Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp

Trong những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng và quy mô ngày càng tăng. Tuy nhiên, hoạt động khoa học chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công nên công tác quản lý khoa học tại KTNN gặp nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại trong bối cảnh hiện nay. Yêu cầu cấp thiết đối với công tác quản lý khoa học (QLKH) của KTNN hiện nay là phải xây dựng được hệ thống quản lý các hoạt động khoa học trên nền tảng số hoá dữ liệu hoạt động khoa học và các công cụ quản lý trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Bài viết này phân tích thực trạng và gợi mở một số giải pháp ứng dụng CNTT trong QLKH của KTNN

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 20660
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khoa học của kiểm toán nhà nước - Thực trạng và giải pháp
g 
KHCN của ngành, và những tổ chức, cá nhân 
khác có liên quan.
- Nội dung công tác quản lý KHCN của KTNN 
gồm: Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện 
các quy định về KHCN của KTNN; xây dựng và 
tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch KHCN của 
KTNN; tổ chức quản lý các hoạt động KHCN của 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN58 Số 141 - tháng 7/2019
KTNN; quản lý kinh phí sự nghiệp KHCN; tổng 
kết, đánh giá tình hình hoạt động KHCN; thiết lập 
và duy trì mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân có 
liên quan đến hoạt động KHCN.
- Về phân cấp quản lý: Tổng KTNN là cấp quản 
lý cao nhất, quyết định mọi vấn đề khoa học của 
KTNN. Tổng KTNN thành lập Hội đồng Khoa học 
KTNN để tư vấn cho Tổng KTNN về hoạt động 
KHCN. Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán thực 
hiện chức năng tổ chức và quản lý hoạt động khoa 
học của KTNN. Đơn vị chủ trì NVKH là đơn vị 
trực thuộc KTNN được Tổng KTNN giao nhiệm 
vụ chủ trì thực hiện nghiên cứu khoa học. 
- Quy trình quản lý khoa học của KTNN gồm 
10 công đoạn: (1) Xây dựng kế hoạch hoạt động 
KHCN; (2) Triển khai kế hoạch NCKH; (3) Tổ chức 
xét duyệt NVKH; (4) Tổ chức thẩm định, phê duyệt 
nội dung, dự toán kinh phí; (5) Kiểm tra, đánh giá 
trong quá trình thực hiện NVKH; (6) Thẩm định 
kết quả NCKH đối với NVKH cấp bộ; (7) Nghiệm 
thu kết quả nghiên cứu; (8) Giao nộp sản phẩm và 
thanh lý hợp đồng; (9) Công bố và ứng dụng kết 
quả khoa học; (10) Lưu trữ kết quả NCKH.
2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong QLkH 
của kTNN
a) Những mặt làm được về ứng dụng CNTT trong 
QLKH của KTNN
- Về nhận thức, KTNN cũng đã có những nhận 
thức rõ ràng về tính cấp thiết của ứng dụng CNTT 
vào hoạt động của ngành nói chung và vào hoạt 
động quản lý hoạt động KHCN nói riêng. 
- Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán cũng đã 
từng bước triển khai các hoạt động để nâng cao mức 
độ ứng dụng CNTT vào hoạt động của Trường nói 
chung và hoạt động QLKH của ngành nói riêng.
-Đội ngũ nhân sự QLKH phần lớn là các cán bộ 
trẻ, được đào tạo bài bản và sử dụng thành thạo tin 
học văn phòng, có tinh thần học hỏi và khả năng 
tiếp thu cao về các ứng dụng, phần mềm mới. 
b) Những hạn chế về ứng dụng CNTT trong 
QLKH của KTNN
- Đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác QLKH 
chưa có điều kiện tiếp xúc với phần mềm QLKH 
chuyên nghiệp để thực hiện các tác nghiệp trong 
QLKH.
- Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán chưa 
có cán bộ hoặc đầu mối chuyên trách về CNTT để 
kịp thời xử lý trong những tình huống mất mát dữ 
liệu hoặc xuất hiện các lỗi vận hành phần mềm, 
phần cứng.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về các công trình 
NCKH của KTNN vẫn còn rất hạn chế và bị thất 
thoát nhiều theo thời gian. 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 59Số 141 - tháng 7/2019
- Chưa có phần mềm chuyên biệt phục vụ 
QLKH. Hiện tại, công tác QLKH vẫn đang thực 
hiện với mức độ áp dụng CNTT hạn chế và chưa 
có tính thống nhất, liên kết giữa các đầu mối. 
- Việc cập nhật thông tin NCKH mới chỉ dừng 
lại ở các thông tin về danh mục nghiên cứu, thông 
báo danh mục đề tài, thông báo kết quả nghiệm 
thu. Chưa có một hệ thống với tính tương tác cao 
để kịp thời cập nhật các thông tin cần thiết.
c) Những khó khăn trong công tác quản lý khoa học 
Những hạn chế về ứng dụng CNTT nêu trên đã 
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý khoa 
học của KTNN, có thể kể đến những khó khăn trên 
các mặt sau:
- Việc tổng hợp, phân loại các đề xuất NVKH 
hàng năm gặp khó khăn trong việc rà soát tính trùng 
lặp so với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện.
- Công tác quản lý việc thực hiện nhiệm vụ 
NCKH gặp khó khăn trong việc lập hồ sơ theo dõi, 
quản lý đối với từng nhiệm vụ NCKH, tổng hợp 
thông tin các nhóm nghiên cứu để tiện liên lạc, 
trao đổi trong suốt quá trình triển khai thực hiện 
nhiệm vụ.
- Công tác quản lý đội ngũ nhà khoa học gặp 
khó khăn trong việc lập hồ sơ quản lý đội ngũ 
chuyên gia, nhà khoa học, cộng tác viên khoa học, 
cập nhật thông tin khoa học.
- Công tác nghiệm thu, đánh giá kết quả NCKH 
gặp khó khăn trong việc cập nhật và lên lịch nghiệm 
thu như: Theo dõi thời hạn nhận ý kiến phản biện, 
nhận xét của các thành viên hội đồng đối với từng 
NVKH, sắp xếp lịch tổ chức họp nghiệm thu đối 
với từng nhiệm vụ...
- Công tác lưu trữ các kết quả NCKH hiện 
đang được thực hiện thủ công khiến khối lượng 
công việc lưu trữ tài liệu khoa học trở nên cồng 
kềnh, khó khăn trong theo dõi, quản lý việc cho 
mượn tài liệu, đề tài tham khảo đối với các cán bộ 
nghiên cứu.
- Khó khăn trong việc cập nhật, theo dõi và tra 
cứu các văn bản quản lý KHCN để triển khai thực 
hiện trong ngành, các quyết định phê duyệt danh 
mục, thành lập các Hội đồng Khoa học... và các quy 
định khác.
- Bên cạnh đó, trong công tác thống kê, báo 
cáo, còn có nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, 
hệ thống hóa và phân loại các kết quả NCKH, xây 
dựng nguồn số liệu thống kê cơ sở về KHCN phục 
vụ việc lập các báo cáo tổng kết, đánh giá theo từng 
thời kỳ.
Những bất cập, khó khăn trên đã đặt ra nhu cầu 
cấp bách cần phải ứng dụng công nghệ và tin học 
hóa quá trình triển khai quản lý việc thực hiện các 
hoạt động KHCN của KTNN.
3. Định hướng và giải pháp ứng dụng CNTT 
vào QLkH của kTNN
a) Định hướng ứng dụng CNTT vào quản lý 
khoa học 
Để triển khai ứng dụng CNTT vào quản công 
tác quản lý khoa học, cần xác định một số nội dung 
mang tính định hướng như sau:
- Công tác quản lý hoạt động khoa học của 
các cấp sẽ được thực hiện trên môi trường Cổng 
thông tin điện tử với ứng dụng công nghệ quản lý 
trực tuyến.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về khoa học 
- công nghệ của KTNN, bao gồm: (i) Thông tin về 
các sản phẩm khoa học - công nghệ; (ii) thông tin 
lý lịch khoa học của các nhà nghiên cứu trong từng 
lĩnh vực; (iii) tài liệu, văn bản về quy định, quy chế, 
hướng dẫn... liên quan đến hoạt động KHCN.
- Xây dựng hệ thống quản lý tin tức đăng tải 
các thông tin KHCN chính thức của KTNN trở 
thành một kênh để các chuyên gia, nhà khoa học 
và những người quan tâm cập nhật thông tin về các 
sự kiện, hoạt động KHCN của KTNN. 
b) Giải pháp ứng dụng CNTT trong quản lý khoa 
học của KTNN
- Thứ nhất, nâng cao nhận thức về ứng dụng 
CNTT vào công tác QLKH cho các đối tượng có 
liên quan.
Trên quan điểm về nhân tố con người là yếu 
tố quyết định thành công của quá trình ứng dụng 
CNTT vào công tác quản lý khoa học, cần có giải 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN60 Số 141 - tháng 7/2019
pháp để các cấp lãnh đạo, quản lý và những người 
tham gia NCKH có sự thống nhất cao, kể cả trong 
nhận thức cũng như trong quá trình thực hiện 
các nhiệm vụ ứng dụng CNTT công tác QLKH, 
gồm: (i) Ứng dụng CNTT vào công tác QLKH tại 
KTNN phải được xác định là một nhiệm vụ của 
tất cả các đơn vị và cá nhân trong toàn ngành; (ii) 
tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách của 
Đảng uỷ, lãnh đạo KTNN về ứng dụng, phát triển 
CNTT; (iii) đổi mới lề lối làm việc của các đơn vị 
và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; (iv) nâng cao 
kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ 
nhân sự làm công tác khoa học tại Trường ĐT&BD 
nghiệp vụ kiểm toán.
- Thứ hai, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông 
tin phục vụ QLKH trên môi trường CNTT.
Để phát triển rộng rãi việc ứng dụng CNTT 
trong QLKH của KTNN, việc cần thiết hàng đầu là 
phải xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông 
tin phục vụ QLKH trong phạm vi toàn ngành. Hệ 
thống cơ sở dữ liệu thông tin QLKH nhằm giúp 
cho việc thu thập, lưu trữ, trao đổi và phổ biến các 
thông tin về hoạt động khoa học một cách thống 
nhất, có hệ thống và tạo điều kiện cho việc quản lý 
và NCKH được thực hiện một cách thuận lợi, nhẹ 
nhàng và có hiệu quả. 
Hệ thống thông tin QLKH gồm các phân hệ: 
Phân hệ thông tin về văn bản, quy định của Nhà 
nước có liên quan đến hoạt động khoa học; phân 
hệ thông tin về các NVKH; phân hệ thông tin về 
các nhà khoa học; phân hệ thông tin về mẫu biểu, 
hồ sơ có liên quan đến hoạt động khoa học.
- Thứ ba, xây dựng Cổng Thông tin Khoa học - 
công nghệ của KTNN.
Trên cơ sở nền tảng Trang Thông tin Điện tử 
của Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán hiện nay, 
cần đầu tư để xây dựng và tích hợp Cổng Thông 
tin Điện tử về KHCN, từ đó mọi hoạt động quản lý 
trong lĩnh vực khoa học sẽ được thực hiện trên môi 
trường này một cách thông suốt và có hệ thống.
Kiến trúc tổng thể Cổng Thông tin KHCN của 
KTNN thể hiện theo mô hình sau.
Hình 1. Kiến trúc tổng thể Cổng thông tin Khoa học - Công nghệ KTNN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 61Số 141 - tháng 7/2019
Hình 2. Biểu đồ mô tả tổng quan luồng dữ liệu của hệ thống
- Phân hệ quản lý tin tức khoa học công nghệ, 
gồm có các chức năng: Quản lý thông tin về quy 
định pháp luật về hoạt động KHCN; Quản lý tin 
tức về hoạt động KHCN của KTNN; Quản lý diễn 
đàn trao đổi, phản hồi của người dùng trong hoạt 
động KHCN.
- Phân hệ quản lý hoạt động KHCN, gồm có các 
chức năng: Quản lý công tác lập kế hoạch KHCN; 
Quản lý công tác tổ chức thực hiện NVKH; Quản 
lý công tác tổ chức hội thảo khoa học; Quản lý cơ 
sở dữ liệu nhà khoa học; Quản lý cơ sở dữ liệu sản 
phẩm khoa học.
- Phân hệ quản lý tra cứu thông tin khoa học, 
gồm có các chức năng: Quản lý tra cứu thông tin 
sản phẩm khoa học; thông tin nhà khoa học, tin 
tức khoa học.
Ngoài ra hệ thống còn có chức năng quản trị hệ 
thống và báo cáo, với các chức năng: Quản lý thông 
tin người dùng; Phân quyền người dùng, quản lý 
truy cập; Quản lý danh mục dữ liệu; Quản lý các 
thông số vận hành của hệ thống; Báo cáo, thống kê.
Hệ thống có 4 đối tượng tham gia chính như 
sau:
- Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước: Các lãnh đạo 
KTNN có tài khoản (account) riêng, được phân 
quyền truy cập các báo cáo tổng hợp về từng phân 
hệ thông tin của hệ thống; thực hiện phê duyệt ở 
các bước công việc cần có quyết định của lãnh đạo 
KTNN theo quy trình QLKH.
- Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán: Lãnh 
đạo Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán và 
Phòng Quản lý khoa học có tài khoản riêng, được 
phân quyền để truy cập các báo cáo; thực hiện các 
công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân 
công theo quy trình QLKH.
- Các đơn vị, nhà khoa học: Có tài khoản riêng, 
được quyền truy cập hạn chế theo từng NVKH; 
được quyền truy cập để theo dõi tin tức, thông báo 
có liên quan về hoạt động KHCN của KTNN; thực 
hiện các công việc trong vai trò người thực hiện 
nhiệm vụ khoa học theo quy trình QLKH.
- Người quản trị hệ thống: Thực hiện chức 
năng quản trị hệ thống: Mở tài khoản cho người 
dùng, phân quyền người dùng, thiết lập cấu hình 
thông tin,
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN62 Số 141 - tháng 7/2019
Chức năng tổng thể của hệ thống được mô tả như sau.
Hình 3. Biểu đồ mô tả tổng quan chức năng của hệ thống
Các tác vụ chính của hệ thống bao gồm:
* Tác vụ phục vụ nhu cầu của lãnh đạo Kiểm 
toán nhà nước:
1) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo KTNN 
về xem tin tức KHCN.
2) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo KTNN 
về xem các báo cáo về hoạt động KHCN, thực hiện 
chỉ đạo/phê duyệt hoạt động KHCN trên phân hệ 
Quản lý hoạt động KHCN.
3) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo KTNN 
về xem/tra cứu các dữ liệu KHCN của KTNN trên 
phân hệ Tra cứu thông tin KHCN.
* Tác vụ phục vụ nhu cầu của Trường ĐT&BD 
nghiệp vụ kiểm toán:
4) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu về xem/thêm mới/
sửa tin tức KHCN trên Cổng thông tin KHCN.
5) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu về quản lý/phê 
duyệt các nhiệm vụ KHCN đang thực hiện; thêm 
mới/sửa/xoá cơ sở dữ liệu về KHCN của KTNN; 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 63Số 141 - tháng 7/2019
xem các báo cáo hỗ trợ quản lý, điều hành hoạt 
động KHCN.
6) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu tra cứu, xem các 
thông tin về dữ liệu KHCN của KTNN trên phân 
hệ Tra cứu thông tin KHCN.
* Tác vụ phục vụ nhu cầu của các nhà khoa học:
7) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu xem tin tức KHCN 
trên Cổng thông tin KHCN.
8) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu về xem/bổ sung dữ 
liệu KHCN đang thực hiện trên phân hệ Quản lý 
hoạt động KHCN.
9) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu tra cứu/xem các 
thông tin về dữ liệu KHCN của KTNN trên phân 
hệ Tra cứu thông tin KHCN.
* Tác vụ phục vụ nhu cầu quản trị hệ thống:
10) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu xem/thêm mới/
sửa tin tức KHCN trên Cổng thông tin KHCN.
11) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu xem/bảo trì/sửa lỗi 
vận hành trên phân hệ Quản lý hoạt động KHCN.
12) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu tra cứu/xem/chỉnh 
sửa các thông tin về dữ liệu KHCN của KTNN trên 
phân hệ Tra cứu thông tin KHCN.
* Tác vụ phục vụ nhu cầu độc giả quan tâm:
13) Yêu cầu/Đáp ứng yêu cầu của độc giả quan 
tâm về xem tin tức KHCN trên Cổng thông tin 
KHCN.
c) Một số kiến nghị 
Để thực hiện các giải pháp nêu trên, KTNN cần 
thực hiện một số nội dung sau.
- Một là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến 
thức, kỹ năng khai thác hệ thống thông tin và 
các phần mềm ứng dụng cho cán bộ quản lý, nhà 
nghiên cứu và chuyên viên làm công tác khoa học.
- Hai là, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phần cứng; 
thiết lập trung tâm tích hợp dữ liệu về hoạt động 
khoa học; xây dựng các chương trình phần mềm 
phục vụ cho quản lý và khai thác sử dụng thông tin 
trong hoạt động khoa học. 
- Ba là, xây dựng quy trình quản lý khoa học 
một cách chi tiết và cụ thể trong đó quy định rõ 
ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng cấp từ cấp 
nhân viên xử lý công việc -> người kiểm soát trực 
tiếp -> cán bộ quản lý cấp phòng -> cán bộ quản lý 
cấp vụ -> lãnh đạo KTNN.
- Bốn là, tổ chức cập nhật lại hệ thống dữ liệu về 
KHCN của KTNN gồm: Thông tin về các sản phẩm 
KHCN đã thực hiện; thông tin của các nhà khoa 
học trong từng lĩnh vực; hệ thống và số hoá các tài 
liệu văn bản về KHCN; chuẩn hoá mẫu biểu các tài 
liệu, văn bản có liên quan đến QLKH.
kết luận
Theo xu thế phát triển tất yếu của ứng dụng 
CNTT trong quản lý, việc ứng dụng CNTT trong 
công tác QLKH của KTNN là hết sức cần thiết để 
nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản 
lý khoa học. Việc xây dựng một Cổng Thông tin 
KHCN của KTNN với các chương trình phần mềm 
ứng dụng trong QKH là một công cụ chỉ đạo, điều 
hành của các cấp quản lý trong hoạt động KHCN, 
đồng thời cung cấp thông tin và tương tác truyền 
thông với các đơn vị và nhà khoa học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo 20 năm thành lập Trường Đào tạo 
và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (2017);
2. Báo cáo tổng kết công tác khoa học của 
Phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc 
tế, Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán 
các năm 2017, 2018;
3. Phan Thanh Đức, Tin học hoá quy trình 
quản lý hoạt động khoa học - công nghệ 
ngành ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào 
tạo ngân hàng số 163 - Tháng 12.2015;
4. Quy chế Tổ chức và quản lý hoạt động 
khoa học của KTNN (Ban hành kèm theo 
Quyết định số 1713/QĐ-KTNN ngày 
29/10/2012của Tổng KTNN);
5. Quyết định số 1666/QĐ-KTNN ngày 
08/12/2015 của Tổng KTNN quy định chức 
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của 
Trường ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán.
Ngày nhận bài: 05/04/2019
Ngày duyệt đăng: 30/04/2019

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_quan_ly_khoa_hoc_cua_kiem.pdf