Thực trạng và giải pháp thông tin về kinh tế biển đảo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in
TÓM TẮT
Phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ là vấn đề được Đảng và Nhà
nước quan tâm, nhất là trong tình hình tranh chấp chủ quyền căng thẳng hiện nay ở Biển
Đông. Đây là vùng có vị trí chiến lược an ninh - quốc phòng quan trọng, cũng như có tiềm
năng rất lớn để phát triển kinh tế biển đảo. Để quá trình phát triển kinh tế biển đảo của
vùng theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước thì không thể thiếu vai trò báo chí nói
chung, báo in nói riêng trong việc thông tin, tuyên truyền các chính sách; phát hiện, cổ vũ,
khuyến khích các mô hình sản xuất hiệu quả; phản ánh những sai trái, tiêu cực; đề xuất các
giải pháp phát triển hợp lý. Vì vậy, trên cơ sở khảo sát, thống kê, chúng tôi làm rõ thực
trạng cũng như đề xuất các giải pháp phát huy hơn nữa vai trò thông tin, tuyên truyền của
báo in với kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và giải pháp thông tin về kinh tế biển đảo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in
trong phát triển kinh tế biển đảo Duyên hải Nam Trung Bộ để rút kinh nghiệm. Những bất cập thường được báo in phản ánh là độ chênh giữa chính sách và thực tiễn hoạt động sản xuất, nhất là những bất cập trong chính sách phát triển đánh bắt hải sản. Tác giả các bài báo chỉ rõ, tuy có nhiều chính sách phát triển đánh bắt hải sản của Đảng và Nhà nước nhưng không thiết thực, xa rời thực tế nên rất khó triển khai trong thực tế và thậm chí không thể áp dụng. Thứ hai là những chính sách sai lầm của các chính quyền địa phương khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ dẫn đến những hậu quả lớn như Khánh Hòa cho phép các doanh nghiệp lấn biển, lấp vịnh Nha Trang. Thứ ba là các bất cập trong hoạt động sản xuất như không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường... Các tờ như Báo Thanh niên, Báo Tuổi trẻ thường có tính phản biện rất cao, trong khi các tờ Báo Nhân dân, Báo Đà Nẵng, Báo Khánh Hòa tính phản biện thấp. Tính phản biện ở đây không dừng lại việc chỉ ra cái hay mà còn “đánh” vào những tiêu cực trong phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Điều này các tờ báo Đảng chưa làm được. Đơn cử như: sự kiện là tỉnh Khánh Hòa cho doanh nghiệp lấn biển, lấp vịnh Nha Trang để xây dựng các dự án thì các tờ báo Đảng hạn chế đưa tin, trừ Báo Thanh niên và Báo Tuổi trẻ. Như vậy, xét tổng thể thì nội dung thông tin về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in có những thành công và hạn chế. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng nội dung thông tin được công chúng đánh giá khá cao. Theo số liệu điều tra của tác giả năm 2015 (số lượng phiếu: 300; địa điểm: Đà Nẵng; đối tượng: cán bộ, công chức, người lao động...) thì có 38% công chúng đánh giá các tin, bài về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in có nội dung hay, 7% đánh giá rất hay; về tính thời sự của thông tin có 34,3% công chúng đánh giá kịp thời, 10,3% đánh giá rất kịp thời 3.2. Hình thức thông tin Xét ở góc độ hình thức, các tờ báo từ trung ương đến địa phương sử dụng rất nhiều thể loại. Ngoài các thể loại báo chí phổ biến như tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, bình luận thì còn có một số thể loại mang tính chất nghiên cứu sâu của chuyên gia, hoặc là của người trực tiếp quản lý chính lĩnh vực đó như bài chuyên luận. Trong đó, có một số thể loại được báo chí 162 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) sử dụng nhiều: tin (chiếm 44,5%), bài phản ánh (chiếm 32,7%), phóng sự (15,5%). Bảng 2. Các thể loại được 5 tờ báo sử dụng để thông tin về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ từ 6/2013 - 3/2015. Stt Thể loại % 1 Tin 44.5 2 Bài phản ánh 32.7 3 Phóng sự 15.5 4 Bình luận 2.4 7 Phỏng vấn 2.2 8 Ký sự 1.3 9 Các thể loại khác 1.3 Tổng 100 Nguồn: Thống kê của tác giả năm 2015 Ở góc độ hình ảnh, các tờ báo rất chú trọng việc sử dụng ảnh, mặc dù nó chiếm diện tích lớn trên mặt báo. Trong đó du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, kinh tế hàng hải và kinh tế đảo là những ngành được tác giả sử dụng nhiều hình ảnh nhất khi thông tin. Các hình ảnh thông tin về các ngành này không những mang tính thẩm mỹ cao, chuyển tải nhiều thông tin, mà còn mang hơi thở cuộc sống. Trong khi đó, những tin, bài thuộc các lĩnh vực kinh tế biển đảo khác như khai thác và chế biến dầu khí, khai thác khoáng sản biển, thông tin liên lạc biển thì số lượng hình ảnh nghèo nàn và chủ yếu là mang tính minh họa, ít thông tin. Ở góc độ ngôn ngữ, báo in chuyển tải thông tin dựa trên có hai yếu tố: chính văn là văn tự (chữ viết); thứ văn là hình ảnh, đồ thị, biểu đồ... Thực trạng cho thấy, tác giả các bài báo rất ít sử dụng các yếu tố ngôn ngữ thứ văn như đồ thị, biểu đồ để chuyển tải thông tin kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Trong khi đó, việc sử dụng nhiều thể loại thuộc cả 3 nhóm thể loại báo chí nên yếu tố ngôn ngữ chính văn được sử dụng rất đa dạng, phong phú: tin thì ngôn ngữ luôn rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích; bình luận thể hiện việc lập luận chắc chắn, logic; phóng sự, ký sự ngôn ngữ linh hoạt, giàu hình ảnh và mang đậm cái tôi - tác giả. Đặc biệt ngoài ngôn ngữ mang tính chất đại chúng, tác giả các bài báo còn sử dụng ngôn ngữ mang tính chuyên biệt: đới bờ, logistic, vùng lộng... khi thông tin về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Dưới góc độ trình bày bài báo thì các tác phẩm báo chí thông tin về phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ còn quá chú trọng sử dụng yếu tố chính văn, trong khi yếu tố thứ văn: biểu đồ, đồ thị còn chưa được sử dụng nhiều. Điều này dẫn đến “cửa” thông tin trên bài báo không nhiều, mất thời gian của công chúng khi tiếp nhận. Cụ thể, các bài báo trên báo Tuổi trẻ và Thanh niên thường nhiều nhất khoảng 7 - 8 cửa thông tin: tít chính, sapo, tít phụ, chính văn, ảnh, box; các báo Đà Nẵng, Khánh Hòa và Nhân dân nhiều nhất thường khoảng 6 - 7 cửa thông tin. 163 Thực trạng và giải pháp thông tin về kinh tế biển đảo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in Trong thời gian khảo sát, chưa có mục, chuyên mục, chuyên trang trên báo in dành riêng cho lĩnh vực kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Thông tin phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ được đăng tải trên nhiều mục và chuyên mục chung của các tờ báo. Các mục và chuyên mục này đăng tải tất cả các vấn đề, chứ không chỉ có thông tin kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Ví dụ, thông tin kinh tế biển đảo Khánh Hòa chuyển tải qua các mục và chuyên mục chung trên Báo Khánh Hòa: công nghiệp - tiểu thủ công nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản, kinh tế, nông nghiêp - nông thôn...; trên Báo Thanh niên: kinh tế, lữ hành, tin tức sự kiện, nhịp cầu doanh nghiệp... Ở cấp độ các ngành của kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, có một số chuyên mục đề cập trực tiếp các lĩnh vực nhỏ trong các ngành đó, như Báo Đà Nẵng có chuyên mục Chuyện của ngư dân, Báo Tuổi trẻ có chuyên mục Góp đá xây Trường Sa. Tuy nhiên, chuyên mục Góp đá xây Trường Sa thông tin rất ít tình hình kinh tế đảo Trường Sa mà chủ yếu là thông tin về quyên góp, ủng hộ. Tóm lại, cũng như nội dung, hình thức thông tin kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại những hạn chế. 4. GIẢI PHÁP THÔNG TIN 4.1. Đối với tòa soạn - cơ quan báo in Trước hết, cần tăng cường vai trò của các tờ báo địa phương trong việc thông tin về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Các tờ báo địa phương có lợi thế hơn rất nhiều so với báo trung ương: phạm vi thông tin hẹp, nhân lực tập trung nên có điều kiện để phản ánh chuyên sâu và đầy đủ các vấn đề kinh tế biển đảo của địa phương mình. Tuy nhiên, theo nhà báo Nguyễn Thế Thịnh - Trưởng ban Đại diện Báo Thanh niên tại miền Trung: hầu hết các tờ báo địa phương chỉ đăng tải các bài nói về chủ trương chung chung và bài tổng kết (viết cái họ thích) chứ chưa bắt mạch được đời sống thực tế (cái ngư dân muốn). Vì vậy, nhà báo Nguyễn Thế Thịnh cho rằng, báo Trung ương hay địa phương thì cũng viết cái mà ngư dân cần chứ đừng viết cái mình thích. Qua kết quả điều tra, công chúng cho rằng thông tin phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in chủ yếu giúp ích cho cơ quan quản lý (33%) và cá nhân (37%). Nếu xét ở góc độ tuyên truyền thì những con số này rất lý tưởng, nhưng ở góc độ kinh tế, thiết nghĩ chúng ta cần chú trọng đưa những thông tin cần thiết đối với doanh nghiệp nhiều hơn. 164 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) Biểu đồ 1. Đánh giá của công chúng về lợi ích của thông tin kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2015. Thứ hai, các cơ quan báo in cần bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thực tiễn đời sống để thông tin, tuyên truyền; phản ánh nhiều hơn nữa những mặt tốt cũng như mặt tồn tại trong phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Cụ thể, các cơ quan báo in cần bám sát vào chiến lược biển của Việt Nam; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững kinh tế biển đảo; về đời sống thực tiễn liên quan đến kinh tế biển đảo – về đời sống ngư dân, ngư nghiệp, ngư trường để tuyên truyền có chiều sâu, đúng hướng, đúng lộ trình phát triển kinh tế biển quốc gia; luôn luôn tìm tòi, phát hiện để phản ánh những mô hình, những cách làm tốt, thông tin hấp dẫn nhằm tạo nên ảnh hưởng xã hội rộng lớn; phát hiện những biểu hiện tiêu cực, những vấn đề nổi cộm phát sinh, dùng thông tin chuẩn xác để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc điều chỉnh chính sách, đề ra chủ trương mới và kịp thời tháo gỡ khó khăn, xử lý những vướng mắcv.v. Thứ ba, tùy vào đặc điểm của từng tờ báo để xem xét việc nên hay không xây dựng mục, chuyên mục hoặc chuyên trang về kinh tế biển đảo của địa phương hoặc của cả vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 4.2. Đối với phóng viên Trước hết, phóng viên cần nắm vững kiến thức về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Để hoạt động tốt trong việc thông tin về phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, cái quan trọng đầu tiên là phóng viên phải nắm rõ, hiểu biết về kinh tế biển đảo nói chung và kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Chỉ khi nắm nội dung kinh tế biển đảo, cũng như nắm rõ đặc điểm về tự nhiên, tiềm năng của biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ thì phóng viên mới dễ dàng trong việc tìm ra các vấn đề. Thứ hai, phóng viên cần nắm vững chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ của Đảng và Nhà nước. Việc nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước giúp phóng viên phản ánh, thông tin theo đúng chủ trương, cũng như giúp phóng viên có đủ bản lĩnh để thẩm định các sự kiện diễn ra trong lĩnh vực kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Nhất là hiện nay, vấn đề biển đảo, kinh tế biển đảo 165 Thực trạng và giải pháp thông tin về kinh tế biển đảo khu vực duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in không đơn thuần như nghĩa đen vốn có nữa mà đằng sau là vấn đề an ninh quốc - phòng của đất nước. Thứ ba, phóng viên cần lập kế hoạch thông tin về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Công việc này phóng viên thường áp dụng đối với những sự kiện, vấn đề quan trọng. Theo đó, không chỉ đưa một tin hay một bài về sự kiện mà phóng viên lập kế hoạch đưa nhiều thông tin xoay quay vấn đề, sự kiện đó. Điều này sẽ làm cho sự kiện, vấn đề về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ có tầm ảnh hưởng lớn hơn, gây ấn tượng cũng như sự quan tâm nhiều hơn của công luận. Ngoài ra, để hoạt động tốt trong việc thông tin tuyên truyền về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ còn có một số kinh nghiệm sau: - Viết về kinh tế không có những con số chứng minh thì bài viết không sống được. Vì vậy, việc dành rất nhiều thời gian cho việc thu thập tài liệu là quan trọng. Những vấn đề chưa biết hãy nhờ các chuyên gia kinh tế - Do đặc thù biển đảo, phóng viên bị giới hạn về khoảng cách địa lý khi muốn tiếp cận hiện trường, ví dụ như tai nạn tàu thuyền, tàu Trung Quốc tấn công ngư dân nước ta, tranh chấp ngư trường, nên phóng viên cần xác minh nguồn thông tin kỹ càng trước khi đưa tin, bài, nhất là ý kiến chính thức của cơ quan chức năng, đơn vị quản lý. 5. KẾT LUẬN Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có tiềm năng phát triển kinh tế biển đảo; có hai quần đảo Hoàng Sa (đã bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép năm 1974) và Trường Sa đang bị một số nước, lãnh thổ tranh chấp, xâm lấn trái phép nên việc phát triển kinh tế biển đảo ở khu vực này có nhiều ý nghĩa. Báo chí với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước; là diễn đàn của nhân dân cần xác định rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ trong việc thông tin, tuyên truyền về kinh tế biển đảo nói chung và kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi đã làm rõ khái niệm kinh tế biển đảo, tiềm năng phát triển, thực trạng thông tin cũng như đề xuất các giải pháp phát huy việc thông tin, tuyên truyền về kinh tế biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ trên báo in. Hi vọng những nghiên cứu tiếp tục trong lĩnh vực này sẽ góp phần cho việc thôn tin, tuyên truyền về phát triển kinh tế biển đảo nói chung và biển đảo khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ nói riêng đạt hiệu quả hơn. 166 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 5, Số 2 (2016) TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Dũng (2015). Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí – Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân ăn Hà Nội. [2]. Nhiều tác giả (2012). Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [3]. PGS. TS ũ ăn Phái (2008). Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba - Tiểu ban kinh tế Việt Nam, tr.179 - 181. [4]. PGS.TS Hồ Tấn Sáng (2010). Khai thác tiềm năng kinh tế biển đảo ở các tỉnh duyên hải miền Trung - thực trạng và giải pháp, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. [5]. Dương Xuân Sơn (2014). Các loại hình báo chí truyền thông, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. [6]. Phan Thị Yến Tuyết (2013). Kinh tế - văn hóa - xã hội ở vùng biển Nam Bộ và vấn đề phát triển bền vững, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 16, số X3, tr.119. REALITY AND SOLUTIONS OF INFORMATION ON THE SEA – ISLAND ECONOMY IN THE SOUTH CENTRAL COAST REGION OF VIETNAM IN NEWSPAPER Ho Dung Department of Journalism and Communications, Hue University College of Sciences Email: hodung122.bc@gmail.com ASTRACT Economic development in the South Central Coast region of Vietnam is an issue concerned by the Party and the National State, especially in the situation of disputes in the East Sea at present. This area has an important strategic location in security - defense and has a huge potential for the economic development of sea - island regions. To develop the economy of the sea - island regions oriented by the Party and the National State, the role of the journalism in general and newspaper in particular in the policy propaganda; the detection, the support, the encouragement of the efficiently productive models; the reflection of the wrong and the negative as well as the proposals of reasonable development solutions is indispensable. Therefore, on the basis of statistical surveys, we clarify the reality and propose the solutions to further develop the role of newspaper in information and propaganda to the sea – island economy of the South Central Coast region of Vietnam. Keywords: newspaper, sea – island economy, South Central Coast of Vietnam. 167
File đính kèm:
- thuc_trang_va_giai_phap_thong_tin_ve_kinh_te_bien_dao_khu_vu.pdf