Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Thuyết trình là phƣơng pháp dạy học đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến trong
dạy học ở các trƣờng cao đẳng, đại học ở nƣớc ta nói chung và trong giảng dạy các
môn lý luận chính trị nói riêng. Trong thực tế dạy học, mặc dù phƣơng pháp thuyết
trình tỏ ra có rất nhiều ƣu thế trong việc giảng dạy những môn có tính khái quát hóa,
trừu tƣợng hóa cao, nặng tính hàn lâm khoa học, nhƣng nó cũng còn không ít những
hạn chế, đặc biệt trong thời đại công nghệ hiện nay. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đòi hỏi ngành giáo dục
phải thay đổi cách dạy cho phù hợp. Hiện nay, giảng viên bên cạnh việc cung cấp
thông tin, truyền thụ kiến thức còn có nhiệm vụ giúp ngƣời học phát triển phẩm chất
và năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc cũng nhƣ hợp tác
quốc tế. Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là một điều tất yếu, trong đó có giảng dạy
các môn lý luận chính trị. Trong Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, Đảng ta đã
khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”1.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
phƣơng tiện hiện đại và dẫn đến tâm lý ngại đổi mới ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học. Một số giáo viên trẻ có kỹ năng tin học khá tốt, sử dụng khá thành thạo các thiết bị CNTT nhƣng do thiếu kinh nghiệm giảng dạy nên hiệu quả dạy học chƣa cao. Trong quá trình sử dụng CNTT nhằm tích cực hóa PPTT, một số giảng viên đã lạm dụng CNTT trong các tiết dạy trên lớp, đƣa các tiết dạy thành tiết trình chiếu kiến thức trên màn hình. Việc sử dụng CNTT nhằm tích cực hóa PPTT trong dạy học chƣa thực sự là đam mê, chƣa trở thành việc làm thƣờng xuyên của đội ngũ giảng viên, đôi khi giảng viên chỉ làm khi tham gia các hội thi nhƣ giảng viên dạy giỏi hoặc các tiết thao giảng. Thứ hai, trình độ nhận thức của sinh viên. Phần lớn sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn tồn tại thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy 541| Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin móc, rập khuôn những gì giảng viên đã giảng, trình bày, chứ chƣa có thói quen chủ động trong việc tổng hợp kiến thức thông qua bài giảng. Bên cạnh đó, sinh viên chƣa có thói quen chủ động tra cứu, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet còn dựa nhiều vào giáo trình mà giảng viên cung cấp. Chính vì vậy, những kiến thức mà sinh viên cập nhật chƣa thật sự mới mẻ và chính xác để đáp ứng đƣợc vấn đề học tập mà giảng viên đƣa ra. Những điều đó cũng ảnh hƣởng phần nào tới việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giảng viên. Thứ ba, sự hỗ trợ từ ban giám hiệu và đồng nghiệp. Với tinh thần cầu thị, ban giám hiệu nhà trƣờng luôn quan tâm, tạo điều kiện, tổ chức các buổi tập huấn, hƣớng dẫn học tập cho giảng viên, khuyến khích giảng viên sử dụng CNTT trong dạy học. Nhà trƣờng đã tổ chức tập huấn cho giảng viên về các kỹ năng CNTT cơ bản, cung cấp những phần mềm phục vụ quá trình giảng dạy nhƣ phần mềm vào điểm; cho cán bộ tin học hỗ trợ, hƣớng dẫn giảng viên sử dụng phần mềm dạy học. Các đồng nghiệp, bạn bè hƣớng dẫn nhau sử dụng CNTT sao cho có hiệu quả. Toàn bộ những nhân tố trên đã ảnh hƣởng tới chất lƣợng và hiệu quả của việc tích cực hóa PPTT bằng sử dụng CNTT trong dạy học các môn Lý luận chính trị ở Trƣờng ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 2.4. Thực trạng của việc tích cực hóa phương pháp thuyết trình bằng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo nói chung và Khoa Lý luận chính trị Trƣờng Đại học Sƣ phạm nói riêng đang ở những bƣớc khởi đầu. Những giờ giảng dạy của giảng viên bƣớc đầu đều sử dụng giáo án điện tử nhƣng giáo án điện tử đó chƣa thật sự đầu tƣ đúng mức, các slide trình chiếu còn đơn giản, nghèo nàn về ý tƣởng và hiệu ứng chƣa thật sự hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời học. Bên cạnh đó, tỷ lệ giảng viên và sinh viên truy cập Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học còn nhiều hạn chế. Nhận thức đƣợc vai trò, tầm quan trọng của việc tích cực hóa phƣơng pháp thuyết trình bằng sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong thời gian qua các giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình soạn giáo án điện tử và lên lớp. Các giảng viên đã tiến hành soạn các bài giảng điện tử, lồng ghép các |542 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) tranh ảnh, sơ đồ, phim, video vào các bài học và đã có tác động rất lớn đến nhận thức và hứng thú học tập của sinh viên. Nhiều giảng viên nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin nhƣ một xu thế tất yếu trong hoạt động dạy học hiện nay do đó đã thƣờng xuyên sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nhận thức đƣợc sự cần thiết cũng nhƣ vai trò của CNTT trong dạy học nhà trƣờng không ngừng bổ sung và xây dựng các phòng học chức năng với đầy đủ các trang thiết bị. Nhà trƣờng tổ chức thực hiện triển khai việc sử dụng CNTT trong dạy học, khuyến khích các giảng viên giảng dạy bằng giáo án điện tử. Sự quan tâm của nhà trƣờng đã tạo thuận lợi cho các GV ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học. Các giảng đƣờng, các phòng học đều đƣợc lắp đặt máy chiếu Projector để phục vụ cho việc dạy học. Các giảng viên đều có lòng yêu nghề, có tinh thần học hỏi, trau dồi kiến thức, tích cực khai thác tìm kiếm thông tin từ internet nhằm nâng cao chất lƣợng bài dạy. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm tích cực hóa phƣơng pháp thuyết trình trong giảng dạy các môn Lý luận Chính trị ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang ở những bƣớc làm đầu tiên. Việc khai thác, sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy còn nhiều hạn chế. Các giảng viên đã sử dụng giáo án điện tử trong các giờ lên lớp nhƣng chƣa hiệu quả chƣa cao, các slide thiết kế còn nghèo nàn, đơn giản, thiếu hấp dẫn, do đó dẫn đến tình trạng “nhìn - chép” vẫn diễn ra phổ biến. Sở dĩ những thành tựu về công nghệ thông tin chƣa đƣợc ứng dụng nhiều trong quá trình dạy - học cho sinh viên Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân lớn nhất đó chính là về phía giảng viên - ngƣời trực tiếp đổi mới phƣơng pháp dạy học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giảng viên hiện nay trong quá trình dạy học vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều chƣa lấy ngƣời học làm trung tâm, vẫn chú trọng về nội dung hơn là phát triển phẩm chất năng lực của ngƣời học. 2.5. Giải pháp nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Theo nguyên tắc “nội dung quyết định phƣơng pháp”, nghĩa là giảng viên muốn đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trƣớc hết phải lựa chọn và đổi mới về nội dung giảng dạy cho phù hợp. Vì thế, mỗi giảng viên phải tự mình ý thức trong việc tự nghiên cứu kiến thức chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ, trau dồi về chuyên môn 543| Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin nghiệp vụ có chiều sâu để có thể đáp ứng với các phƣơng pháp dạy học tích cực hiện nay. Bên cạnh kiến thức chuyên môn của mình thì cũng phải trang bị cho mình kiến thức mang tính tích hợp nhiều môn học, đó là phải nắm vững kiến thức của các bộ môn liên quan trong hệ thống các môn Lý luận Chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế Chính trị, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam) vì giữa chúng có quan hệ khăng khít, gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong mỗi bài giảng. Muốn nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm tích cực hóa phƣơng pháp thuyết trình một cách hiệu quả thì trƣớc hết giảng viên phải nắm vững kiến thức chuyên môn, đồng thời biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho công tác giảng dạy. Thứ hai, nhận thức đúng đắn vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học hiện đại, từ đó nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ giảng viên. Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác Giáo dục và đào tạo nói chung, cũng nhƣ trong giảng dạy các môn Lý luận Chính trị nói riêng thì việc quan tâm chất lƣợng đội ngũ giảng viên là yếu tố quan trọng và đặt lên hàng đầu. Hiện nay với sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc bồi dƣỡng kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm hỗ trợ soạn giảng dạy cơ bản là rất cần thiết cho giảng viên. Những kỹ năng quan trọng đó cần tập trung chủ yếu vào những thao tác hàng ngày trên lớp nhƣ: tra cứu, tìm kiếm thông tin, soạn giảng văn bản. Bên cạnh đó giảng viên cần sử dụng thành thạo một số phƣơng tiện dạy học nhƣ: máy ghi âm, ghi hình, máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế các phần mềm cơ bản, thông dụng để soạn giảng, làm đề thi, kiểm tra, nhất là về trắc nghiệm. Giảng viên không chỉ nâng cao trình độ công nghệ thông tin cho bản thân mà điều quan trọng hơn đó là giảng viên phải hƣớng dẫn và trang bị cho sinh viên có đƣợc những kỹ năng về công nghệ thông tin phù hợp nhằm phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tự giác trong học tập của sinh viên. Thứ ba, bảo đảm nguyên tắc tính sư phạm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện đại. Trong phƣơng pháp giảng dạy thì không có một phƣơng pháp nào là vạn năng cả, mỗi phƣơng pháp điều có ƣu điểm và hạn chế riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tích cực hóa các phƣơng pháp dạy học cũng có hai mặt. Một mặt, giảng viên khi sử dụng công nghệ thông tin nhằm tích cực hóa các phƣơng pháp dạy học, trong đó có phƣơng pháp thuyết trình cần đảm bảo không những tính nội dung |544 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) khoa học mà còn phải quan tâm nhiều đến tiêu chí về tính sƣ phạm. Tính sƣ phạm ở đây thể hiện ở chỗ: sự phù hợp về đặc điểm tâm sinh lý ngƣời học, tính thẩm mỹ và hài hòa của trang trình chiếu. Mặt khác, trong quá trình giảng day giảng viên cũng cần hạn chế việc chạy theo phong trào, lạm dụng máy tính trong giảng dạy làm cho ngƣời học bị phân tán sự chú ý và thiếu tập trung, điều đó chẳng những không phát huy đƣợc phẩm chất và năng lực ngƣời học trong quá trình khám phá kiến thức mới mà còn gây tâm lý ức chế cho sinh viên.Tuy nhiên, không phải bất cứ bài giảng nào trong chƣơng trình đều phải sử dụng công nghệ thông tin, cho dù đã đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, khả năng và trình độ sử dụng công nghệ thông tin một cách nhuần nhuyễn. Giảng viên còn phải biết lựa chọn, sử dụng đúng nội dung bài giảng để có thể thiết kế bài giảng một cách hợp lý nhằm phát huy tối đa tính ƣu việt của công nghệ thông tin trong việc tích cực hóa phƣơng pháp dạy học, nhất là giảng dạy theo phƣơng pháp thuyết trình. Thứ tư, giảng viên phải sử dụng thành thạo công nghệ thông tin để hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy các môn Lý luận Chính trị ở Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với giảng viên là phải sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật. Các phƣơng tiện đó bao gồm: máy vi tính, laptop, máy ghi âm, projector, video, radio, băng đĩa hình Các phƣơng tiện này góp phần làm đa dạng và làm phong phú thêm cho những nội dung của bài giảng; thay đổi cách học và phƣơng pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của sinh viên, làm cho sinh viên phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo trong quá trình khám phá tri thức mới từ đó phát triển đƣợc phẩm chất và năng lực của từng sinh viên. Bên cạnh đó, giảng viên làm chủ đƣợc các phƣơng tiện kỹ thuật trong quá trình giảng dạy cũng là một trong những yếu tố thành công đối với việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay. Việc sử dụng công nghệ thông tin thành thạo giúp cho giảng viên có thời gian nhiều hơn để tổ chức các hoạt động dạy học cho sinh viên, từ đó phát triển đƣợc phẩm chất và năng lực của ngƣời học. Thứ năm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đồng bộ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy các môn Lý luận Chính trị theo phương pháp dạy học tích cực. Để phát huy hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tích cực hóa các phƣơng pháp nói chung, cũng nhƣ phƣơng pháp thuyết trình nói riêng thì việc đầu tƣ 545| Phần IV. Nghiên cứu, dạy học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Chủ nghĩa Mác - Lênin về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại của nhà trƣờng là vô cùng quan trọng, yếu tố góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học của đội ngũ giảng viên và sinh viên. Để đạt đƣợc điều đó cần có sự phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa các bộ phận với nhau từ đó mới có thể phát huy đƣợc tính ƣu việt của công nghệ thông tin trong việc tích cực hóa các phƣơng pháp dạy học, nhất là phƣơng pháp thuyết trình. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu của giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học. Thì nhà trƣờng phải có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phù hợp, đồng bộ để giúp giảng viên và sinh viên chủ động, tích cực trong nghiên cứu và học tập, cụ thể nhƣ: hệ thống phòng học, phòng học chuyên dụng với PC, projector, mạng nội bộ III. KẾT LUẬN Tóm lại, đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề cấp bách đặt ra, là một trong những mục tiêu trọng tâm trong cải cách giáo dục ở nƣớc ta hiện nay. Phát huy vai trò hỗ trợ công nghệ thông tin trong giảng dạy đại học là một công việc lâu dài, khó khăn, phức tạp là trách nhiệm chung của mọi ngƣời, của các lực lƣợng liên quan trong hệ thống giáo dục, nhƣng trong đó và trƣớc hết đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng vƣợt bậc của đội ngũ giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất, tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hóa thiết bị, công nghệ dạy học, nhất là hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin để có thể khai thác đầy đủ và tốt nhất. Đây cũng là nhân tố cơ bản, quyết định đến chất lƣợng dạy và học theo phƣơng pháp dạy học tích cực, đồng thời góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả một trong số những nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo đã đặt ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Thị Vân Anh (2012), Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn chính trị (phần Triết học Mác - Lênin) ở Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công thương Trung ương, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc về phương pháp giảng dạy và học tập môn Triết học Mác - Lênin trong các trường Đại học. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Công văn số 1138/BGDĐT-ĐH&SĐH - Hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Văn Cƣờng (dịch 2004), Lý luận dạy học hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. |546 “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 5. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Vũ Thị Thanh Nga, (2009), Tích cực hóa phương pháp thuyết trình trong dạy học phần “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học” môn giáo dục công dân lớp 10 ở trường trung học bán công Liễu Giai - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 9. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 10. Nghị quyết số 49/CP của Thủ tƣớng Chính phủ (1996), Phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90. 547|
File đính kèm:
- tich_cuc_hoa_phuong_phap_thuyet_trinh_bang_su_dung_cong_nghe.pdf