Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán

“Hảo” () là một trong những từ thường dùng nhất trong tiếng Hán hiện đại, nó không những có

nhiều chức năng cú pháp mà còn là một từ đa nghĩa. Trước đây, nhiều người cho rằng, “hảo” () có

nghĩa gốc là “tốt” (), “đẹp” (), sau này từ nghĩa gốc được phát triển thêm nhiều nghĩa mở rộng

và những nghĩa này mang nội hàm văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc. Bài viết từ góc độ ngôn

ngữ học xã hội tiến hành phân tích kết cấu và ý nghĩa của chữ “hảo”để tìm ra hàm ý văn hóa của nó,

từ đó chỉ ra nét đẹp của chế độ mẫu hệ và vai trò của người phụ nữ ẩn trong chữ “hảo ()”.

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 1

Trang 1

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 2

Trang 2

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 3

Trang 3

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 4

Trang 4

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 5

Trang 5

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 6

Trang 6

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 6560
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán

Tìm hiểu nghĩa gốc và hàm ý văn hóa của chữ “hảo” ( 好) trong tiếng Hán
ề quyền tự vệ, vốn được Hiến chương 
ghi nhận từ năm 1945, đang đứng trước thách thức 
không nhỏ về khả năng tạo ra khuôn khổ pháp lý 
phù hợp với những biến đổi rõ rệt về an ninh quốc 
gia và quốc tế trong đời sống chính trị quốc tế hiện 
nay. Thực tiễn cho thấy, những tranh cãi xung quanh 
quy chế pháp lý và thực tiễn vận dụng quy chế pháp 
lý của hoạt động sử dụng vũ lực để tự vệ hiện đang 
tồn tại trong đời sống quốc tế, gây khó khăn không ít 
cho việc bảo vệ hòa bình và an ninh chung của tất cả 
các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
2. NỘI DUNG
2.1. Quy chế pháp lý 
Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Không 
có một điều khoản nào trong Hiến chương này làm 
thiệt hại đến quyền tự vệ cá thể hay tập thể một cách 
chính đáng, trong trường hợp một thành viên Liên 
hợp quốc bị tấn công vũ trang, cho đến khi Hội đồng 
Bảo an ấn định những biện pháp cần thiết để duy trì 
hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp do các 
thành viên thi hành trong việc thực hiện quyền tự 
vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng 
Bảo an biết...” (Hiến chương Liên hợp quốc). Như vậy, 
mặc dù đã xây dựng nên hệ thống an ninh tập thể do 
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thay mặt các quốc 
gia thành viên lãnh đạo nhằm ngăn chặn hành vi sử 
dụng vũ lực đơn phương, luật pháp quốc tế vẫn thừa 
nhận quyền sử dụng vũ lực để tự vệ của các quốc gia 
ngoài khuôn khổ Liên hợp quốc. Theo đó, hành động 
sử dụng vũ lực để tự vệ của từng quốc gia đơn lẻ được 
coi là chính đáng, hợp pháp khi hội tụ đủ các điều kiện:
Thứ nhất, bản thân quốc gia ấy bị tấn công vũ trang 
một cách bất hợp pháp. Điều 51 Hiến chương Liên 
hợp quốc không ghi nhận quyền được sử dụng vũ 
lực để tự vệ khi hoạt động tấn công vũ trang mới chỉ 
tồn tại ở mức độ nguy cơ, chưa xảy ra trên thực tế. Tại 
thời điểm Hiến chương Liên hợp quốc mới được xây 
dựng, hành vi tấn công vũ trang trang bất hợp pháp 
mà Hiến chương dự liệu thường được hiểu là hành vi 
xâm lược vũ trang1 - nguyên nhân chủ yếu gây nên 
xung đột giữa các quốc gia, làm ảnh hưởng đến hòa 
bình và an ninh quốc tế.
Thứ hai, hành vi tự vệ được tiến hành khi Hội đồng Bảo 
an Liên hợp quốc chưa can dự ấn định những biện 
pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc 
tế. Quyền tiến hành hoạt động tự vệ ngoài khuôn 
khổ Liên hợp quốc sẽ phải dứng lại nếu Hội đồng Bảo 
an đã đưa vấn đề tranh chấp vào chương trình nghị 
sự và ấn định biện pháp cần áp dụng để giải quyết 
tranh chấp. Trong trường hợp này, về nguyên tắc, các 
quốc gia thành viên Liên hợp quốc sẽ phải tuân thủ 
các nghị quyết mà Hội đồng Bảo an đã ban hành2. Tất 
cả những hoạt động sử dụng vũ lực ngoài khuôn khổ 
Liên hợp quốc, bao gồm cả tự vệ, không có sự cho 
phép của Hội đồng Bảo an không còn được coi là hợp 
pháp (Trần Văn Thắng, Lê Mai Anh, 2001); (Đại học 
Luật Hà Nội, 2015).
Thứ ba, mức độ sử dụng vũ lực để tự vệ phải tương 
xứng, hay nói cách khác là “tỷ lệ với mức độ bị tấn công 
vũ trang” (Học viện Quan hệ quốc tế, 2007, tr.496). 
Điều kiện này tuy không được Điều 51 Hiến chương 
đề cập một cách rõ ràng, nhưng theo tập quán quốc 
tế thì hoạt động tự vệ chính đáng luôn gắn liền với 
tính tương xứng. Nếu không đảm bảo mức độ tương 
xứng, có nghĩa là quốc gia tự vệ đã làm mất đi tính 
“chính đáng” trong hành vi của mình, hay nói cách 
khác, đó là hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, lạm 
dụng vũ lực vượt quá phạm vi tự vệ chính đáng.
Thứ tư, khi sử dụng vũ lực để tự vệ, quốc gia tự vệ phải 
tuyên bố về sự kiện bị tấn công và thông báo ngay 
cho Hội đồng Bảo an biết những biện pháp mà mình 
áp dụng để hiện thực hoá quyền tự vệ của bản thân. 
Quy định này được xây dựng nhằm giúp Hội đồng Bảo 
an kiểm soát được hoạt động sử dụng vũ lực của các 
quốc gia thành viên. Bởi lẽ, dù được coi là hợp pháp, 
nhưng hành vi sử dụng vũ lực để tự vệ cũng đồng 
thời là hành vi có khả năng đe dọa nghiêm trọng đến 
hòa bình và an ninh quốc tế nếu không được kiểm 
soát chặt chẽ. Thông báo của thành viên sẽ giúp Hội 
đồng Bảo an theo dõi được tình hình tranh chấp một 
cách sát sao, cân nhắc được mức độ hợp lý của hành 
vi, kịp thời có phản ứng phù hợp để bảo vệ hòa bình 
và an ninh quốc tế nếu như hòa bình và an ninh quốc 
tế có dấu hiệu bị đe dọa nghiêm trọng.
Bên cạnh quyền tự vệ cá nhân, Điều 51 Hiến chương 
Liên hợp quốc cũng đồng thời thừa nhận tính hợp 
pháp của hoạt động tự vệ tập thể (Trần Văn Thắng, 
Lê Mai Anh, 2001). Theo tập quán quốc tế, các thành 
viên của cộng đồng quốc tế dù không bị tấn công vũ 
trang nhưng vẫn có thể sử dụng vũ lực để tự vệ tập 
78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
v QUAN HỆ QUỐC TẾ
thể nếu như họ nhận được lời đề nghị giúp đỡ từ phía 
quốc gia là nạn nhân trực tiếp của hành vi tấn công 
vũ trang bất hợp pháp. Lời đề nghị cùng tự vệ được 
nạn nhân trực tiếp của hành vi tấn công vũ trang bất 
hợp pháp đưa ra sẽ được coi là căn cứ pháp lý để hiện 
thực hóa quyền tự vệ tập thể. Nếu thiếu đi lời đề nghị 
này, hành vi sử dụng vũ lực của quốc gia thứ ba sẽ 
không cấu thành hành vi tự vệ tập thể, mà bị coi là 
hành vi vi phạm Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc 
cũng như nguyên tắc Cấm sử dụng vũ lực và đe dọa 
sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế3.
2.2. Thực tiễn áp dụng và giải pháp khắc phục
2.2.1. Những bất cập trong thực tiễn áp dụng quy chế 
pháp lý về quyền tự vệ
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà quy 
chế pháp lý về quyền tự vệ mang lại cho đời sống 
chính trị quốc tế trong thời gian qua, đặc biệt trong 
thời kỳ chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, trong thời gian 
gần đây, do tác động của những phát triển vượt bậc 
về khoa học công nghệ trong lĩnh vực quân sự, sự 
biến chuyển mạnh mẽ tương quan so sánh lực lượng 
giữa các quốc gia trên thế giới, cùng với những diễn 
biến phức tạp trong tình hình an ninh quốc tế, nhiều 
quốc gia trên thế giới đã dần thay đổi nhận thức, điều 
chỉnh tiêu chí đánh giá các nguy cơ đe dọa an ninh, 
từ đó đơn phương tuyên bố và quyết tâm thực hiện 
phương thức bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình 
mới, bất chấp phương thức ấy có vượt khỏi phạm vi 
cho phép của pháp luật quốc tế hay không. Hiện thực 
này đặt ra không ít thách thức đối với các chuẩn mực 
pháp lý về quyền tự vệ mà Điều 51 Hiến chương Liên 
hợp quốc đã xác lập nên trong quan hệ quốc tế từ sau 
Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay. 
Cụ thể, dù Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc chỉ 
cho phép các quốc gia sử dụng vũ lực khi có hành vi 
tấn công vũ trang bất hợp pháp xảy ra, nhưng khi xử 
lý vụ khủng bố xảy ra ở Mỹ vào ngày 11/9/2001, cộng 
đồng quốc tế đã chứng kiến việc Hội đồng Bảo an 
Liên hợp quốc ra nghị quyết 1368 ngày 12/11/2001 
cho phép Mỹ sử dụng vũ lực để tự vệ khi chỉ mới xuất 
hiện hành vi đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Rõ 
ràng, xét về mặt logic, tấn công vũ trang là một tập 
con của đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Tức là, 
mọi hành vi tấn công vũ trang bất hợp pháp đương 
nhiên là hành vi đe dọa hoà bình và an ninh quốc tế, 
nhưng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế chưa chắc 
đã là tấn công vũ trang. Ngoài tấn công vũ trang, hoạt 
động bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế trên thực tế 
của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho thấy, đe dọa 
hòa bình và an ninh quốc tế còn có thể bao gồm hành 
vi vi phạm một cách nghiêm trọng các quyền cơ bản 
của con người (Sudan 2006-2007, Nam Phi 1977, Nam 
Tư 1990-1991); tình trạng chính phủ không hợp 
pháp tạo nên sự bất ổn về an ninh gây hại cho dân 
thường, dẫn đến hậu quả trên quy mô quốc tế (Haiti 
1993); hay gần đây là tình trạng quốc gia có nguy cơ 
phát triển và phổ biến vũ khí hạt nhân (Iraq, Iran, Triều 
Tiên)... Hội đồng Bảo an chỉ xác định hành vi khủng 
bố ngày 11/9/2001 xảy ra tại Mỹ là hành vi đe dọa hoà 
bình và an ninh quốc tế nói chung chứ không hề xác 
định rõ đó là tấn công vũ trang, nhưng lại thừa nhận 
Mỹ và các đồng minh ủng hộ Mỹ có quyền tự vệ chính 
đáng cá nhân hoặc tập thể để tấn công Afganixtan - 
một quốc gia có chủ quyền, dù được cho là chứa chấp 
trùm khủng bố Bin Laden, nhưng không phải là một 
quốc gia tiến hành hành vi khủng bố. Trên phương 
diện pháp luật, đây hiển nhiên là một tiền lệ nguy 
hiểm, mở đường cho việc phá vỡ tiêu chí về trường 
hợp quốc gia có quyền tự vệ được quy định tại Điều 
51 Hiến chương. Trong trường hợp thực tế này, cộng 
đồng quốc tế khó lòng quy kết trách nhiệm pháp lý 
dành cho Mỹ, vì Mỹ đã tận dụng được Hội đồng Bảo 
an để hợp pháp hóa quyền tự vệ của mình. Chủ thể 
trực tiếp ra nghị quyết trái với pháp luật quốc tế chính 
là Hội đồng Bảo an. 
Vấn đề tiếp theo đặt ra với quy chế pháp lý về quyền 
tự vệ là đòi hỏi về tính tương xứng khi thực hiện 
quyền tự vệ cũng thường xuyên bị vi phạm trên thực 
tế. Trường hợp Mỹ và đồng minh tấn công Afganixtan 
vào tháng 12/2001 nêu trên là một ví dụ điển hình. 
Trong trường hợp này, cứ cho rằng Mỹ có cơ sở để 
tự vệ theo đúng nội dung Nghị quyết 1368 ngày 
12/9/2001 của Hội đồng Bảo an, thì hành vi sử dụng 
vũ lực tấn công vào một quốc gia có chủ quyền như 
Afganixtan cũng không thể coi là tương xứng với 
hành vi khủng bố xảy ra ở Mỹ ngày 11/9/2001. Bởi lẽ, 
để thực hiện quyền tự vệ, Mỹ và các nước đồng minh 
đã sử dụng một lực lượng lớn không quân và lục quân 
có vũ trang hiện đại tấn công trên diện rộng vào lãnh 
thổ của Apganixtan, lật đổ chính quyền đang lãnh 
đạo đất nước là Taliban chỉ để đáp trả lại hành vi của 
một nhóm không tặc vô chính phủ cướp máy bay lao 
vào Tòa tháp đôi Trung tâm thương mại và Lầu Năm 
góc của Mỹ. Nhiều quốc gia trong cộng đồng quốc tế 
đã tỏ ra rất lo lắng trước hành động này của Mỹ. Bởi 
lẽ, tình trạng vượt quá phạm vi tự vệ chính đáng xảy 
ra thường xuyên, không bị ngăn chặn, sẽ làm vô hiệu 
79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 4 - 11/2016
QUAN HỆ QUỐC TẾ v
hóa hiệu lực của Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc, 
gây ảnh hưởng lớn đến hòa bình và an ninh quốc tế.
Vấn đề nghiêm trọng hơn cả xảy ra trên thực tế thách 
thức trật tự pháp lý quốc tế về sử dụng vũ lực để tự 
vệ là sự ra đời của các hành vi tự vệ được biện hộ 
bởi học thuyết “đánh đòn phủ đầu” hay “chiến tranh 
phòng ngừa”. Trong khi Điều 51 Hiến chương chỉ cho 
phép tiến hành hành vi tự vệ khi đã bị tấn công vũ 
trang, thì những người theo học thuyết này lại cho 
rằng các quốc gia có quyền tự vệ ngay khi có nguy 
cơ của một cuộc tấn công vũ trang nếu đã có bằng 
chứng cho thấy nguy hiểm đã cận kề và hành động 
là cấp thiết nhằm loại trừ khả năng đối thủ có được 
năng lực để tấn công trong tương lai (đánh đòn phủ 
đầu), thậm chí, có thể tự vệ ngay cả khi không có 
bằng chứng rõ ràng về nguy cơ tấn công mà chỉ 
nhằm chống lại mối đe dọa mang tính chiến lược 
nhiều hơn để loại trừ việc có thể bị kẻ thù tấn công 
trong tương lai (chiến tranh phòng ngừa). Cuộc 
tấn công bất ngờ vào Ai Cập và một số quốc gia Ả 
rập ngày 5/6/1967 là một ví dụ điển hình cho việc 
vận dụng học thuyết đánh đòn phủ đầu của Israel4. 
Còn cuộc tấn công của Israel tháng 6/1981 vào lò 
phản ứng hạt nhân Osirag của Irag lại mang tính 
chất của một cuộc chiến tranh phòng ngừa5. Trong 
những trường hợp này, trái ngược với lập luận biện 
hộ của Israel về hành vi sử dụng vũ lực là để thực 
hiện quyền tự vệ chính đáng, Hội đồng Bảo an đã 
ra Nghị quyết 487 năm 1981 lên án mạnh mẽ hành 
vi của Israel, coi đó là một sự vi phạm rõ ràng Hiến 
chương Liên hợp quốc. Sau sự kiện khủng bố ngày 
11/9/2001, cộng đồng quốc tế chứng kiến Mỹ đưa 
ra học thuyết đánh đòn phủ đầu làm cơ sở cho việc 
tấn công vào Afganixtan và Iraq để thực hiện quyền 
“tự vệ chính đáng phòng ngừa” của mình ((Học viện 
Quan hệ quốc tế, 2007, Luật Quốc tế); (Danh Đức, 
2003)). Giống với Mỹ, trong sách trắng quốc phòng 
năm 2015, Trung Quốc cũng đưa ra quan điểm 
“phòng ngự tích cực” nhằm mở đường cho lực lượng 
vũ trang Trung Quốc tấn công trước nếu quốc phòng 
hoặc đường biên giới Trung Quốc bị đe dọa.
Những quốc gia ủng hộ quyền “tự vệ chính đáng 
phòng ngừa” lập luận rằng, điều kiện cần để thực 
hiện quyền tự vệ chính đáng là bị tấn công vũ trang 
đã không còn phù hợp với tình hình an ninh quốc tế 
hiện nay. Bởi lẽ, hiện nay các mối đe dọa anh ninh 
cả truyền thống và phi truyền thống ngày càng xuất 
hiện nhiều và có diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là 
nguy cơ khủng bố, ly khai, hay việc một quốc gia tàng 
trữ vũ khí huỷ diệt hàng loạt sẽ khiến quốc gia tự vệ 
phải chịu tổn thất hết sức nặng nề, thậm chí tổn thất 
không thể khắc phục được nếu tuân thủ đúng Điều 
51 Hiến chương - bị tấn công rồi mới tự vệ. Do vậy, với 
niềm tin rằng không hành động hôm nay đồng nghĩa 
với phá huỷ tương lai, họ đòi hỏi phải được thực hiện 
quyền “tự vệ chính đáng phòng ngừa”. Lập luận của 
họ không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Vấn đề là, 
dựa trên lập luận này, vì lợi ích riêng của mình, những 
quốc gia nêu trên có thể dễ dàng lạm dụng quyền 
tự vệ, tự cho mình quyền đánh giá các nguy cơ đe 
dọa an ninh một cách tùy tiện, thiếu căn cứ rõ ràng 
trước khi hành động, bỏ qua tuyên bố pháp lý của 
Tòa án Nuremburg xét xử các tội phạm phát xít Đức 
năm 1945: “Một hành động phòng ngừa trên lãnh thổ 
của một quốc gia khác chỉ có thể có căn cứ nếu hành 
động đó là cực kỳ cần thiết và khẩn cấp để thực hiện 
quyền tự vệ chính đáng, đến mức không thể lực chọn 
một phương cách khác cũng như không có đủ thời 
gian để bàn bạc”. Trong diễn văn khai mạc cuộc họp 
thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 
9/2003, Tổng thư ký Kofi Annan đã bày tỏ mối quan 
ngại của mình trước thực tiễn mới này. Theo ông, thực 
tiễn này là một thách thức lớn đối với những nguyên 
tắc nền tảng cho hòa bình và ổn định thế giới từ 58 
năm qua, nó có thể tạo thành những tiền lệ có nguy 
cơ làm tăng việc sử dụng vũ lực đơn phương, dù có 
căn cứ hay không có căn cứ (Danh Đức, 2003).
Có thể thấy, Điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc ra 
đời vào năm 1945 với mục đích tạo dựng hành lang 
pháp lý giúp các quốc gia đối phó với những mối đe 
dọa an ninh truyền thống - chủ yếu là các cuộc chiến 
tranh xâm lược - đã ít nhiều tỏ ra không đủ sức điều 
chỉnh một cách hợp lý sao cho vừa bảo vệ được quyền 
tự vệ hợp pháp của các quốc gia, vừa ngăn ngừa được 
khả năng lạm dụng quyền tự vệ làm ảnh hưởng đến 
hòa bình và an ninh quốc tế trong tình hình an ninh 
quốc tế mới hiện nay. Tuy nhiên, xét trên phương diện 
pháp luật thực định, khi những quy định tại Điều 51 
Hiến chương Liên hợp quốc và nguyên tắc Cấm sử 
dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực chưa được sửa 
đổi, thì đây vẫn là những quy định có hiệu lực bắt 
buộc với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế. 
Do đó, các hành vi vượt quá phạm vi tự vệ chính đáng, 
sử dụng vũ lực để tự vệ khi hành vi vi phạm pháp luật 
chưa cấu thành tấn công vũ trang, đặc biệt là tự vệ 
trước khi bị tấn công theo học thuyết đánh đòn phủ 
đầu, chiến tranh phòng ngừa đều là những hành vi 
vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, làm giảm 
hiệu lực điều chỉnh của luật thực định. Khi hệ thống 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_nghia_goc_va_ham_y_van_hoa_cua_chu_hao_trong_tieng.pdf