Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019

I. NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ -

AN NINH VÀ KINH TẾ

1. Về tình hình chính trị - an ninh

Những tháng đầu năm 2019, thế giới chứng kiến nhiều biến

động chính trị làm đảo lộn các yếu tố cơ bản hình thành nên trật tự thế

giới, trong đó đáng chú ý nhất là sự leo thang cạnh tranh quyền lực

giữa các cường quốc hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc và

Nga, để lại một khoảng trống lãnh đạo trong trật tự thế giới đơn cực

sau Chiến tranh Lạnh, phá vỡ sự ổn định tương đối của thế giới dưới

tác động của nhiều yếu tố bất định, bất ổn và rất khó dự báo.

- Sự va chạm của ba xu hướng xây dựng trật tự thế giới mới

Các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách thế giới đều tiếp tục có

chung nhận định: Trật tự thế giới mới đang hình thành và xoay quanh

trục cạnh tranh giữa ba cường quốc Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga.

Từ phía Mỹ, Tổng thống Đô-nan Trăm chủ trương Mỹ sẽ xây

dựng trật tự thế giới mới mà trong đó Hoa Kỳ sẽ định đoạt mọi điều

ước quốc tế theo điều kiện do Oa-sinh-tơn sắp đặt, còn những quốc

gia như Nga, Trung Quốc hay I-ran, không muốn gia nhập trật tự đó

sẽ bị Mỹ loại bỏ ra khỏi hệ thống này.

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 1

Trang 1

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 2

Trang 2

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 3

Trang 3

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 4

Trang 4

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 5

Trang 5

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 6

Trang 6

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 7

Trang 7

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 8

Trang 8

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 9

Trang 9

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang xuanhieu 4960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019

Tình hình Chính trị & An ninh và kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2019
hiệt thòi, trước hết là giới trẻ. 
Cựu Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Dominique Strauss-Kahn đã 
từng tuyên bố rằng đã đến lúc thế giới cần phải trả lại “bộ mặt nhân 
đạo” cho quá trình toàn cầu hóa sao cho những lợi ích từ quá trình này 
phải được san sẻ từ các tầng lớp giàu có trong xã hội sang các tầng lớp 
nghèo đói, từ các quốc gia thịnh vượng sang các quốc gia kém phát 
triển. Những chủ đề quan trọng khác liên quan tới toàn cầu hóa được 
bàn thảo tại Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019 là biến đổi khí hậu, sự 
nổi lên của chủ nghĩa dân tộc và sức khỏe tâm thần của người dân. 
Theo các đại biểu tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2019, trong 
thời gian qua thế giới đã không quan tâm thích đáng và đúng mức về 
hiểm họa từ tình trạng trầm cảm, lo âu và các vấn đề quan ngại khác 
về sức khỏe tâm thần đang đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu 
người dân trên khắp thế giới, trong đó phần lớn là giới trẻ. 
 - Sách lược “bên bờ vực chiến tranh” trong chính sách đối 
ngoại của Đô-nan Trăm lâm vào bế tắc 
 Ngày 18/6/2019, Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm chính thức tuyên 
bố tranh cử nhiệm kỳ 2 mà chưa hóa giải được bất kỳ hồ sơ quốc tế 
nào mà ông theo đuổi. Sau khi bước vào Nhà Trắng, với chủ trương 
“Nước Mỹ trên hết” và tư duy cho rằng Mỹ vẫn là siêu cường duy 
 10 
nhất, ông Đô-nan Trăm đã áp dụng sách lược “bên bờ vực chiến 
tranh” trong chính sách đối ngoại để hóa giải cuộc khủng hoảng Xy-ri, 
hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, cuộc khủng hoảng Vê-nê-duy-ê-la và hồ sơ 
hạt nhân I-ran. Tuy nhiên, đến nay sách lược đó đang lâm vào bế tắc. 
 Với hồ sơ hạt nhân Triều Tiên, ban đầu ông Đô-nan Trăm đe dọa 
“sẽ sẵn sàng tấn công hủy diệt Triều Tiên” và gia tăng áp lực cấm vận 
với toan tính buộc Bình Nhưỡng phải ngồi vào bàn đàm phán và chấp 
nhận phi hạt nhân hóa theo kịch bản của Mỹ, theo đó Triều Tiên phải 
hoàn toàn hủy bỏ chường trình vũ khí hạt nhân và tên lửa để được dỡ 
bỏ cấm vận. Đồng thời, ông Đô-nan Trăm giuơng ra “củ cà rốt” với 
cam kết Mỹ sẽ giúp Triều Tiên phát triển kinh tế. Sách lược này đã 
không đem lại kết quả như đã được chứng tỏ tại Hội nghị thượng đỉnh 
Mỹ - Triều lần 2 tại Việt Nam. 
 Với cuộc khủng hoảng Xy-ri, ông Đô-nan Trăm tuyên bố sẵn 
sàng tấn công Xy-ri với lý do giả tạo rằng quốc gia này “sử dụng vũ 
khí hóa học” để ép chính quyền Đa-ma-cút chấp nhận yêu cầu đầu 
hàng của Mỹ. Rút cuộc, ngày 23/4/2019, ông Đô-nan Trăm buộc phải 
tuyên bố rút quân khỏi Xy-ri do “Mỹ đã đánh bại IS”. Thực chất, đây 
là tuyên bố chỉ nhằm giữ thể hiện sau khi bị nhận thất bại ở Xy-ri. 
 Với cuộc khủng hoảng Vê-nê-duy-ê-la, chủ trương của Đô-nan 
Trăm sẵn sàng can thiệp quân sự để bảo vệ Tổng thống lâm thời Vê-
nê-duy-ê-la Chuân Oai-đô được Mỹ công nhận và loại bỏ Tổng thống 
hợp hiến Ni-cô-lát Ma-đu-rô đã bị phá sản. Rút cuộc, Mỹ buộc phải 
chấp nhận các cuộc đàm phán giữa lực lượng ủng hộ Tổng thống Ni-
cô-lát Ma-đu-rô và Tổng thống lâm thời Vê-nê-duy-ê-la để tìm giải 
pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Vê-nê-duy-ê-la. 
 Với hồ sơ hạt nhân I-ran, sau khi đưa Mỹ rút khỏi Thỏa thuận 
của Nhóm P5+1 với I-ran, trong những tháng đầu năm 2019 Tổng 
 11 
thống Mỹ Đô-nan Trăm vừa gia tăng áp lực cấm vận ngặt nghèo nhất 
đối với Tê-hê-ran, vừa cáo buộc I-ran gây ra các vụ tấn công các tàu 
chở dầu tại eo biển Ho-mút để tạo dư luận cho hành động can thiệp 
quân sự. Bước leo thang đặc biệt nguy hiểm là ngày 19/6/2019 Mỹ 
cho máy bay trinh sát chiến lược RQ-4N xâm phạm không phận I-ran, 
buộc Tê-hê-ran phải bắn rơi. Mượn cớ đó, Đô-nan Trăm quyết định 
tấn công trả đũa. Tuy nhiên, đến phút chót, Đô-nan Trăm đã hoãn 
cuộc tấn công đáp trả này nhưng lại thông qua các gói trừng phạt mới 
nhằm vào I-ran. Trước sự bất lực của sách lược “bên miệng hố chiến 
tranh”, Đô-nan Trăm chuyển sang sẵn sàng đàm phán với I-ran màm 
không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. 
 - Tiến trình hòa bình Trung Đông lâm vào bế tắc 
 Ngày 23/4/2019, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ, ông J.Kớt-
nơ, thông báo Oa-sinh-tơn sẽ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông 
với tên gọi là “Thỏa thuận thế kỷ” nhằm giải quyết xung đột I-xra-en 
- Pa-lét-xtin sau tháng lễ Ra-ma-đan của người Hồi giáo. Theo đặc 
phái viên Mỹ về Trung Đông Gia-sơn Grin-blát, Kế hoạch hòa bình 
Trung Đông của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm sẽ không bao gồm việc 
chuyển nhượng đất từ bán đảo Si-nai của Ai Cập cho người Pa-lét-
xtin. 
 Trong khi đó, Tổng thống Pa-lét-xtin Ma-mút Ap-bát khẳng định 
sẽ không xem xét bất kỳ kế hoạch hòa bình nào của Mỹ bởi Pa-lét-xtin 
kiên định giải pháp hai nhà nước cùng tồn tại song song và lập trường 
này được LHQ, Nga, Trung Quốc, EU và nhiều quốc gia ủng hộ. Theo 
Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU, bà Phê-đê-ri-ca Mô-ghê-ri-ni, 
việc từ bỏ giải pháp hai nhà nước sẽ dẫn tới bất ổn lớn đối với toàn 
khu vực Trung Đông. Quốc vương A-rập Xế-ut San-man gần đây đã 
trấn an các quốc gia A-rập khác và người Pa-lét-xtin rằng ông sẽ 
không ủng hộ bất kỳ kế hoạch nào mà không giải quyết các mối quan 
 12 
tâm chính của người Pa-lét-xtin. Ngoại trưởng Nga Séc-gây La-vơ-rốp 
nhận định, kế hoạch hòa bình của Mỹ sẽ phá hủy tất cả thành tựu đã 
đạt được từ trước tới nay. Ngoại trưởng Nga cho rằng, chính quyền 
Mỹ thúc đẩy cách tiếp cận đơn phương mà không cân nhắc ý kiến của 
cộng đồng quốc tế, sẽ phá hủy những công cụ pháp lý quốc tế cơ bản, 
chủ chốt và quan trọng nhất trong giải quyết vấn đề Pa-lét-xtin. 
 2. Về kinh tế 
 Trong 6 tháng đầu năm 2019, kinh tế thế giới có nhiều biến 
động: tăng trưởng chậm lại nhanh hơn so với dự kiến; rủi ro và bất ổn 
gia tăng, trước hết là xung đột thương mại; sự điều chỉnh chính sách 
giữa các nước lớn và những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ 
quốc tế. Nhìn chung, theo Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tốc độ 
tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm xuống ở mức 2,6%, thấp hơn 
so với mức 3% của năm 2018. 
 Trong khi đó, kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự kiến, đạt 3,2% 
và là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 năm qua; tỉ lệ thất nghiệp 
giảm xuống mức thấp kỷ lục 3,6%. Khu vực châu Âu có tốc độ tăng 
trưởng Quý I/2019 đạt 0,4% (gấp 2 lần so với mức 0,2% trong Quý 
IV/2018). Riêng khu vực 28 nước thành viên EU đạt mức tăng trưởng 
kinh tế 0,5%, tỉ lệ thất nghiệp tháng 3/2019 ở mức 7,7%, thấp nhất kể 
từ tháng 9/2008; tỷ lệ lạm phát tháng 4 là 1,7%. 
 Kinh tế Nhật Bản trong Quý I/2019 tăng trưởng 2,1% so với 
cùng kỳ năm trước và tăng 0,5% so với Quý 4/2018. Đây là quý thứ 2 
liên tiếp kinh tế Nhật Bản tăng trưởng, sau khi tăng 1,6% trong quý 
IV/2018. Chủ thuyết kinh tế Abenomics (A-bê-nô-mich) của Thủ 
tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê với những trụ cột là nới lỏng chính sách 
tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu, đã cải thiện rõ rệt diện 
mạo nền kinh tế Nhật Bản. 
 13 
 Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu trong Quý 2/2019. Trong 
đó doanh số bán lẻ tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 16 năm gần 
đây; tăng trưởng sản lượng công nghiệp giảm xuống mức 5,4% trong 
tháng 4/2019 (giảm mạnh so với mức tăng 8,5% trong tháng 3/2019); 
tổng giá trị xuất nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 9,5 ngàn tỷ 
NDT, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó xuất khẩu tăng 
5,7% và nhập khẩu tăng 2,9%; đồng nhân dân tệ (NDT) giảm giá 
mạnh nhất trong 9 tháng gần đây (tính đến ngày 13/5/2019, NDT mất 
giá 0,8% so với USD, xuống mức 6,904 NDT đổi 1 USD - mức thấp 
nhất kể từ cuối tháng 12/2018). 
 Giá dầu sau khi đạt đỉnh vào cuối tháng 4/2019 có xu hướng sụt 
giảm mạnh do lo ngại nhu cầu dầu thế giới giảm, nhưng sau đó đã 
tăng do tâm lý về việc Mỹ siết chặt lệnh trừng phạt I-ran. 
 Giá vàng biến động mạnh trong 6 tháng đầu năm 2019 do căng 
thẳng thương mại Mỹ - Trung. Nếu sự căng thẳng này tiếp tục leo 
thang sẽ đẩy kinh tế toàn cầu đi vào suy thoái, kéo theo giá vàng có 
thể tăng do kim loại quý này là tài sản đầu tư an toàn. Ngày 
30/5/2019, tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 25 với chủ đề “Đi tìm 
trật tự toàn cầu mới - vượt qua bất ổn”, Thủ tướng Ma-lai-xi-a Ma-ha-
thi Mô-ha-mat đề xuất khu vực Đông Á nên cân nhắc sử dụng một 
đồng tiền chung có bản bị bằng vàng trong giao dịch thương mại khu 
vực nhằm thúc đẩy thương mại và giải phóng khu vực khỏi sự phụ 
thuộc vào các giao dịch bằng USD. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho 
biết, xu hướng toàn cầu là các ngân hàng trung ương nhiều nước đều 
tăng sở hữu các loại tiền tệ khác khiến tỷ lệ đồng USD trong kho dự 
trữ ngoại tệ toàn cầu bị giảm. Ngay cả những đồng minh của Mỹ như 
Anh và Pháp cũng muốn thoát khỏi đồng USD và gia tăng bán trái 
phiếu kho bạc Mỹ. Báo cáo tháng 6/2019 của Ngân hàng trung ương 
 14 
châu Âu ghi nhận tuy USD vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới nhưng 
vị thế thống trị của nó đã bị lung lay đáng kể. 
 II. CÁC DỰ BÁO CƠ BẢN VỀ TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - 
AN NINH VÀ KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG THỜI GIAN TỚI 
 Thứ nhất, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ tiếp tục diễn ra 
với những diễn biến hết sức khó lường, tác động to lớn đối với “sức 
khỏe” của nền kinh tế tòan cầu. 
 Thứ hai, sẽ có thỏa thuận giữa Mỹ và I-ran trong thời gian tới, 
bời đây sẽ là mấu chốt tác động đến kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 
2020, và tương lai số phận của Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm trên 
chính trường nước Mỹ. 
 Thứ ba, tiếp tục sẽ có các cuộc đối thoại giữa hai nhà lãnh đạo 
Mỹ và CHDCND Triều Tiêu với mục đích hướng đến là chia nhỏ các 
thỏa thuận theo các hạng mục mà hai bên cùng chấp nhận để tháo ngòi 
nổ điểm nóng trên bán đảo Triều Tiên ít nhất là trong vòng ba năm tới. 
 Thứ tư, nước Anh sẽ rời Liên minh châu Âu EU trong trạng thái 
“nửa vời” và tình trạng này của châu Âu còn kéo dài, kinh tế khu vực 
đồng tiền chung châu Âu trong xu hướng phải “tự cứu lấy mình”. 
 Thứ năm, xung đột giữa Nga và Mỹ năm 2019 vẫn tiếp tục 
nhưng không đến mức căng thẳng như năm 2018. 
 Thứ sáu, Việt Nam sẽ có các cơ hội lớn để thể hiện vai trò của 
mình trên diễn đàn chính trị quốc tế, khi hiện nay Việt Nam đã được 
bầu làm Ủy viên không Thường trực của Hội động Bảo an Liên Hợp 
quốc. 
 Vì vậy, để giảm bớt khó khăn trong bối cảnh cuộc chiến tranh 
thương mại hiện nay, Việt Nam cần tập trung vào ba vấn đề: Một 
là, gia tăng nội lực bản thân trong khi hết sức tích cực tranh thủ nguồn 
lực thế giới dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế với 
 15 
những biểu hiện mới và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Thứ 
hai, tiếp tục phấn đấu cho một thế giới tự do hóa thương mại là chủ 
yếu; Thứ ba, đất nước cần thích nghi với thay đổi này theo hướng 
tranh thủ, tận dụng thời cơ đem lại, đồng thời khắc phục những khó 
khăn, thách thức nảy sinh. 
 III. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - AN NINH VÀ KINH TẾ CỦA 
VIỆT NAM TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 
 - Sự kiện Việt Nam được chọn là nơi tổ chức Hội nghị thượng 
đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai (27 - 28/2). 
 - Những hoạt động Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên 
giới phía Bắc của Tổ quốc (17/2/1979 - 17/2/2019) 
 - Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng, khoá XII (16 - 
18/5) . 
 - Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực của Hội 
đồng bảo an LHQ. 
 Về kinh tế, nhận thức được những thuận lợi và thách thức thúc 
đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong năm 2018 và triển vọng năm 2019, 
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Nghị quyết của Chính phủ 
về một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế 
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 
2019 theo tinh thần đột phá, dám nghĩ, dám làm, đổi mới sáng tạo, 
quyết liệt hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp, thể hiện 
khát vọng vươn lên mạnh mẽ. 
 Theo hướng này, Chính phủ tích cực cắt giảm, đơn giản hóa điều 
kiện kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP, ngày 
01/01/2019, của Chính phủ, về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải 
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực 
cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Ngoài 3 
 16 
đột phá chiến lược đã được xác định và đang thực hiện về kết cấu hạ 
tầng cơ sở, nguồn nhân lực và thể chế, Chính phủ sẽ bổ sung thêm hai 
đột phá chiến lược mới và coi đó là động lực tăng trưởng quan trọng 
của Việt Nam trong thập niên tới đó là thúc đẩy năng lực sáng tạo, 
ứng dụng công nghệ 4.0 và thúc đẩy, phát huy vai trò khu vực kinh tế 
tư nhân. 
 Mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việt 
Nam trong năm 2019 là 6,7% (tăng 0,1% so với mục tiêu đặt ra trong 
năm 2018 là 6,6%) - đây là thách thức rất lớn, đòi hỏi tiếp tục đổi mới 
tư duy, đẩy mạnh cải cách, nhất là cải cách thể chế, đổi mới cơ chế, 
chính sách, cải thiện nhanh môi trường kinh doanh và đầu tư, giải 
phóng mọi tiềm năng của nền kinh tế, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới 
sáng tạo, tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế 
giới. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, cả hệ thống 
chính trị, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể xã hội. 
 Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ trương 
đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Việt 
Nam trong thời kỳ đổi mới. Bên cạnh kết quả đạt được, quá trình thu 
hút và sử dụng FDI cũng còn nhiều mặt hạn chế, như mục tiêu thu hút 
công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ thông qua 
thu hút FDI chưa đạt được như kỳ vọng; hiệu ứng lan tỏa của khu vực 
FDI đối với khu vực trong nước còn hạn chế; một số dự án được cấp 
phép nhưng chưa bảo đảm tính bền vững, tiềm ẩn nguy cơ gây ô 
nhiễm môi trường. 
 Thực tế cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay đang 
mở ra cơ hội to lớn cho Việt Nam, đây là cơ hội “trăm năm có một”. 
Cụ thế, 06 tháng cuối năm 2018, đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam tăng 
86,6%. Trong quý I/2019, tăng 100%. Riêng FDI đầu tư trực tiếp từ 
 17 
nước ngoài vào Việt Nam tăng 200%, một mức tăng kỷ lục tính từ 
năm 1986. 
 Chiến tranh thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc đang 
tạo ra cho Việt Nam ba cơ hội lớn: 
 Một là, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho Việt Nam ra 
thế giới. 
 Hai là, mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 
 Ba là, người tiêu dùng ở Việt Nam có cơ hội tiếp cận các sản 
phẩm chất lượng và giá trị cạnh tranh từ các nước trên thế giới. 
 Do đó, các nhà chính sách ở Việt Nam phải biết tận dụng cơ hội 
kinh tế, chính trị bằng việc thực hiện tốt các nghị quyết Trung ương 4, 
Trung ương 6, khóa XII. Các bộ, ban ngành phải thực hiện nghiêm túc 
các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Tuy nhiên, cuộc chiến thương 
mại hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đó là: (1) Các cuộc cạnh 
tranh không lành mạnh giữa các thị trường khác nhau; (2) Nguy cơ bị 
trừng phạt kinh tế đến từ Mỹ nếu Việt Nam không lành mạnh hóa nền 
kinh tế, trong đó có việc không kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn việc 
tiếp tay cho các hàng hóa Trung Quốc một cách thiếu minh bạch và 
không công bằng, bởi Mỹ sẽ sẳn sàng trừng phạt kinh tế đối với bất cứ 
quốc gia nào tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc để đối đầu và làm ảnh 
hưởng xấu đối với nền kinh tế Mỹ. 
 III. 
 18 

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_chinh_tri_an_ninh_va_kinh_te_the_gioi_nhung_thang.pdf