Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất đai trên địa bàn huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2015–2018. Hướng nghiên cứu tập trung vào các chính sách hiện có để làm rõ thực trạng khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại địa phương. Cùng với các thông tin thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo của chính quyền, các tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp với các nhà chuyên môn về công tác quản lý tài chính về đất đai, nhằm để có cái nhìn rộng hơn về những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nguồn thu chính từ đất đai việc khai thác, huy động nguồn lực từ đất đai tại huyện Đức Trọng đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả khai thác, huy động nguồn lực tài chính đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, cơ cấu nguồn thu của địa phương không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18,83% đến 26,17% tổng thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2018

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 1

Trang 1

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 2

Trang 2

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 3

Trang 3

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 4

Trang 4

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 5

Trang 5

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 6

Trang 6

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 7

Trang 7

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 8

Trang 8

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 9

Trang 9

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 1040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng

Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng
nghiệp và đất chưa sử dụng. Đây là sự chuyển đổi sang đất ở và đất chuyên dụng như: xây dựng 
các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư trong đô thị, các tuyến dân 
cư nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhà ở và cơ sở hạ tầng của dân cư. Thực 
trạng phát triển đô thị tại Đức Trọng chủ yếu dựa trên nền tảng thị trấn Liên Nghĩa. Bên cạnh đó 
là sự phát triển của một số khu đô thị mới trên địa bàn các xã như xã Liên Hiệp, xã Hiệp Thanh, 
xã Phú Hội, v.v. Sự phát triển các khu đô thị mới và hạ tầng kinh tế kỹ thuật làm thay đổi lớn về 
cơ cấu sử dụng đất. Trong giai đoạn tới, Đức Trọng có nhiều tiềm lực để phát triển kinh tế – xã 
hội về mọi mặt và quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. 
3.3 Đánh giá tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai 
 Trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhất là Luật Đất đai năm 2003, 2013 và các văn bản 
hướng dẫn có liên quan, Đức Trọng đã triển khai một cách đồng bộ các giải pháp nhằm tăng 
cường khai thác các nguồn thu từ đất đai. Với lợi thế là một huyện đang phát triển, nguồn lực 
đất đai còn khá dồi dào trong thời kỳ đầu nên việc khai thác nguồn thu từ đất đai đã đạt được 
nhiều kết quả tích cực, góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. 
 Tình hình khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai tại Đức Trọng giai đoạn 2015–2018 có 
xu hướng tăng dần qua các năm và tỷ lệ thuận với tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện với bốn 
khoản thu chính gồm phí và lệ phí, tiền sử dụng đất, tiền thuế thu nhập cá nhân và tiền xử phạt 
liên quan tới sử dụng đất (Bảng 3). Đây là một khoản thu hết sức quan trọng trong cơ cấu nguồn 
thu của địa phương và không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 18,83% đến 26,17% 
tổng thu ngân sách giai đoạn 2015–2018. Trong đó, khoản thu từ tiền sử dụng đất có tỷ trọng lớn 
34 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3D, 2019 
 Bảng 3. Kết quả khai thác nguồn thu tài chính từ đất đai giai đoạn 2015–2018 (ĐVT: Triệu đồng) 
 STT Chỉ tiêu Năm 
 2015 2016 2017 2018 
 Các khoản thu từ đất đai 114.115,33 115.097,57 150.522,50 182.799,89 
 1 Lệ phí trước bạ đất 4.730,94 5.003,01 10.991,92 12.050,75 
 2 Tiền sử dụng đất 94.683,03 90.764,21 99.167,04 129.693,13 
 3 Tiền thuế thu nhập cá nhân 14.131,29 18.308,21 39.524,72 41.056,01 
 4 Tiền xử phạt 570,07 1.022,14 838,82 – 
 Tổng thu ngân sách 161.896,96 160.638,98 192.074,68 222.737,73 
 Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thu ngân sách các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của huyện Đức Trọng 
nhất, chiếm từ 68,88% đến 82,97% trong các khoản thu từ đất đai. Việc tăng nguồn thu từ tiền sử 
dụng đất chủ yếu dựa vào nguồn thu từ cấp giấy chứng nhận và chuyển mục đích sử dụng đất, 
trong đó, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2016 đến năm 2018, 3 khoản thu tăng mạnh. Khoản thu từ 
tiền sử dụng đất tăng từ 160.638,98 triệu đồng năm 2016 lên 222.737,73 triệu đồng năm 2018, trong 
đó thu tiền sử dụng đất là chủ yếu năm 2015 là 94.683,03 triệu đồng đến 129.693,13 triệu đồng 
năm 2018. Nguồn thu thấp nhất trong 4 khoản thu là thu tiền xử phạt từ 570,07 triệu đồng năm 
2015 và biến động tăngđến năm 2017 là 838,82 triệu đồng đến năm 2018 không còn thu từ tiền xử 
phạt gắn liền với ý thức của người sử dụng đất để đạt chuẩn là huyện Nông thôn mới thí điểm 
của Quốc gia nên công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được chú 
trọng chỉ đạo từ UBND huyện Đức Trọng kết hợp với các văn bản chỉ đạo từ UBND tỉnh, tuy 
nhiên vẫn xảy ra các vi phạm trong lĩnh vực đất đai. 
 Nguyên nhân của việc tăng, giảm nguồn thu từ đất đai là (i) UBND huyện quan tâm chỉ 
đạo thực hiện tốt công tác đo đạc lại bản đồ địa chính chính quy dạng số VN-2000. (ii) Công tác 
cấp, phát giấy trên toàn địa bàn huyện và công tác chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất 
ở phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà ở và các giao dịch khác liên quan của người dân tăng cao 
và tiền sử dụng đất trong công tác khi chuyển mục đích sang các loại đất sản xuất kinh doanh 
của các công ty. Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn tăng mạnh, các giao dịch về đất đai và giá đất 
tăng cao dẫn đến các nguồn thu tài chính từ đất đai tăng lên rõ rệt. 
Phí và lệ phí 
 Tình hình thực hiện thu phí, lệ phí trong quản lý và sử dụng đất giai đoạn2015–2018 tại 
Đức Trọng gia tăng nhanh và mạnh. Đây là sự khởi sắc tốt trong công tác quản lý của huyện, dần 
nắm được tình hình sử dụng và quản lý đất của các tổ chức, cá nhân. Số thu phí, lệ phí tăng mạnh 
nhất trong năm 2016 và 2017, do công tác kiểm tra, thanh tra tốt, thực hiện tốt công tác thu phí và 
lệ phí trước bạ trong quản lý và sử dụng đất và đẩy mạnh các biện pháp tốt nhất nhằm tăng 
 35 
Trần Thị Ánh Tuyết và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 
cường nguồn thu cho huyện. 
 Từ năm 2015 đến năm 2018, tiền phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất là 32.776,62 triệu 
ồng, chiếm 5,82% trong tổng thu ngân sách từ đất đai. Khoản thu này tăng mạnh vào năm 2016 
và 2017, chủ yếu là từ việc thu lệ phí trước bạ do số lượng giao dịch đất đai và cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất tăng lên. Trong nguồn này thì lệ phí trước bạ có vai trò quan trọng, 
chiếm khoảng 70% trong nguồn thu từ phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất (Bảng 4 và 
Hình 1). 
 Bảng 4. Kết quả thu phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất của huyện Đức Trọng 
 giai đoạn 2015–2018 
 Năm Thu ngân sách từ đất đai (triệu đồng) Phí và lệ phí (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 
 2015 114.115,33 4.730,94 4,14 
 2016 115.097,57 5.003,01 4,35 
 2017 150.522,50 10.991,92 7,3 
 2018 182.799,89 12.050,75 6,59 
 Tổng 562.535,29 32.776,62 5,82 
 Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thu ngân sách các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của huyện Đức Trọng 
 ĐVT: Triệu đồng
 6,000.00
 5,000.00
 4,000.00
 3,000.00
 2,000.00
 1,000.00
 0.00
 2015 2016 2017 2018
 Hình 1. Tiền phí và lệ phí trong quản lý và sử dụng đất của các xã/thị trấn huyện Đức Trọng từ 2015 đến 2018 
36 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3D, 2019 
 Bảng 5. Tiền sử dụng đất giai đoạn 2015–2018 (ĐVT: Triệu đồng) 
 Năm 
 STT Chỉ tiêu 
 2015 2016 2017 2018 
 1 Các khoản thu từ đất đai 114.115,33 115.097,57 150.522,50 182.799,89 
 2 Thu từ tiền sử dụng đất 94.683,03 90.764,21 99.167,04 129.693,13 
 Trong đó: 
 Thu từ đấu giá quyền sử dụng 
 2.1 36.266,30 31.216,49 15.236,16 45.267,05 
 đất 
 Thu từ chuyển mục đích, Cấp 
 2.2 46.762,34 28.297,32 20.956,67 50.320,20 
 giấy quyền sử dụng đất 
 2.3 Ghi nợ tiền sử dụng đất 11.654,39 31.250.40 62.974,21 34.105,88 
 Tỷ trọng so với các khoản thu từ 
 3 82,97 78,86 68,88 70,95 
 đất đai (%) 
 Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thu ngân sách các năm 2015, 2016, 2017 và 2018 của huyện Đức Trọng 
Thu từ tiền sử dụng đất 
 Trong cơ cấu các nguồn thu từ đất đai, tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, đạt 70,95% 
các khoản thu từ đất năm 2018. Đây là kết quả của việc thực hiện quyết liệt các giải pháp trong 
nỗ lực nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng đất trên địa bàn. 
 Nhìn chung, nguồn thu từ tiền sử dụng đất có tốc độ tăng hàng năm và về cơ bản đã đáp 
ứng được yêu cầu đề ra (Bảng 5). Số thu qua các năm đều rất cao, ổn định, chiếm tỷ lệ rất lớn 
trong tổng thu ngân sách từ đất đai. Nguyên nhân là do huyện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất trong những năm 2015–2018 khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực, các chính 
sách pháp luật về cấp giấy được tháo gỡ nhiều, nên việc thu tiền sử dụng đất thông qua hình 
thức công nhận quyền sử dụng đất là nhiều nhất. Mặt khác, việc chuyển mục đích sử dụng đất 
trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ trong 2 năm cũng tạo ra một lượng tiền sử dụng đất đáng kể. 
Thu từ thuế thu nhập 
 Trong điều kiện biến động chung của các nguồn thu từ đất đai, khoản thu từ thuế chuyển 
quyền sử dụng đất (từ năm 2009 trở lại đây là thuế thu nhập cá nhân) có chiều hướng tăng mạnh 
từ 2016 đến 2018. Nguyên nhân chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp nhiều trong 
các năm. Sau khi người dân có giấy chứng nhận thì việc giao dịch, chuyển nhượng quyền sử 
dụng đất có xu thế tăng mạnh tại các khu vực trên địa bàn huyện. Đây là nguồn thu lớn thứ hai 
trong các nguồn thu từ đất đai sau (Bảng 6). 
 37 
Trần Thị Ánh Tuyết và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 
 Bảng 6. Tiền thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của huyện Đức Trọng giai đoạn 2015–2018 
 Thu ngân sách từ đất đai (triệu Thuế thu nhập từ chuyển quyền sử Tỷ lệ 
 STT Năm 
 đồng) dụng đất (triệu đồng) (%) 
 1 2015 114.115,33 14.131,29 12,38 
 2 2016 115.097,57 18.308,22 15,9 
 3 2017 150.522,50 39.524,71 26,26 
 4 2018 182.799,89 41.056,01 22,46 
 Tổng 562.535,29 113.023,23 20,09 
 Nguồn: Báo cáo Tổng kết công tác thu ngân sách các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của huyện Đức Trọng 
 ĐVT: Triệu đồng
 20,000.00
 18,000.00
 16,000.00
 14,000.00
 12,000.00
 10,000.00
 8,000.00
 6,000.00
 4,000.00
 2,000.00
 0.00
 2015 2016 2017 2018
 Hình 2. Tiền từ thuế thu nhập cá nhân của các xã, thị trấn thuộc huyện Đức Trọng trong giai đoạn 2015–2018 
 Từ năm 2015 đến 2018, tổng tiền thuế thu nhập cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất 
(chuy ển nhượng và tặng cho) là 113.023,23 triệu đồng, chiếm 20,09% tổng thu ngân sách từ đất 
đai của huyện. Tỷ lệ đóng góp của tiền chuyển quyền sử dụng đất có xu hướng giảm dần (theo 
%) cho thấy, mặc dù thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất tăng qua các năm, nhưng lượng 
tăng không đáng kể. Một phần là do tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra không 
nhiều và thị trường bất động sản của Đức Trọng đang bị chững lại chưa phát triển mạnh làm ảnh 
hưởng rất lớn đến kết quả thu thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. 
 Hình 2 cho thấy thị trấn Liên Nghĩa có thuế thu thập cá nhân cao nhất trong các xã của 
huyện Đức Trọng, chiếm tỷ lệ 43,35%. Các xã Hiệp An, Phú Hội, Ninh Gia chiếm tỷ lệ khoảng 
7,91–11,61%; Liên Hiệp, Hiệp Thạnh, N’Thôn Hạ chiếm tỷ lệ từ 4,48–5,40%; Tân Hội, Bình Thạnh, 
38 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3D, 2019 
 Bảng 7. Tiền xử phạt trong quản lý và sử dụng đất của huyện Đức Trọng giai đoạn 2015–2018 
 (ĐVT: Triệu đồng) 
 STT Năm Thu ngân sách từ đất đai Tiền xử phạt Tỷ lệ (%) 
 1 2015 114.115,33 570,07 (49 trường hợp) 0,5 
 2 2016 115.097,57 1.022,14 (128 trường hợp) 0,89 
 3 2017 150.522,50 838,82 (39 trường hợp) 0,56 
 4 2018 182.799,89 0 0 
 Tổng 562.535,29 32.776,62 0,43 
 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015–2018 của Chi cục thuế huyện Đức Trọng 
Đà Loan chiếm tỷ lệ từ 2,16–3,54%; Tân Thành, Tà Hine, Ninh Loan, Tà Năng, Đa Quyn chiếm tỷ 
lệ từ 0,41 đến 1,72% thấp nhất. 
Tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai 
 Từ năm 2015 đến năm 2018, để đạt chuẩn là huyện Nông thôn mới thí điểm của Quốc gia, 
công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được chú trọng chỉ đạo từ 
UBND huyện Đức Trọng kết hợp với các Văn bản chỉ đạo từ UBND tỉnh, nhưng vẫn xảy ra các 
vi phạm trong lĩnh vực đất đai. 
 Số liệu từ Bảng 7 cho thấy công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có 
xuhướng biến động theo từng năm riêng năm 2018 không có trường hợp xử phạt nào. Công tác 
thu tiền xử phạt trên địa bàn thể hiện rõ rệt, cụ thể năm 2017 trong đó: đặc biệt tại thị trấn Liên 
Nghĩa chiếm tỷ lệ 79,58%, khu đô thị mới Hiệp Thạnh chiếm 12,39%, các xã còn lại có tỷ lệ tương 
đối thấp. 
4 Kết luận 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên 
địa bàn huyện Đức Trọng có chuyển biến tích cực, theo hướng tăng cơ cấu ngành công nghiệp - 
xây dựng, ổn định cơ cấu ngành dịch vụ và giảm cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản, phù hợp 
với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong thời kỳ hội nhập. Các ngành kinh 
tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch đề ra hàng năm. Kinh tế phát triển đã đem lại sự phát 
triển dân sinh, đô thị và giải quyết việc làm. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các 
năm. 
 Nguồn thu tài chính từ đất đai với kết quả thutrong năm 2015 đến năm 2018 chưa đạt kết 
quả cao như mong muốn nhưng cùng với các nguồn thu của ngân sách, nguồn tài chính từ đất 
đai đã cho phép huyện Đức Trọng gia tăng quy mô đầu tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, 
 39 
Trần Thị Ánh Tuyết và CS. Tập 129, Số 3A, 2020 
kết cấu hạ tầng. Trong 4 nguồn thu thì: lệ phí trước bạ đất; thu từ tiền xử phạt là 2 yếu tố thấp 
nhất. Nguồn thu từ tiền sử dụng đất và từ tiền thuế thu nhập cá nhân là 2 yếu tố chính góp phần 
tăng nguồn thu cho địa bàn nghiên cứu. Có thể nói rằng kết quả thu tài chính từ đất đai là nguồn 
lực quan trọng trong cơ cấu thu ngân sách của huyện, vì nguồn lực này đã phát huy tác dụng tích 
cực và trực tiếp trong nâng cao hiệu quả của chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho phát triển hạ 
tầng, cho đầu tư xây dựng các khu dân cư và giải phóng mặt bằng, phục vụ công tác tái định cư 
và những mục tiêu đầu tư khác trên địa bàn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. 
 Tài liệu tham khảo 
1. C. Mác, F. Ăngghen, V. Lê Nin (1979), Tuyển tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 
2. Trần Thị Cúc, Lê Thị Thảo (2013), Hỏi đáp về quản lý địa chính – đất đai của chính quyền cấp xã, 
 Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội. 
3. Nguyễn Hồ Phi Hà (2019), Huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản 
 ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế., Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 
4. UBND huyện Đức Trọng (2018), Niên giám thống kê năm 2018. 
5. UBND huyện Đức Trọng (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016–2020. 
6. UBND huyện Đức Trọng (2015, 2016,2017, 2018), Báo cáo tổng kết năm Chi cục thuế huyện Đức 
 Trọng các năm 2015, 2016, 2017, 2018. 
40 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 3D, 2019 
 EXPLOITATION STATUS OF FINANCIAL REVENUES FROM 
 LAND IN DUC TRONG DISTRICT, LAM DONG PROVINCE 
 Tran Thi Anh Tuyet 1*, Nguyen Van Binh1, Ta Trung Hieu2 
 1 University of Agriculture and Forestry, Hue University, 102 Phung Hung St., Hue, Vietnam 
2 Department of Natural Resources and Environment, Lam Dong Province, 36 Tran Phu St., Dalat, Vietnam 
Abstract: The study aims to evaluate the management of land revenues in Duc Trong district from 2015 to 
2018. The authors focused on the existing policies to clarify the current exploitation status of financial 
revenue from land in the locality. Besides the secondary information gathered from local government 
reports, the authors conducted direct interviews with experts about the financial management of land in the 
study area to have a broader view of inadequacies and limitations in the management. The research results 
show that there are four main sources of income from land exploitation and mobilization of land resources 
in Duc Trong district. Results of exploitation and mobilization of financial resources have achieved 
remarkable results, the local revenue structure has been constantly increasing over the years, accounting for 
18.83% to 26.17% of the total revenue. The budget for the period 2015 – 2018. 
Keywords: land, financial revenues, Duc Trong, Lam Dong 
 41 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_khai_thac_nguon_thu_tai_chinh_tu_dat_dai_tai_huyen.pdf