Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt

Câu đố là loại hình văn học đặc sắc của Việt Nam, về nội dung cũng như

hình thức thể hiện. Bên cạnh việc thể hiện lời ăn, tiếng nói bình dân của nhân dân

lao động, câu đố còn chứa đựng trong nó triết lí sống của người Việt. Chính từ

những triết lí ấy, ta có thể tìm hiểu được nội dung của triết học được người Việt thể

hiện qua hình thức sinh hoạt đời thường, từ đó hình thành nên một triết học rất đặc

biệt của Việt Nam - triết học cuộc sống.

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 1

Trang 1

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 2

Trang 2

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 3

Trang 3

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 4

Trang 4

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 5

Trang 5

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 6

Trang 6

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 4680
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt

Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt
về triết học như vậy nên chúng ta quen với lối suy nghĩ, đã là triết học thì phải có một hệ
thống tri thức lí luận đồ sộ, có một loạt những phạm trù, những quy luật,... Cũng chính vì
điều này, nên ở Việt Nam chúng ta trong giới lí luận nhiều năm qua đã và đang còn bàn
cãi với nhau mãi về một vấn đề, Việt Nam có triết học hay không?
Hãy khoan để khẳng định cái là có hay không một nền triết học ở Việt Nam, trong
khuôn khổ của một bài viết, tôi xin đưa chúng ta đi khảo cứu một thể loại văn học dân
gian đã tồn tại ở nước ta hàng trăm năm nay, đó là câu đố. Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem,
đằng sau cái được gọi là thể loại văn học ấy có chứa đựng thế giới quan, nhân sinh quan
gì của người Việt qua hình thức phản ánh độc đáo này.
2. Nội dung nghiên cứu
Triết học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội xuất hiện cách đây hơn 2500
năm. Trong lịch sử hơn 2500 năm đó, phương Đông hay phương Tây đều xây dựng nên
cho mình một hệ thống triết học đồ sộ. Giữa triết học phương Đông và triết học phương
Ngày nhận bài: 15/5/2013. Ngày nhận đăng: 25/8/2013
Liên hệ: Bùi Thị Thủy, e-mail: btthuy@hnue.edu.vn
138
Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt
Tây cũng có sự khác nhau về tư duy, về cách quan niệm. Triết học với phương Tây đó là:
“một hệ thống tri thức lí luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí vai trò của con
người trong thế giới đó” [3;3]. Với triết học phương Đông, đặc biệt, với tư tưởng triết học
Việt Nam, thiết nghĩ, chúng ta phải quan niệm rộng rãi hơn so với cách thức đã tiếp cận
của triết học phương Tây. Ở triết học phương Đông, có sự đa dạng của các vấn đề đã được
bàn đến, tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của nó cũng vẫn xoay quanh việc giải thích những
vấn đề cốt lõi về cội nguồn, nền tảng của các sự vật, hiện tượng. Giáo sư Nguyễn Trong
Chuẩn cũng đã từng nói rất hay rằng, bất kỳ triết học nào đi chăng nữa vẫn: “nỗ lực giải
đáp những vấn đề mà con người phải đối mặt nhằm tìm ra lối thoát hoặc cách ứng xử hợp
lí nhất cho con người” [1;25]. Chính vì điều này, triết học nên được hiểu theo một nghĩa
rộng hơn, nó không nhất thiết phải là một hệ thống các khái niệm, phạm trù, các quy luật,
mà với theo Giáo sư Chuẩn: “triết học, mọi triết học đều là những kiểu thế giới quan, là
quan niệm của con người về thế giới mà con người đang sống và sẽ sống, về những vấn đề
của thế giới tự nhiên và thế giới xã hội mà trong đó con người tồn tại cần phải được giải
quyết” [1;25]. Quan niệm một cách rộng như thế về triết học, chúng ta sẽ tìm hiểu những
yếu tố triết học trong câu đố của người Việt.
Câu đố, theo cách phân loại dựa trên nội dung cuốn Văn học dân gian Việt Nam
tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên xếp vào Lời ăn tiếng nói của nhân dân (thần
thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, vè được xếp vào "Các thể loại tự sự
dân gian", còn Ca dao được xếp vào "thể loại trữ tình dân gian"). Như vậy, câu đố thể hiện
hình thức sinh hoạt hết sức đời thường của nhân dân ta.
Là một thể loại sáng tác đặc biệt hơn bất cứ hình thức văn học nào, có thể thấy câu
đố như một món ăn tinh thần độc và lạ trong sinh hoạt của người Việt Nam. Giống như
các hình thức nghệ thuật khác, cùng là sự phản ánh hiện thực khách quan, nhưng Câu đố -
“loại hình sáng tác nghệ thuật của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói một đằng,
làm một nẻo” [2;31]. Bằng cách nói ngắn gọn, xúc tích (ví dụ: Không bào mà nhẵn,...)
nhưng chứa đựng những nội dung phong phú và sâu sắc, điều đó không chỉ thể hiện đời
sống tâm tư tình cảm của người Việt Nam mà còn thể hiện được cá tính độc đáo, thông
minh, sắc sảo của tâm hồn Việt.
Câu đố được xây dựng nhằm mục đích mô tả, bằng hình tượng hoặc từ ngữ, những
dấu hiệu đặc trưng và những chức năng của những vật đố cá biệt và cụ thể (ví dụ: Đi phe
phẩy về nhà giẫy ra mà chết - cái áo dài,...). Về hình thức của nhiều câu đố được xây dựng
dưới hình thức đố - hỏi, trong đó có sẵn từ “đố” (ví dụ: Cái gì khác họ cùng tên, cái ở
dưới nước cái trên mái nhà,...). Nói điều này để chúng ta phân biệt với các hình thức văn
học dân gian khác - đặc biệt là tục ngữ và ca dao. Vì tục ngữ và ca dao có những đặc điểm
cũng rất giống nhau với câu đố:
Giống nhau ở cách gieo vần, ở lối nói ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh: “Tay làm
hàm nhai, tay quai miệng trễ ”.
Nếu tục ngữ, ca dao có những bài than thân, trách phận, tương tự như: “Thân em
như hạt mưa sa,...”; “Thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa”,... thì ngay bản thân câu đố
139
Bùi Thị Thủy
cũng có những nội dung tương tự: “Thân em xưa ở bụi tre, mùa đông xếp lại mùa hè mở
ra” - cái quạt nan, hay “Đem thân che gió cho người. Rồi ra mang tiếng con người chẳng
khôn” - cái dại...
Tục ngữ ngắn gọn, xúc tích trong một hai câu, còn ca dao cũng có khi là một bài
dài. Câu đố cũng vậy. Câu đố truyền thống cũng chỉ là một câu ngắn gọn: “Mẹ gai góc,
con trọc đầu” - cây bưởi, nhưng câu đố hiện đại cũng có khi dài 4 - 6 dòng.
Ví dụ:
Chiếc thuyền nho nhỏ mũi đỏ sơn son
Chèo ra giữa bể nước non dầm dề
Nghênh ngang cờ phất bốn bề
Ngày thời tập trận tối về điểm quân.
- Trả lời: con vịt
Tục ngữ, ca dao và câu đố còn giống nhau cả về cách sử dụng hình ảnh một cách
bóng bẩy và thường theo lối ẩn dụ:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. - ca dao
Hay:
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng thân ngoài thì đen.
Thì với câu đố, việc sử dụng những hình ảnh bóng bẩy, lối nói ẩn dụ cũng là phổ
biến. Tuy nhiên, phương pháp xây dựng hình tượng của câu đố mang trong nó cơ sở của
phép ẩn dụ, nhưng lại không giống như phép ẩn dụ vẫn thường dùng trong các thể loại
văn học nghệ thuật khác cũng như trong tục ngữ và ca dao. Nếu cách dùng của các thể
loại văn học khác ẩn dụ được dùng để chỉ một vật nào đó (A) để chỉ người (B), thì ở câu
đố, nói A - chỉ người, thì với cấu đố B chỉ người dùng để chỉ vật (A) Ví dụ:
Tục ngữ: “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” - ở ca dao tục ngữ để chỉ luật nhân -
quả thì ở câu đố lại để chỉ cây dừa.
“Con đóng khố, bố cởi truồng” - dùng để chỉ cảnh nghèo khổ thì ở câu đố lại là hình
ảnh ẩn dụ miêu tả cây tre.
Vậy thì dấu hiệu nào để chúng ta nhận dạng đó là một câu đố?
Tuy có rất nhiều điểm giống với tục ngữ, ca dao, thậm chí là giống với hò vè, nhưng
câu đố vẫn có những đặc trưng riêng của nó, để người đọc, người nghe có thể dễ dàng
nhận diện. Cũng có khi câu đố được cấu tạo theo kiểu đố - hỏi thể hiện một cách rõ rệt,
như:
Cái gì khác họ cùng tên
Cái ở dưới nước cái trên mái nhà.
- Trả lời: con cá mè và cái mè nhà
Hay,
140
Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt
Thân dài lưỡi cứng là ta
Không đầu không cẳng đố là cái chi.
- Trả lời: cái gầu sòng
“Đố anh chi sắc hơn dao, chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời” - mắt, lòng người, cái
trán.
Tuy nhiên, không phải câu đố nào cũng sử dụng như một câu hỏi, nhưng người nghe
vẫn thấy đó là một câu hỏi mà mình phải tìm cách để trả lời. Dạng thứ nhất:
Câu đố thường trình bày sự vật trong trạng thái đang hoạt động của nó, cho nên, nét
độc đáo của nó là không phải là câu hỏi, nhưng bắt con người phải trong dòng tư duy, liên
tưởng đến các sự vật, hiện tượng đã diễn tả:
“Ăn bụng, ỉa lưng, nắm sừng, cứt lọt” - đây rõ ràng là cái bào đang hoạt động
Nhiều câu đố nêu lên chức năng, nguồn gốc của sự vật,nói lên chức năng để người
nghe đoán xem đó là vật gì, sự việc gì. Ví dụ:
Cây xanh mà trồng đỗ xanh
Trồng đậu trồng hành, lại thả lợn con.
- Trả lời: bánh chưng
Hoặc có khi là những câu so sánh: bằng... vừa bằng...
Vừa bằng hột lạc, trong nạc ngoài xương - con ốc.
Bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước - con đỉa.
Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời - tầu lá chuối.
Có thể nói, ngôn ngữ cũng như nghệ thuật của câu đố được sử dụng một cách rất
tinh xảo. Nó thể hiện óc tư duy cũng như tưởng tượng của người Việt Nam. Có lẽ, trong
câu đố, thể hiện được rõ nhất khả năng trừu tượng, liên tưởng cũng như sự thông minh dí
dỏm của người Việt Nam ta.
Không chỉ đơn thuần là hình thức nghệ thuật dân gian, vượt lên trên vai trò của các
tác phẩm văn học, câu đố còn chứa đựng nội dung triết lí sâu sắc. Trên cơ sở đó, có thể
khẳng định câu đố của Việt Nam có yếu tố triết học. Điều này được thể hiện trên các khía
cạnh sau:
Nét nổi bật của câu đố, phương pháp sử dụng chủ yếu của câu đố là sự liên tưởng
sự giống nhau giữa các sự vật hiện tượng, dùng hình ảnh sự vật hiện tượng này để minh
chứng, chỉ sự vật hiện tượng kia. Điều này chứng tỏ khả năng tư duy của người Việt, đó
là tư duy biện chứng, luôn đặt sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại, tác động lẫn
nhau, chi phối lẫn nhau. Hầu như, ở bất cứ câu đố nào cũng thể hiện sự liên tưởng, mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác.
Trước hết, đó là mối liên hệ về nội dung và hình thức. Các câu đố thường tìm
những sự vật, hiện tượng có những hình thức giống nhau để miêu tả sự vật, hiện tượng
này, sau đó bắt người nghe - người đối diện phải tìm sự vật có những dấu hiệu giống với
sự vật, hiện tượng vừa miêu tả. Ví dụ:
141
Bùi Thị Thủy
- Vừa bằng hột lạc, trong nạc ngoài xương
- Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật
- Giơ lên thì cánh phượng, bỏ xuống thì mỏ loan, kẻ có của cả
gan, kẻ có công cả quyết
- Đầu bằng con ruồi, đít bằng cái đĩa - lá trầu không
Mối liên hệ nhân - quả như:
“Một người làm quan, cả nhà đi tàn” - về hình thức tưởng như đây là một sự việc
vô cùng đáng sợ (điều này trái ngược hẳn với trong tục ngữ có câu: “Một người làm quan
cả họ được nhờ”), tuy nhiên, dùng hiện tượng xã hội để chỉ vật thì chỉ có ở câu đố mới có
cách liên tưởng lạ lùng, táo bạo đến vậy. Cho nên, “một người làm quan, cả nhà đi tàn”,
người đoán sẽ bất ngờ khi chúng ta không nghĩ đó chính là khóm khoai. Hay như trong
câu:
“Một lũ ăn mày, một lũ quan
Quanh đi quẩn lại cũng một đoàn
Đêm thu gió lạnh đèn thì tắt
Hết cả ăn mày hết cả quan” - lá trầu không
Rõ ràng, một bức tranh xã hội thời kỳ phong kiến hiện ra rõ mồn một, người đoán
cũng khó hình dung ra được, những câu, những chữ, những hình ảnh của xã hội ấy lại
dùng để chỉ một vật dụng dùng trong đời sống sinh hoạt của chúng ta, đó là chiếc đèn kéo
quân.
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” - cây dừa
“Con đóng khố, bố cởi truồng” - cây tre
Thông qua chính những câu đố nhân dân lao động đã thể hiện quan niệm của mình
về quy luật nhân quả. Và cái hay của câu đố, đó chính là, từ quy luật nhân quả ấy - lại để
liên tưởng tới sự vật, hiện tượng khác trong thế giới các sự vật.
Quy luật lượng - chất:
Sự phát triển của sự vật hiện tượng cũng được nhân dân ta lí giải hoặc trực tiếp,
hoặc gián tiếp thông qua câu đố. Những cách thức của sự thay đổi, sự phát triển ấy có khi
là lôgic hình thức của câu đố, ví dụ:
“Lên một lên hai
Còn đang bé nhỏ
Lên ba lên bốn
Mới tỏ ra người
Lên chín lên mười
Còn đang tươi tốt
Hai mươi hai mốt
Mắc bệnh ốm hao
Ông thiên ông tào
Định 30 chết.”
- Trả lời: Ông trăng
142
Tìm hiểu triết học qua câu đố của người Việt
Hay, cũng để miêu tả trăng, còn có cách diễn đạt khác:
“Thuở bé em có hai sừng
Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa
Ngoài hai mươi tuổi sắp già
Quá 30 tuổi mọc ra hai sừng.”
- Trả lời: ông trăng
“Năm ông cầm hai cây sào
Đuổi đàn trâu bạc chạy vào trong hang.”
- Trả lời: việc ăn cơm
“Đỏ loen loét
Toét tòe loe
Xanh lè lè
Cóp còm com.”
- Trả lời: cái hoa chuối khi phát triển
“Anh lớn thì mặc áo đỏ
Em nhỏ thì mặc áo xanh.”
- Trả lời: quả ớt
Đôi khi, quan niệm về lượng - chất cũng được hiểu một cách khác với lôgic thông
thường. Ví dụ: “Muốn dài thì cắt ngắn, muốn cao ngồi xuống, muốn đi trở về” - bút chì,
con chó, người chân sào.
Hay: “Thêm thì nhẹ, bớt thì nặng” - giã gạo.
Như vậy thì, hình ảnh được nhân dân sử dụng trong câu đố không chỉ có sự liên hệ
chặt chẽ giữa nội dung - với hình thức, giữa nguyên nhân - kết quả, mà chúng ta còn thấy
được quá trình vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng. Cách diễn đạt đó, đôi khi
mang đến cho chúng ta những giây phút thú vị, hiểu quy luật của thế giới các sự vật, hiện
tượng một cách nhẹ nhàng mà không kém phần dí dỏm.
Qua câu đố, chúng ta còn thấy một điều nữa, đó là nhân dân ta rất chú trọng thực
tiễn. Có rất nhiều câu đố, nếu không có kiến thức thực tiễn, không trải qua thực tiễn đó -
không biết về sự vật thì không thể đoán được sự vật, hiện tượng đó là cái gì. Thực tiễn mà
câu đố đề cập đến, thường là thực tiễn lao động, sản xuất - và như vậy, chúng ta lại thấy
được một cách tư duy của cha ông ta, đề cao vai trò của sản xuất vật chất, mà cụ thể đó
là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy những vật được mang ra đố gắn liền với
hoạt động sản xuất này. Ví dụ:
“Tám xóm nhóm nhỏ lại hai phe
Chặt nửa cây tre bắc cầu một cột.”
thì có lẽ những người không làm nông nghiệp, cũng như, những người làm nông nghiệp
bây giờ cũng không biết được đó là cái quang gánh, vì bây giờ vật dụng này không còn
được sử dụng một cách rộng rãi nữa.
Hay câu:
143
Bùi Thị Thủy
“Thân dài lưỡi cứng là ta
Không đầu không cẳng đố là cái chi.”
với người nông dân thì đó là một vật dụng vô cùng quen thuộc - chiếc gầu sòng, nhưng
với thanh thiếu niên hiện nay thì có đoán mãi cũng chẳng thể nào ra được.
Và câu này, nếu không quan sát người thợ mộc làm, không có quá trình tìm hiểu
thực tiễn thì không thể đoán nhận được đây là vật gì: “Ăn bụng, ỉa lưng, nắm sừng, cứt
lọt” - cái bào đang hoạt động.
Rồi đến câu:
“Vừa bằng thằng bé lên ba
Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng”
- Cái mạ
3. Kết luận
Còn nhiều nội dung của triết học thể hiện trong câu đố của Việt Nam, tuy nhiên,
trong khuôn khổ của một bài viết ngắn không thể khảo cứu hết câu đố cũng như đi sâu
phân tích những nội dung đó được. Tuy nhiên, dù không đi hết được nội dung các câu đố,
nhưng điều này cũng làm cho chúng ta thỏa mãn được phần nào sự tò mò, thú vị của chúng
ta về kho tàng tri thức vô tận của nhân dân. Không được gọi là triết học, nhưng những câu
nói ngắn gọn, như những câu chuyện kể súc tích về những sự vật, hiện tượng cũng đã chứa
đựng triết lí sâu sắc của người Việt Nam. Những triết lí ấy mang trong mình tính triết học
sâu sắc. Tìm hiều triết học qua câu đố là một việc làm thú vị cho những người thích học
triết và thíc văn học dân gian Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trong Chuẩn (Chủ biên), 2006. Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Tập I
(Từ đầu công nguyên đến thời Trần và thời Hồ). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[2] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, 1973. Lịch sử văn học Việt Nam, Tập II (Văn học
dân gian). Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2002. Giáo trình Triết học Mác - Lênin.
ABSTRACT
Learn through philosophical puzzles of Vietnam
Puzzeles are unique genre of literature of Vietnam, as well as content of the
expression. Beside eating words to express the voice of ordinary working people, the
puzzle is contened in its philosophy of Vietnam. It is from this philosophy, we can find
uot the content of the Vietnamese philosophy is expressd through living life forms, thurs
forming a very special philosophy of Vietnam - life phylosophy
144

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_triet_hoc_qua_cau_do_cua_nguoi_viet.pdf