Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030

Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của các hệ sinh thái rừng, chiếm một vị trí quan trọng trong xu thế phát triển lâm nghiệp bền vững gắn với cải thiện sinh kế cho cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, chính quyền từ Trung ương đến địa phương và người dân trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quan tâm nhiều hơn đến công tác nghiên cứu phát triển LSNG có giá trị nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm gắn với việc bảo tồn, khai thác phát triển các nguồn gen quý hiếm này. Trong giai đoạn từ 2011 đến 2020, Chính phủ đã đầu tư kinh phí để thực hiện khoảng 144 nhiệm vụ khoa học công nghệ có liên đến nghiên cứu LSNG, gồm 81 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Quốc gia, 52 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ và tỉnh, 6 dự án giống và nhiều Đề tài, dự án nhiệm vụ cơ sở khác. Những thành tựu về công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực LSNG đã đạt được những thành tựu nhất định đóng góp rất lớn vào tăng trưởng của ngành lâm nghiệp nói riêng, nền kinh tế xã hội nước ta nói chung giai đoạn 2011 - 2020, nổi bật: Về chọn tạo giống công nhận được 25 giống mới của 5 loài bao gồm Sa nhân tím, Mắc ca, Tràm năm gân, Tràm trà và Đàn hương. Các giống này đã được chuyển giao vào sản xuất để trồng hàng nghìn ha; về kỹ thuật trồng và khai thác đã xác định được tập đoàn các cây LSNG có tiềm năng phát triển phục vụ cho gây trồng chủ yếu cho mỗi vùng sinh thái, xác định được một số đặc điểm sinh học, đánh giá đất đai, phân chia lập địa, xác định điều kiện gây trồng cho một số loài cây LSNG chủ yếu và xây dựng quy trình kỹ thuật trồng thâm canh, thu hoạch theo hướng đạt chuẩn, năng suất cao, bền vững. Đồng thời các quy trình này được tài liệu hóa, tiêu chuẩn hóa phục vụ cho sản xuất trên cả nước; về sơ chế, chế biến đã công nhận được 01 tiến bộ kỹ thuật chưng cất tinh dầu Hồi từ lá và chuyển giao cho nhiều cơ sở sản xuất trên cả nước; về nghiên cứu kinh tế, thị trường và chính sách đã có một số kết quả nghiên cứu ban đầu làm cơ sở đề xuất các chính sách phát triển như Nghị định 65/2017/NĐ-CP, Nghị định 75/2016/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG còn có một số tồn tại, chưa đạt được so với tiềm năng sẵn có đó là số tiến bộ công nghệ còn ít, số lượng kết quả nghiên cứu, tiến bộ công nghệ được đưa vào sản xuất còn hạn chế và nhiều kết nghiên cứu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất. Để LSNG trở thành một bộ phận quan trọng, đóng góp lớn cho giá trị sản xuất của ngành, trong giai đoạn tới, cần tập trung ưu tiên nghiên cứu: (i) Nghiên cứu đánh giá toàn diện và xác định được những loài cây LSNG có giá trị và có tiềm năng phát triển theo hướng hàng hóa theo từng tỉnh, từng vùng kinh tế sinh thái; (ii) Nghiên cứu phát triển toàn diện ngành mây - tre Việt Nam theo chuỗi giá trị; (iii Nghiên cứu phát triển các loài cây LSNG làm dược liệu có giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; (iv) Nghiên cứu phát triển toàn diện các loài cây lấy tinh dầu, dầu nhựa chủ lực, có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu; (v) Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các giải pháp phát triển các loài cây làm gia vị, thực phẩm chủ lực cho xuất khẩu; (vi) Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, ứng dụng, cải tiến và hoàn thiện công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch LSNG; (vii) Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên bằng một số loài cây LSNG và các phương thức, biện pháp quản lý tài nguyên LSNG trong rừng tự nhiên theo hướng hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng ở vùng đệm và rừng phòng hộ đầu nguồn; (viii) Nghiên cứu kinh tế, định lượng giá trị của LSNG trong rừng, nghiên cứu dự báo thị trường, xã hội và môi trường, hoàn thiện các chính sách có liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 1

Trang 1

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 2

Trang 2

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 3

Trang 3

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 4

Trang 4

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 5

Trang 5

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 6

Trang 6

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 7

Trang 7

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 8

Trang 8

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 9

Trang 9

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030

Tổng quan kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2011-2020, định hướng đến 2030
 trường LSNG từ chỗ theo cơ chế định giá, phụ thuộc chủ yếu 
vào thị trường các nước Đông Âu với sự tham gia của một thành phần kinh tế chủ yếu là doanh 
nghiệp nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường theo sự điều tiết của quy luật cung cầu, nhất là 
khi Việt Nam đã gia nhập WTO, đã ký hiệu định thương mại với nhiều vùng, nước, lãnh thổ trên 
thế giới trong đó nổi bật là Hiệp định thương mại CTTPP, Hiệp định thương mại EVFTA, 
VPA/FLEGT,... Thị trường tiêu thụ LSNG trong nước cũng như quốc tế ngày càng được mở 
rộng, thành phần tham gia thị trường ngày càng phong phú, hoạt động giao dịch ngày càng được 
hiện đại hóa trên cơ sở ứng dụng các công nghệ thông tin. Thực tế cho thấy, sản lượng LSNG 
khai thác, cung cấp ra thị trường đều tăng hàng năm. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về thị 
trường, kinh tế, chính sách có liên qua. Trong 10 năm vừa qua, chỉ có một số công trình nghiên 
cứu về lĩnh vực này cho LSNG tập trung ở các dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các tổ 
chức phi chính phủ hoặc được lồng ghép trong các nhiệm vụ khoa học công nghệ như nghiên 
cứu về thị trường chuỗi giá trị một số sản phẩm Quế, Hồi, Thảo quả, Tre, Sâm ngọc linh,... Bước 
đầu đã dự báo thị trường cho một số sản phẩm LSNG có giá trị cao về Tre, nhựa thông, nhựa Bồ 
đề, Hồi, Quế, Thảo quả, Sở, Sâm ngọc linh và một số sản phẩm dược liệu giá trị cao khác. 
 - Về chính sách: Từ một số kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong 
giai đoạn, có 3 chính sách ban hành nổi bật, đó là Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của 
Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai 
thác dược liệu. Tiếp theo là Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/2/2011 của Thủ tướng 
Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre và Quyết định số 1976/QĐ-TTg 
ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu 
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, để khẳng định vai trò của LSNG đối 
68 
với sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo trên cả nước, Chính phủ đã ban 
hành Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 về Về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát 
triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc 
thiểu số giai đoạn 2015 - 2020. 
2.6. Những tồn tại 
 Mặc dù có những thành tựu nhất định, nhưng trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về 
lĩnh vực LSNG còn một số tồn tại. Đó là: 
 - Một trong những tồn tại lớn trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về LSNG là số tiến 
bộ công nghệ còn ít, số lượng kết quả nghiên cứu, tiến bộ công nghệ được đưa vào sản xuất còn 
hạn chế và nhiều kết nghiên cứu chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, nhiều kết quả 
nghiên cứu khi đưa ra đã lạc hậu. Những tồn tại trên do một số nguyên nhân chủ yếu được xác 
định là: 
 + Thiếu các nghiên cứu cơ bản về LSNG làm cơ sở đề xuất định hướng, chiến lược nghiên 
cứu về LSNG hợp lý, thiếu chú ý đến nghiên cứu chuyên sâu. Hoạt động nghiên cứu LSNG thiếu 
các chương trình nghiên cứu dài hạn theo hướng kế thừa để tạo ra các sản phẩm cụ thể để có thể 
chuyển giao vào sản xuất và thương mại hóa. 
 + Hoạt động nghiên cứu khoa học về LSNG còn bị coi nhẹ và chưa được đầu tư thích 
đáng về nhân lực và tài chính. Trong khi nguồn kinh phí cho nghiên cứu hạn chế, các nhiệm 
vụ nghiên cứu còn dàn trải, thường bị chia cắt, phân tán, thiếu tập trung, đồng bộ nên chưa 
giải quyết được những vấn đề tổng hợp, có vai trò quyết định đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. 
 + Các nghiên cứu liên quan đến chọn tạo giống còn bị coi nhẹ, thiếu các nghiên cứu chuyên 
sâu như nghiên cứu về di truyền, chọn giống và công nghệ nhân giống. Các kết quả nghiên cứu 
thiếu tính kế thừa và tầm nhìn dài hạn. 
 + Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào vấn đề giá trị, đặc điểm sinh học và tổng kết các 
kinh nghiệm trong nhân dân mà chưa dựa trên những nghiên cứu về sinh lý, sinh thái, dinh 
dưỡng, đất đai theo hướng hiện đại, lô gíc, khoa học, hệ thống, bài bản, chuyên sâu, có tính kế 
thừa để có cơ sở khoa học vững chắc đề xuất biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất đồng 
thời vừa chú trọng đến vấn đề về chất lượng và phát triển bền vững tạo cho sản phẩm có giá trị 
gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên chưa đáp ứng được yêu cầu của 
sản xuất, còn khoảng cách lớn giữa nghiên cứu và sản xuất. 
 + Các nghiên cứu về công nghệ khai thác, sơ chế, chế biến sâu trên cơ sở ứng dụng công 
nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm LSNG mới, có giá trị gia tăng cao, được chuyển giao và 
thương mại hóa chưa được chú trọng. Các nghiên cứu chủ yếu vẫn dựa vào phương thức chế 
biến thủ công, quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản tạo ra sản phẩm LSNG lưu thông trên thị trường 
chủ yếu là sản phẩm thô hoặc tươi, không qua sơ chế, chế biến, có chất lượng còn thấp, không 
đồng đều, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, khó 
có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 
 + Các nghiên cứu về thị trường, định lượng giá trị của LSNG còn yếu và thiếu, chưa nắm bắt 
kịp thời phục vụ cho định hướng sản xuất. 
 + Chưa quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề về môi trường, xã hội và chính sách có liên 
quan đến LSNG. 
 + Thiếu sự liên kết giữa nghiên cứu - chuyển giao - sản xuất - thị trường. 
 - Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu LSNG chưa thực sự xuất phát từ 
nhu cầu thực tiễn của sản xuất, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, còn mang nặng tính chủ quan, 
 69 
bị động, thường chạy theo phục vụ sản xuất trước mắt, chưa chuẩn xác, thiếu thực tế, chưa có sự 
tham gia của người sử dụng kết quả nghiên cứu, thiếu tính liên tục, kế thừa nên hiệu quả nghiên 
cứu chưa cao, chưa gắn chặt với thực tiễn sản xuất và thị trường, chưa chú ý đến đối tượng là 
LSNG. Hơn nữa, nhận thức về vai trò, giá trị của LSNG còn chưa rõ ràng. Nhiều người cho rằng 
LSNG là sản phẩm nhỏ lẻ, phân tán, khối lượng ít, do thiên nhiên ban tặng, cứ có rừng là có 
LSNG nên không cần phải nghiên cứu và đầu tư phát triển. Việc phát triển LSNG nhất là LSNG 
dưới tán rừng sẽ tác động xấu đến công tác bảo vệ rừng thậm chí còn gây mất rừng. 
 - Cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu chưa tạo động lực khuyến khích cho nghiên cứu 
và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất LSNG. 
 - Nguồn nhân lực cho nghiên cứu LSNG vừa thiếu, yếu, không chuyên sâu và chưa đồng bộ. 
Đội ngũ nghiên cứu chưa được trang bị kiến thức và phương pháp tiếp cận phù hợp với lĩnh vực 
LSNG. Thiếu cán bộ đầu ngành trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu về LSNG. 
 - Các điều kiện nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu. Trang thiết bị thí nghiệm chưa đáp ứng 
yêu cầu của sản xuất. 
 - Hệ thống dịch vụ phục vụ cho nghiên cứu LSNG còn chậm phát triển như công tác thông 
tin, dự báo phát triển, hoạt động mua bán công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu về 
LSNG còn yếu. 
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VỀ LĨNH VỰC 
LSNG ĐẾN NĂM 2030 
3.1. Những định hướng nghiên cứu về lĩnh vực LSNG 
 Xuất phát từ mục tiêu, định hướng của đề án tái cơ cấu ngành, trong giai đoạn tới định 
hướng nghiên cứu và chuyển giao LSNG phải tập trung các vấn đề chính sau: 
 - Bảo tồn có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn tài nguyên LSNG hiện có góp phần nâng 
cao chất lượng rừng giai đoạn 2021-2030. 
 - Nghiên cứu, rà soát, đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG làm cơ sở đề xuất quy hoạch, cơ 
cấu vùng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến trong toàn quốc. 
 - Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu LSNG gắn với mạng lưới các cơ sở chế biến có quy 
mô phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng kinh tế - sinh thái. 
 - Chọn lọc và nâng cao chất lượng giống cây trồng LSNG theo hướng năng suất, chất 
lượng, ổn định và thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay để cung cấp giống tốt 
cho sản xuất. 
 - Xác định cơ cấu cây trồng lâm sản ngoài gỗ chủ lực, chủ yếu có thế mạnh, phù hợp với 
điều kiện của từng vùng kinh tế - sinh thái theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và 
tính bền vững. 
 - Nghiên cứu, ứng dụng, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ canh tác nhằm nâng cao năng 
suất, chú trọng đến vấn đề về chất lượng sản phẩm LSNG theo hướng đạt chuẩn, hiện đại, hiệu 
quả và bền vững tạo cho sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường 
quốc tế. 
 - Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến công nghệ và thiết bị khai thác, sơ chế, chế biến và bảo 
quản các sản phẩm LSNG trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm LSNG 
mới theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng sản phẩm, phù hợp 
với nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, được chuyển giao và thương 
mại hóa ngay. 
70 
 - Nghiên cứu về kinh tế, thị trường, định lượng giá trị của LSNG cũng như quan tâm đến 
nghiên cứu các vấn đề về xã hội, môi trường làm cơ sở dự báo kịp thời phục vụ cho định hướng 
sản xuất. 
 - Đẩy mạnh nghiên cứu lĩnh vực chính sách làm cơ sở để đề xuất các chính sách về quản lý, 
khai thác, sử dụng, đầu tư và phát triển bền vững tài nguyên LSNG. 
3.2. Các ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG 
 Từ định hướng chung, một số ưu tiên nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực 
LSNG trong giai đoạn tới như sau: 
 - Nghiên cứu đánh giá toàn diện về hiện trạng và tiềm năng tài nguyên LSNG hiện có ở 
từng tỉnh kết hợp với vùng sinh thái, xác định được những loài cây LSNG có giá trị cả về 
khoa học và kinh tế và có tiềm năng phát triển theo hướng hàng hóa theo từng vùng và từng 
tỉnh, làm cơ sở đề xuất giải pháp ưu tiên quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, bảo tồn và 
phát triển bền vững cho từng loại LSNG một cách có hiệu quả ở các vùng kinh tế sinh thái 
khác nhau. 
 - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tăng trưởng, sinh thái cá thể và quần thể, tái sinh,... làm 
cơ sở đề xuất giải pháp phục hồi rừng và phát triển bền vững tài nguyên LSNG trong tự nhiên. 
 - Nghiên cứu đánh giá thị trường và dự báo tiềm năng thị trường LSNG trong nước cũng 
như quốc tế làm cơ sở xác định sản phẩm, mặt hàng LSNG có ưu thế, giá trị gia tăng cao và quy 
mô phát triển của chúng ở từng vùng kinh tế sinh thái trong tương lai. 
 - Nghiên cứu phát triển toàn diện ngành mây - tre Việt Nam theo chuỗi giá trị nhất là lĩnh 
vực nhân giống, gây trồng, phục tráng, quản lý rừng bền vững, khai thác và chế biến. 
 - Nghiên cứu phát triển các loài cây LSNG làm dược liệu có giá trị phục vụ tiêu dùng trong 
nước và xuất khẩu trong đó tập trung vào nghiên cứu chọn, nhân giống đạt chuẩn, nghiên cứu kỹ 
thuật thuần hóa, canh tác dưới tán rừng, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thu hoạch và sơ chế 
theo hướng năng suất cao, chất lượng đạt chuẩn, ổn định, bền vững. 
 - Nghiên cứu phát triển toàn diện các loài cây lấy tinh dầu, dầu nhựa chủ lực, có giá trị kinh 
tế cao phục vụ xuất khẩu, trong đó chú trọng đến nghiên cứu chọn giống và cải thiện giống, giải 
pháp trồng, thâm canh, công nghệ khai thác, sơ chế và chế biến sản phẩm ở từng vùng kinh tế 
sinh thái cụ thể. 
 - Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các giải pháp phát triển các loài cây làm gia vị, thực 
phẩm chủ lực cho xuất khẩu theo hướng năng suất, chất lượng cao, ổn định và bền vững trong đó 
chú trọng đến nghiên cứu chọn giống và cải thiện giống, giải pháp trồng thâm canh, công nghệ 
khai thác, sơ chế và chế biến sản phẩm ở từng vùng kinh tế sinh thái cụ thể. 
 - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch LSNG làm cơ sở 
đề xuất định hướng nghiên cứu, quy hoạch mạng lưới phát triển trong tương lai. 
 - Nghiên cứu, ứng dụng, cải tiến và hoàn thiện công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch 
LSNG theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu suất sử dụng, chất lượng của 
sản phẩm, phù hợp với các tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước cũng như xuất 
khẩu. Chú trọng đến kỹ thuật chưng luyện, trích ly trong sản xuất tinh dầu, nhựa, hương liệu, 
dược liệu và công nghệ sản xuất gia vị từ LSNG. 
 - Nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên bằng một số loài cây LSNG có giá trị nhằm nâng cao 
giá trị kinh tế của rừng kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. 
 71 
 - Nghiên cứu các phương thức, biện pháp quản lý tài nguyên LSNG trong rừng tự nhiên 
theo hướng hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên 
rừng ở vùng đệm và rừng phòng hộ đầu nguồn. 
 - Nghiên cứu định lượng giá trị của LSNG làm cơ sở khoa học trong việc định giá rừng. 
 - Nghiên cứu, hoàn thiện và thể chế hóa các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình 
quản lý chất lượng có liên quan đáp ứng yêu cầu của sản xuất và quản lý bền vững tài 
nguyên LSNG trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. 
 - Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các kết quả nghiên cứu vào sản xuất. 
 - Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách có liên quan đến bảo tồn và phát triển bền 
vững tài nguyên LSNG nhằm tạo động lực để người dân tham gia bảo tồn và phát triển LSNG. 
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
4.1. Kết luận 
 Lâm sản ngoài gỗ như mọi sản phẩm lâm nghiệp khác, nó là một bộ phận quan trọng, đóng 
góp quan trọng cho giá trị sản xuất của ngành. Trong giai đoạn 2011-2020, hoạt động nghiên cứu 
và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG đã đóng góp không nhỏ, quan trọng vào kết quả 
hoạt động, cũng như sự tăng trưởng vượt bậc và ổn định của ngành lâm nghiệp nói riêng, ngành 
nông nghiệp nói chung. Hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực LSNG sẽ là 
một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành lâm 
nghiệp khi có định hướng nghiên cứu đúng, phù hợp và được đầu tư thích đáng. 
4.2. Đề xuất 
 Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên cần phải thực hiện tốt các giải pháp về tổ chức, 
quản lý, phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn vốn, các chính 
sách khuyến khích hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế. 
 - Nâng cao năng lực nghiên cứu cho các cán bộ làm công tác nghiên cứu về LSNG thông qua 
đào tạo. 
 - Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu LSNG phải xuất phát từ nhu cầu 
thực tiễn của sản xuất và thị trường, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương, có sự 
tham gia của người sử dụng kết quả nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu LSNG dài hạn, có tính 
liên tục, kế thừa, đồng bộ. 
 - Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động nghiên cứu nhằm tạo động lực khuyến khích cho nghiên 
cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất LSNG. 
 - Tăng cường điều kiện, trang thiết bị và đầu tư nguồn kinh phí cho nghiên cứu về LSNG. 
 - Tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ trong lĩnh vực LSNG. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001): Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, Tập I. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (2018): Kỷ yếu Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, 40 năm xây
 dựng và phát triển (Tài liệu lưu hành nội bộ).
3. Website: 
72 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ket_qua_nghien_cuu_va_chuyen_giao_cong_nghe_linh_v.pdf