Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam

Thực tế tại các quốc gia phát triển năng lượng tái tạo cho thấy nhà đầu tư dự

án điện gió và mặt trời rất đa dạng. Mỗi nhà đầu tư có nguồn lực và mục tiêu khác

nhau khi đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh nguồn vốn, con người, các yếu tố khách

quan thuộc về thể chế chính sách, trình độ phát triển công nghệ, điều kiện tự nhiên có

ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của nhà đầu tư trong việc lựa chọn công nghệ và

quy mô dự án. Bằng việc tổng hơp, phân tích các nghiên cứu liên quan đến hành vi của

nhà đầu tư điện gió và mặt trời trên thế giới, đặc biệt tại Đức, tác giả đánh giá các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dự án điện gió và mặt trời. Trong đó, yếu tố chính

sách được phân tích kĩ nhằm hiểu được ảnh hưởng khác nhau của mỗi loại cơ chế,

công cụ chính sách đến từng nhóm nhà đầu tư. Căn cứ vào đó người làm chính sách có

thể điều chỉnh cơ chế, công cụ chính sách định hướng nhà đầu tư đạt được mục tiêu

phát triển. Với thực tế phát triển điện gió và mặt trời ở Việt Nam, tác giả đề xuất một

số công cụ thúc đẩy phát triển đầu tư lĩnh vực này.

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang duykhanh 35400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam

Tổng quan về đầu tư điện gió, mặt trời và đề xuất cho Việt Nam
iới. Ấn Độ hiện đang sử dụng công cụ này để có huy động được nguồn 
tài chính cho mục tiêu phát triển điện gió và mặt trời. Quốc gia này bắt đầu sử dụng 
công cụ này vào năm 2015 và tổng nguồn vốn thu được là 1.1 tỷ USD. Tháng 1/2016, 
Ủy ban Chứng khoán Ấn Độ đã ban hành các quy định chính thức về trái phiếu xanh 
(IRENA, 2016). 
248 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
Nhóm các công cụ chính sách tài khóa 
Công cụ thuế và phí: có nhiều loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh 
nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế đất đai. Nhà nước có thể miễn, giảm, hoặc gia hạn thời 
gian nộp các khoản thuế đối với các dự án nhà máy điện gió và mặt trời. 
Trợ giá: là hình thức nhà nước trả thêm cho người sản xuất một khoản tiền bù đắp 
cho thiệt hại do phải bán sản phẩm với giá thấp. Tại nhiều quốc gia để trợ giá cho các 
nguồn điện tái tạo, Chính phủ trích từ nguồn ngân sách Chính phủ ra để trả cho phần 
chênh giữa FIT và giá thị trường. 
Quỹ nghiên cứu và phát triển: là khoản quỹ Chính phủ dành ra cho các công trình 
nghiên cứu khoa học và công nghệ. Hàn Quốc đầu tư 20,000 USD/năm/nghiên cứu điện 
gió và mặt trời (Chang, et al., 2016). Tại Đức, quỹ nghiên cứu năng lượng của Chính 
phủ Đức trong giai đoạn 2011 – 2014 lên đến 3.5 tỉ Euro [BMWi, 2010]. 
Nhóm quy trình thủ tục 
Hệ thống văn bản: những văn bản yêu cầu liên quan đến thủ tục cấp giấy phép đầu 
tư, cho vay vốn, cho thuê đất, văn bản liên quan đến hoạt động mua bán điện. Hỗ trợ về 
chuẩn bị tài liệu hồ sơ dự án, quy trình thủ tục thẩm định dự án càng đơn giản, càng thu 
hút nhà đầu tư. Để làm được điều này có thể sử dụng các công cụ như ban hành các loại 
giấy tờ tiêu chuẩn theo từng nhóm dự án. Ví dụ, chuẩn hóa hồ sơ cho các dự án điện gió 
riêng, điện mặt trời riêng, quy mô dự án khác nhau yêu cầu hồ sơ khác nhau. 
Thời gian xử lý ra quyết định: thời gian xử lý hồ sơ ra quyết định liên quan đến 
thủ tục cấp giấy phép đầu tư, vay vốn, thuê đất, mua bán điện. Thời gian xử lý càng 
nhanh, càng thu hút nhà đầu tư. 
4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ QUY MÔ DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ VÀ MẶT TRỜI 
4.1. Công nghệ và quy mô dự án điện gió và mặt trời 
Trước hết nhà đầu tư sẽ cân nhắc lựa chọn loại công nghệ để đầu tư: điện gió đất 
liền, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời trên mái nhà hay dưới mặt đất. Sau khi đã lựa 
chọn được loại công nghệ, tiếp theo nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn quy mô nhà máy: quy 
mô lớn, vừa hay nhỏ. Tùy thuộc nguồn lực, đánh giá các yếu tố môi trường đầu tư và kì 
vọng, nhà đầu tư điện gió lựa chọn công nghệ và quy mô dự án đầu tư. 
Đối với điện gió, có hai loại turbin là turbin trục đứng và turbin trục ngang. 
Turbin trên đất liền thường là loại 3 cánh, chiều dài cánh từ 20 đến 80 m. Turbin gió 
ngoài khơi thường có chiều dài cánh lên đến 80 m. Chiều cao cột turbin thường từ 70 
đến 120 m và có thể lên đến 160 m. Công suất turbin phụ thuộc vào chiều dài cánh 
turbin và chiều cao cột turbin. Năm 2014, Đức có 44 loại turbin khác nhau. Loại turbin 
phổ biến nhất có mức công suất 2 – 3 MW. Công suất một turbin có thể lên đến 5 MW 
hoặc hơn [Fraunhofer IWES, 2014]. Quy mô một nhà máy điện gió có thể từ vài MW 
PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 249 
đến vài trăm, thậm chí vài nghìn MW. Trang trại điện gió lớn nhất trên thế giới hiện nay 
là Gansu ở Trung Quốc, với tổng công suất là 6,000 MW. 
Đối với điện mặt trời, một modul năng lượng mặt trời là lắp ráp của các pin năng 
lượng mặt trời có kích thước 6 x 10. Một modul thường có dải công suất 100 đến 365 
W. Quy mô nhà máy điện mặt trời có thể vài MW đến hàng trăm hoặc hàng nghìn MW. 
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất hiện nay là nhà máy Tengger Desert đặt tại Trung Quốc, 
có mức công suất đặt là 1,500 MW. 
4.2. Dự đoán xu hướng lựa chọn công nghệ và quy mô dự án của nhà đầu tư 
tại Đức 
Tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ điện gió và mặt trời tại Đức chiếm khoảng 46% 
trong tổng cơ cấu nguồn điện với khoảng 195 GW công suất lắp đặt. Trong đó điện gió 
đất liền chiếm khoảng 23%, điện mặt trời 21% và điện gió ngoài khơi chiếm khoảng 
2%. Có thể thấy, nhà đầu tư tại Đức nói chung đã có kĩ năng kinh nghiệm nhất định 
trong triển khai dự án điện gió đất liền và điện mặt trời. Điện gió ngoài khơi với chi phí 
sản xuất cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ năng cao, hiện bắt đầu được chú trọng 
nghiên cứu đầu tư bởi các nhà đầu tư có năng lực. 
Bằng phân tích thực tế tích hợp năng lượng gió và mặt trời vào hệ thống điện của 
Đức và mục tiêu phát triển của quốc gia này trong tương lai, tác giả dự đoán xu hướng 
của lựa chọn quy mô và công nghệ của các nhóm nhà đầu tư tại Đức như sau: 
 Công ty điện lực lớn, công ty xây dựng công trình điện quốc tế, ngân hàng quốc 
tế: sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các nhà máy điện gió ngoài khơi, đầu tư vào các 
dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với quy mô đủ lớn. 
 Công ty điện lực địa phương, công ty xây dựng công trình điện trong nước, ngân 
hàng thương mại trong nước, công ty điện độc lập: đầu tư vào các dự án điện gió 
đất liền, điện mặt trời với nhiều mức quy mô. 
 Công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tổ chức từ thiện, hộ công nghiệp, hộ thương 
mại: đầu tư vào các dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với quy mô vừa và nhỏ. 
 Hộ dân dụng, nông dân: đầu tư dự án điện gió đất liền, điện mặt trời với quy 
mô nhỏ. 
5. ĐẦU TƯ ĐIỆN GIÓ, MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT 
5.1. Đầu tư điện gió, mặt trời tại Việt Nam 
Tại Việt Nam, tốc độ gió trung bình là từ 5.5 đến 7.3 m/s. Tiềm năng lý thuyết 
năng lượng gió ở độ cao 65 m lên đến 513,360 MW (Phan, et al., 2011). Tiềm năng điện 
mặt trời lớn với năng lượng bức xạ trung bình dao động từ 4 đến 5 kWh/m2/ngày. Tùy 
thuộc vào khu vực, số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1,409 đến 2,543 giờ/năm, 
250 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
số ngày nắng dao động từ 270 đến 355 ngày/năm (Hán, 2011). Việt Nam được đánh giá 
là quốc gia có tiềm năng lớn để sản xuất điện từ nguồn năng lượng gió và mặt trời. Tuy 
nhiên, tính đến cuối năm 2016, tổng công suất nguồn điện Việt Nam là khoảng 42,300 
MW, trong đó công suất điện gió hòa lưới là 159.2 MW tương đương với 0.38% và 
chưa có điện mặt trời hòa lưới. Sự phát triển chậm của nguồn điện gió và mặt trời một 
phần là do nhà đầu tư thiếu nguồn lực, mặt khác rủi ro thách thức đầu tư lớn. Phần dưới 
đây phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư điện gió và mặt trời 
tại Việt Nam: 
Nguồn lực hạn chế 
Bảng 4 dưới đây giới thiệu 4 nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành ở Việt Nam 
(GIZ, 2016). 
Bảng 4. Các nhà máy điện gió đã đưa vào vận hành ở Việt Nam 
Dự án Loại 
công 
nghệ 
Công 
suất 
(MW) 
Chủ đầu tư Loại 
nhà 
đầu 
tư 
Tổng 
vốn 
(triệu 
USD) 
Tỷ lệ 
nợ 
phải 
trả/vốn 
chủ sở 
hữu 
Đơn vị cho vay 
Nhà 
máy 
Điện gió 
Bạc 
Liêu 
Gió 
gần 
bờ 
99.2 Công ty 
TNHH Xây 
dựng, 
Thương mại 
và Du lịch 
Công Lý 
Công 
ty đa 
mục 
tiêu 
260 85/15 Ngân hàng Phát 
triển Việt Nam 
Nhà 
máy 
Điện gió 
Phú 
Quý 
Gió 
đất 
liền 
6 Công ty 
TNHH 
MTV Điện 
gió và Mặt 
trời điện lực 
dầu khí 
IPP 15 70/30 
Nhà 
máy 
Điện gió 
Tuy 
Phong 
Gió 
đất 
liền 
30 Công ty cổ 
phần Điện 
gió và Mặt 
trời Việt 
Nam 
IPP 52 70/30 Ngân hàng Nông 
nghiệp và Phát 
triển nông thôn, 
được đảm bảo 
bởi Ngân hàng 
Baden-
Wuerttemberg 
(Đức) 
PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 251 
Dự án Loại 
công 
nghệ 
Công 
suất 
(MW) 
Chủ đầu tư Loại 
nhà 
đầu 
tư 
Tổng 
vốn 
(triệu 
USD) 
Tỷ lệ 
nợ 
phải 
trả/vốn 
chủ sở 
hữu 
Đơn vị cho vay 
Nhà 
máy 
Điện gió 
Phú Lạc 
Gió 
đất 
liền 
24 Công ty cổ 
phần Phong 
điện Thuận 
Bình 
IPP 52 80/20 Ngân hàng Tái 
thiết Đức (vốn 
ODA 35 triệu 
EUR) 
Như vậy, trong 4 nhà đầu tư điện gió có 3 nhà đầu tư thuộc nhóm công ty sản xuất 
điện độc lập, một nhà đầu tư là công ty đa mục tiêu và phần lớn vốn đầu tư là từ nguồn 
vốn vay. Các nhà đầu tư của Việt Nam còn chưa đa dạng, hơn nữa họ bị hạn chế về 
nguồn lực, cả về khả năng tài chính, đất đai, trình độ chuyên môn, kĩ năng và kinh 
nghiệm triển khai dự án điện gió và mặt trời. 
Môi trường đầu tư nhiều rủi ro và thách thức 
Mặc dù có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời lớn, Việt Nam cũng như nhiều 
quốc gia khác gặp phải vấn đề tốc độ gió, bức xạ năng lượng mặt trời không ổn định. 
Hơn nữa việc dự báo tiềm năng sản xuất điện từ các nguồn này ở Việt Nam còn gặp 
nhiều khó khăn và kém tin cậy. Về vấn đề công nghệ, tại những nhà máy điện gió đã 
đưa vào vận hành, hầu hết các thiết bị chính được nhập khẩu từ các quốc gia như Đức, 
Mỹ, Đan Mạch, Trung Quốc. Tùy thuộc và công nghệ được nhập khẩu từ quốc gia nào, 
chi phí thiết bị dao động rất đáng kể. Việt Nam có triển khai hỗ trợ nghiên cứu phát 
triển công nghệ điện gió và mặt trời, tuy nhiên hoạt động này còn đơn lẻ, rời rạc và chưa 
đạt hiệu quả. Về phía người mua, EVN có trách nhiệm mua toàn bộ lượng điện năng sản 
xuất từ các nhà máy điện gió và mặt trời (37/2011/QĐ-TTg). Đối thủ cạnh tranh của các 
nguồn điện gió và mặt trời là các nhà máy thủy điện, nhiệt điện than, turbin khí, nhiệt 
điện dầu. Hình 5 và Hình 6 dưới đây mô tả tỷ lệ đối thủ cạnh tranh và sức cạnh tranh về 
chi phí của các nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam. 
Hình 5: Tỷ lệ công suất lắp đặt các nguồn điện tại Việt Nam [EVN, 2015] 
252 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
Với LCOE trung bình ở múc 7.69 US cents/kWh cho điện gió đất liền, 8.92 US 
cents/kWh cho điện gió gần bờ, hai nguồn điện này có thể cạnh tranh về chi phí với điện 
từ turbin khí thông thường và nhiệt điện dầu. 
Hình 6: Chi phí sản xuất điện trung bình từ các nguồn khác nhau tại Việt Nam (2015) 
Về cơ chế, công cụ chính sách, hiện Việt Nam đã có cơ chế giá FIT, với 7.8 US 
cents/kWh cho điện gió đất liền (37/2011/QĐ-TTg), 9.35 US cents/kWh cho điện mặt 
trời (11/2017/QĐ-TTg). Hiện dự thảo điều chỉnh giá FIT cho điện gió đất liền và gần bờ 
đang được để xuất ở mức 8.77 US cents/kWh cho điện gió đất liền, 9.97 US cents/kWh 
cho điện gió gần bờ. Cơ chế công tơ hai chiều cũng sẽ được áp dụng từ năm nay cho 
điện mặt trời (11/2017/QĐ-TTg). Tại Việt Nam, các dự án phát triển và sử dụng điện 
gió và mặt trời được hưởng các ưu đãi về thuế như được miễn thuế nhập khẩu đối với 
hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho dự án, thuế thu nhập doanh nghiệp, các 
ưu đãi về tín dụng đất đầu tư, ưu đãi về đất đai. 
Từ những phân tích về nguồn lực của nhà đầu tư, môi trường đầu tư có thể dự 
đoán xu hướng đầu tư của hầu hết các nhà đầu tư ở Việt Nam trong tương lai gần là các 
dự án điện gió đất liền và điện mặt trời quy mô vừa và nhỏ. 
5.2. Đề xuất 
Kinh nghiệm của các quốc gia thành công về tích hợp năng lượng tái tạo vào thị 
trường điện cho thấy cơ chế, công cụ chính sách hợp lý là chìa khóa thành công cho 
phát triển nguồn điện gió và mặt trời. Các cơ chế liên quan đến chi phí (lãi suất vay, tỉ 
suất thuế, giá thuê đất) và doanh thu (giá FIT, hay giá theo cơ chế đấu thầu) đóng vai 
trò đòn bẩy cho tích hợp các nguồn điện này. Thiết lập cơ chế, công cụ hợp lý sẽ khắc 
phục được hạn chế về nguồn lực của nhà đầu tư đồng thời tạo môi trường đầu tư thuận 
lợi hơn. 
Tại Việt Nam, bên cạnh những chính sách đã có và đem lại hiệu quả, chúng ta cần 
đánh giá lại các cơ chế đã tồn tại nhưng chưa đem lại tác dụng, đồng thời nghiên cứu 
các công cụ chính sách chưa có nhưng cần thiết. Điều chỉnh FIT hàng năm là cần thiết 
PHÂN BAN NGUỒN ĐIỆN | 253 
nhằm đưa ra mức giá FIT cập nhật, phù hơp. Khi chi phí sản xuất điện gió hoặc mặt trời 
giảm xuống đến mức nhất định, có thể cạnh tranh với các nguồn điện khác, cơ chế đấu 
thầu cho thấy hiệu quả về chi phí. Ngoài ra, tiêu chuẩn năng lượng tái tạo, chứng chỉ 
năng lượng tái tạo tạo là hai cơ chế nên được triển khai để tăng đầu tư điện gió và mặt 
trời từ nhóm các công ty điện lực. Để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ sản xuất điện từ 
nước ngoài, giảm chi phí nhập khẩu thiết bị, đầu tư cho quỹ nghiên cứu phát triển công 
nghệ sản xuất điện gió và mặt trời là việc làm cần thiết. Các công cụ quan trọng khác 
như giảm lãi suất vay, tăng kì hạn, thời gian ân hạn đủ lớn sẽ khắc phục được hạn chế 
về nguồn tài chính cho nhà đầu tư. Hầu hết nhà đầu tư tiềm năng ở Việt Nam chưa có kĩ 
năng và kinh nghiệm, chuyên môn liên quan đến đầu tư, xây dựng vận hành nhà máy 
điện gió và mặt trời, tổ chức các khóa học nâng cao hiểu biết, kĩ năng cho nhà đầu tư 
nên được triển khai sớm. 
Ngoài các công cụ, cơ chế chính sách định lượng, các vấn đề liên quan đến văn 
bản thủ tục, thời gian xử lý các thủ tục về xin cấp phép đầu tư, vay vốn, thuê đất, mua 
bán điện cũng nên hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] N. T. Hán, "Đánh giá tiềm năng năng lượng mặt trời ở Việt Nam theo số liệu quan trắc 
khí tượng thủy văn", Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 2011. 
[2] T. T. Phan, C. M. Vũ and A. Waslelke, "Tình hình phát triển điện gió và khả năng cung 
ứng tài chính cho dự án điện gió ở Việt Nam", GIZ, Hà Nội, 2011. 
[3] Quyết định 2068/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chiến lược phát triển điện gió và mặt trời của 
Việt Nam đến năm 2030”, của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/11/2015. 
[4] Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, “Về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt 
Nam”, của Thủ tướng Chính phủ, 29/06/2011. 
[5] Quyết định 11/2017/QĐ-TTg, “Về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt 
trời tại Việt Nam”, của Thủ tướng Chính phủ, 11/04/2017. 
[6] Quyết định 428/QĐ-TTg, “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia 
giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030”, của Thủ tướng Chính phủ, 18/03/2016. 
[7] Masini and E. Mechichetti, "The impact of behavioural factors in the renewable energy 
investment decision making process: Conceptual framework and empirical findings", 
Energy Policy, Elsevier, 2010. 
[8] A. Bergek, I. Mignon and G. Sundberg, "Who invests in renewalbe electricity 
production? Empirical evidence and suggestioins for further research" Energy Policy, 
Elsevier, 2013. 
[9] Y. Chang, Z. Fang and Y. Li, "Renewable energy policies in promoting financing and 
investment among the East Asia Summit countries: Quantitative assessment and policy 
implications", Energy Policy, Elsevier, 2016. 
254 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 
[10] D. Nelson, M. Huxham, S. Muench and B. O'Connell, "Policy and investment in German 
renewalbe energy", CPI, 2016. 
[11] IRENA, "Unlocking renewable energy investment: the role of risk mitigation and 
structured finance", 2016. 
[12] GIZ, "Information Bac Lieu, Phu Quy, Phu Lac", 2016. 
[13] EEG, The renewable energy sources act in Germany, 2014. 
[14] EEG, The renewable energy sources act in Germay, 2016. 
[15] L. Werner and L. Scholtens, "Firm type, feed-iin tariff, and wind energy investment in 
Germany", Yale University, 2016. 
[16] X. Wang, "Achieving renewalbe energy targets at an affordable price", The World 
Bank, 2017. 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_dau_tu_dien_gio_mat_troi_va_de_xuat_cho_viet_na.pdf