Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình

Các loại thuyết trình

Phân loại thuyết trình dựa vào mục tiêu của nó, chúng ta có: Thuyết trình để

cung cấp thông tin; Thuyết trình để thuyết phục và Thuyết trình để gây cảm hứng

- Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin: Ví dụ như một

thầy giáo đang giảng bài, một bạn lớp trưởng thông báo một vấn đề gì đó trước

lớp.

- Thuyết trình thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe: Ví dụ như một

nhân viên bán hàng thuyết trình thuyết phục khách hàng mua sản phẩm trong

một buổi hội thảo, một trưởng phòng marketing thuyết phục ban lãnh đạo công

ty về chiến dịch marketing cho công ty trong thời gian tới.

- Thuyết trình gây cảm hứng: Lãnh đạo công ty phải nói với nhân viên về một

chủ đề nào đó nhằm kích thích tinh thần làm việc, một diễn giả thuyết trình

một chủ đề nào đó, hay là một vị tướng nói chuyện với ba quân trước ngày ra

trận.

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 1

Trang 1

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 2

Trang 2

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 3

Trang 3

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 4

Trang 4

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 5

Trang 5

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 6

Trang 6

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 7

Trang 7

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 8

Trang 8

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 9

Trang 9

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang duykhanh 4300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình

Giáo trình môn học Kỹ năng thuyết trình
ệt với Ngôn ngữ. 
Ngôn ngữ là nội dung bài thuyết trình được các diễn giả nói ra hoặc viết ra. Phi 
ngôn ngữ là giọng nói (bao gồm các yếu tố như: ngữ điệu, chất giọng, độ cao) và 
hình ảnh cơ thể (bao gồm những gì thính giả nhìn thấy: nét mặt, dáng vẻ, trang 
phục, di chuyển) khi ta thuyết trình. Để thuyết trình thành công ngoài yếu tố nội 
dung, diễn giả cần quan tâm đến việc thuyết phục người nghe bằng giọng nói, dáng 
điệu cử chỉ, trang phục, ánh mắt quan sát hội trường... 
 20 
 Sử dụng ngôn ngữ cơ thể tích cực 
 3.4.2. Lưu ý khi sử dụng ngôn ngữ thân thể trong thuyết trình 
 Ánh mắt: Giao tiếp bằng ánh mắt có hiệu quả rất tốt trong việc xây dựng mối 
quan hệ thân mật giữa người nói và thính giả. Bạn hãy nhìn bao quát toàn bộ người 
nghe, cố gắng thu hút sự chú ý của những người ngồi xa bục phát biểu. Thông 
thường nhiều diễn giả có xu hướng nhìn nhiều vào mắt của những người nghe tỏ ra 
quan tâm và hứng thú đến bài thuyết trình, và bỏ qua những người nghe có thái độ 
trung lập hay chống đối. Bạn nên nhớ, những người cảm thấy mình không được 
diễn giả quan tâm thường có xu hướng phản ứng tiêu cực nhiều hơn so với những 
người được diễn giả chú tâm thu hút. Trong hội trường một cách quan sát hiệu quả 
đó là chia hội trường thành các nhóm nhỏ đó là phương pháp giúp người nói quan 
tâm được tới từng thính giả trong hội trường và thính giả cũng có cảm giác đang 
được quan tâm. Mỗi một ý ta dừng trên một nhóm người hoặc một cá nhân nào đó. 
 Dáng đứng: Thông thường bản năng con người khi sợ hãi sẽ tìm chỗ dựa. Ta 
cũng vậy, động tác thường xuyên hay gặp nhất của người thuyết trình là tựa vào 
bàn. Nhưng xương sống mới là cái đỡ cơ thể. Ta tựa vào bàn, tưởng thoải mái 
nhưng thực ra rất mỏi và còn làm gò ép các cơ quan phát âm khiến giọng nói 
không mạnh mẽ, vang xa. Dáng đứng là một loại ngôn ngữ của cơ thể, nó mang 
tính minh hoạ và điều tiết. Khi ta nói hào hùng, thuyết phục người khác thì dáng 
phải vững chãi, năng động. Về tư thế khi thuyết trình, bạn hãy đứng nhiều nhất ở 
vị trí chính giữa sân khấu thuyết trình, nơi mọi người có thể nhìn thấy bạn càng rõ 
càng tốt. Với vị trí này, bạn là trung tâm của sự chú ý, mọi người sẽ dễ dàng bị lôi 
cuốn khi bạn ở vị trí này. Đừng ẩn nấp sau những bục giảng như nấp sau những 
công sự, khi không thể nhìn thấy rõ bạn, thính giả sẽ ít chú ý đến bạn khi mà lẽ ra 
bạn phải là trung tâm của sự chú ý. 
 Di chuyển: Khi thuyết trình, bạn có phải di chuyển qua lại trước thính giả 
không? Làm sao có thể khiến cho thính giả cảm thấy hứng thú khi bạn cứ đứng 
buông thõng hai cánh tay hoặc cứ đứng trơ ra như khúc gỗ? Như vậy, rõ ràng là 
 21 
khi thuyết trình, bạn không thể cứ đứng yên mãi một chỗ. Mà giả dụ bạn có muốn 
đứng yên một chỗ chăng nữa thì bạn cũng không đứng được đâu, vì mỏi chân lắm 
và lại dễ buồn ngủ nữa. Vậy thì người thuyết trình trước hội trường không nên 
đứng một chỗ. Trong thuyết trình, điều cần tránh nhất là đơn điệu, nhàm chán. Hãy 
liên tục di chuyển tạo những góc nhìn, góc nghe mới cho thính giả. Nếu ta đứng im 
một chỗ, cơ thể sẽ cứng nhắc, giọng nói cũng sẽ đều đều không linh hoạt. 
 3.5. Kỹ năng nắm bắt diễn biến của thính giả 
 3.5.1. Nắm bắt tình hình 
 Thuyết trình là giao tiếp với khán giả. Khi giao tiếp phải hiểu được diễn biến 
tâm lý của người nghe, vì thế trong thuyết trình cũng vậy. Trong khi thực hiện bài 
thuyết trình việc nắm bắt tâm lý khán giả là một điều cực kì quan trọng để một bài 
thuyết trình thành công. Thông thường với một bài thuyết trình thì tâm trạng khán 
giả sẽ có những đặc điểm sau: 
- Khán giả tập trung nhất vào giai đoạn khi mở đầu: Vì thế để một bài thuyết 
 trình ấn tượng phần mở đầu cực kì quan trọng. Nó giúp khán giả có một hứng 
 khởi ban đầu và là ấn tượng tốt đẹp ban đầu. Hãy làm cho khán giả tập trung sự 
 chú ý vào bạn và khởi đầu thật ấn tượng. 
- Khán giả chỉ tập trung khoảng 50% thời gian cho bài thuyết trình của bạn. Vì 
 thế hãy cố thu hút khán giả bằng nội dung thật hấp dẫn và sâu sắc để nâng cao 
 thời gian chú ý của khán giả khi thuyết trình. 
- Khán giả chỉ tập trung hào hứng nghe bạn từ 10 đến 15 phút, dù bạn là người 
 thuyết trình hay đến thế nào. Khi bộ não đã mệt thì họ sẽ bắt đầu mất tập trung, 
 sao lãng và buồn ngủ. 
- Khán giả chỉ nhớ khoảng 5% đến 10 % những gì người thuyết trình nói vì thế 
 bạn hãy tập trung vào những thông điệp chính, những ý tưởng mà bạn muốn 
 khán giả nhớ sau khi nghe bài thuyết trình. 
 22 
- Khán giả luôn thích những bài thuyết trình càng ngắn càng tốt vì thế có quan 
 điểm là “một bài thuyết trình hay là một bài thuyết trình mà phần mở đầu và 
 kết thúc ấn tượng và gần nhau nhất” 
- Khán giả mong muốn bạn báo trước cho họ biết khi nào bạn kết thúc bài thuyết 
 trình của bạn. 
 Trong suốt thời gian thuyết trình người thuyết trình phải luôn luôn quan sát 
khán giả và nắm bắt tâm lý khán giả. Những dấu hiệu sau đây cho bạn biết là khán 
giả đang chán với bài thuyết trình của bạn: 
- Có khán giả ngủ trong khán phòng 
- Khán giả không tập trung mà bắt đầu ồn ào và trò chuyện riêng 
- Khán giả không cười với bạn 
- Khuôn mặt khán giả tỏ vẻ khó chịu 
 3.5.2. Thay đổi tình hình 
 Nếu có trường hợp như trên bạn phải thay đổi và cố gắng gây sự tập trung của 
khán giả. Như vậy trong khi thuyết trình bạn phải luôn luôn duy trì sự tập trung 
của thính giảng bằng cách 10 đến 15 phút hãy thay đổi những gì bạn đang làm: 
- Hãy hỏi một câu hỏi và yêu cầu khán giả giơ tay trả lời, họ sẽ bừng tỉnh và 
 tham gia vào bài thuyết trình của bạn 
- Hãy thay đổi công cụ hỗ trợ thuyết trình, khá giả sẽ chuyển ánh mắt và hứng 
 thú hơn với một công cụ hỗ trợ thuyết trình mới 
- Hãy kể khán giả một câu chuyện cười liên quan đến nội dung bài thuyết trình 
 giúp khán giả thoải mái 
- Hãy thay đổi giọng nói bằng cách nhấn giọng hay hạ âm lượng giọng nói của 
 bạn 
- Hãy di chuyển càng nhiều vị trí khác nhau khán giả sẽ phải hướng ánh mắt 
 theo hướng bạn duy chuyển 
- Hãy yêu cầu nghỉ giải lao nếu bạn quan sát khán giả bắt đầu thấm mệt. 
 3.6. Xử lý và trả lời câu hỏi của thính giả 
 23 
 Một bài thuyết trình thành công là phải có sự tương tác hai chiều. Buổi thuyết 
trình nào cũng có thời gian đặt câu hỏi và giải đáp thắc mắc. Đây cũng là phần 
quan trọng trong buổi thuyết trình vì nó là quãng thời gian tương tác giữa người 
trình bày và khán giả. Nếu bài thuyết trình đề cập tới một chủ đề nóng hổi, đang 
thu hút được nhiều sự quan tâm của thính giả thì thời gian hỏi đáp này sẽ là lúc 
tranh luận khá sôi nổi và căng thẳng vì không chỉ người trình bày mà cả các khán 
giả ngồi dưới cũng được đưa ra ý kiến và trình bày quan điểm của mình. Mục hỏi 
đáp là một cách để người thuyết trình kiểm tra lại những thông điệp và củng cố 
những điểm mấu chốt mà người thuyết trình muốn người nghe tiếp nhận được. 
 Một trật tự hợp lý là yếu tố rất quan trọng khi dẫn đắt những câu hỏi của khán 
giả. Người thuyết trình mở đầu phần đặt câu hỏi bằng cách nói nói: “Ai có câu hỏi 
đầu tiên?” và sau đó tìm kiếm những cánh tay giơ lên. Hoặc để khơi mở, bạn có thể 
nói: “Một câu hỏi mà tôi thường được hỏi là” và trả lời nó. Nếu sau đó vẫn 
không có câu hỏi nào, bạn có thể nói: “Không biết có còn câu hỏi nào không?” 
Sau đây là các bước khi trả lời câu hỏi của khán giả 
- Cảm ơn người hỏi: Phép lịch sự tối thiểu khi nhận được câu hỏi việc đầu tiên 
 của người thuyết trình là cảm ơn người hỏi một cách chân thành. Ví dụ: “Cảm 
 ơn câu hỏi của bạn, tôi cho rằng câu hỏi của bạn rất thú vị” 
- Diễn giải lại những câu hỏi khó hiểu: Nếu bạn không chắc chắn về câu hỏi, 
 hãy diễn đạt nó lại theo cách của bạn và hỏi người này xem đó có phải là 
 những gì họ đã thắc mắc không. Điều này sẽ tiết kiệm thời gian vì bạn không 
 cần thiết phải nghiên cứu kỹ về lời giải thích. 
- Trả lời: Nguyên tắc khi trả lời là hãy trả lời rõ ràng và súc tích và ngắn gọn. 
 Chúng ta thường có xu hướng giải thích thêm vì chúng ta sợ rằng mình đã 
 không trả lời rõ ràng và đơn giản hoặc những người khác đã không nhận được 
 thông điệp chính xác. Hãy trả lời ngắn gọn và đi vào trọng tâm. Khi bạn kết 
 thúc hãy hỏi người đó xem bạn đã trả lời thỏa đáng cho câu hỏi của anh ta 
 24 
 chưa. Đây là cách để bạn có thể tiếp tục và nói được nhiều hơn mà không tốn 
 nhiều thời gian. 
- Kiểm soát thời gian: Thông báo cho các khán giả bạn sẽ chỉ trả lời thêm X 
 câu hỏi. Bằng cách này, bạn đang cho biết là buổi họp sắp kết thúc. Điều này 
 có 2 cái lợi. Nó cho phép những người đang chờ hỏi có cơ hội xen vào và chắc 
 chắn rằng họ hiểu tất cả mọi thứ. Ngoài ra, nó làm cho mọi người ngừng nhìn 
 đồng hồ và ngưng mơ mộng vì nhận ra bài thuyết trình cũng không kéo dài như 
 họ tưởng. Bạn làm cho sự tập trung quay trở lại mình. 
 3.7. Đánh giá kết quả thuyết trình 
 Như ta đã nói kỹ năng thuyết trình không phải là bẩm sinh mà nó được phát 
triển thông qua thực hành và huấn luyện. Cũng như các hoạt động khác một bài 
thuyết trình là kết quả của của đầu vào từ các ý tưởng, thông tin và các lập luận và 
những yếu tố đầu ra là kết quả bài thuyết trình của bạn. Và cũng như những quá 
trình khác nó có thể được cải thiện. 
 Vì thế sau mỗi bài thuyết trình, người thuyết trình nên và cần thiết phải nhìn 
lại bài thuyết trình của mình và tự đánh giá kết quả những gì mình đạt được. Bằng 
cách tự đặt ra các câu hỏi cho mình càng nhiều càng tốt người thuyết trình sẽ có 
cách để khác phục những tồn tại của mình trong những lần thuyết trình sau. Bởi 
nếu biết tự đặt cho mình những câu hỏi khó, khắt khe để đánh giá, thì người thuyết 
trình sẽ có được những kinh nghiệm quý báu và càng ngày, bạn sẽ càng trở nên 
chuyên nghiệp hơn. 
Sau đây là các tiêu chí để đánh giá bài thuyết trình 
- Nội dung bài thuyết trình: Bài nói chuyện của tôi có một mục đích rõ ràng, 
 giải quyết một đề tài quan trọng và phù hợp. Mọi phần trong bài nói chuyện 
 của tôi làm sáng tỏ mục đích này. 
- Phần mở đầu giới thiệu: Phần giới thiệu của tôi cho biết mục đích của bài nói 
 chuyện, giải thích cách mà tôi muốn khán giả phản hồi. Tôi mở đầu cuốn hút 
 khán giả một cách sống động. 
 25 
- Bố cục bài thuyết trình: Tôi sắp xếp các ý chính của mình một cách lôgic và 
 thuyết phục, làm cho các lập luận của tôi có tính thuyết phục. 
- Sự chặt chẽ lập luận: Tôi đưa ra các lập luận thận trọng và thuyết phục về 
 hành động mà tôi muốn khán giả thực hiện. 
- Sự hấp dẫn: các nội dung trình bày của tôi làm cho khan giả rất hứng thú vì 
 những nội dung này tôi rất am hiểu và rất hữu ích với khán giả. 
- Phần kết bài thuyết trình: Kết luận của tôi tóm tắt các điểm chính một cách 
 thú vị và nhấn mạnh hành động mà tôi muốn khán giả thực hiện. Tôi để lại 
 trong đầu khán giả một ý tưởng quan trọng để suy nghĩ. 
- Kỹ thuật thuyết trình: Khi thuyết trình tôi nói chuyện rõ ràng và tự tin vì tôi 
 đã luyện tập cho bài thuyết trình nhiều lần. Giọng nói của tôi mang tính thuyết 
 phục cao. Tôi luôn duy trì việc tiếp xúc bằng mắt và dùng ngôn ngữ cử chỉ để 
 thuyết phục và tạo sự hứng thú. Tôi phát âm chuẩn trong suốt bài nói chuyện, 
 trừ trường hợp tôi muốn phá cách để nhấn mạnh một điểm nào đó. Tôi sử dụng 
 nhiều biện pháp tu từ khác nhau, như lập lại, trích dẫn, và ẩn dụ để thông tin, 
 gây hứng thú, và thuyết phục người nghe một cách hiệu quả. Tôi có trang phục 
 chuyên nghiệp, ấn tượng khi thuyết trình. 
- Công cụ hỗ trợ thuyết trình: Tôi sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ thuyết trình 
 trong bài thuyết trình của mình. Những công cụ hỗ trợ thuyết trình đảm bảo 
 nguyên tắc: hình ảnh vừa đủ, ít chữ, sinh động 
- Phản hồi: Những câu hỏi được khán giả đặt ra được tôi hồi đáp một cách 
 thuyết phục và khán giả khá hài lòng với những câu trả lời. 
- Sử dụng thời gian: Tôi phân phối thời gian cho bài thuyết trình hiệu quả và 
 không sử dụng quá thời gian cho phép. 
 Nếu chúng ta muốn khách quan hơn trong việc đánh giá kết quả thì chúng ta 
có thể nhờ ai đó là người thân hay các thành viên trong nhóm cho điểm bài thuyết 
trình theo các yêu cầu trên. Tùy vào tính chất và nội dung một bài thuyết trình mà 
chúng ta có thể cho điểm trọng số các thành phần khác nhau là khác nhau. 
 26 
 Một số người thuyết trình chuyên nghiệp thường thu hình ảnh những buổi 
thuyết trình lại sau đó tự cá nhân sẽ nhận xét và rút kinh nghiệm cho những lỗi 
không đáng có cho bài thuyết trình. 
 27 
 Các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình 
NGƯỜI THUYẾT TRÌNH 
 Bạn có tạo lập được mối liên hệ tốt với khán thính giả hay không? 
 Bạn có tự tin kiểm soát hết mọi thứ hay không? 
 Bạn có trình bày nhất quán và theo một mục tiêu chính hay không? 
 Bạn có hài lòng với thông điệp mở đầu và kết luận hay không? 
 Bạn có hài lòng về kết quả hay không? 
KHÁN THÍNH GIẢ 
 Bạn có tránh được những sai lầm ngớ ngẩn nào không? 
 Kỳ vọng của khán thính giả có được đáp ứng không? 
 Bạn có nhận được phản hồi từ khán thính giả hay không? 
 Bạn có chắc chắn rằng khán thính giả hiểu được thông điệp mà bạn 
 trình bày? 
THÔNG ĐIỆP 
 Bạn có nói rõ ràng và nhất quán về thông điệp của mình không? 
 Lập luận của bạn có được liên kết tốt hay không? 
 Bạn có cập nhật thông tin hay không? 
 Thông điệp bạn trình bày có thể ngắn hơn được không? 
 28 
 PHIẾU NHẬN XÉT THUYẾT TRÌNH 
 TIÊU CHÍ ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU 
Cấu trúc: 
Mở đầu 
Thân bài 
Kết luận 
Phi ngôn từ: 
Giọng nói 
Dáng, cử chỉ 
Trang phục 
Mặt 
Mắt 
Tay 
Di chuyển 
Khoảng cách 
Sự tham gia của khán 
thính giả 
Quản lý thời gian 
 29 
 MẪU ĐÁNH GIÁ THUYẾT TRÌNH 
Người thuyết trình: 
Chủ đề: 
Mục đích: 
Thang điểm đánh giá: 5 (rất tốt); 4 (tốt); 3 (trung bình);2 (kém); 1 (rất tồi) 
1. Nội dụng bài thuyết trình 
Phần mở đầu 5 4 3 2 1 
Gây chú ý 
Thiết lập lòng tin, thiện cảm 
Trình bày mục đích rõ ràng 
Đưa ra các luận điểm chính 
Thân bài 
Các ý chính rõ ràng 
Các ý chính được sắp xếp một cách logic 
Thiết lập các mục tiêu 
Các ý tưởng ban đầu 
Có dẫn chứng 
Chuyển đoạn và kết đoạn 
Kết luận 
Kết một cách rõ ràng 
 30 
Kết một cách chính xác 
Kêu gọi hành động (nếu cần) 
2. Phương pháp thuyết trình 
Nội dung 5 4 3 2 1 
Ấn tượng hình ảnh 
Cảm xúc được kiểm soát 
Giữ giao tiếp bằng mắt 
Điệu bộ tự nhiên 
Vẻ mặt hợp lý 
Hình ảnh tốt 
Ăn mặc phù hợp 
GIọng điệu 
Ấn tượng lời nói 
Sự nhiệt tình 
Tốc độ nói 
Âm lượng lời nói 
Cao độ giọng nói 
Âm vị 
Ngôn ngữ 
 31 
Sự phù hợp 
Rõ ràng 
Đúng ngữ pháp 
Phát âm đúng 
 Đúng từ vựng 
3. Phân tích khán thính giả 
Đạt được kỳ vọng 
Hình ảnh rõ ràng về thính giả 
Nói theo trình độ của người nghe 
4. Ưu điểm của diễn giả: 
5. Đề xuất cải thiện 
6. Các nhận xét khác 
 32 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
 1. Business Harvard Review (2014), Bộ sách cẩm nang bỏ túi – Kỹ năng thuyết 
 trình NXB Thông Tấn. 
 2. RiChard Hal (2012), Thuyết trình thật đơn giản, Alphabooks. NXB Văn hóa 
 3. Lại Thế Luyện (2012), Kỹ năng Thuyết trình hiệu quả, Nhà xuất bản tổng 
 hợp TP.HCM. 
 4. Alphabooks biên soạn (2007), Bản đồ tư duy trong thuyết trình 
 33 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mon_hoc_ky_nang_thuyet_trinh.pdf