Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng và nhà nước Việt Nam đề ra chính sách tôn giáo hiện nay
Tóm Tắt. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Nhờ đó, cộng đồng tôn giáo ở nước ta không ngừng được củng cố, phát triển trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dựa vào tư tưởng Hô Chí Minh về tôn giáo, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình cụ thể, vận dụng sáng tạo đề ra chính sách tôn giáo phù hợp để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng và nhà nước Việt Nam đề ra chính sách tôn giáo hiện nay
ng giữa tôn giáo với dân tộc và tôn giáo với chủ nghĩa xã hội. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lượng tín đồ, đặc điểm, vai trò và ảnh hưởng đối với đời sống xã hội không giống nhau, nhưng các tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam, không có tôn giáo trừu tượng phi lịch sử tách khỏi cộng đồng dân tộc. Vì vậy, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thì tôn giáo với dân tộc vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Trong mối quan hệ ấy, vấn đề dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu, vì nước có vinh thì đạo mới sáng, nước có độc lập thì tín ngưỡng mới được tự do. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta cũng không bao giờ xem nhẹ vấn đề tôn giáo, vì lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, lúc nào khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững - trong đó có đoàn kết tôn giáo thì nước ta được độc lập tự do, lúc nào mất đoàn kết thì bị kẻ thù xâm lấn. Hơn nữa, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, là một yếu tố cấu thành của văn hóa dân tộc, quy định cốt cách con người của một cộng đồng người nhất định. Qua thực tiễn cách mạng, Đảng ta nhận thức sâu sắc hơn quan điểm của C. Mác và Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là một thực tế khách quan. Điều đó là do trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, những nguyên nhân làm nảy sinh và nuôi dưỡng tôn giáo vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn. Mặt khác, trong quá trình tồn tại của mình, tôn giáo cũng có sự biến đổi, chuyển mình cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới, thời đại mới. Hơn nữa, tôn giáo và chủ nghĩa xã hội còn có một số điểm tương đồng nhất định, nhất là về văn hóa, đạo đức và khát vọng giải phóng con người. Sự khẳng định tôn giáo đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta có ý nghĩa hết sức to lớn đối với việc thực hiện chính sách tôn giáo hiện nay. Đó là kết quả của việc nhận thức đúng về bản thân hiện tượng tôn giáo cả về nguồn gốc hình thành, bản chất và vai trò xã hội. Nó đặt cơ sở khách quan để xác định thái độ, cách ứng xử đối với tôn giáo trong thực tế, góp phần © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 48 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỀ RA CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO HIỆN NAY hạn chế những biểu hiện chủ quan, nóng vội, cực đoan khi tiến hành công tác tôn giáo. Đồng thời, sự khẳng định này của Đảng ta cũng đã giải tỏa cho những băn khoăn của người có đạo để họ yên tâm hành đạo, phấn đấu cho lợi ích chung của đất nước, bởi từ lâu họ đã bị các thế lực phản động tuyên truyền gieo rắc về cái gọi là “cộng sản là những kẻ vô Tổ quốc, vô gia đình và vô đạo”, “cộng sản diệt đạo, cấm đạo”. Thứ hai, kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam “Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003, tr.48). Trên cơ sở thừa nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng này được hiểu là mỗi công dân được tự do theo tôn giáo nào mình thích hoặc không theo một tôn giáo nào; mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ công dân như nhau. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một trong những quyền quan trọng của công dân luôn được Đảng và Nhà nước ta công khai thừa nhận và tôn trọng. Điều đó không những được nêu rõ ở những chủ trương, chính sách của Đảng mà Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền đó cho người dân phù hợp quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong Tuyên ngôn về nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng” (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012, tr.300, 301). Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở đây không có nghĩa là tự do vô kỷ luật, tự do vô chính phủ, tự do của người này, cộng đồng này lại xâm phạm đến tự do của người khác, cộng đồng khác. Vì vậy, tự do hoạt động tôn giáo phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành. Điều đó cũng được quy định ở điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác” (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012, tr.301). Thứ ba, kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX khẳng định: “Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003, tr.49). Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống, một bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Ngay từ xa xưa ông cha ta đã biết phát huy tinh thần đó nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp chống thiên tai, địch họa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, vấn đề đoàn kết dân tộc lại được nâng lên một bước về chất. Hồ Chí Minh đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đúng vậy! Khi mà toàn thể dân tộc không kể già trẻ, gái trai, giai cấp, tôn giáo, dân tộc... tất cả đều đồng sức, đồng lòng, tập hợp lại thành một khối thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp thì khó khăn mấy cũng khắc phục được, gian khổ nào cũng vượt qua. Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta là một dẫn chứng xác đáng để minh chứng cho điều đó. Như vậy, đoàn kết tôn giáo là một vấn đề nằm trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của cách mạng Việt Nam, nhưng đây là vấn đề có tính đặc thù quan trọng. Với một quốc gia đa tôn giáo như Việt Nam, vấn đề đoàn kết ở đây không chỉ là đoàn kết giữa những người theo tôn giáo và những người không theo tôn giáo, mà còn đoàn kết giữa những người theo các tôn giáo khác nhau. Trong bối cảnh hiện nay, khi Đảng ta chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; khi các thế lực thù địch © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 49 VIỆT NAM ĐỀ RA CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO HIỆN NAY đang ráo riết tìm mọi cách để phá hoại khối đoàn kết tôn giáo, thì vấn đề đoàn kết toàn dân tộc trong đó có đoàn kết tôn giáo để phát huy sức mạnh nội lực là rất cần thiết, là động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu như trước đây Hồ Chí Minh đã tìm mẫu số chung để đoàn kết lương giáo là độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân thì hiện nay Đảng ta coi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Đồng thời với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị, Đảng ta cũng khẳng định phải đấu tranh chống việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực, thường núp bóng, xen lẫn, trà trộn và lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề. Nó lôi kéo những người có niềm tin cuồng vọng vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa, làm vẩn đục đời sống tinh thần xã hội. Cho nên phải phê phán, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan để loại bỏ dần, nhằm làm lành mạnh hoá đời sống tinh thần xã hội. Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để làm mất trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. đều bị xử lý theo pháp luật. Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, chúng ta không chống tôn giáo, mà chỉ chống ai lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng. Thứ tư, trên cơ sở khẳng định của Hồ Chí Minh: tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng văn hóa, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013, tr.651). Thông qua sinh hoạt vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo đã góp phần tô điểm cho bức tranh văn hóa dân tộc thêm đa dạng và phong phú sắc màu. Các cơ sở thờ tự của tôn giáo là nơi thờ phụng và diễn ra các nghi lễ tôn giáo, đồng thời đó cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của các tôn giáo, góp phần làm cho văn hóa dân tộc có sức sống trường tồn. PGS,TS. Nguyễn Hồng Dương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo cũng đã khẳng định về vai trò của tôn giáo trong việc góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc: “Có tôn giáo cũng như văn hoá của nó hoá thân thành lớp trầm tích văn hoá để rồi “toả hương” vào văn hoá thời đại mới như Nho giáo, Đạo giáo. Các tôn giáo đang hiện diện như Phật giáo, Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo và ngay cả Công giáo... sự đóng góp của các tôn giáo này trước hết là di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như: chùa, thánh thất, nhà thờ, lễ hội các tôn giáo. Đó là những tài sản vô giá tạo nên một nền tảng để tồn tại và phát triển” (Nguyễn Hồng Dương, 2012, tr.51). Như vậy, sự tồn tại của tôn giáo cũng đồng nghĩa đó là một biểu hiện của việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể không quan tâm đến việc phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp trong sinh hoạt tôn giáo mà giáo dân đã có công lưu giữ hàng nghìn năm. Có những điều cấm kỵ, răn dạy trong giáo lý các tôn giáo mang giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Tôn giáo nào cũng mang tính trừ ác hướng thiện, khuyên răn con người làm những điều lành, điều thiện, điều nhân nghĩa, vươn tới cái đẹp, cái cao cả vì lợi ích bản thân và cộng đồng; tránh làm những điều ác, điều xấu, gian tà, điều bất nhân. Chính tính trừ ác hướng thiện của tôn giáo đã phần nào góp phần ngăn chặn, hạn chế những ham muốn, dục vọng thái quá, không chính đáng ở con người. Như vậy, tâm linh tôn giáo đã góp phần giữ gìn đạo đức con người, ổn định trật tự xã hội. Nó đã góp thêm một thiết chế để giữ xã hội trong vòng trật tự cùng với pháp luật, dư luận, đạo đức. GS. Nguyễn Đình Chú viết: “Hiến pháp có chặt chẽ đến đâu, pháp luật dù có được quy định ngóc ngách đến đâu so với sự sống thiên hình vạn trạng vẫn còn khe hở. Cảnh sát trần gian dù có đông đủ nghiêm túc đến đâu vẫn không đủ bao hết sự đời. Phải có thêm cảnh sát cõi âm, loại cảnh sát nằm ngay trong tâm linh mỗi người, không loại trừ ai, kể cả ông vua có quyền uy tối thượng trị vì trăm họ, mới © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 50 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỀ RA CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO HIỆN NAY mong đảm bảo có cuộc sống tốt lành nhiều hơn. Trong điều kiện thiện ác vốn dĩ cứ tranh chấp triền miên cùng nhân loại” (Nguyễn Đình Chú, 1996, tr.123). 4. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo là những chỉ dẫn mang tính khoa học và nhân văn mà ngày nay chúng ta cần phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Theo Hồ Chí Minh, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một hiện tượng văn hóa; bản chất của tôn giáo nói chung là hướng thiện và nhân bản; giải quyết tốt mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị và giữa tôn giáo với dân tộc. Bởi vậy, khi ứng xử và giải quyết vấn đề tôn giáo ở nước ta hiện nay phải nắm vững quan điểm toàn diện của Hồ Chí Minh về tôn giáo, không thể chỉ xem xét tôn giáo một cách phiến diện trong những mặt tiêu cực và hạn chế. Qua bài viết này, tác giả góp phần làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, cũng như sự vận dụng những quan điểm khoa học đó vào việc hoạch định chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] Viện Nghiên cứu tôn giáo (1998), Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. [5] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [8] Phạm Hữu Xuyên (2006), Quan điểm Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo, Luận án tiến sĩ triết học, Viện Nghiên cứu tôn giáo, Hà Nội. [9] Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002) Vấn đề về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [10] Hồ Chí Minh (2006), Biên niên tiểu sử, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [11] Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [12] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [13] Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. [14] Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [15] Nguyễn Đình Chú (1996), Văn hoá đại cương và văn hoá Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Ngày nhận bài: 04/06/2019 Ngày chấp nhận đăng: 26/08/2019 © 2020 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_ton_giao_va_su_van_dung_cua_dang_va.pdf