Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET

Tóm tắt

Sự kết hợp giữa giao thức điều khiển truyền với định tuyến lai trong mạng MANET

đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển truyền dữ liệu từ đầu cuối đến đầu cuối.

Đóng góp chính của bài báo này là tìm ra hiệu quả các kịch bản khác nhau trên giao thức định

tuyến lai ZRP và các giao thức điều khiển truyền cải tiến (Reno, Vegas) trên mạng MANET.

Thông qua thực nghiệm mô phỏng bằng công cụ mô phỏng mạng NS2 (phiên bản 2.34) dựa trên

các tham số: tỷ lệ phát gói tin thành công, tỷ lệ rơi gói tin, thông lượng trung bình và độ trễ

trung bình, bài báo tiến hành phân tích, xử lý dữ liệu và đánh giá hiệu năng

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 1

Trang 1

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 2

Trang 2

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 3

Trang 3

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 4

Trang 4

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 5

Trang 5

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 6

Trang 6

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 7

Trang 7

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 8

Trang 8

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 10120
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET

Tìm hiểu giải pháp kết hợp của TCP-Reno và Vegas với giao thức định tuyến ZRP trên mạng MANET
sẽ ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển 
truyền thông. Nút nguồn so sánh với  
trong giai đoạn bắt đầu chậm và so sánh với 
các giá trị ,  trong giai đoạn tránh tắc 
nghẽn để điều chỉnh kích thước cửa sổ gửi 
sau mỗi vòng round trip time (RTT) và tính 
các giá trị, được thể hiện qua cơ chế (Hình 
1) 
Hình 1. Cơ chế điểu khiển cửa sổ truyền tin 
của TCP-Vegas 
Trong cơ chế bắt đầu chậm, khi nhận 
một ACK mới và nhỏ hơn , nút nguồn 
tăng cwnd thêm 1, ngược lại cwnd giảm 
một lượng bằng p%, ssthresh được đặt lại 
bằng cwnd và chuyển sang cơ chế tránh tắc 
nghẽn. Như vậy, cơ chế bắt đầu chậm được 
khởi động tại thời điểm ban đầu hoặc sau 
sự kiện timeouts và kết thúc khi cwnd lớn 
hơn ngưỡng ssthresh. Kích thước cửa sổ 
trong cơ chế bắt đầu chậm được mô tả như 
sau: 


ifpcwnd
ifcwnd
cwnd
)1(*
1
Trong cơ chế tránh tắc nghẽn, khi nhận 
một ACK mới, nút nguồn tăng kích thước 
cửa sổ thêm 1/cwnd nếu nhỏ hơn , giảm 
một lượng 1/cwnd nếu lớn hơn , và 
không đổi khi nằm trong khoảng và . 
Kích thước cửa sổ trong cơ chế tránh tắc 
nghẽn được mô tả như sau: 

 
if
cwnd
cwnd
ifcwnd
if
cwnd
cwnd
cwnd
1
1
Trong đó ,  và  thường được thiết lập 
lần lượt bằng 1, 3 và 1. Trong giai đoạn 
tránh tắc nghẽn còn có hai cơ chế phát lại 
nhanh và phục hồi nhanh cho phép giải 
quyết nhanh chóng tình trạng tắc nghẽn 
mạng. TCP-Vegas nhanh chóng phát lại 
các gói tin bị mất khi nhận ba ACKs lặp mà 
không quan tâm đến thời gian hết hạn của 
gói tin. 
2.3. Giao thức định tuyến vùng (ZRP) 
ZRP[7] là giao thức định tuyến lai, nó 
kết hợp tính năng giữa chủ ứng và phản 
ứng để mở rộng việc gia tăng kích thước và 
số lượng nút mạng. ZRP được định nghĩa là 
một vùng xung quanh các nút, trong vùng 
sử dụng định tuyến chủ ứng và ngoài vùng 
sử dụng định tuyến phản ứng. Hiệu năng 
của giao thức này có thể được tối ưu hóa 
khi điều chỉnh tham số bán kính vùng phù 
hợp, việc điều chỉnh này phụ thuộc vào các 
yếu tố như: tốc độ di chuyển, mật độ nút 
Cấu trúc của ZRP 
4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Để phát hiện các nút láng giềng mới và 
liên kết thất bại, ZRP dựa vào giao thức 
khám phá láng giềng (NDP) được cung cấp 
bởi lớp MAC. NDP truyền thông điệp 
HELLO cảnh báo đều đặn. Khi tiếp nhận 
một tín hiệu thì bảng láng giềng được cập 
nhật. Các láng giềng không nhận được tín 
hiệu trong một thời gian nhất định nó sẽ 
được loại bỏ khỏi bảng. Nếu tầng MAC 
chưa có BDP thì tính năng này sẽ phải 
được cung cấp bởi IARP. 
Mối quan hệ giữa các thành phần được 
minh họa trong (Hình 2): cập nhật tuyến 
được khởi động bởi NDP nó thông báo cho 
IARP khi bảng láng giềng được cập nhật. 
IERP sử dụng bảng định tuyến của IARP 
để đáp ứng các truy vấn tuyến. IERP 
chuyển tiếp truy vấn cho BRP. BRP sử 
dụng bảng định tuyến của IARP để hướng 
dẫn truy vấn tuyến đi từ nguồn truy vấn. 
Hình 2. Cấu trúc của ZRP 
2.4. Sự kết hợp giữa các giao thức 
ZRP có lợi thế là một giao thức định 
tuyến lai, được kết hợp các ưu điểm của 
giao thức định tuyến chủ ứng (proactive) và 
giao thức định tuyến phản ứng 
(reactive).TCP-Vegas có thể được xem như 
là một giao thức TCP “chủ ứng” khi cố 
gắng điều chỉnh kích thước cửa sổ phù hợp 
ngay cả khi chưa có dấu hiệu mất các 
segment. TCP-Reno có thể được gọi là giao 
thức TCP “phản ứng” vì chỉ xử lý đáp ứng 
khi có các segment tổn thất xảy ra. 
2.4.1. TCP-Reno kết hợp với ZRP 
ZRP kết hợp hai phương án định tuyến 
khác nhau hoàn toàn trong cùng một giao 
thức. Trong vùng định tuyến, thành phần 
chủ ứng IARP duy trì bảng định tuyến up-
to-date, có nhiệm vụ duy trì thông tin định 
tuyến cho nhiều nút nằm trong vùng định 
tuyến của nút, bất kỳ một nút trong vùng 
đều luôn duy trì trong bảng định tuyến của 
nó thông tin định tuyến đến tất cả các nút 
khác trong vùng. Thông tin định tuyến 
được phát broadcast theo một khoảng thời 
gian quy định để giúp cho bảng định tuyến 
luôn cập nhật những thông tin mới nhất. 
Với việc thường xuyên duy trì thông tin 
định tuyến của IARP đã giúp cho giao thức 
này hoàn toàn phù hợp với TCP-Reno, 
bởiTCP-Reno liên tục tăng cửa sổ phát cho 
đến khi nhận thông tin từ segment hồi đáp 
ACK và segment bị hết thời gian chờ (time 
out), TCP-Reno đã tận dụng được đường 
truyền nên cải thiện thông lượng một cách 
đáng kể. 
TCP–Reno có hiệu năng sử dụng tốt hơn 
so với các giao thức khác khi kết hợp với 
giao thức định tuyến OLSR trên MANET 
(giao thức định tuyến chủ ứng)[5]. Tuy 
nhiên, vấn đề quan trọng của kết hợp này là 
việc xác định bán kính vùng phù hợp, bán 
kính vùng tối ưu phụ thuộc vào một số yếu 
tố, bao gồm cả tốc độ nút, mật độ nút và 
chiều dài mạng. Khi thông số này thay đổi 
thì bán kính vùng phải được điều chỉnh để 
tối ưu hiệu năng. 
2.4.2. TCP-Vegas kết hợp với ZRP 
TCP-Vegas được lựa chọn là phù hợp 
với thành phần IERP của ZRP, thay vì tăng 
tỷ lệ gửi cho đến khi xảy ra mất gói tin như 
TCP-Reno thì TCP-Vegas cố gắng để ngăn 
thiệt hại đó bằng cách giảm tỷ lệ gửi khi nó 
nhận được tình huống chuẩn bị tắc nghẽn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 5 
ngay cả khi chưa có dấu hiệu mất các 
segment. Khi một nút yêu cầu tuyến, nếu 
trong vùng thì các tuyến có sẵn ngay lập 
tức nhưng đối với đích nằm bên ngoài vùng 
thì lúc này thành phần IERP (có thể được 
xem là giao thức định tuyến phản ứng của 
ZRP) được đề nghị tăng khám phá tuyến và 
dịch vụ bảo trì tuyến dựa vào kết nối cục bộ 
bởi IARP. Khi một nút yêu cầu một tuyến 
đến đích, nó phải khởi đầu một quá trình 
khám phá tuyến để tìm đường đi đến đích 
(Route discovery). Quá trình khám phá 
tuyến này hoàn tất khi có một tuyến đã sẵn 
sàng hoặc đã kiểm tra các tuyến khả thi [2]. 
Qua tài liệu nghiên cứu [1] đã đánh giá 
rằng với sự kết hợp của giao thức truyền tin 
TCP-Vegas với giao thức định tuyến 
AODV (giao thức phản ứng) trên mạng 
MANET đã nâng cao được hiệu suất truyền 
tin với tỷ lệ phát gói tin thành công cao so 
với khi TCP-Vegas kết hợp với DSDV 
(giao thức chủ ứng). Chính nhờ ưu điểm 
của thành phần “phản ứng” IERP của giao 
thức định tuyến ZRP và tính năng “chủ 
ứng” của TCP-Vegas có thể hỗ trợ lẫn 
nhau, giúp tiết kiệm được tài nguyên mạng, 
cải thiện được băng thông. 
3. Đánh giá kết quả bằng mô phỏng 
Trong bài báo này thực hiện mô phỏng hai 
kịch bản đó là giao thức truyền TCP-Reno 
kết hợp với giao thức định tuyến ZRP, 
TCP-Vegas kết hợp với ZRP, sau đó so 
sánh, đánh giá và đưa ra phương án lựa 
chọn tối ưu. Các tham số (Bảng 1) thực 
hiện mô phỏng như sau: 
Bảng 1. Các tham số thực hiện mô phỏng 
Kịch bản mô phỏng được thể hiện (Hình 3): 
Từ các kết quả đạt được sau khi thực 
hiện mô phỏng, tôi sử dụng phần mềm 
Trace Graph để phân tích kết quả lưu vết 
qua các file lưu vết và thực hiện phân tích 
bởi các số liệu sau: Tỷ lệ phát gói tin thành 
công; Thông lượng; Tỉ lệ rơi gói tin; Độ trễ 
trung bình. 
3.1. Tỷ lệ phát gói tin thành công 
Tỷ lệ phát gói tin thành công (PDR) 
được tính theo công thức: 
PDR = (Tổng số gói tin nhận/tổng số gói 
STT Tham số Giá trị 
1 Giao thức định tuyến ZRP 
2 Giao thức truyền tin Reno, Vegas 
3 Tầng MAC 802.11 
4 Kích thước gói tin 512bytes 
5 Phạm vi di chuyển của nút 1000mx1000m 
6 Số nút 40 
7 Thời gian mô phỏng 100s 
8 Mô hình di động Random Waypoint Mobility 
9 Bán kính phát sóng của nút 250m 
10 Bán kính di chuyển của nút 500m 
11 Tốc độ di chuyển tối đa 40m/s 
12 Bán kính vùng 2 node 
13 Giá trị , ,  lần lượt 1, 3 và 1 
14 Phần mềm mô phỏng NS-2 phiên bản 2.34 
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
tin gửi) x 100 
Biểu đồ (Hình 4) cho thấy tỷ lệ phát gói 
tin của TCP-Reno đạt cao nhất có lúc lên 
đến 560 packets/TIL, cao hơn so với TCP-
Vegas 540 packets/TIL và cũng có lúc thấp 
nhất là 190 packets/TIL, thấp hơn so với 
TCP-Vegas 200 packets/TIL. 
Các số liệu thể hiện TCP-Reno đã chứng 
tỏ ưu thế tăng kích thước cửa sổ truyền dữ 
liệu nên tỷ lệ phát gói tin thành công đôi 
lúc có giá trị đạt được khá cao, tuy nhiên 
khi các nút mạng liên tục thay đổi và việc 
định tuyến lại các tuyến đường cũng chính 
là điểm bất lợi của giao thức này khi tỷ lệ 
phát gói tin thành công lại thấp hơn so với 
TCP-Vegas.
Hình 3. Kịch bản mô phỏng Hình 4. Tỷ lệ gói tin gửi thành công 
So sánh giữa hai biểu đồ, TCP-Reno kết 
hợp với ZRP có mức dao động lớn hơn 
(Hình 4), tổng số gói tin đạt được là 33941, 
với tỷ lệ đạt được là 90,70%, thấp hơn so 
với tỷ lệ của TCP-Vegas. Khi TCP-Vegas 
kết hợp ZRP, biểu đồ được thể hiện có mức 
dao động nhỏ hơn, với 32428 số lượng gói 
tin gửi thành công nhưng có tỷ lệ hiệu suất 
lại đạt cao hơn đó là 91,65% (Bảng 2).
Bảng 2. Tỷ lệ phát gói tin thành công 
TT Giao thức sử dụng Tổng số gói tin Số gói tin gửi Tỷ lệ% 
1 TCP-Reno 37420 33941 90,70% 
2 TCP-Vegas 35381 32428 91,65% 
3.2. Thông lượng trung bình 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 7 
Hình 5. Thông lượng đạt được của các giao thức 
Thông lượng trung bình là số lượng gói 
tin gửi thành công/giây đến các nút đích 
trong suốt thời gian mô phỏng. 
Qua biểu đồ (Hình 5) của cả hai kịch 
bản mô phỏng ta thấy thông lượng của cả 
hai giao thức đều có mức giao động lớn. 
Việc tăng kích thước cửa sổ liên tục của 
giao thức TCP-Reno đã ảnh hưởng rất lớn 
đến việc chiếm giữ đường truyền gây ra 
thường xuyên tắt nghẽn mạng, có ít nhất 3 
lần thông lượng trở về ở mức 0 tại thời 
điểm thứ 3s, 17s, 69s (xảy ta hiện tượng tắt 
nghẽn mạng). 
Thông lượng trung bình của TCP-Vegas 
là 196 packets/s, (Bảng 3), chứng tỏ TCP-
Vegas khó có cơ hội tăng kích thước cửa sổ 
nhờ vào các tham số alpha, beta phù hợp. 
Biểu đồ (Hình 5) cũng thể hiện hiện tượng 
tắt nghẽn mạng chỉ xảy ra một lần tại thời 
điểm 44s. 
Bảng 3. Thông lượng đạt được của các giao thức 
TT 
Giao thức 
sử dụng 
Thông lượng 
1 TCP-Reno 225 
2 TCP-Vegas 196 
3.3. Tỷ lệ rơi gói tin 
Tỷ lệ rơi gói tin (PLR) được tính theo công 
thức: 
PLR= (tổng số gói tin rơi/tổng số gói tin 
gửi) x 100 
Biểu đồ (Hình 6) thể hiện tỷ lệ gói tin 
rơi của các giao thức TCP-Reno và Vegas 
khi kết hợp với giao thức định tuyến ZRP. 
So sánh các kết quả cho thấy tỷ lệ gói tin 
rơi của TCP-Reno nhiều hơn so với TCP-
Vegas thể hiện ở số liệu 18,63% so với 
17,98% (bảng 4). Số liệu trên chứng tỏ 
rằng TCP-Vegas có thể ngăn ngừa các gói 
tin bị mất trong quá trình truyền thông nhờ 
vào việc theo dõi các RTT để điều chỉnh 
kích thước cửa sổ tăng giảm phù hợp. Trái 
lại, TCP-Reno lại liên tục tăng kích thước 
cửa sổ của nó cho đến khi phát hiện dấu 
hiệu tắt nghẽn mạng, chính điều này đã làm 
cho tỷ lệ gói tin rơi cao hơn so với TCP-
Vegas. 
Hình 6. Tỷ lệ gói tin rơi
Bảng 4. Tỷ lệ gói tin rơi 
TT Giao thức sử dụng Số gói tin chung Số gói tin rơi Tỷ lệ 
1 TCP-Reno 37420 6974 18,63% 
2 TCP-Vegas 35381 6365 17,98% 
3.4. Độ trễ trung bình End-to-End Độ trễ trung bình End-to-End là thời 
gian trung bình cần thiết để một gói tin 
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
được truyền thành công từ nút nguồn đến 
nút đích. 
Hình 7. Độ trễ trung bình End-to-End 
Độ trễ trung bình chịu ảnh hưởng lớn 
bởi độ dài của tuyến đường truyền tin cũng 
như các bộ đệm tại các nút, nếu gói tin đến 
bộ đệm nhiều thì thời gian chờ tại các bộ 
đệm sẽ tăng lên. Với cơ chế của mình TCP-
Vegas cố gắng duy trì một lượng nhỏ các 
gói tin trong hàng đợi thì TCP-Reno đã 
chiếm một lượng lớn các gói tin trong bộ 
đệm. 
Ở biểu đồ (hình 7) độ trễ của TCP-Reno 
tăng rất cao, có lúc lên đến 12s, chứng tỏ 
việc tăng liên tục kích thước cửa sổ đã làm 
cho băng thông trên đường truyền tăng cao, 
kéo theo độ trễ trung bình của TCP-Reno 
cao: 0.1757s. Ngược lại TCP-Vegas có độ 
trễ trung bình rất thấp: 0.0914s (bảng 5) 
nhờ vào việc điều khiển kích thước cửa sổ 
tăng giảm phù hợp. 
Bảng 5. Độ trễ End-to-End của các giao thức 
TT Giao thức sử 
dụng 
Độ trễ trung 
bình 
1 TCP-Reno 0.1757 
2 TCP-Vegas 0.0914 
4. Kết luận 
Như vậy, bài báo này đã tìm hiểu giải 
pháp kết hợp của TCP-Reno và TCP-Vegas 
với giao thức định tuyến ZRP, qua hai kịch 
bản mô phỏng cho thấy TCP-Vegas kết hợp 
với giao thức định tuyến ZRP có hiệu suất 
tốt hơn nhờ vào cơ chế ước lượng băng 
thông và các giá trị , ,  để đo lượng tắt 
nghẽn mạng và điều chỉnh kích thước cửa 
sổ phù hợp, thể hiện qua các số liệu như: có 
tỷ lệ phát gói tin thành công, tỷ lệ rơi gói 
tin thấp và độ trễ trung bình thấp hơn so với 
TCP-Reno. Tuy nhiên TCP-Vegas có một 
nhược điểm là việc tận dụng thông lượng 
trên đường truyền chưa được tối ưu, vẫn 
còn ở mức thấp hơn so với TCP-Reno. 
Tương lai chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu 
và mô phỏng việc kết hợp thêm giữa các 
giao thức truyền tin cải tiến khác như TCP-
Vegas W, TCP-Vegas A với giao thức 
định tuyến ZRP nhằm tìm ra kết hợp tối ưu 
với mục đích nâng cao hiệu năng sử dụng 
trong MANET 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Mạc Quốc Bảo (2014), “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu năng của TCP-
Reno và Vegas kết hợp giao thức định tuyến AODV trên mạng MANET”, Luận văn 
Thạc sĩ Công nghệ thông tin, Trường Đại học Quy nhơn. 
[2] Võ Thanh Tú (2012), “Mạng và truyền dữ liệu nâng cao”, Nxb Đại học Huế. 
[3] Alaa Seddik-Ghaleb, Yacine Ghamri-Doudane, Sidi-Mohammed Senouci 
(2006)“Effect of Ad Hoc Routing Protocols on TCP Performance within MANET”, 
Sensor and Ad Hoc Communications and Networks, IEEE, pp.866 – 873. 
[4] Avni Khatkar, Yudhvir Singh (2012), “Performance Evaluation of Hybrid Routing 
Protocols in Mobile Adhoc Networks”, Advanced Computing & Communication 
Technologies, pp. 542 – 545. 
[5] Dongkyun Kim, Juan-Carlos Cano and P. Manzoni (2006), “A comparison of 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 13 * 2016 9 
theperformance of TCP-Reno and TCP-Vegas over MANET”, Wireless 
Communication Systems, IEEE, pp. 495 - 499. 
[6] Erlend Larsen (2012), “TCP in MANET – challenges and Solutions”, Norwegian 
Defence Research Establishment (FFI). 
[7] Jitendranath Mungara, M.N. SreeRangaRaju (2011), “Optimized ZRP for MANET 
and its Applications”, International Journal of Wireless & Mobile Networks 
(IJWMN) Vol. 3, No. 3, pp. 84-94. 
[8] Savita Gandhi SMIEEE1, Nirbhay Chaubey MIEEE, Naren Tada, Srushti Trivedi 
(2012), “Scenario-based Performance Comparison of Reactive, Proactive & Hybrid 
Protocols in MANET”, Computer Communication and Informatics (ICCCI), IEEE, 
pp. 1-5. 
Abstract 
Exploring the solution of TCP-Reno and TCP-Vegas with ZRP over MANET 
The combination of both hybrid routing protocol and transmission control protocol 
(TCP) plays an important role in end-to-end data packet transmission. The main contribution of 
this article is to find the effect of different scenarios on hybrid routing protocols and the TCP 
variants (Reno, Vegas) over MANET. According to the simulation results by simulation tool 
NS2 (version 2.34), Packet delivery, Drop ratio, Average throughput, Average end to end delay, 
the article conducts data processing, analysing and performance evaluation. 
Keyworks: MANET, TCP-Reno, TCP-Vegas, ZRP routing protocol 

File đính kèm:

  • pdftim_hieu_giai_phap_ket_hop_cua_tcp_reno_va_vegas_voi_giao_th.pdf