Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - Gọi tắt là GIS) là hệ máy tính được thiết kế để nhập, lưu trữ, quản lý, vận hành thao tác, hiển thị và cho ra các thông tin về địa lý. Đây là tập hợp các công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, trợ giúp các cơ quan quản lý nhà nước. đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể địa lý thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở tọa độ của các dữ liệu đầu vào. Hiện nay, hầu hết các địa phương đã ứng dụng các phần mềm GIS vào công tác quản lý trong nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác quản lý tài nguyên khoáng sản với phần mềm MapInfo. Tuy nhiên, qua cuộc kiểm toán Chuyên đề công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sản cho thấy việc tiếp cận khai thác dữ liệu thông tin địa lý của kiểm toán viên còn hạn chế. Kiểm toán viên mới chỉ tiếp cận các hồ sơ, tài liệu, việc sao lưu tìm kiếm mất nhiều thời gian. Bài viết này nhằm giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản trong việc ứng dụng GIS vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản, giúp kiểm toán viên có thêm công cụ hỗ trợ và phương pháp kiểm toán mới, phù hợp với điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán hiện nay

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 1

Trang 1

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 2

Trang 2

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 3

Trang 3

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 4

Trang 4

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 5

Trang 5

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 6

Trang 6

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 19760
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản
 trong 
việc cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản làm 
vật liệu xây dựng thông thường theo quy định;
- Cấp phép thăm dò, khoáng sản tại khu vực 
đang khai thác khoáng sản, chưa đúng quy định 
của Luật Khoáng sản;
- Việc khoanh định khu vực không đấu giá 
quyền khai thác khoáng sản còn hạn chế: Phê duyệt 
một số vị trí đã được cấp giấy phép thăm dò, khai 
thác khoáng sản hoặc được chấp thuận chủ trương 
đầu tư;
- Khu vực được cấp phép khai thác có diện tích 
nằm xen giữa các khu vực đã được cấp phép thăm 
dò, khai thác khác, chưa thực hiện quy định tại 
Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP;
- Diện tích cấp phép khai thác lớn hơn diện tích 
thăm dò trữ lượng đã được phê duyệt hoặc chồng 
lấn với diện tích khai thác đã được cấp phép của 
đơn vị khác.
Như vậy, bằng việc ứng dụng công nghệ thông 
tin địa lý và các phương pháp kiểm toán, kiểm toán 
viên đã phát hiện những bất cập, hạn chế trong 
công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, góp phần 
rút ngắn thời gian kiểm toán, hạn chế được các rủi 
ro trong nhận xét, kết luận, kiến nghị kiểm toán. 
Có thể nói, dữ liệu thông tin địa lý đã đóng vai trò 
quan trọng để có được những phát hiện kiểm toán.
3. Một số hạn chế khi triển khai ứng dụng hệ 
thống thông tin địa lý vào hoạt động kiểm toán
Cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, công nghệ 
thông tin trong những năm gần đây có sự phát 
triển nhanh và sâu rộng. Chính vì vậy, đây cũng là 
thách thức của Kiểm toán nhà nước trong tiếp cận 
thông tin kỹ thuật số, đòi hỏi phải có các phương 
pháp, kỹ thuật khoa học, hiện đại, tương ứng với 
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 41Số 138 - tháng 4/2019
Một số hạn chế trong hoạt động kiểm toán lĩnh vực 
quản lý nhà nước về khoáng sản cần được hoàn 
thiện như:
- Do hạn chế về mặt thời gian, nhân lực cũng 
như việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt 
động kiểm toán nên các sai sót và bất cập, hạn chế 
mới đánh giá trên cơ sở mẫu chọn được kiểm toán, 
chưa đánh giá được toàn diện công tác quy hoạch 
của địa phương.
- Việc đánh giá tính tuân thủ về quy hoạch và 
tình hình chấp hành khai thác theo giấy phép chủ 
yếu dựa trên các hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp, 
việc kiểm tra, đối chiếu thực địa còn hạn chế do 
chưa đủ các phương tiện, thiết bị đo đạc chuyên 
ngành, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa 
đồng bộ.
- Một số đơn vị được kiểm toán không tích cực 
phối hợp trong việc cung cấp thông tin hoặc việc 
cung cấp thông tin của đơn vị còn phụ thuộc nhiều 
vào kiểm duyệt hành chính, thủ công phải tìm kiếm, 
sao lục mất nhiều thời gian; kiểm toán viên chưa có 
cơ chế truy cập vào hệ thống để trích xuất dữ liệu 
báo cáo, trong khi chưa có quy chế phối hợp giữa 
Kiểm toán nhà nước và đơn vị được kiểm toán. 
- Chưa có cuộc kiểm toán điển hình, làm mẫu 
về việc ứng dụng GIS trong kiểm toán công tác lập 
và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản. Các 
kiểm toán viên thực hiện các kỹ thuật kiểm toán 
ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu dựa trên 
kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để vận dụng 
trong từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, các dữ 
liệu thống kê chuyên ngành, kết quả thanh tra, kiểm 
tra của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến 
tài nguyên, khoáng sản chưa được cập nhật thường 
xuyên làm cơ sở đánh giá của kiểm toán viên.
- Lực lượng kiểm toán viên am hiểu, thành thạo 
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và kiến thức 
chuyên ngành có liên quan còn chưa nhiều. Trong 
khi đó công tác đào tạo kiến thức chuyên ngành và 
kỹ năng vận dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin 
trong hoạt động kiểm toán chưa thật sự đồng bộ, 
toàn diện. Kiểm toán công tác quản lý nhà nước 
về khoáng sản cũng như ứng dụng công nghệ GIS 
vào kiểm toán là một lĩnh vực mới đối với kiểm 
toán viên.
4. Ứng dụng MapInfo trong thực hiện kiểm 
toán chi tiết một số nội dung trong công tác quy 
hoạch và quản lý khai thác khoáng sản
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 138 - tháng 4/2019
4.1. Kiểm tra, đánh giá việc theo dõi, tổng hợp 
tình hình đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản 
làm vật liệu xây dựng
- Đơn vị được kiểm toán, đối chiếu: Sở Tài 
nguyên và Môi trường;
- Phạm vi kiểm toán: Số liệu báo cáo tổng hợp 
về diện tích khai thác khoáng sản làm vật liệu xây 
dựng thông thường.
- Mục tiêu kiểm toán: Số liệu về diện tích quy 
hoạch đối với từng loại khoáng sản, khoáng sản 
làm vật liệu xây dựng được thăm dò, khai thác là 
căn cứ cho các hoạch định cấp phép và quản lý khai 
thác khoáng sản và là căn cứ để cơ quan quản lý 
nhà nước kiểm tra giám sát quá trình khai thác của 
các đơn vị. Mặc dù số liệu về diện tích khai thác 
đã được lập, thẩm định, phê duyệt trước khi cung 
cấp cho Kiểm toán nhà nước, tuy nhiên, qua các 
cuộc kiểm toán liên quan cho thấy, một số đơn vị 
cung cấp thông tin diện tích này chưa đầy đủ, thiếu 
trung thực, chưa đảm bảo độ tin cậy, dẫn đến rủi ro 
trong việc xác nhận, kết luận, kiến nghị của kiểm 
toán viên. Do mức độ ảnh hưởng của sai sót là đáng 
kể, trước khi sử dụng số liệu, kiểm toán viên cần có 
các thủ tục kiểm tra để chắc chắn rằng thông tin về 
diện tích quy hoạch khai thác khoáng sản đối với 
từng loại là chính xác, trung thực, hợp lý.
- Công cụ hỗ trợ kiểm toán: Ứng dụng phần 
mềm MapInfo để kiểm tra, đối chiếu diện tích quy 
hoạch và khai thác khoáng sản làm vật liệu xây 
dựng nhằm đánh giá tính đúng đắn, trung thực, 
hợp lý của số liệu báo cáo. Trong đó cần lưu ý diện 
tích khai thác theo tiến độ được cấp phép.
Thủ tục kiểm toán:
+ Kiểm tra, xác nhận tính trung thực hợp lý của 
số liệu diện tích quy hoạch của từng loại khoáng sản.
+ So sánh, đối chiếu số liệu từ cơ sở dữ liệu trên 
bản đồ với số liệu do đơn vị cung cấp làm cơ sở đưa 
ra kết luận kiểm toán về công tác lập quy hoạch.
4.2. Kiểm toán công tác kiểm tra, giám sát chấp 
hành các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn, 
quy trình, công nghệ khai thác, an toàn lao động 
trong khai thác, chế biến khoáng sản theo dự án 
đã được phê duyệt
- Đơn vị được kiểm toán, đối chiếu: Sở Công 
thương.
- Phạm vi kiểm toán: Hoạt động khai thác đá có 
sử dụng phương pháp nổ mìn.
- Mục tiêu kiểm toán: Kiểm toán tuân thủ về 
trình tự, thủ tục cấp phép nổ mìn, trong đó đánh 
giá phạm vi ảnh hưởng, tính toán khoảng cách an 
toàn của việc nổ mìn phù hợp với hồ sơ thiết kế kỹ 
thuật công tác nổ mìn đã được phê duyệt và các quy 
định tại Nghị đinh số 39/2009/NĐ-CP của Chính 
phủ và QCVN 02:2008/BCT.
- Hồ sơ, tài liệu cần thu thập: Giấy phép khai 
thác khoáng sản, dự án đầu tư khai thác và chế biến 
khoáng sản, hồ sơ thiết kế kỹ thuật công tác nổ 
mìn; báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Công cụ hỗ trợ kiểm toán: Ứng dụng phần 
mềm MapInfo để kiểm tra, đối chiếu hồ sơ cấp 
phép nổ mìn khai thác khoáng sản và thực địa 
nhằm đánh giá tính tuân thủ trong thực hiện các 
tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, công nghệ đảm bảo 
an toàn lao động trong khai thác, chế biến khoáng 
sản. Trong đó kiểm tra khoảng cách an toàn của 
phạm vi nổ mìn ảnh hưởng tới khu vực gần đường 
giao thông, khu dân cư và các công trình khác.
- Trọng tâm kiểm toán: Kinh nghiệm qua kiểm 
toán nhận thấy, có trường hợp báo cáo đánh giá tác 
động môi trường đã được phê duyệt chưa đánh giá 
đầy đủ các tác động do nổ mìn khai thác đá ảnh 
hưởng tới các hộ gia đình sinh sống và canh tác 
gần khu vực dự án; các công trình, trường học, trụ 
sở cơ quan, doanh nghiệp tuyến đường và các công 
trình khác. Việc không đảm bảo hành lang an toàn 
cho việc khai thác bằng phương pháp nổ mìn như 
trên là vi phạm các quy định về sử dụng vật liệu 
nổ. Kiểm toán viên cần đánh giá và thu thập bằng 
chứng để xác định phạm vi và mức độ ảnh hưởng 
của việc nổ mìn có đảm bảo tuân thủ các quy định 
hay không?
- Thủ tục kiểm toán: 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 138 - tháng 4/2019
+ Thu thập tài liệu, thông tin liên quan: Đề nghị 
đơn vị cung cấp các hồ sơ, tài liệu đã được xác định;
+ Khảo sát thực địa để đánh giá sơ bộ về hiện 
trạng khai thác so với hồ sơ thiết kế kỹ thuật, 
phương án khai thác;
+ Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thiết kế kỹ thuật khai 
thác, báo cáo đánh giá tác động môi trường so với 
hiện trạng khu vực khai thác trên thực tế để đánh 
giá tổng quan địa hình khai thác, bao gồm thống 
kê các công trình, khu vực lân cận có thể chịu ảnh 
hưởng của việc nổ mìn;
+ Xác định phạm vi bán kính và mức độ ảnh 
hưởng của việc nổ mìn thông qua ứng dụng phần 
mềm MapInfo: Xác định tọa độ khu vực dự án mỏ 
được cấp phép khai thác và tọa độ vị trí các công 
trình trong phạm vi ảnh hưởng chấn động, đá văng 
bởi nổ mìn;
4.3. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ thẩm định đề 
án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng 
thông thường và than bùn; quy hoạch thăm dò, 
khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản 
thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân 
dân cấp tỉnh
- Đơn vị được kiểm tra, đối chiếu: Sở Tài nguyên 
và Môi trường;
- Hồ sơ, tài liệu cần thu thập: Giấy phép thăm 
dò, khai thác khoáng sản của đơn vị được cấp phép; 
Bản đồ quy hoạch khu vực dự án; Hồ sơ khoanh 
định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động 
khoáng sản, các khu vực đấu thầu thăm dò, khai 
thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND 
cấp tỉnh; Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch 
phát triển VLXD đến năm 2020 đã được UBND 
tỉnh phê duyệt kèm theo báo cáo quy hoạch; Quyết 
định của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch 
thăm dò, khai thác khoáng sản kèm theo báo cáo 
thuyết minh quy hoạch khai thác khoáng sản, bản 
đồ số khu vực khai thác khoáng sản; Quyết định 
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy 
hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng 
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở 
Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 
về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 
thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng 
sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở Việt 
Nam đến năm 2020;
- Mục tiêu kiểm toán: Kiểm tra phạm vi cấp 
phép về thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu 
xây dựng thông thường của địa phương có chồng 
lấn với khu vực quy hoạch khai thác khoáng sản đã 
được Chính phủ phê duyệt hay không?.
- Thủ tục kiểm toán: Sử dụng phần mềm MapInfo 
để xác định vùng quy hoạch thăm dò, khai thác và 
sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông 
thường và than bùn để chồng xếp bản đồ khu vực 
khai thác khoáng sản lên bản đồ quy hoạch, đánh 
giá ảnh hưởng của việc cấp phép khai thác khoáng 
sản đến các diện tích quy hoạch đã được Chính 
phủ phê duyệt.
4.4. Ứng dụng trong kiểm toán công tác thẩm 
định báo cáo môi trường trong hoạt động khai 
thác khoáng sản
- Đơn vị được kiểm tra, đối chiếu: Sở Tài nguyên 
và Môi trường;
- Hồ sơ, tài liệu cần thu thập: Dự án đầu tư, báo 
cáo đánh giá tác động môi trường dự án; các tài liệu 
khác có liên quan.
- Thủ tục kiểm toán: 
+ Sử dụng phần mềm MapInfo chồng xếp bản 
đồ vị trí dự án, bản đồ địa hình (bản đồ lưu vực), 
bản đồ đất đai khu vực ảnh hưởng của dự án, nhận 
thấy: Các dự án chưa tính toán thủy văn, thủy lực 
giai đoạn đóng cửa mỏ cải tạo moong thành hồ 
chứa nước đối với các dự án khai thác đá làm vật 
liệu xây dựng thông thường; dự án cải tạo, phục 
hồi chưa đảm bảo tính khả thi như: Kênh thoát 
nước mỏ chưa khảo sát thiết kế và dự toán kinh 
phí, chưa tính chi phí bồi thường thiệt hại từ tuyến 
kênh đến vị trí tiếp nhận nước; phương án cải tạo 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 138 - tháng 4/2019
mỏ thành hồ chứa nước phục vụ nông nghiệp 
nhưng chưa đánh giá chất lượng nguồn nước cấp 
cho cây trồng...
5. Một số đề xuất góp phần triển khai ứng 
dụng hệ thống thông tin địa lý vào kiểm toán việc 
lập và quản lý quy hoạch các dự án khoáng sản
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong 
hoạt động là một chủ trương lớn trong định hướng 
phát triển Kiểm toán nhà nước, phù hợp với xu thế 
hội nhập và phát triển công nghệ thông tin. Nhằm 
góp phần tăng cường hiệu quả trong việc ứng dụng 
công nghệ GIS vào hoạt động kiểm toán công tác 
lập và quản lý quy hoạch tài nguyên và khoáng sản, 
tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
- Tăng cường tuyên truyền và hỗ trợ, đào tạo 
kiểm toán viên ứng dụng công nghệ thông tin vào 
hoạt động kiểm toán, trong đó hỗ trợ đào tạo ứng 
dụng phần mềm MapInfo trong công tác kiểm toán 
quản lý khoáng sản;
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần 
vận dụng linh hoạt, phương pháp kiểm toán phù 
hợp với nội dung kiểm toán và điều kiện ứng dụng 
công nghệ thông tin tại đơn vị. Trong điều kiện cho 
phép, kiểm toán viên có thể đề xuất phạm vi kiểm 
toán nhằm đánh giá toàn diện, đầy đủ các vấn đề 
liên quan đến phát hiện kiểm toán. Trong đó, thông 
qua phần mềm có thể đánh giá công tác lập quy 
hoạch, thực hiện quy hoạch và đánh giá tác động 
môi trường của các dự án khai thác khoáng sản để 
có kiến nghị thích đáng;
- Kiểm toán nhà nước cần xây dựng quy chế 
phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với đơn vị được 
kiểm toán trong việc cung cấp và khai thác thông 
tin điện tử, thông tin số hóa nhằm tạo điều kiện 
thuận lợi cho các kiểm toán viên truy cập và khai 
thác thông tin điện tử hợp pháp, đúng quy định;
- Đa dạng hóa hình thức tổ chức kiểm toán 
chuyên đề phù hợp với đặc điểm của từng cuộc 
kiểm toán và ứng dụng công nghệ thông tin vào 
hoạt động kiểm toán;
- Tập trung tổ chức các khóa đào tạo các phần 
mềm hệ thống thông tin địa lý để các kiểm toán 
viên tiếp cận nhanh nhất, không bị động khi tham 
gia hoạt động kiểm toán;
Với những ưu điểm của công nghệ thông tin 
nói chung và công nghệ thông tin địa lý nói riêng 
sẽ góp phần làm giảm thời gian, nhân lực thực 
hiện kiểm toán, nâng cao hiệu quả kiểm toán. Các 
tài liệu, dữ liệu thu thập được trong hoạt động 
kiểm toán sẽ bổ sung, làm giàu cơ sở dữ liệu của 
Kiểm toán nhà nước phục vụ công tác kiểm toán 
sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề cương kiểm toán công tác quản lý nhà 
nước về tài nguyên, khoáng sản giai đoạn 
2014-2016 ban hành kèm theo Quyết định 
208/QĐ-KTNN, ngày 10/02/2017 của 
Kiểm toán nhà nước;
2. Đề tài “Ứng dụng công nghệ tích hợp tư liệu 
viễn thám và hệ thông tin địa lý để quản 
lý biến động sử dụng đất trên địa bàn tỉnh 
Sơn La”;
3. Đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ 
công tác quản lý và khai thác tài nguyên 
khoáng tỉnh Ninh Thuận” theo Quyết định 
số 1391/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 của 
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận;
4. Luật Khoáng sản 2010;
5. Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi năm 2015;
6. Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm 
Mapinfo;
7. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) 
trong quản lý hoạt động khoáng sản trên 
địa bàn tỉnh Khánh Hòa (2014), Nguyễn 
Thanh Minh, Phòng Địa chất - Khoáng sản;
8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Nghị 
quyết số 927/2010/ UBTVQH12 ngày 
19/4/2010 về việc ban hành Chiến lược phát 
triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2020;
9. Website Khoáng sản tỉnh Ninh Thuận 
 8088/page/
bandoks.aspx.

File đính kèm:

  • pdfung_dung_he_thong_thong_tin_dia_ly_vao_kiem_toan_viec_lap_va.pdf