Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Bài viết nghiên cứu về tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, tư tưởng đó

được hình thành từ truyền thống “nhân nghĩa” của dân tộc Việt Nam và có

kế thừa, phát triển tư tưởng “nhân nghĩa” của Nho giáo. Tư tưởng “nhân

nghĩa” của Nguyễn Trãi gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân;

biểu hiện ở lòng thương người, sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với kẻ

thù; “nhân nghĩa” vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu; “nhân nghĩa” được

thể hiện trong ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình. Qua đó, tác giả rút

ra ý nghĩa giáo dục lối sống vì con người, lối sống có trách nhiệm và sống vì

cộng đồng cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay.

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4680
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong định hướng lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay
à tinh 
hoa của dân tộc. Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm 
Văn Đồng đã viết: “Nguyễn Trãi người anh hùng 
dân tộc, văn võ song toàn, văn là chính trị, chính 
trị cứu nước cứu dân, nội trị, ngoại giao, mở nền 
thái bình muôn thuở, rửa nỗi hẹn ngàn thu; võ là 
quân sự chiến lược và chiến thuật, yếu đánh 
mạnh, ít địch nhiều, thắng hung tàn bằng đại 
nghĩa; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, 
sắc như gươm đao... thật là một con người vĩ đại 
về nhiều mặt trong lịch sử nước ta...” (Phạm Văn 
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57 
54 
Đồng, 1962). Công lao quý giá nhất và sự nghiệp 
vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước 
yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước 
vô cùng vẻ vang của ông. 
3.1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng “nhân 
nghĩa” Nguyễn Trãi 
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi được 
hình thành từ một hệ thống các quan điểm của 
triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, 
triết lý quân sự, triết lý ngoại giao. . . và là tất cả 
những triết lý trong một thể thống nhất ấy lại 
được bao trùm bởi cả một vũ trụ quan ông. Như 
vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự thống nhất 
giữa đạo trời và đạo người thể hiện chung ở chủ 
nghĩa nhân đạo. Hệ thống các quan điểm trong tư 
tưởng của Nguyễn Trãi là kết quả của sự kế thừa 
quan điểm triết học truyền thống phương Đông 
nói chung, của dân tộc nói riêng. Tư tưởng “nhân 
nghĩa” của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng 
“nhân nghĩa” tiêu biểu nhất của truyền thống tư 
tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội tụ những tư 
tưởng “nhân nghĩa” của dân tộc truyền lại, rồi tiếp 
tục lưu chảy trong truyền thống tư tưởng “nhân 
nghĩa” của người Việt Nam sau này. 
Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi kế thừa 
quan điểm “nhân nghĩa” Nho giáo, nhưng đã được 
mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc 
trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nguyễn Trãi đã 
tiếp thu tư tưởng “Nhân nghĩa” của Mạnh Tử một 
cách không máy móc, giáo điều mà có sự sáng tạo 
và phát triển, thể hiển lòng yêu nước thương dân 
sâu sắc, thiết tha của một anh hùng dân tộc. Ông 
đã tạo ra một sức mạnh khá đặc biệt trong lịch sử 
của các cuộc chiến tranh, đó là sử dụng tư tưởng 
“Nhân nghĩa” để đánh địch. Tư tưởng “Dân vi 
quý” của Mạnh Tử đi vào Nguyễn Trãi, đối với 
Nguyễn Trãi, nhân dân là nỗi lòng thương xót, 
niềm tin yêu, là sức mạnh cuồn cuộn như nước 
triều dâng, nhân dân là định hướng cho toàn bộ tư 
tưởng của Nguyễn Trãi, đó phải là “An 
dân”,”Điếu dân”. 
Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, 
hơn nữa, là một phương pháp luận hết sức quan 
trọng. Trong toàn bộ các tác phẩm của Nguyễn 
Trãi mà chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” 
đã được nhắc đến 59 lần và chữ “nghĩa” được 
nhắc đến 81 lần. Tổng cộng hai chữ “nhân”, 
“nghĩa” được ông sử dụng đến 140 lần. Tư tưởng 
“nhân nghĩa” ấy của Nguyễn Trãi đã được thể 
hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu của ông như: 
Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức 
Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Dư địa chí. Nội 
dung tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi 
được thể hiện như sau: 
Trước hết, tư tưởng “nhân nghĩa” vẫn luôn thể 
hiện tư tưởng “nhân nghĩa” truyền thống, bởi 
nhân nghĩa vẫn là cái gốc của đạo trời, nên "Bại 
nghĩa thương nhân, trời đất cơ hồ muốn dứt" 
(Bình Ngô đại cáo). 
Nhân nghĩa cũng vẫn là cái gốc của đạo người 
lãnh đạo, người cai trị dân, vì: "Đạo làm tướng lấy 
nhân nghĩa làm gốc"; cho nên đó cũng chính là cái 
gốc của sự ứng xử của người lãnh đạo, của bậc 
quân vương đối với người dân: "Phàm mưu việc 
lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, viện công to 
phải lấy nhân nghĩa làm đầu" (Lại thư trả lời 
Phương Chính). Mục đích "an dân" được thực ở 
người quân tử theo đạo trời để bảo vệ sự sống (an 
dân), rằng: "đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, 
đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân" 
(Thư dụ hàng (các tướng sĩ) thành Bình Than). 
Phải chăng đây vẫn là sự thể hiện tư tưởng mà 
trong Kinh Dịch, Hệ Từ Hạ truyện đã viết (thiên 
địa chi đại đức viết sinh). Có thể thấy rằng đường 
lối cứu nước bằng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề 
ra ngay từ khi dâng Bình Ngô sách cho Lê Lợi là 
đường lối hoàn toàn khác so với nhân nghĩa của 
Nho giáo truyền thống. 
Thứ hai, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi 
gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân và an 
dân, biết trọng dân, ơn dân, thấy được vai trò, sức 
mạnh của nhân dân. 
Nguyễn Trãi là một nhà nho, chịu ảnh hưởng sâu 
sắc tư tưởng của Nho giáo, bản thân ông cũng tâm 
niệm rằng “lòng hãy cho bền đạo Khổng môn”. 
Cho nên “tôi cũng lấy đạo nhân nghĩa, hết lòng 
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57 
55 
kính thờ triều đình” (Viện Sử học, 1976). Nhưng 
bản thân Nguyễn Trãi lại là một người dân Việt, 
thấm nhuần tư tưởng đạo đức Việt, nên nhân 
nghĩa của ông cũng mang đậm tinh thần nhân 
nghĩa của văn hóa Việt. Vì vậy, điểm khác biệt 
trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi so 
với Nho giáo Khổng - Mạnh là ở chỗ: nhân nghĩa 
trước hết là để “yên dân”. Trong các văn thư gửi 
cho tướng giặc và dụ hàng các thành, Nguyễn Trãi 
đề cập rất nhiều tới vấn đề này. 
Nhân nghĩa là thực sự coi dân là gốc nước, phải 
thực sự gắn với nhân dân, phải thương yêu dân 
thực sự, phải vì nhân dân và cho nhân dân. Nhân 
nghĩa là phải cứu nước, cứu dân. Muốn cứu nước, 
cứu dân trước phải lo trừ bạo; muốn trừ bạo trước 
hết phải dùng bạo lực của chính nghĩa "lấy ít địch 
nhiều, lấy chí nhân thay cường bạo". Lòng nhân 
nghĩa đó trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chính là 
sức mạnh bảo vệ quốc gia dân tộc, được thể hiện 
bởi vai trò của bậc trung quân ái quốc. Đây cũng 
là tư tưởng đã được thể hiện trước đó ở thời kỳ 
chống sự xâm lược của nhà Nguyên. Hịch tướng 
sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn) cũng nhấn mạnh: 
"Tự cổ các bậc nghĩa sĩ trung thần đã từng diệt 
thân để cứu nước" (Tự cổ trung thần nghĩa sĩ, dĩ 
thân tử quốc hà đại vô chi). Đây là cái nhìn hết 
sức mới mẻ và nhân văn của Nguyễn Trãi. Trong 
Nho giáo truyền thống, cũng như trong lịch sử dân 
tộc có thể ai cũng biết nhân dân là người làm ra 
mọi của cải để nuôi sống xã hội, song có mấy 
người thấy được mình phải biết ơn và “đền ơn” 
những con người bình dị, thậm chí là thấp hèn ấy. 
Thứ ba, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi 
còn biểu hiện ở lòng thương người, ở sự khoan 
dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù. 
Tư tưởng “nhân nghĩa” thể hiện theo tinh thần 
trên còn bao hàm cả sự khoan dung, có thể nói, 
đây là nét độc đáo riêng có trong tư tưởng “nhân 
nghĩa” của Nguyễn Trãi. Chiến lược “tâm công” 
Nguyễn Trãi đã thực hiện trong kháng chiến 
chống Minh chính là sự thể hiện nét độc đáo riêng 
có ấy. “Tâm công” đánh vào lòng người, sách 
lược đã được Nguyễn Trãi dày công suy xét, thu 
tóm cái tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa 
và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh 
giải phóng dân tộc ở Việt Nam đương thời. Tất 
nhiên, chiến lược “tâm công” ấy luôn được nghĩa 
quân Lam Sơn kết hợp chiến đấu bằng vũ khí, 
quân sự, ngoại giao; và thực tiễn lịch sử đã chứng 
tỏ rằng, chiến lược đó là hoàn toàn đúng đắn. 
Một điểm nổi bật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi 
về lòng thương người còn được thể hiện qua cách 
đối xử khoan dung với kẻ thù khi chúng đã bại 
trận, đầu hàng. Điều này thể hiện đức “hiếu sinh”, 
đức “khoan dung” của dân tộc Việt Nam nói 
chung, cũng như tư tưởng “nhân nghĩa” của 
Nguyễn Trãi nói riêng. 
Thứ tư, việc vận dụng quan điểm nhân nghĩa như 
một nghệ thuật trong tư tưởng của Nguyễn Trãi 
thể hiện ở chỗ nhân nghĩa vừa là phương tiện vừa 
là mục tiêu. 
Nhưng cũng chính vì là nghệ thuật dùng nhân 
nghĩa trong điều kiện thực tiễn lịch sử phải là sức 
mạnh được tập trung vào công cuộc giải phóng 
dân tộc, đó là, dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, 
đánh kẻ có tội. Đặc biệt, trong hoàn cảnh đó phải 
thực hiện cả "quyền mưu làm gốc để trừ kẻ gian 
tà"; và "nhân nghĩa làm gốc để giữ vững bờ cõi" 
(Quyền mưu bản thị dụng trừ gian; nhân nghĩa 
duy trì quốc thế an). Cũng chính vì nhân nghĩa để 
thắng hung tàn, mà quyền mưu thì dùng trừ gian, 
do đó "quyền mưu" chính là nhân nghĩa trong thời 
kỳ chống xâm lược. 
Thứ năm, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn 
Trãi còn được thể hiện ở ý tưởng xây dựng một 
đất nước thái bình, trên vua thánh dưới tôi hiền; 
để khắp thôn cùng, ngõ hẻm không còn tiếng giận 
oán sầu. 
Xã hội lý tưởng theo Nguyễn Trãi là “Thánh tâm 
dục dữ dân hưu túc, văn trị chung tu chí thái bình” 
(lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo 
văn, nước trị bình) (Viện Sử học, 1976); Một đất 
nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn 
vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hòa thuận, yên vui 
với các nước khác. Có thể nói, lý tưởng chính trị – 
xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, 
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57 
56 
ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao 
nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy 
giờ cho phép. Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, 
là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân 
bản. 
3.1.3 Ý nghĩa hiện thời tư tưởng “nhân nghĩa” 
của Nguyễn Trãi trong định hướng giáo 
dục lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện 
nay 
Ngay trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư 
tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã được 
thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng 
lại ở đó, cho đến nay những tư tưởng đó vẫn còn 
nguyên giá trị. Ngày nay, đất nước đang bước 
từng bước vững chắc trên con đường quá độ lên 
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một cách sâu 
rộng, thì việc kế thừa những hệ giá trị truyền 
thống của dân tộc vừa là động lực, vừa là nét độc 
đáo riêng biệt cho sự phát triển của đất nước. Cho 
nên, để những giá trị trong tư tưởng “nhân nghĩa” 
Nguyễn Trãi tiếp tục lan tỏa trong đời sống chính 
trị - tinh thần của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp 
tục kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó phù hợp với 
truyền thống của dân tộc, với thời đại. 
Từ viên nghiên cứu về tư tưởng “nhân nghĩa” của 
Nguyễn Trãi, chúng ta thấy rằng cần thiết phải 
định hướng tư tưởng, lối sống nhân nghĩa cho thế 
hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay. 
Định hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì con người. 
Việc định hướng lối sống vì con người thế hệ trẻ 
là điều quan trọng, con người luôn chạy theo 
những lợi ích vật chất mà quên đi những giá trị tốt 
đẹp của cha ông, những chuẩn mực đạo đức đó là 
thương người, đồng cảm, chính lối sống vì con 
người từ đó xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, 
không có sự bốc lột, con người sẽ trở nên hạnh 
phúc hơn. Chúng ta sống cùng mọi người nên 
phải dựa trên sự bình đẳng, sự chia sẻ, sự đồng 
cảm, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng lẫn nhau có 
vậy xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn. 
Định hướng cho thể hệ trẻ lối sống có trách 
nhiệm. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, 
khi mà lối sống và văn hóa ngoại lai, thực dụng, 
có nguy cơ làm phai nhạt về lý tưởng và suy thoái 
về đạo đức, xa rời truyền thống và làm mất bản 
sắc văn hóa dân tộc, chệch hướng xã hội chủ 
nghĩa thì việc định hướng lối sống có trách nhiệm 
càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Để xây dựng lối 
sống có trách nhiệm trước hết cần có sự thương 
người, quan tâm giúp đỡ, đồng cảm, chia sẻ với 
mọi người xung quanh, đặc biệt là vị tha, bao 
dung với những lỗi lầm của người khác, cần thấy 
được trách nhiệm của bản thân trong việc xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời cần rèn luyện 
cho bản thân tính tự giác, kỉ luật, cần có trách 
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, quê hương 
đất nước. Qua đó góp phần củng cố niềm tin, lập 
trường, dần hoàn thiện nhân cách của bản thân, cá 
nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ 
Tổ quốc. Góp phần vào việc bảo tồn các giá trị 
truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời xây 
dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp 
hơn. 
Đinh hướng cho thế hệ trẻ lối sống vì cộng đồng. 
Cá nhân con người không thể tách khỏi đời sống 
cộng đồng. Để cộng đồng ngày một phát triển thì 
cá nhân cùng tham gia với cộng đồng để xây dựng 
khối cộng đồng, nguồn sức mạnh làm nên nhiệm 
vụ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. 
Vì thế, ngoài việc có trách nhiệm với bản thân, 
con người cần có lối sống vì cộng đồng. Có như 
thế việc cố kết cộng đồng, phát huy vai trò, sức 
mạnh của cộng đồng ngày một được nâng lên, 
đồng thời việc định hướng lối sống vì cộng đồng 
cho thế hệ trẻ mang một ý nghĩa hết sức to lớn 
trong việc phát triển cộng đồng, tăng trưởng kinh 
tế của cộng đồng, cùng với tiến bộ của cộng đồng 
theo hướng hoàn thiện các giá trị chân, thiện, mĩ. 
Chính lối sống vì cộng đồng của cá nhân giúp cho 
cộng đồng ngày một phát triển, ngày càng hòa 
nhập, từ đó đóng góp vào tiến trình phát triển 
chung của quốc gia. 
3.2 Thảo luận 
Bài viết đã góp phần làm rõ nội dung tư tưởng 
“nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, chỉ ra ý nghĩa hiện 
thời của nó trong định hướng giáo dục lối sống 
AGU International Journal of Sciences – 2019, Vol. 23 (2), 52 - 57 
57 
cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên 
cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên 
các ngành khoa học xã hội để hiểu hơn về con 
người và tư tưởng của Nguyễn Trãi. Đồng thời, 
thấy được thêm một cơ sở lý luận trong công tác 
định hướng giáo dục lối sống cho thế hệ trẻ Việt 
Nam hiện nay. 
4. KẾT LUẬN 
“Nhân nghĩa” là một tư tưởng lớn trong hệ thống 
tư tưởng của Nguyễn Trãi, tư tưởng đó được thể 
hiện qua các tác phẩm của Nguyễn Trãi mà 
chúng ta còn lưu giữ được đến ngày nay. Thông 
qua việc kế thừa và phát triển tư tưởng “nhân 
nghĩa” trong văn hoá Trung Hoa, Nguyễn Trãi 
đã góp vào việc nâng tầm tư duy truyền thống 
của người Việt Nam hướng đến chủ nghĩa nhân 
đạo. Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi 
không phải là sự xuất hiện ngẫu nhiên hay xuất 
phát từ ý muốn chủ quan của các nhà tư tưởng 
mà nó là kết tinh những giá trị truyền thống dân 
tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, là tiếng nói 
phản ánh sâu sắc đặc điểm nhu cầu của lịch sử 
xã hội đương thời. Dù trải qua bao thăng trầm 
của lịch sử nhưng tư tưởng “nhân nghĩa” của 
Nguyễn Trãi vẫn có giá trị và ý nghĩa thiết thực 
đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước 
hiện nay. Đó là những bài học về tinh thần yêu 
nước, độc lập dân tộc, bài học về nhân nghĩa và 
tầm quan trọng của giáo dục, sức mạnh đại đoàn 
kết nhân dân. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà Nội. 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 
Phạm Văn Đồng (1962). Nguyễn Trãi – Người 
anh hùng dân tộc. Báo Nhân dân, ngày 19 
tháng 9 năm 1962. 
Nguyễn Hùng Hậu. (2002). Đại cương lịch sử tư 
tưởng triết học Việt Nam, tập 1. Hà Nội. Nhà 
xuất bản Đại học Quốc gia. 
Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập, tập 8. Hà Nội. 
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 
Nguyễn Tài Thư. (1993). Lịch sử tư tưởng Việt 
Nam, tập 1. Hà Nội. Nhà xuất bản Khoa học 
xã hội. 
Viện Sử học. (1976). Nguyễn Trãi toàn tập. Hà 
Nội. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_nhan_nghia_cua_nguyen_trai_va_y_nghia_trong_dinh_hu.pdf