Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 25 năm đồng hành cùng với mỗi bước tiến của trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh - Trường Đại học Sư phạm Thể
dục Thể thao Hà Nội là một trong 3 trung tâm Giáo dục quốc phòng & An ninh đầu tiên
của cả nước, được thành lập năm 1994. Năm học 2019 - 2020, Trung tâm bước vào năm
thứ 25 xây dựng và phát triển - chặng đường không phải dài trong quá trình xây dựng và
phát triển của Nhà trường. Những dấu ấn, thành tích đạt được của Trung tâm không chỉ
khẳng định là trung tâm hàng đầu của cả nước luôn đồng đang hành với mỗi bước đi của
Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội mà đang tiếp tục cùng Nhà trường
khẳng định vị thế mới - tầm vóc mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 25 năm đồng hành cùng với mỗi bước tiến của trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh 25 năm đồng hành cùng với mỗi bước tiến của trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
đó có: Bộ môn Quân sự - Nghệ thuật do đồng chí Nguyễn Ngọc Hiệp giữ chức vụ Chủ nhiệm Bộ môn. Năm 1994, quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước nhằm tăng cường công tác giáo dục quốc phòng cho sinh viên, sau khi khảo sát thực tế mô hình đào tạo tại Nhà trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 2674/GDĐT ngày 14/9/1994 thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I đặt tại Nhà trường. Năm 2017, tại Quyết định số 1770/GDĐT ngày 19/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Giáo dục quốc phòng và An ninh Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Đây là 1 trong 3 trung tâm đầu tiên của cả nước có nhiệm vụ đào tạo giáo dục quốc phòng và an ninh. Đối với Trung tâm GDQP Hà Nội 1 có nhiệm vụ: Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng, TCCN, PTTH khu vực Hà Nội; Đào tạo giáo viên GDQP & AN cho các trường THPT và TCCN; Thực nghiệm nghiên cứu khoa học sư phạm quân sự; Đào tạo sĩ quan dự bị. 2. Những chặng đường vẻ vang 25 năm từ chỗ là trung tâm nhỏ, chỉ với 04 giảng viên trong buổi đầu thành lập, không có mô hình nào kế thừa để học tập, đến nay Trung tâm không chỉ kiện toàn về cơ cấu tổ chức, bộ máy đầy đủ theo đúng qui định, mà còn đầu tư cho chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng đội ngũ giảng viên với 25 sĩ quan biệt phái và 04 giảng viên, nhiều sĩ quan có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ... đáp ứng cho nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Cơ sở vật chất cho Trung tâm ngày càng được đầu tư khang trang, cảnh quan môi trường đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy và học, ăn ở, sinh hoạt tập trung của sinh viên với các hạng mục như: Nhà ở cho sinh viên (01 nhà 3 tầng, 03 nhà 5 tầng, tiếp nhận được 1.700 sinh viên/khóa); 01 nhà làm việc 3 tầng, 01 giảng đường 5 tầng có phòng học lý thuyết hiện đại, phòng học chuyên dùng; 04 nhà tập bắn; 01 thao trường chiến thuật; 01 nhà công vụ sĩ quan 3 tầng; 02 nhà ăn 2 tầng đảm bảo phục vụ đầy đủ vũ khí trang bị, dụng cụ, đồ dùng học tập, quân trang cho 2.500 sinh viên/khóa. Đến nay, Trung tâm đã đào tạo được 252 khóa học cho trên 300.000 sinh viên học môn GDQP&AN đạt chất lượng tốt. Từ năm 2005 đến nay, Trung tâm được giao đào tạo được 07 khóa với 487 giáo LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 16 viên giáo dục thể chất ghép môn GDQP&AN từ nguồn sinh viên của Nhà trường; 03 khóa với 208 giáo viên ngắn hạn GDQP&AN cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp các tỉnh phía Bắc và thành phố Hà Nội. Giúp Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tuyển chọn được 60 học viên đào tạo đủ tiêu chuẩn đào tạo Sĩ quan dự bị theo Nghị định số 26/2002/NĐ-CP ngày 21/3/2002 về Sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam. Đặc biệt trong 5 năm từ 2014 đến 2019, Trung tâm đã tổ chức giảng dạy GDQP&AN cho 91.816 sinh viên của 18 trường ĐH, CĐ khu vực Hà Nội. Kết quả học tập 99,8% đạt yêu cầu, trong đó: 68.98% Khá, giỏi; 30.82% trung bình. Hiện tại ngoài 18 trường đại học, cao đẳng trong khu vực Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương phân luồng vào học tại Trung tâm, nhiều trường đại học, cao đẳng không trong phân luồng cũng xin đăng ký học tại Trung tâm. Đó là minh chứng một phương thức, một mô hình quản lý đào tạo theo cơ chế gọn nhẹ, hiệu quả, mặc dù số lượng không nhiều nhưng Trung tâm luôn biết phát huy đội ngũ để hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ được giao khẳng định bằng chính chất lượng đào tạo và được Đảng, Nhà nước ghi nhận tặng được nhiều Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, nhiều bằng khen và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Quân khu Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt Trung tâm đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng hai Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì và hạng Ba, Huân chương lao động hạng Ba năm 2019. Trung tâm luôn là địa chỉ tin cậy, uy tín được nhiều nhà trường và các đơn vị đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm. II. TIẾP TỤC XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, kịp thời đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả GDQP&AN cho học sinh, sinh viên, Trung tâm tiếp tục xác định mục tiêu như sau: 1. Mục tiêu chung Kết hợp mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH, đặc biệt là nhiệm vụ đào tạo kiến thức GDQP&AN cho HSSV. Chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí chất lượng cao, CSVC hiện đại. 2. Mục tiêu cụ thể 2.1. Đào tạo Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình GDQP&AN có chuyển biến căn bản về nhiều mặt, đặc biệt là nhận thức về GDQP&AN, tác phong học tập, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần trách nhiệm, tầm nhìn và kĩ năng sống. Sinh viên đào tạo hệ giáo viên phải đạt chuẩn đầu vào và đầu ra theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 17 Đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lí đạt chuẩn theo quy định. Khai thác tối đa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lí đào tạo. Tiếp tục hoàn thiện mô hình “Học kỳ quân sự”; “Tuần ngày trải nghiệm người chiến sĩ”... Tập trung thực hiện nhiệm vụ đào tạo hệ văn bằng 2 về giáo dục quốc phòng và an ninh. 2.2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ Thay đổi một cách căn bản về nhận thức của cán bộ, đặc biệt là đội ngũ giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ NCKH, coi đây là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi giảng viên, sĩ quan. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho hoạt động NCKH, chú trọng đến chất lượng các đề tài nghiên cứu, đảm bảo cho công tác NCKH từng bước đi vào chiều sâu, đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của Trung tâm. 2.3. Công tác tổ chức cán bộ Kiện toàn cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Trung tâm GDQP&AN sinh viên, phù hợp với thực tiễn của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội. Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ, năng lực quản lí, giảng dạy và NCKH, đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo giáo viên trình độ đại học và sau đại học chuyên ngành GDQP&AN. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn sâu, quản lí giỏi đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Trung tâm. 2.4. Xây dựng và chuẩn hóa các mặt hoạt động của công tác Giáo dục quốc phòng và An ninh cho sinh viên. Đổi mới quản trị, chuẩn hóa các khâu trong quy trình tổ chức, quản lí đào tạo, quan tâm đến từng điều kiện để đảm bảo chất lượng. Hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi theo phương thức đào tạo tập trung tại Trung tâm với các đơn vị đào tạo, bảo đảm để sinh viên được học tập, rèn luyện, thể dục thể thao, giải trí, nghỉ ngơi tốt nhất. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí có tính chuyên nghiệp cao, có khả năng hợp tác tốt trong tổ chức triển khai và thực hiện nhiệm vụ. 2.5. Cơ sở vật chất Xây dựng Trung tâm GDQP&AN có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ, hiện đại tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho sinh viên, đặc biệt hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo giáo viên GDQP&AN. Đầu tư hợp lí hệ thống trang thiết bị kĩ thuật, giáo trình, tài liệu tham khảo, sân bãi tập thực hành phục vụ công tác đào tạo và NCKH. 2.6. Tạo nguồn lực để phát triển bền vững Tranh thủ và phát huy tối đa mọi nguồn lực, trong đó phát huy nguồn lực con người là khâu then chốt, chú trọng sử dụng hiệu quả nguồn tài chính được cấp từ ngân LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18 sách nhà nước và tạo nguồn lực tài chính ngoài ngân sách đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển của Trung tâm và Nhà trường. Nguồn lực tài chính phải được phát triển theo hướng đa dạng hóa và bền vững, hiệu quả thông qua tăng cường, mở rộng hợp tác với các đối tác và khai thác tối đa nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, đảm bảo nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước tăng từng năm. Tích lũy nguồn tài chính dồi dào, ổn định, đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển bền vững của Trung tâm. 3. Các chỉ tiêu chiến lược 3.1. Đào tạo Ngoài các đơn vị liên kết đào tạo theo phân luồng của Bộ GD&ĐT hiện nay, tăng cường và mở rộng các đơn vị đối tác, nâng số lượng sinh viên theo học đảm bảo lộ trình tăng dần/năm, tăng cường thêm 7- 8 đối tác liên kết chiến lược. 3.2. Nghiên cứu khoa học và công nghệ 100% giảng viên đăng kí tham gia NCKH. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: 5-7 đề tài/năm; 6-7 sáng kiến cải tiến/năm; Bài báo được đăng trên tạp chí ngành, bản tin Trường: 3-5 bài/năm; Biên soạn đủ tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo. 3.3. Cơ sở vật chất Các hạng mục xây dựng đồng bộ, sử dụng hiệu quả, đảm bảo cùng lúc phục vụ cho khoảng 2.500 sinh viên ăn ở, học tập và sinh hoạt tập trung như Quân đội. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của sinh viên, giúp sinh viên yên tâm học tập và rèn luyện. Hệ thống thiết bị, học liệu đảm bảo đúng, đủ, hiện đại theo quy định của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đầu tư phòng học chuyên dụng với các thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên GDQP&AN. 3.4. Tạo nguồn lực để phát triển bền vững Phát triển Trung tâm xứng với vị thế và tầm vóc của một Trung tâm lớn hàng đầu trong hệ thống các Trung tâm GDQP&AN của cả nước, thu hút được đội ngũ cán bộ giỏi về công tác tại Trung tâm. Phát huy cơ chế tự chủ của đơn vị trong Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, chủ động tìm kiếm việc làm và có kế hoạch tăng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước đạt tỉ lệ theo % tổng ngân sách của Trung tâm. III. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC 1. Công tác chính trị, tư tưởng Nâng cao vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, sự năng động, sáng tạo của các đơn vị, các tổ chức đoàn thể nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự đồng thuận và tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong toàn thể cán bộ, viên chức, sinh viên nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển của Trung tâm. Phát huy giá trị cốt lõi, giá trị truyền thống, tính chủ động, sáng tạo của đơn vị; tạo động lực và cơ hội phấn đấu cho mỗi giảng viên, cán bộ quản lí và sinh viên, qua đó tôn vinh những tập thể và cá nhân LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 19 có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Trung tâm. Xây dựng văn minh công sở, thể hiện đậm đà văn hóa quân sự trong môi trường đại học để mỗi cán bộ, viên chức có cơ hội phấn đấu tự hoàn thiện mình tốt nhất. Đổi mới, cải tiến công tác thi đua, khen thưởng, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp cho Trung tâm, đặc biệt khuyến khích xứng đáng đối với cán bộ có thành tích hoạt động khoa học, công nghệ xuất sắc, tránh thực hiện chế độ, chính sách theo kiểu cào bằng. Đẩy mạnh thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, “Nói không với bệnh thành tích” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. 2. Công tác tổ chức cán bộ Xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển đội ngũ cán bộ trong Trung tâm và cụ thể đến từng đơn vị với các tiêu chí rõ ràng, công khai minh bạch. Xây dựng đề án danh mục vị trí việc làm theo nhiệm vụ và giai đoạn. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chức năng, các khoa đào tạo đảm bảo cho bộ máy hoạt động hiệu quả cao nhất. Thực hiện nguyên tắc thống nhất chỉ huy theo hệ thống dọc, mỗi cấp dưới chịu sự chỉ huy của một cấp trên trực tiếp, đảm bảo phát huy tối đa vai trò quản lí điều hành và trách nhiệm của các cấp trong Trung tâm. Gắn nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác với việc đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ năm học của mỗi giảng viên, cán bộ, viên chức, áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến cho cán bộ, giảng viên. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Nhà trường; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các đối tượng 3 và 4 trong Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội; tham mưu cho lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội về công tác GDQP&AN và công tác quốc phòng, quân sự địa phương. 3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học Đổi mới căn bản phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức với rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tầm nhìn, năng lực và kĩ năng sống cho người học. Hằng năm tổ chức điều tra xã hội học để tiếp nhận ý kiến phản hồi từ sinh viên. Đổi mới công tác quản lí đào tạo, áp dụng công nghệ hiện đại vào giảng dạy, luôn cập nhật thông tin kịp thời, đảm bảo đủ đề cương môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ cho dạy học và nghiên cứu. Mở rộng quan hệ hợp tác với các trung tâm đào tạo, các học viện, nhà trường quân đội để trao đổi và học tập kinh nghiệm, đáp ứng yêu cầu phát triển. Xác định nhiệm vụ NCKH là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ và LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 20 đơn vị, đặc biệt là các khoa đào tạo. Có chính sách khuyến khích thỏa đáng với những đề tài, những sản phẩm nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao. 4. Thúc đẩy tiến độ đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và an ninh Chủ động chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết như: Chương trình đào tạo, CSVC, học liệu và các nguồn lực cho nhiệm vụ đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng và An ninh vào năm 2020. Mở mã ngành đào tạo giáo viên dục Thể chất - Giáo dục quốc phòng và An ninh, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu tuyển sinh theo đúng kế hoạch và tiến độ thời gian... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục quốc phòng và An ninh năm 2013; 2. Kế hoạch số 02/KH-HĐGDQPAN TW ngày 06/01/2015 của Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương về Kế hoạch công tác giáo dục quốc phòng và an ninh giai đoạn 2016 – 2020; 3. Nghị định số 13/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; các văn bản của Hội đồng Giáo dục quốc và an ninh Trung ương và các Bộ, ngành Trung ương về giáo dục quốc phòng và an ninh. 4. Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống trung tâm GDQPAN giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo. 5. Quyết định 607/QĐ-TTg ngày 24/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo giáo viên, giảng viên GDQPAN cho các trườngtrung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và các cơ sở giáo dục đại học đến năm 2020 . LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
File đính kèm:
- trung_tam_giao_duc_quoc_phong_va_an_ninh_25_nam_dong_hanh_cu.pdf