Tự học chụp ảnh - Bù sáng
Tăng sáng (over-expose) là làm sáng bức ảnh, trong khi giảm sáng (under-expose) là
ngược lại, làm tối bức ảnh.
Chuẩn bị:
- Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh nào.
- Mục tiêu: Nắm được khái niệm bù sáng và cách sử dụng để ảnh đẹp hơn.
- Thời gian: 10 phút.
Bù sáng (exposure compensate) là gì?
Tăng sáng (over-expose) là làm sáng bức ảnh, trong khi giảm sáng (under-expose) là ngược lại,
làm tối bức ảnh.
Bù sáng là việc cân nhắc giữa tăng hay giảm sáng cho bức ảnh của bạn. Hầu hết trong các trường
hợp cảm biến đo sáng của máy ảnh làm việc khá hiệu quả, tuy nhiên, trong một số trường hợp
ngay cả những máy ảnh thông minh nhất đôi khi cũng bị lừa bởi điều kiện ánh sáng môi trường.
Khi nguồn sáng ở phía sau đối tượng, hầu hết máy ảnh đều có xu hướng điều chỉnh phơi sáng
theo hậu cảnh, vì thế, đối tượng chính luôn tối hơn so với các đối tượng khác trong ảnh.Tương tự, các cảnh có độ tương phản cao cũng có thể đẩy cảm biến sáng vào trường hợp hoặc
thiên tăng sáng, hoặc thiên giảm sáng, và dù trường hợp nào thì ảnh cũng rơi vào tình trạng có
chi tiết ở vùng này thì mất chi tiết ở vùng kia.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tự học chụp ảnh - Bù sáng
Tự học chụp ảnh - Bù sáng Tăng sáng (over-expose) là làm sáng bức ảnh, trong khi giảm sáng (under-expose) là ngược lại, làm tối bức ảnh. Chuẩn bị: - Thiết bị: Bất kỳ máy ảnh nào. - Mục tiêu: Nắm được khái niệm bù sáng và cách sử dụng để ảnh đẹp hơn. - Thời gian: 10 phút. Bù sáng (exposure compensate) là gì? Tăng sáng (over-expose) là làm sáng bức ảnh, trong khi giảm sáng (under-expose) là ngược lại, làm tối bức ảnh. Bù sáng là việc cân nhắc giữa tăng hay giảm sáng cho bức ảnh của bạn. Hầu hết trong các trường hợp cảm biến đo sáng của máy ảnh làm việc khá hiệu quả, tuy nhiên, trong một số trường hợp ngay cả những máy ảnh thông minh nhất đôi khi cũng bị lừa bởi điều kiện ánh sáng môi trường. Khi nguồn sáng ở phía sau đối tượng, hầu hết máy ảnh đều có xu hướng điều chỉnh phơi sáng theo hậu cảnh, vì thế, đối tượng chính luôn tối hơn so với các đối tượng khác trong ảnh. Tương tự, các cảnh có độ tương phản cao cũng có thể đẩy cảm biến sáng vào trường hợp hoặc thiên tăng sáng, hoặc thiên giảm sáng, và dù trường hợp nào thì ảnh cũng rơi vào tình trạng có chi tiết ở vùng này thì mất chi tiết ở vùng kia. Bảng so sánh đơn giản mô tả cách thức bù sáng tác động đến hình ảnh như thế nào. Từ trái sang: bức đầu tiên được giảm sáng 1 giá trị (1 stop), bức thứ hai phơi sáng đúng (theo máy ảnh) và bức thứ ba tăng sáng một giá trị. Nếu máy ảnh của bạn có chế độ chỉnh phơi sáng bằng tay thì bạn sẽ dễ dàng chỉnh các thông số để đạt được độ sáng đúng nhất. Tuy nhiên, hầu hết máy ảnh du lịch không có chức năng này. Bù lại, các máy này thường đều có chức năng bù sáng và bạn có thể dùng chức năng này để đạt hiệu ứng tương tự. Trước tiên, hãy xem các ví dụ dưới đây: Tăng sáng (overexpose) Ở ảnh này, cái cây bị thiếu sáng và màu sắc không rực rỡ. (Ảnh: Shawn Low / Cnet Asia). Ở ảnh trên, nguồn sáng chiếu đối tượng từ hậu cảnh. Vì thế máy ảnh bị đánh lừa rằng phơi sáng điều chỉnh theo ánh sáng hậu cảnh này, dẫn đến các đối tượng ở tiền cảnh sẽ bị tối đi. Bằng việc tăng sáng một giá trị, ánh sáng trên cây đúng hơn và màu sắc cũng rực rỡ hơn. Tác dụng phụ là các chi tiết ở vùng sáng (bầu trời) sẽ bị mất đi. (Ảnh: Shawn Low/CNET Asia). Giảm sáng (underexpose). Máy ảnh điều chỉnh phơi sáng theo tiền cảnh, vì thế các chi tiết hậu cảnh bị quá sáng dẫn tới mất hết chi tiết (trên bầu trời). (Ảnh: Shawn Low / Cnet Asia). Bức ảnh với độ tương phản cao này đã đánh lừa cảm biến của máy ảnh điều chỉnh phơi sáng theo tiền cảnh (tòa nhà), vì thế hiện được chi tiết tòa nhà đồng nghĩa với việc xóa hết chi tiết vùng hậu cảnh (bầu trời). Để lấy thêm một số chi tiết hậu cảnh, hãy giảm sáng xuống một stop. Dưới đây là kết quả thu được: Giảm sáng một stop để hiển thị được mặt trời. (Ảnh: Shawn Low / Cnet Asia). Điều chỉnh bù sáng trên máy ảnh Biểu tượng mô tả bù sáng của máy ảnh. (Ảnh: Cnet). Hình trên là biểu tượng mô tả chức năng bù sáng của máy ảnh. Thông thường, chức năng này được bố trí thành một nút ở phía sau máy. Khi bấm, trên màn hình sẽ hiện dải các vạch với số 0 ở giữa, hai bên là các giá trị -1, -2 và +1, +2. Nếu muốn giảm sáng, hãy bấm nút điều hướng của máy ảnh để dịch chuyển con trỏ về hướng "-", còn nếu muốn tăng sáng, hãy dịch về hướng "+". Màn hình LCD sau máy thường sẽ hiển thị kết quả thay đổi giá trị này ngay theo thời gian thực nên nhờ thế người chụp có thể biết mình phải bù sáng bao nhiêu là vừa trong những hoàn cảnh chụp cụ thể.
File đính kèm:
- tu_hoc_chup_anh_bu_sang.pdf