Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai

1.1. Định nghĩa và các khái niệm

Internet vạn vật (Internet of Things - IoT) là một phần tích hợp của Internet

Tương lai bao gồm các phát triển Internet và mạng hiện tại và tiến hóa và có thể

được định nghĩa theo khái niệm là một cơ sở hạ tầng mạng động toàn cầu với các

khả năng tự định hình dựa trên các giao thức liên lạc tiêu chuẩn và tương tác, nơi

"vạn vật" hữu hình và ảo có các đặc tính, thuộc tính vật lý, và tính cá nhân ảo, sử

dụng các giao diện thông minh và được tích hợp vào mạng thông tin một cách

thông suốt.

Trong IoT, "vạn vật/đối tượng thông minh" sẽ trở thành những đối tượng

tham gia tích cực vào kinh doanh, các quá trình thông tin và xã hội, nơi chúng

được tạo khả năng để tương tác và giao tiếp giữa chúng với nhau và với môi

trường bằng cách trao đổi dữ liệu và thông tin "cảm nhận được" về môi trường,

trong khi tự động phản ứng với các sự kiện "thế giới vật chất/thực tế" và tác động

đến nó bằng cách thực hiện các quy trình kích hoạt các hành động và tạo ra các

dịch vụ có hoặc không có sự can thiệp trực tiếp của con người.

Các dịch vụ sẽ có thể tương tác với những "vật thể/đối tượng thông minh"

bằng cách sử dụng các giao diện tiêu chuẩn cung cấp liên kết cần thiết thông qua

Internet, truy vấn và thay đổi trạng thái của chúng và truy xuất mọi thông tin liên

quan đến chúng, có tính đến các vấn đề bảo mật và riêng tư.

Internet vạn vật sử dụng các thiết bị cảm biến, bộ truyền động và công nghệ

truyền dữ liệu gắn kết với các thực thể vật lý - từ các thiết bị đường bộ đến máy

tạo nhịp tim - cho phép những vật thể này được theo dõi, phối hợp hoặc được

kiểm soát thông qua một mạng dữ liệu hay Internet. Có ba bước trong các ứng

dụng của IoT đó là: thu thập dữ liệu từ vật thể (ví dụ, đơn giản như dữ liệu vị trí

hay các thông tin phức tạp hơn), tập hợp thông tin đó thông qua một mạng dữ

liệu, và hành động dựa trên các thông tin đó (thực hiện hành động ngay lập tức

hoặc tập hợp dữ liệu theo thời gian để thiết kế các cải tiến quy trình). Internet vạn

vật cũng có thể dùng để tạo ra các giá trị theo nhiều phương thức khác nhau.

Ngoài việc cải thiện năng suất trong các hoạt động hiện thời, IoT có thể cho phép

tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và chiến lược mới chẳng hạn như các bộ cảm biến từ

xa có thể tạo ra các mô hình giá chi tiêu tùy khả năng giống như Zipcar.

Phạm vi công nghệ IoT trải rộng từ các thẻ nhận dạng đơn giản đến cảm biến

và thiết bị truyền động phức tạp. Các thẻ nhận dạng bằng tần số vô tuyến (RFID)

có thể được gắn với hầu hết các vật thể. Các thiết bị đa cảm biến và thiết bị truyền

động tinh vi để truyền các dữ liệu có liên quan đến vị trí, hiệu suất, môi trường và4

các trạng thái hiện đang ngày càng phổ biến. Với các công nghệ mới hiện đại như

các hệ thống vi cơ điện tử (MEMS), có thể đặt nhiều thiết bị cảm biến tinh vi

trong hầu như mọi vật thể (thậm chí trong cơ thể con người). Và do chúng được

sản xuất ra bằng quy trình chế tạo giống với chất bán dẫn nên giá thành MEMS

hiện đang giảm nhanh chóng.

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 1

Trang 1

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 2

Trang 2

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 3

Trang 3

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 4

Trang 4

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 5

Trang 5

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 6

Trang 6

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 7

Trang 7

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 8

Trang 8

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 9

Trang 9

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang xuanhieu 3240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai

Tổng luận Internet vạn vật: Hiện tại và tương lai
để thu gom rác và cải 
thiện quản lý nguồn nước đạt hiệu quả hơn. Tại Hoa Kỳ, thành phố Cleveland và 
Cincinnati ở Ohio đã cung cấp cho các hộ gia đình các thùng chứa rác và thùng 
tái chế có trang bị thẻ định vị RFID, cho phép các chính quyền thành phố xem xét 
liệu các cư dân có thực hiện việc bỏ rác vào thùng chứa rác và thùng tái chế theo 
đúng những ngày quy định hay không. 
47 
Theo một kết quả nghiên cứu về những dữ liệu này cho thấy, thành phố 
Cleveland đã giảm được 10 tuyến xe buýt đưa đón và giảm chi phí vận hành đến 
13% nhờ năng suất lao động đã được cải thiện. Cả hai thành phố này cũng đã thiết 
lập được các chương trình “thải rác bao nhiêu, trả tiền bấy nhiêu”, điều này đòi 
hỏi người dân phải trả thêm tiền cho phần rác nhiều hơn so với các thùng rác do 
thành phố cấp. Tại thành phố Cincinnati, lượng rác thải sinh hoạt đã giảm xuống 
17% và khối lượng tái chế đã tăng lên 49% nhờ việc áp dụng các chương trình 
này. Các biện pháp trên có thể giảm được chi phí xử lý chất thải từ 10% - 20% 
vào năm 2025. 
Các thành phố Doha, São Paulo, và Bắc Kinh (Trung Quốc) đều dùng các 
thiết bị cảm biến gắn vào các đường ống, các loại máy bơm và các hạ tầng cơ sở 
đường thủy để giám sát theo dõi các trạng thái và quản lý tình trạng mất nước, 
xác định và sửa chữa những chỗ rò rit nước hoặc thay đổi áp suất khi cần. Trung 
bình, các thành phố này đều đã giảm được tình trạng thất thoát nước 40 đến 50%. 
Các thiết bị đồng hồ thông minh đặt ở điểm cuối của người dùng sẽ cho phép 
giám sát nhu cầu và phát hiện rò rỉ ở thời gian thực, từ đó giảm chi phí. Thành 
phố Dubuque và Indianapolis (Hoa Kỳ, cũng như thành phố Malta, New Delhi, và 
Barrie (ở Ontario) trung bình đã giảm được 5 - 10% lượng nước sử dụng thông 
qua việc ứng dụng các thiết bị thông minh này. Tổng mức tác động kinh tế tiềm 
năng từ các ứng dụng giao thông, quản lý chất thải thông minh, và hệ thống nước 
thông minh ở khu vực thành thị có thể đạt từ 100 tỷ - 300 tỷ đôla mỗi năm vào 
năm 2025. Giả định rằng 80% đến 100% các thành phố có nền kinh tế tiên tiến và 
25% - 50% các thành phố ở các nước đang phát triển có thể tiếp cận công nghệ 
vào năm 2025. 
Internet Vạn vật cũng có thể cải thiện các nỗ lực thực thi pháp luật và có thể 
sớm tiến hành thực hiện gắn các thiết bị cảm biến giá rẻ vào các cột đèn điện, vỉa 
hè, và các vật thể thuộc sở hữu công khác nhằm ghi lại âm thanh và hình ảnh 
được phân tích ở thời gian thực - lấy ví dụ, xác định nơi phát ra tiếng súng bằng 
cách phân tích âm thanh từ nhiều thiết bị cảm biến cùng một lúc. Điều này sẽ giúp 
cho cảnh sát có thể đạt hiệu quả cao hơn, giảm được cả chi phí về nhân lực và 
kinh tế cho điều tra tội phạm. Chi phí kinh tế phục vụ điều tra tội phạm ước tính 
bằng 5-10% /tổng GDP trên toàn thế giới. Nếu giảm được 4-5% thì tác động kinh 
tế tiềm năng có thể đạt từ 100 tỷ đến 200 tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025. 
Đối với các ngành công nghệ khai thác dầu, kim loại và khoáng sản, công 
nghệ IoT có thể giúp chúng ta tìm kiếm phát hiện, lập được bản đồ vị trí khoáng 
sản và có thể tăng khả năng thu hồi. Việc ứng dụng các thiết bị cảm biến và dữ 
liệu lớn trong quá trình khai thác vật liệu cơ bản có thể giảm từ 5% - 10% các chi 
phí vận hành. Ước tính tổng chi phí vận hành đối với các ngành công nghệ khai 
thác dầu, kim loại và khoáng sản vào năm 2025 là 1,4 nghìn tỷ đôla. Việc áp dụng 
48 
công nghệ IoT có thể rất lớn đối với ngành công nghiệp này, có thể đạt từ 80% - 
100%. Ở mức độ áp dụng này, tác động kinh tế tiềm năng có thể đạt được từ 100 
tỷ đến 200 tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025. 
Trong nông nghiệp, IoT có tiềm năng tạo ra các giá trị đáng kể. Ví dụ, các 
thiết bị cảm biến lá cây có thể đo ứng suất trong các loại cây trồng dựa vào các 
cấp độ của hơi ẩm. Thiết bị cảm biết đất có thể tập hợp thông tin về lượng nước 
chảy vào ruộng và theo dõi những thay đổi về đổ ẩm của đất, cácbon, nitơ, và 
nhiệt độ của đất. Những dữ liệu này có thể giúp người nông dân tối ưu hóa thời 
gian tưới cho cây và tránh được những thiệt hại mùa màng. 
Dữ liệu về đất và thực vật có thể dùng để hướng dẫn phương pháp tưới nhỏ 
giọt, phương pháp chính là sẽ đưa phân bón dạng lỏng chảy qua các hệ thống tưới 
nhỏ giọt để đảm bảo các cây trồng có thể nhận được một lượng dinh dưỡng và 
nước đúng liều lượng ở mọi thời điểm. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, kết quả ứng dụng tưới 
nhỏ giọt tại Trang trại Stamp Farms, thành phố Decatur, Michigan cho thấy sản 
lượng ngô đã tăng lên từ 10% - 40%. Việc ứng dụng các dữ liệu cảm biến để 
“canh tác chính xác” ước tính có thể tăng sản lượng từ 10% - 20% trên toàn cầu. 
Giả sử có 25% - 50% các trang trại đều áp dụng các phương pháp tiếp cận này, 
IoT có khả năng tạo ra thêm được 100 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2025. 
Internet vạn vật có thể hỗ trợ giải quyết các thách thức "hết hàng" trong kinh 
doanh bán lẻ. Người ta ước tính, các nhà bán lẻ bị mất tương đương 4% doanh số 
bán ra hàng năm do không còn hàng trong kho để bán cho người tiêu dùng. Đến 
năm 2025, con số này có thể tương ứng với 200 tỷ đôla/năm. Ước tính 35% - 50% 
giá trị này sẽ có thể thu hồi lại được khi ứng dụng các cảm biến và các thẻ định vị 
để thắt chặt chuỗi cung ứng và dự đoán chính xác những khu vực có thể xảy ra sự 
cố hàng đã bán hết. Điều này có thể thúc đẩy tác động kinh tế tiềm năng từ 20 tỷ 
đến 100 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2025. 
Việc trang bị các thiết bị cảm biến cho các xe ô tô để ngăn ngừa tai nạn xảy 
ra có thể tạo ra giá trị kinh tế tới 50 tỷ đôla mỗi năm vào năm 2025. Điều này ước 
tính những thiệt hại về tài sản sẽ giảm xuống nếu như hệ thống phanh tự động 
được ứng dụng rộng rãi, nó có thể ngăn ngừa phần lớn các vụ va chạm có tốc độ 
di chuyển thấp (ở đây loại trừ các vụ va chạm có tốc độ cao, thường liên quan đến 
thương tật hay tử vong). Ước tính rằng có thể tránh được 25% những thiệt hại gây 
ra bởi các vụ tai nạn tốc độ thấp khi ứng dụng công nghệ IoT, giảm thiệt hại về tài 
sản lên đến 50 tỷ đô la trên toàn cầu. 
4.3. Những rào cản và thuận lợi 
Internet Vạn vật có triển vọng rất lớn, nhưng tất cả các yếu tố này vẫn chưa 
thể đảm bảo rằng việc quan tâm nhiều hơn đến công nghệ này sẽ đồng nghĩa với 
việc công nghệ IoT sẽ được đầu tư và ứng dụng rộng rãi. Các vấn đề về kỹ thuật, 
49 
tài chính và kiểm soát phải được giải quyết. Ví dụ, những người thực hiện cần 
chứng minh các mô hình kinh doanh dựa vào các thiết bị cảm biến có ứng dụng 
công nghệ IoT sẽ tạo ra các giá trị lớn hơn rất nhiều. 
Về mặt công nghệ, giá thành của các thiết bị cảm biến và các bộ truyền động 
phải giảm được xuống mức mà có thể tạo ra việc sử dụng rộng rãi. Ngoài ra, các 
nhà cung cấp công nghệ cần thống nhất các tiêu chuẩn để có thể cho phép mở 
rộng khả năng tương tác giữa các thiết bị cảm biến, máy tính và bộ truyền động. 
Cho đến khi có được các tiêu chuẩn này, việc đầu tư ứng dụng IoT sẽ cần nhiều 
nỗ lực để xây dựng và duy trì các hệ thống tích hợp. 
Sự phát triển cũng cần thiết tạo ra các phần mềm có thể tập hợp, phân tích dữ 
liệu và chuyển những kết quả sau khi phân tích được theo cách có ích cho những 
người ra quyết định hoặc dùng cho các hệ thống tự động (ví dụ, tính toán các liều 
thuốc dựa trên dữ liệu bệnh nhân ở thời gian thực). 
Internet vạn vật cũng phải đối mặt với các rào cản do sự lo ngại về an ninh và 
bí mật cá nhân, điều này đòi hỏi phải tác động đến cả doanh nghiệp và các nhà 
hoạch định chính sách. Khi ứng dụng IoT trở nên phức tạp tinh vi hơn và nhiều 
hoạt động nằm dưới sự giám sát của các hệ thống cảm biến, bảo mật dữ liệu và độ 
tin cậy của hệ thống mạng sẽ là những mối quan tâm rất lớn. Khi các thiết bị cảm 
biến được đưa vào ứng dụng trong cuộc sống của người tiêu dùng thông qua các 
hệ thống kiểm soát giao thông, các ứng dụng chăm sóc sức khoẻ, lưới điện thông 
minh, và sử dụng không gian bán lẻ, những lo ngại sẽ gia tăng về việc các dữ liệu 
thu thập sẽ được sử dụng như thế nào. 
Các thông tin từ các thiết bị máy theo dõi y tế sẽ dùng để từ chối bảo hiểm y 
tế cá nhân? Các tin tặc có thể đánh cắp các dữ liệu cảm biến có liên quan đến 
hành trình di chuyển ô tô để theo dõi các hoạt động cá nhân? Các doanh nghiệp 
và cả các nhà quản lý sẽ phải giải quyết những câu hỏi tương tự như vậy để thúc 
đẩy việc áp dụng rộng rãi các công nghệ này. 
Đối với cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp, các hệ thống dựa trên thiết 
bị cảm biến cũng gây ra các vấn đề pháp lý mà các nhà hoạch định chính sách cần 
phải giải quyết. Ví dụ, chưa rõ ai sẽ chịu trách nhiệm pháp lý đối với thương tật 
hay hư hại gây ra bởi những hỏng hóc trong các hệ thống vòng kín trong đó thuật 
toán chỉ định các hành động của máy tính. 
50 
KẾT LUẬN 
Internet Vạn vật là một khái niệm bao quát nên rất khó hình dung được các 
phương thức mà công nghệ này có thể sẽ ảnh hưởng đến các ngành kinh doanh, 
kinh tế và xã hội. Lần đầu tiên, máy tính có thể nhận được dữ liệu từ hầu hết các 
vật thể vật lý, cho phép chúng ta giám sát sự an toàn và hiệu quả của máy móc, đồ 
vật, đất đai, và thậm chí cả con người. 
Sử dụng các dữ liệu từ các nguồn này, các hệ thống máy tính có thể kiểm soát 
được các thiết bị máy móc, quản lý lưu lượng truy cập, hoặc thông báo cho bệnh 
nhân bệnh tiểu đường biết đã đến thời gian cần phải ăn. Doanh nghiệp sẽ đối mặt 
với thách thức sử dụng hiệu quả nhất công nghệ này với mức độ đổi mới và trình 
độ chuyên môn cần thiết. Đây là lĩnh vực mới đối với hầu hết mọi người, ngay cả 
với những người có trình độ kỹ thuật cao. Các nhà hoạch định sẽ phải giải quyết 
một danh sách dài các vấn đề liên quan để công nhận những ích lợi của các ứng 
dụng IoT mà vẫn bảo vệ quyền lợi và sự riêng tư của công dân. 
Đối với những nhà cung cấp công nghệ và công ty ứng dụng công nghệ đó, 
công nghệ IoT hứa hẹn mang lại những lợi ích mà thông thường sẽ không dễ dàng 
có được. Các nhà sản xuất phần cứng cung ứng thiết bị cảm biến, bộ truyền động 
và thiết bị truyền dữ liệu sẽ phải nỗ lực không ngừng trong việc cải tiến nâng cao 
chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm. 
Ví dụ, mặc dù có nhiều năm kinh doanh trên thị trường nhưng thẻ định danh 
RFID vẫn còn khá đắt đối với các doanh nghiệp, dẫn đến các doanh nghiệp rất 
khó đưa vào ứng dụng rộng rãi theo như dự đoán cách đây một thập kỷ. Hơn nữa, 
do các hệ thống cho phép bao gồm hàng trăm nghìn các thiết bị, các bộ cảm biến 
và nhiều phần cứng khác nên sản phẩm cần đòi hỏi sản phẩm công nghệ phải 
đáng tin cậy, không cần bảo trì, và có tính tương hợp cao. 
Mối quan hệ hợp tác mới cần phát triển giữa các công ty có năng lực sản xuất 
các thiết bị cảm biến và các công ty có năng lực sản xuất các thiết bị máy móc, 
sản phẩm và nhiều thiết bị khác. Một số công ty có vị thế tốt có thể là các nhà 
cung cấp dữ liệu lớn và phần mềm phân tích để có thể giúp giải mã ý nghĩa từ các 
luồng dữ liệu khổng lồ mà IoT sẽ sản xuất. 
Các công ty hy vọng sẽ thu được những lợi ích khi cải tiến hoạt động và dùng 
IoT để cung cấp hàng loạt các dịch vụ cho khách hàng và các sản phẩm chất 
lượng cao hơn sẽ đối mặt với một loạt các thách thức về công nghệ và tổ chức. 
Trong suốt hai thập kỷ qua, nhu cầu hiểu biết và ứng dụng các công cụ CNTT đã 
lan tỏa khắp các tổ chức, cơ quan. Ví dụ, Internet đã buộc các bộ phận bán hàng 
và tiếp thị phải thông thạo các website và phân tích web. 
51 
Internet vạn vật đang đưa điều này trở thành một xu hướng phát triển toàn 
diện nhất, trong đó mọi bộ phận trong tổ chức, công ty từ sản xuất cho đến vận 
chuyển hàng hóa đến dịch vụ khách hàng và bán lẻ đều có thể chứa đựng các dữ 
liệu thời gian thực về các sản phẩm mà công ty đang được phát triển, phân phối, 
đã bán và đã sử dụng. Chỉ có một vài tổ chức luôn sẵn sàng giải quyết với lượng 
lớn dữ liệu quan trọng này và có nhân viên đảm đương được những công việc 
này. Việc gia tăng tiếp cận đối với những người có năng lực sử dụng thành thục 
các ứng dụng IoT và việc đào tạo giám đốc điều hành và các nhà quản lý nắm bắt 
các chức năng của các ứng dụng này sẽ cần phải ưu tiên hàng đầu. 
Đối với các nhà hoạch định chính sách, IoT cũng mang lại nhiều cơ hội lớn 
và nhiều thách thức lớn cho họ. Là những nhà điều hành các dịch vụ công cộng 
và cơ sở hạ tầng (thông thường là dịch vụ chăm sóc sức khỏe), chính phủ sẽ là cơ 
quan sử dụng chính các ứng dụng của IoT. Các công nghệ này có thể giúp giảm 
bớt chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ. Người dân ở các thành phố có thể 
cảm nhận thấy lưu lượng truy cập trôi chảy hơn, rác thải được thu gom hiệu quả 
hơn, tội phạm giảm và hệ thống nước hoạt động hiệu quả hơn. Mặc dù tiềm năng 
phát triển là rất lớn, nhưng trong kinh doanh, sẽ khó có thể thực hiện được khi 
không có các đầu tư thỏa đáng về năng lực. 
Liên quan đến chính sách công, những người đứng đầu chính phủ cần phải 
hiểu rõ những rủi ro về quyền riêng tư liên quan đến IoT. Việc có thể gắn các cảm 
biến lên gần như mọi nơi - để quan sát giao thông một con phố hoặc để giám sát 
việc sử dụng điện của một gia đình nào đó - chắc chắn sẽ tạo ra những lo ngại 
nghiêm trọng về việc các thông tin đó sẽ được sử dụng như thế nào. Việc đưa các 
lợi ích của IoT thành chính sách có thể đòi hỏi một mức độ giám sát chưa từng có 
mà cộng đồng có thể sẽ từ chối. 
Các nhà hoạch định chính sách đối mặt với vấn đề này sẽ cần phải suy nghĩ 
một cách toàn diện và tổng thể. Các quy định và quy tắc trái với một phạm vi 
quyền hạn nào đó sẽ không đáp ứng yêu cầu. Các nhà hoạch định chính sách cũng 
cần phải đồng tâm nhất trí đến những vấn đề cần bảo hộ trong quá trình hoạt động 
và đảm bảo chắc chắn những vấn đề bảo hộ này sẽ được thực thi rộng rãi. 
Hiện các hệ thống máy tính và các mạng lưới là mục tiêu của tội phạm, 
khủng bố và thậm chí cả tin tặc. Với các thiết bị cảm biến và mạng lưới điều kiển 
giám sát các hệ thống quan trọng như lưới điện, hậu quả của các cuộc tấn công 
này là vô cùng nghiêm trọng. Có rất nhiều ý tưởng và kế hoạch lớn chẳng hạn 
như cộng tác với khu vực tư nhân để có thể tạo ra các biện pháp tự vệ thích hợp 
và liên tục duy trì cập nhật các tiến bộ công nghệ. 
Trung tâm Phân tích thông tin 
52 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Internet Society. Internet of Things: An Overview - Understanding the 
Issues and the challenges of a More Connected World. 2015 
2. European Research Cluster on the Internet of Things (IERC). Internet of 
Things Strategic Research Roadmap 
3. European Research Cluster on the Internet of Things (IERC). Internet of 
Things. IoT Semantic Interoperability: Research Challenges, Best Practices, 
Recommendations and Next Steps. March, 2015 
4. Ovidiu Vermesan and Peter Friess. Internet of Things: Converging 
Technologies for Smart Environments and Integrated Ecosystems. River 
Publishers. 2013. 
5. Ovidiu Vermesan and Peter Friess. Internet of Things From Research and 
Innovation to Market Deployment European Research Cluster on the Internet of 
Things (IERC), 2014. 
53 
Tổng luận số 5-2017 
INTERNET VẠN VẬT: HIỆN TẠI VÀ TƢƠNG LAI 

File đính kèm:

  • pdftong_luan_internet_van_vat_hien_tai_va_tuong_lai.pdf