Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người

Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 là bản sơ thảo đầu tiên cuốn sách của C.Mác và Ph.Ăngghen “Phê

phán chính trị và khoa kinh tế chính trị”. Nội dung cơ bản trong tác phẩm này chủ yếu C.Mác và

Ph.Ăngghen trình bày những vấn đề về kinh tế, chính trị; tuy nhiên, vấn đề con người đã được C.Mác và

Ph.Ăngghen đề cập qua đối thoại với các học giả đương thời và qua phê phán Phoiơbắc và Hêghen. Bài

viết này trình bày một số vấn đề về tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác

phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, qua đó liên hệ với việc phát triển bền vững con người ở

Việt Nam hiện nay.

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 1

Trang 1

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 2

Trang 2

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 3

Trang 3

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 4

Trang 4

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 5

Trang 5

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 6

Trang 6

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 7

Trang 7

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5160
Bạn đang xem tài liệu "Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người

Từ tư tưởng triết học về con người của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - Triết học năm 1844” đến quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển con người
nghĩa là đời sống mà anh ta 
truyền cho vật phẩm, chống lại anh ta như 
một đời sống đối địch và xa lạ. 
Như vậy, tha hóa ra đời từ sự phát 
triển của sản xuất dẫn đến sự phân công lao 
động, sự chiếm hữu tư nhân tư liệu sản 
xuất và sự ra đời của tư bản. C.Mác không 
chỉ dùng khái niệm tha hóa để giải thích về 
sự đối tượng hóa (sự vật hóa) bản chất con 
người, mà còn dùng nó để chỉ rõ các quan 
hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng như vạch 
trần sự bóc lột trong xã hội tư bản chủ 
nghĩa. Cho nên sự giải phóng xã hội khỏi 
chế độ tư hữu, khỏi sự nô dịch cũng chính 
là giải phóng con người khỏi sự tha hóa 
của lao động. 
Thứ ba, về giải phóng con người. 
Trong tác phẩm, C.Mác đã phát hiện ra 
tính hai mặt của lao động, của sở hữu tư 
nhân và từ đó, khẳng định chính lao động bị 
tha hóa là nguồn gốc cơ bản trực tiếp và sở 
hữu tư nhân là nguồn gốc đã dẫn đến mọi 
nỗi khổ đau của nhân loại, của mỗi con 
người và làm cho con người bị tha hóa. Sở 
hữu tư nhân, nhất là sở hữu tư nhân tư bản 
TỪ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN TRONG TÁC PHẨM 
50 
chủ nghĩa, với tư cách kết quả của quá trình 
lao động bị tha hóa đã trở thành nguyên 
nhân chủ yếu gây ra những tai họa khủng 
khiếp cho con người, làm tha hóa con 
người. Vì vậy, để giải phóng con người, 
cần phải xóa bỏ thứ sở hữu tư nhân đó. 
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến 
bộ của các nhà triết học, xã hội học tiền bối 
và đương thời, C.Mác đã khẳng định chủ 
nghĩa cộng sản sẽ giải phóng triệt để mọi 
lực lượng bản chất của con người; biến mọi 
cảm giác, thuộc tính và nhu cầu của con 
người thành cảm giác, thuộc tính và nhu 
cầu xã hội; giải phóng con người khỏi cả 
tôn giáo - một biểu hiện cơ bản của sự tha 
hóa con người về ý thức, tinh thần và giải 
phóng con người khỏi cả chế độ tư hữu - 
nhân tố cơ bản làm con người tha hóa trong 
hiện thực. 
Nhưng xóa bỏ chế độ tư hữu một cách 
tích cực để xây dựng chủ nghĩa cộng sản 
và nhằm giải phóng con người là một bài 
toán vô cùng nan giải, mà muốn giải nó, 
cần phải trải qua một quá trình rất khó 
khăn và lâu dài trong hiện thực. Bởi, theo 
C.Mác, “muốn xóa bỏ tư tưởng về chế độ 
tư hữu, thì tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản 
là hoàn toàn đủ rồi. Còn muốn xóa bỏ chế 
độ tư hữu trong hiện thực thực tế thì phải 
có hành động cộng sản chủ nghĩa hiện 
thực”13. 
Có thể thấy, tư tưởng của C.Mác về sự 
xóa bỏ hiện tượng tha hóa không chỉ là sự 
phủ định quan hệ kinh tế mang tính chất 
đối kháng trong xã hội tư bản chủ nghĩa, 
mà còn là lý tưởng cho sự giải phóng mọi 
tiềm năng của con người. Mặc dù bản chất 
con người được thể hiện thông qua sự tồn 
tại của đối tượng khách quan, song sự 
chiếm hữu và sở hữu đối tượng của thế giới 
tự nhiên ấy chưa thể làm con người trở 
thành con người toàn vẹn. Chỉ khi được 
giải phóng khỏi những trói buộc do sự 
phiến diện của chế độ chiếm hữu và của 
chế độ tư hữu, con người mới có thể là con 
người chiếm hữu bản chất toàn diện của 
mình một cách toàn diện, nghĩa là như một 
con người toàn vẹn. 
2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản 
Việt Nam về phát triển con người 
Thấm nhuần quan điểm của C.Mác về 
con người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã 
xác định rõ vai trò to lớn của con người 
Việt Nam - con người là chủ thể của xã 
hội, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của 
sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, sự 
phát triển kinh tế - xã hội không có mục 
tiêu nào khác là vì con người, vì sự phát 
triển tự do, toàn diện cá nhân con người. Vì 
vậy, ngay từ Đại hội lần thứ VI cho đến 
nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan 
tâm tới việc phát triển kinh tế, ổn định 
chính trị, xây dựng môi trường văn hóa xã 
hội tốt đẹp cho sự phát triển con người, 
Đảng và Nhà nước ta đã đổi mới một cách 
sâu sắc quan niệm về chủ nghĩa xã hội, về 
con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, về 
sự phát triển xã hội và về con người. 
Đại hội VI của Đảng (12/1986) đã 
quyết định thực hiện đường lối đổi mới 
toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, 
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. 
Đại hội “khẳng định quyết tâm đổi mới 
công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần 
cách mạng và khoa học”, “nhìn thẳng 
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ 
sự thật”. Từ đó, xác định đúng mục tiêu và 
nhiệm vụ của cách mạng trong chặng 
đường trước mắt, đề ra chủ trương, chính 
sách phù hợp để xoay chuyển tình thế, đưa 
đất nước vượt qua khó khăn tiến lên phía 
trước. Bởi, “Chỉ có đổi mới thì mới thấy 
đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân 
tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa 
VŨ CÔNG THƯƠNG – PHAN THỊ HỒNG DUYÊN 
51 
chữa, nhằm vận dụng tốt chủ nghĩa Mác - 
Lênin vào hoàn cảnh nước ta, phát huy 
truyền thống lịch sử và cách mạng của dân 
tộc, động viên tính năng động, sáng tạo và 
khả năng vô tận của nhân dân lao động làm 
chủ tập thể”14. 
Đại hội đặc biệt nhấn mạnh vai trò 
quan trọng của nhân tố con người, phát huy 
nhân tố con người, gắn phát triển kinh tế 
với phát triển xã hội, lấy việc phát huy 
nguồn lực con người làm yếu tố cao nhất 
của mọi hoạt động. Đó là một bước ngoặt 
về chất trong việc thực hiện nhiệm vụ phát 
triển con người, bằng cách mở rộng cơ hội 
phát triển cho các cá nhân và cộng đồng xã 
hội, tạo ra một môi trường thuận lợi nhằm 
phát huy tính chủ động, sáng tạo của người 
lao động trong các hoạt động kinh tế - 
xã hội. 
Đại hội VII (năm 1992) của Đảng tiếp 
tục phát triển đường lối đổi mới và khẳng 
định quan điểm lớn: “quan điểm coi mục 
tiêu và động lực chính của sự phát triển là 
vì con người, do con người, trước hết là 
người lao động. Đó cũng là quan điểm về 
sự thống nhất giữa mục tiêu của chính sách 
kinh tế và chính sách xã hội - tất cả vì con 
người. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ 
xã hội “do nhân dân lao động làm chủ”, 
“con người được giải phóng khỏi áp bức, 
bóc lột bất công, làm theo năng lực, hưởng 
theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, 
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn 
diện cá nhân”15. Vì vậy, phương hướng lớn 
của chính sách xã hội là “Phát huy nhân tố 
con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, 
bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công 
dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến 
bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật 
chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng 
các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích 
lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng 
đồng xã hội”16. 
Đại hội VIII (1996) đã chủ trương: lấy 
việc phát huy nguồn lực con người làm 
yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và 
bền vững. Động viên toàn dân tiết kiệm 
xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích 
lũy cho đầu tư và phát triển. Tăng trưởng 
kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân 
dân, phát triển văn hóa giáo dục, thực hiện 
tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi 
trường. Đại hội đã chỉ rõ: “Tăng trưởng 
kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công 
bằng xã hội ngay trong từng bước và trong 
suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội 
phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý 
tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết 
quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi 
người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt 
năng lực của mình”17. 
Thực tế cho thấy, quyền lợi, lợi ích của 
con người là vấn đề thiết yếu nhất và rất 
nhạy cảm luôn được Đảng Cộng sản Việt 
Nam coi trọng. Văn kiện Đại hội XI của 
Đảng đã đề cập đến tất cả các mặt thiết yếu 
nhất của con người từ đời sống vật chất 
đến đời sống tinh thần; từ vấn đề kinh tế 
đến chính trị, xã hội, y tế, giáo dục, đào 
tạo; từ trung tâm đến vùng sâu, vùng xa; từ 
đồng bào có đạo đến đồng bào không có 
đạo... Tất cả các mặt trên đều dựa trên cơ 
sở công bằng, bình đẳng và đoàn kết toàn 
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, hướng 
tới mục đích: Xây dựng một cộng đồng xã 
hội văn minh, trong đó các giai cấp, các 
tầng lớp dân cư đoàn kết, bình đẳng về 
nghĩa vụ và quyền lợi. “Tạo môi trường và 
điều kiện để mọi người lao động có việc 
làm và thu nhập tốt hơn. Có chính sách tiền 
lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực để 
phát triển; điều tiết hợp lý thu nhập trong 
xã hội. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi 
đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình 
TỪ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜI CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN TRONG TÁC PHẨM 
52 
trạng chênh lệch giàu - nghèo giữa các 
vùng, miền, các tầng lớp dân cư”18. Đồng 
thời, để đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi 
con người trong xã hội ở phương diện luật 
pháp, cần phải quan tâm đến vấn đề phát 
triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo 
đảm quyền làm chủ của nhân dân bằng 
pháp luật xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần mở 
rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con 
người; coi con người là chủ thể, nguồn lực 
chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. 
Ngày nay, công nghiệp hóa luôn gắn 
liền với hiện đại hóa, với việc ứng dụng 
rộng rãi những thành tựu khoa học và công 
nghệ tiên tiến của thời đại. Khoa học và 
công nghệ giữ vai trò quan trọng và trở 
thành nền tảng của công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa. Do đó, việc nâng cao dân trí, bồi 
dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của 
con người Việt Nam là nhân tố quyết định 
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa. Song, để phát huy nguồn lực 
trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người 
Việt Nam, cần phải coi trọng phát triển 
giáo dục và đào tạo, khoa học và công 
nghệ, phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo. Đặc biệt, Đại hội lần thứ 
XII của Đảng đã khẳng định: “Xây dựng 
con người Việt Nam phát triển toàn diện 
phải trở thành một mục tiêu của chiến lược 
phát triển”19. Con người trở thành nguồn 
tài nguyên vô giá, tiềm năng to lớn, vô tận 
và là yếu tố chủ yếu quyết định đối với sự 
phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Vì 
vậy, cần phải “Thực hiện đồng bộ các cơ 
chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn 
nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao 
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, 
đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây 
dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện 
năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối 
sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách 
nhiệm công dân”20. Bên cạnh đó, Đại hội 
đã nhấn mạnh các nhiệm vụ tổng quát về 
phát triển kinh tế; tiếp tục hoàn thiện thể 
chế, phát triển kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản 
và toàn diện giáo dục, đào tạo; xây dựng 
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà 
bản sắc dân tộc; quản lý tốt sự phát triển 
xã hội, thực hiện chính sách lao động, việc 
làm, thu nhập; thực hiện đường lối đối 
ngoại độc lập, tự chủ; hoàn thiện, phát huy 
dân chủ xã hội chủ nghĩa; tiếp tục hoàn 
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 
nghĩa và xây dựng Đảng trong sạch, vững 
mạnh Điều đó, nhằm thực hiện tốt chiến 
lược về con người - coi con người vừa là 
mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển 
ở nước ta hiện nay. 
3. Kết luận 
Tư tưởng về con người của C.Mác 
trong “Bản thảo kinh tế- triết học năm 
1844” là sự phát triển trên cơ sở kế thừa 
những giá trị tích cực và khắc phục những 
điểm hạn chế về quan niệm con người 
trong lịch sử triết học. Vượt lên trên các 
học thuyết đã có trong lịch sử, triết học 
Mác đã xuất phát từ việc vạch ra bản chất 
con người hiện thực để giải quyết những 
vấn đề con người. 
Việc tiếp tục khai thác những giá trị 
khoa học, tính chất khai sáng và ý nghĩa 
cách mạng trong quan niệm của chủ nghĩa 
Mác - Lênin về con người, làm rõ sự đúng 
đắn, tính sáng tạo trong các quan niệm của 
Đảng Cộng sản Việt Nam về sự phát triển 
con người, để sử dụng chúng vì mục đích 
phát triển con người Việt Nam hiện đại, tạo 
ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đủ 
sức tiến hành thành công sự nghiệp đổi 
mới là công việc có tầm quan trọng và cấp 
bách hiện nay. 
VŨ CÔNG THƯƠNG – PHAN THỊ HỒNG DUYÊN 
53 
Chú thích: 
1.
 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.135. 
2.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.166. 
3.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.134. 
4.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.234. 
5.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.137. 
6.
 C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, tập 3. Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2004, 
tr.29. 
7.
 C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, tập 42. Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2004, 
tr.170. 
8.
 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2004, 
tr.11. 
9.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.136-137. 
10.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.129. 
11.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.131. 
12.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.130 - 131. 
13.
 C. Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb 
Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội, 2000, 
tr.194. 
14.
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, 
Hà Nội, 1987, tr.7-8. 
15.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh 
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.9. 
16.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh 
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.13. 
17.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.113. 
18.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.79. 
19.
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng 
Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.126. 
20.
 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng 
Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.295-296. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự 
thật, Hà Nội. 
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb 
Sự thật, Hà Nội. 
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh 
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên 
chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn 
phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 
42, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 27/9/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017 

File đính kèm:

  • pdftu_tu_tuong_triet_hoc_ve_con_nguoi_cua_c_mac_va_ph_angghen_t.pdf