống MPA 2. BIDV (2016,2017, 2018). Báo cáo tài chính, 3. BIDV (2016) Quy định 8811/QĐ-BIDV ngày 31/10/2016 Quy định đo lường hiệu quả cấp phòng trên hệ thống BIDV. 4. Burns, Quinn, Warren & Oliveira (2013) Management Accounting, McGraw-Hill, London. 5. Clinton, B.D, Matuszewski, Tidrick, D. (2011). “Escaping Professional Dominance?”. Cost Management. New York: Thomas Reuters RIA Group (Sep/Oct). 6. Clinton, B.D, Van der Merwe, Anton (2006). “Management Accounting - Approaches, Techniques, and Management Processes”. Cost Management. New York: Thomas Reuters RIA Group (May/Jun) 7. Diệu, L.T.H (2011) Tư duy mới về quản trị công ty tại các NHTM Việt Nam. 8. E&Y, Reports of E&Y Contractors, BIDV for the Consultancy project on setting up Cost and Revenue Allocation policies of BIDV (BIDV-CRA-BC03- MPA Metholodogy), p.61 9. Ha, N. T. (2017). Design and implementation of Multi-demensional Profitability Analysis system at BIDV . 10. Hà, N.T.T, Tuấn.T.A, Khoa, L.Đ, Dung. T.V (2016), Giải pháp triển khai đo lường lợi nhuận đa chiều trên toàn hệ thống BIDV. Khoá đào tạo lãnh đạo ngân hàng tương lai K4/2016. 11. Hussain, M. M. (2002). Management accounting and performance measures in Japanese banks. 12. King, I. (2105) “New set of accounting principles can help drive sustainable success”. Retrieved 28 January 2015. 13. Liên, H.T. (2011). “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại NHTM cổ phần Liên Việt”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân. 14. Lợi, N.V (2015) Doanh nghiệp Việt còn mơ hồ về kế toán quản trị, https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/ doanh-nghiep-viet-con-mo-ho-ve-ke-toan-quan-tri-119770.html 15. Oanh. N.T.N (2005) Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị tại NHTM cổ phần chi nhánh Điện Biên Phủ 16. Robert S. Kaplan, Atkinson, Anthony, Ella Mae Matsumura, and S. Mark Young. (2011) Management Accounting: Information for Decision Making and Strategy Execution. 6 Pearson Education. 17. Sharma, V. (2017). Role of Management Accounting in Banks and Merchandiser 18. Thoan, L.T.P. (2013), Giải pháp ứng dụng kế toán quản trị đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Hoàn Kiếm, Khoá luận, Học viện Ngân hàng 19. Thơm. P.T. (2008) Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các NHTM Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng. 20. Thủy, T.T.T (2005) Một số giải pháp nhằm vận dụng kế toán quản trị tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.
File đính kèm:
- ung_dung_ke_toan_quan_tri_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai_nghie.pdf