Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo được hình thành từ rất sớm. Trong

suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, 8 2 Ttư tưởng ấy thể hiện khát vọng hướng

tới của một xã hội “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. 8 2 TTư tưởng Hồ

Chí Minh về giáo dục và đào tạo là sự kết tinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt

Nam, đó là những biểu hiện cốt lõi của bậc “Đại trí, đại nhân”, tầm cỡ “Anh hùng giải

phóng dân tộc”, “Danh nhân văn hóa thế giới”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn trang 1

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn trang 2

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn trang 3

Trang 3

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn trang 4

Trang 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn trang 5

Trang 5

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 10580
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo - Giá trị lý luận và thực tiễn
 Đại học Huế 
 ”
 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
 “Bác Hồ với giáo dục 
 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 Nguyễn Thị Thu Hà *
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo được hình thành từ rất sớm. Trong 
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, tư82T tưởng ấy thể hiện khát vọng hướng 
tới của một xã hội “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Tư82T tưởng Hồ 
Chí Minh về giáo dục và đào tạo là sự kết tinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt 
Nam, đó là những biểu hiện cốt lõi của bậc “Đại trí, đại nhân”, tầm cỡ “Anh hùng giải 
phóng dân tộc”, “Danh nhân văn hóa thế giới”. 
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
 82T Chủ tịch Hồ Chí Minh có “ham muốn tột bậc” là xây dựng một nền giáo dục độc 
lập, tiến bộ, mang tính dân tộc, tiên tiến và hiện đại, để đưa nước nhà “sánh vai với các 
cường quốc năm châu”, nhân dân có quyền được học hành. 82T Vì vậy, Người đã gắn bó cả 
cuộc đời mình với việc xây dựng một nền giáo dục mới, mọi người có cơ hội phát huy 
hết khả năng sẵn có của mình, được học hành, không phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình 
độ, giới tính. Hồ Chí Minh là người kế tục và đưa cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, 
dân chủ của thế hệ những người Việt Nam yêu nước tiền bối những năm cuối thế kỷ 
XIX đầu thế kỷ XX phát triển lên một tầm cao mới. 
 Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đặt sự nghiệp giáo dục và đào 
tạo là một bộ phận của công cuộc giải phóng dân tộc, gi29T ải phóng con người thoát khỏi 
s29T ự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu của thực dân, phong kiến,29T đưa dân tộc Việt Nam 
trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ, bởi một khi29T dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân 
tài tham gia xây dựng đất nước. Hồ Chí Minh đã đanh thép tố cáo chế độ thực dân Pháp 
trong việc “làm29T cho dân ngu để trị”, “gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và 
nguy hiểm hơn cả sự dốt nát”,29T đòi quyền “t29T ự do học tập” 29T và “th29T ực hành giáo dục toàn 
 1
dân”29TP1F .P29T Ngư29T ời đã dày công tìm hiểu, giới thiệu cho đất nước những nền giáo dục tiên 
tiến mang tính nhân đạo, tính dân chủ, tính nhân văn cao cả của thế giới, bảo đảm cho 
sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người. “M29T ột dân tộc dốt là một 
* ThS, Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
1 Hồ Chí Minh (2001), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr.220. 
 85 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
dân tộc yếu”, H29T ồ Chí Minh đã chỉ cho người Việt Nam nguyên nhân và con đường đưa 
đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, lạc hậu đó là con đường phát triển giáo dục và đào tạo. 
 Khi hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh tích cực tổ chức nhiều 
lớp học, biên soạn nhiều tài liệu và trực tiếp giảng dạy, những thế hệ học trò của Người 
đã trưởng thành, trở thành lớp cán bộ cốt cán đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Tác 
phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) đã cực lực lên án “chính sách ngu dân” 
của thực dân Pháp, là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ưa 
dùng nhất. Trong cuốn “Đường Kách mệnh” (1927) và “Chính cương vắn tắt”, “Sách 
lược vắn tắt” (1930), Người xác định: Phải lập trường học cho công nhân, nông dân, 
cho con em họ và “Phổ thông giáo dục theo công nông hóa”. Đặc biệt, “Chương trình 
Việt Minh” (1941), nhấn mạnh: Hủy bỏ nền giáo dục nô lệ, xây dựng nền quốc dân giáo 
dục, cưỡng bức giáo dục từ bậc sơ học và mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong 
nền giáo dục của mình. 
 Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng 
hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á - mở ra một kỷ nguyên mới 
cho dân tộc, kỷ nguyên “Độc lập tự do, dân chủ nhân dân” song, chính quyền non trẻ 
lâm vào tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”: kinh tế kiệt quệ, tài chính khánh kiệt, thiên 
tai, nạn đói hoành hành, “thù trong giặc ngoài” cấu kết với nhau để: tiêu diệt Đảng, phá 
tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng. Trong đó, Hồ Chủ Minh xác định: “giặc 
dốt” là một trong ba loại giặc cần tiêu diệt cùng với “gi29T ặc đói” và “giặc ngoại xâm”.29T 
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (03-9-1945), Người nêu ra:“Nhiệm vụ 
cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: phải chống nạn dốt”, đó là một 
trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Người nhấn 
 2
mạnh:“Tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”P2F .P Một tuần sau khi đọc 
“Tuyên ngôn độc lập”, Người ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, để thanh toán 
nạn mù chữ cho nhân dân (08-9-1945). 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn động viên, khích lệ những chủ nhân tương lai 
của đất nước chăm chỉ học tập, rèn luyện làm rạng danh cho nước nhà, từ bức thư đầu 
tiên gửi cho học sinh nhân dịp khai trường: “Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà bị 
yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại... Non sông 
Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh 
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn 
 3
ở công học tập của các em”P3F P đến bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo82T dục - đào tạo 82T
2 Hồ Chí Minh “Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.36. 
3 Hồ Chí Minh “Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr.37. 
86 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
(15-10-1968), Người yêu cầu nền 82T giáo dục - đào tạo 82T phải ra sức phấn đấu theo kịp với 
trình độ, chất lượng của các nước tiên tiến: “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh 
đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn, nhằm 
giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời gian không xa, đạt 
 4
những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”P4F .P 
 Giáo dục nhằm đào tạo ra những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha 
anh, đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, Đ82T ảng phải trực tiếp lãnh đạo, chăm lo cho sự 
nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển; cấ82T p ủy Đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể 
quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này. Phát huy 
cao độ tính dân chủ trong nhà trường, tạo nên sự đoàn kết nhất trí trong mối quan hệ 
mật thiết: thầy - thầy; thầy - trò; trò - trò; gia đình - nhà trường - xã hội. Nhìn vào một 
nền giáo dục sẽ thấy được hiện tại và tương lai của một đất nước: “Để phá hủy bất kỳ 
một quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ 
cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi... Sự sụp đổ nền 
giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia” (Nelson Mandela). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
nhiều lần nói về điều hệ trọng này, trong “Di chúc”, Người nhấn mạnh trách nhiệm của 
Ðảng đối với việc chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ: chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, 
đào tạo thành những người thừa kế sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là việc rất quan 
trọng và rất cần thiết. 
 Trong quản lý giáo dục, Đảng ph29T ải lãnh đạo thực hiện điều tra nghiên cứu, tổng 
kết kinh nghiệm, đưa ra những chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn; kết hợp 
chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế của cơ sở; trong 
quá trình lãnh, chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp phải sâu sát, kịp thời đúc rút kinh 
nghiệm để đạt được kết quả cao nhất. 
2. Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo là những gợi mở quan trọng, có thể 
vận dụng để tìm ra phương pháp luận nhằm giải quyết những “vướng mắc” của nền 
giáo dục nước ta hiện nay; những chỉ dẫn của Người được xem là yêu cầu bắt buộc của 
một nền giáo dục mới để đào tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có 
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập 
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực 
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoạt động 
giáo dục phải được thực hiện theo nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với 
4 Hồ Chí Minh “Về vấn đề giáo dục”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1990, tr. 257. 
 87 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn (cả Việt Nam và thế giới), giáo dục nhà 
trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 
 Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đưa ra những quan điểm lý luận có ý nghĩa quan 
trọng đối với công cuộc xây dựng nền giáo dục - đào tạo mới, mà còn có những kiến 
giải khoa học và sáng tạo về phương pháp giáo dục: Phát huy dân chủ, thẳng thắn, cần 
có sự đối thoại trong quá trình học tập; mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến 
(dù đúng hoặc không đúng) để tiếp cận chân lý. Người yêu cầu phải căn cứ vào đặc 
điểm, nhu cầu của đối tượng, đưa ra những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp; 
lấy thống nhất giữa lý luận và thực tiễn làm nguyên tắc cơ bản cho việc xây dựng các 
phương pháp về giáo dục. Dạy và học phải gắn tri thức lý luận với thực tiễn cuộc sống; 
học và hành phải luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau, Người nhấn mạnh: 
“Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học 
 5
với hành phải kết hợp với nhau”P5F .P 
 Dân chủ, thẳng thắn trong dạy học đòi hỏi người dạy và người học phải có tinh 
thần đoàn kết, kỷ luật theo nguyên tắc “trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không 
 6
phải là “cá đối bằng đầu”P6F .P Phương pháp giáo dục phải thiết thực, học tập suốt đời, 
đồng thời phải dạy cách học cho người học phù hợp với lứa tuổi; chú trọng hướng dẫn 
việc tự học, tự giáo dục: “không phải có thầy thì học, thầy không đến thì đùa. Phải biết 
 7
tự động học tập”P7F .P 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo trở thành tài sản quý báu của dân 
tộc, là ngọn hải đăng soi đường sự nghiệp “trồng người” của Đảng và Nhà nước ta; là 
cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược, đề ra các chủ trương, chính sách chỉ đạo 
phát triển nền giáo dục Việt Nam nhằm đào tạo con người mới đáp ứng yêu cầu của nền 
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 
 Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục - đào tạo từ 
ngày thành lập nước (1945 - 2019), nhất là từ Đại hội lần thứ VI (12-1986) đến Đại hội 
lần thứ XII (1-2016) của Đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục - đào tạo luôn được khẳng 
định là “quốc sách hàng đầu”, là “động lực của sự phát triển đất nước” và “đầu tư cho 
giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Trong bối cảnh mới với xu thế toàn cầu 
hóa và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tổng kết và kế thừa việc thực hiện Nghị quyết Trung 
ương 2 khóa VIII, tại Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (4-11-2013) Đảng ta đã ban hành 
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Các quan 
5 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.331. 
6 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.456. 
7 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.50. 
88 
 Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019 
Đại học Huế 
điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo trong tình hình mới được xác 
định là: giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và 
của toàn dân; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo; phát triển giáo dục - đào tạo 
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục - đào tạo 
phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học 
và công nghệ phù hợp quy luật khách quan; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, 
linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục - đào 
tạo; chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo 
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục - đào tạo; chủ động, tích cực 
hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục - đào tạo, đồng thời giáo dục - đào tạo phải đáp 
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước. 
 Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua đã đánh dấu 
một bước phát triển mới trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, góp phần giữ 
vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa: Mạng lưới trường học phát triển rộng 
khắp, hầu hết các xã trong cả nước, kể cả các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, 
hải đảo; phần lớn các xã vùng đồng bằng có trường trung học cơ sở, hầu hết các huyện 
có trường trung học phổ thông; các tỉnh và nhiều huyện đông đồng bào dân tộc đã có hệ 
thống trường dân tộc nội trú. 
 Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước 
và các địa phương, một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ khu vực và 
quốc tế; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng 
nhân tài, sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý 
giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Phát triển giáo dục không chính 
quy, các hình thức học tập công đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời 
sống kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, 
hướng tới xã hội học tập. 
 Giáo dục sau đại học đã đào tạo được số lượng đáng kể cán bộ có trình độ cao mà 
trước đây chủ yếu phải dựa vào nước ngoài. Góp phần quan trọng nâng cao số lượng, 
chất lượng đội ngũ lao động có trình độ học vấn và đội ngũ cán bộ đông đảo phục vụ 
nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, có khả năng nắm bắt và ứng 
dụng nhanh chóng một số công nghệ mới. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, 
chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn bằng; phát triển quy mô giáo dục trên 
cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát 
triển kinh tế - xã hội. Tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp; thực hiện công 
bằng xã hội trong giáo dục; có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình 
nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. 
 89 
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” 
 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - đào tạo từng góp phần mang lại thắng lợi 
cho cách mạng Việt Nam trong lịch sử, sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong bối cảnh đất 
nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 
90 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc_va_dao_tao_gia_tri_ly_luan.pdf