Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Sử dụng chủ yếu các phương pháp thường quy định trong nghiên cứu

khoa học giáo dục, nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng hứng thú

của sinh viên Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm –

Đại học Thái Nguyên đối với môn học Giáo dục Thể chất cũng như

những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, làm cơ sở cho việc đề xuất

các biện pháp nâng cao hứng thú đối với môn học của sinh viên. Kết

quả cho thấy, nghiên cứu đã xác định được 07 biện pháp nâng cao

hứng thú học tập cho sinh viên, góp phần đào tạo toàn diện sinh viên

của Khoa và Nhà trường. Đó là các biện pháp: Biện pháp 1: Không

ngừng tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc tập luyện Thể dục thể

thao; Biện pháp 2: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập

luyện; Biện pháp 3: Cải tiến hình thức tổ chức, đào tạo, phương pháp

giảng dạy phù hợp; Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng và trình độ

giảng viên; Biện pháp 5: Áp dụng phương pháp trò chơi và thi đấu

trong giờ học; Biện pháp 6: Tăng cường tổ chức các giải đấu cấp

trường; Biện pháp 7: Thành lập Câu lạc bộ Thể dục thể thao dành cho

sinh viên.

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3300
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Giáo dục thể chất cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
rèn 
luyện nâng cao sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ học tập của môn học nói riêng và kết quả học 
tập, rèn luyện nói chung của Nhà trường đã đề ra. 
3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú của sinh viên trong giờ học môn GDTC 
Hứng thú là hoạt động tích cực thúc đẩy sinh viên trong học tập và rèn luyện, là động lực bên 
trong để khơi dậy và duy trì hành vi hoạt động, từ đó tạo ra động cơ, mục đích để sinh viên phấn 
đấu vươn tới. Qua kết quả nghiên cứu ở các mục trên cho thấy, sinh viên Khoa GDMN Trường 
ĐHSP-ĐHTN không có hứng thú với môn GDTC, vì vậy sẽ không có động cơ đúng đắn, hứng 
thú bền vững trong suốt quá trình học tập cũng như hứng thú nhất thời trong từng buổi học dẫn 
tới kết quả học tập và rèn luyện môn học này thấp, nhiều sinh viên thi không đạt yêu cầu ngay từ 
lần thi thứ nhất. Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn các chuyên gia, cán bộ quản lý, giảng viên 
và sinh viên để tìm ra nguyên nhân dẫn tới sinh viên không có hứng thú với môn GDTC. Chúng 
tôi thu được kết quả sau: 
1) Về phía Nhà trường có 6 yếu tố sau: 
- Nhà trường chưa thật sự quan tâm môn học này. 
- Nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về GDTC trong nhà trường chưa tốt. 
- Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện chưa tốt. 
- Hệ thống tổ chức và quản lý công tác GDTC chưa hợp lý. 
- Hình thức tổ chức đào tạo và phương pháp dạy học môn GDTC chưa phù hợp. 
- Môn GDTC chưa được coi trọng như những môn học khác. 
2) Về phía giảng viên dạy môn GDTC có 6 yếu tố sau: 
- Đội ngũ giảng viên TDTT chưa đủ mạnh. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 371 - 377 
 374 Email: jst@tnu.edu.vn 
- Phương pháp và hình thức giảng dạy còn đơn điệu. 
- Giảng viên không nhiệt tình trong giờ dạy. 
- Năng lực thị phạm của giảng viên còn hạn chế. 
- Giảng viên không thường xuyên động viên, giáo dục sinh viên. 
- Giảng viên TDTT chưa được tôn trọng. 
3) Về phía sinh viên có 6 yếu tố sau: 
- Không có hứng thú với môn học. 
- Điểm môn GDTC không được tính vào điểm trung bình học tập, xét học bổng. 
- Bố trí giờ học vào thời điểm chưa thích hợp. 
- Không có thời gian vì bận đi làm thêm. 
- Chưa ý thức được tác dụng của môn học. 
- Tập luyện vất vả. 
Từ kết quả phỏng vấn trên cho thấy, hiện nay sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSP-ĐHTN 
không hứng thú đối với môn học GDTC do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác 
nhau. Những nguyên nhân đó trách nhiệm ở cả phía nhà trường, giảng viên và sinh viên. 
3.3. Đề xuất lựa chọn biện pháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học môn GDTC 
Để lựa chọn biện pháp nâng cao hứng thú trong học tập GDTC cho sinh viên, đề tài đã tham 
khảo các tài liệu có liên quan, dựa vào nguyên tắc và cơ sở xây dựng biện pháp vào nguyên nhân 
ảnh hưởng tới hứng thú học môn GDTC của sinh viên, ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý, 
giảng viên, sinh viên đang trực tiếp giảng dạy, học tập môn GDTC. Nghiên cứu đã tổng hợp được 
28 biện pháp nâng cao hứng thú cho sinh viên trong quá trình học môn GDTC. Kết quả phỏng 
vấn trình bày ở Bảng 2: 
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn cán bộ, giảng viên 
và sinh viên để lựa chọn biện pháp nâng cao hứng thú học môn GDTC 
TT Nội dung 
Cán bộ, GV 
(n=30) 
Sinh viên 
(n=200) 
Cần 
thiết 
% 
Cần 
thiết 
% 
1 Nhà trường cần quan tâm hơn nữa môn GDTC 17 56,66 92 46,00 
2 Không ngừng tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc tập luyện TDTT. 25 83,33 166 83,00 
3 Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện 23 76,66 153 76,50 
4 Cải tiến hệ thống tổ chức và quản lý công tác GDTC 15 50,00 88 44,00 
5 Cải tiến hình thức tổ chức đào tạo, phương pháp giảng dạy cho phù hợp. 22 73,33 146 73,00 
6 Nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giảng viên TDTT 17 56,66 63 31,50 
7 Giảng viên cần nhiệt tình trong giờ dạy 18 60,00 67 33,50 
8 Nâng cao năng lực, kĩ năng thị phạm 15 50,00 83 41,50 
9 Giảng viên cần thường xuyên động viên, giáo dục sinh viên trong giờ GDTC 16 53,33 89 44,50 
10 Giảng viên TDTT cần quan tâm hơn đến sinh viên 19 63,33 80 40,00 
11 Cần giới thiệu thêm về kiến thức về TDTT 15 50,00 100 50,00 
12 
Nâng cao chất lượng, trình độ giảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm 
của các nhà quản lý, cán bộ giảng viên TDTT. Có chế độ chính sách thoả 
đáng đối với cán bộ, giảng viên TDTT 
30 100,00 179 89,50 
13 Cần bố trí giờ học vào thời điểm thích hợp 17 56,66 77 38,50 
14 Giảng viên tạo ra không khí thi đua trong lớp học 18 60,00 78 39,00 
15 Áp dụng phương pháp trò chơi và thi đấu trong giờ học 23 76,66 148 74,00 
16 Giảng viên biết cổ vũ, khích lệ động viên các em học tập 20 66,66 126 63,00 
17 Thường xuyên và định kỳ kiểm tra thể lực của sinh viên 15 50,00 63 31,50 
18 Giảng viên đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng nội dung và toàn lớp học 17 56,66 92 46,00 
19 Giảng viên là tấm gương tốt về rèn luyện TDTT 18 60,00 88 44,00 
20 Đưa thêm một số môn thể thao mới vào giờ GDTC 15 50,00 68 34,00 
21 Thành lập CLB TDTT dành cho sinh viên trong trường. 25 83,33 157 78,50 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 371 - 377 
 375 Email: jst@tnu.edu.vn 
TT Nội dung 
Cán bộ, GV 
(n=30) 
Sinh viên 
(n=200) 
Cần 
thiết 
% 
Cần 
thiết 
% 
22 
Tăng cường tổ chức các giải đấu cấp nhà trường, thường xuyên tham gia 
thi đấu các giải thể thao bên ngoài. 
27 90,00 167 83,50 
23 Có chế độ chính sách thoả đáng đối với cán bộ, giảng viên TDTT 19 63,33 88 44,00 
24 Có chế độ ưu tiên với sinh viên học tốt môn GDTC 17 56,66 100 50,00 
25 Giảng viên đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho từng nội dung và toàn lớp học 15 50,00 78 39,00 
26 Sau buổi tập giảng viên giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên 18 60,00 92 46,00 
27 Giảng viên biết cổ vũ, khích lệ động viên các em học tập. 19 63,33 63 31,50 
28 Cố gắng sắp xếp nhiều giáo án có giá trị rèn luyện lớn mà sinh viên yêu thích. 15 50,00 77 38,50 
Kết quả phỏng vấn cho thấy, những vấn đề cán bộ, giảng viên và sinh viên quan tâm để nhằm 
nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC cho sinh viên đều có điểm chung giống nhau. Các đối 
tượng phỏng vấn đều khẳng định trong số 28 biện pháp nghiên cứu nêu ra, biện pháp nào cũng có 
vai trò quan trọng. Tuy nhiên có 07 biện pháp số phiếu đạt từ 70% trở lên, và 21 biện pháp có số 
phiếu chiếm từ dưới 70% đến trên 31%. Căn cứ vào nguyên tắc lựa chọn biện pháp đã đề ra, để 
đảm bảo tính trung thực, khách quan nghiên cứu chỉ chọn những biện pháp có số phiếu tán thành 
từ 70% trở lên. Kết quả đề xuất lựa chọn biện pháp nâng cao hứng thú trong giờ học GDTC cho 
sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSP-ĐHTN bao gồm 7 biện pháp sau: 
Biện pháp 1: Không ngừng tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của việc tập luyện TDTT. 
a. M c đ ch: Nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên hiểu được ý nghĩa, mục đích, tác dụng 
của việc học GDTC và tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống 
lành mạnh.... để từ đó có kế hoạch tập luyện cho bản thân. 
 . Nội ng: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về giá trị của việc luyện tập TDTT 
c. Cách thực hiện: Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TDTT, phổ biến kiến thức khoa học về 
TDTT thông qua hội thảo, tọa đàm... 
 Biện pháp 2: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện. 
a. M c đ ch: Khai thác tối ưu cơ sở vật chất có sẵn, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có, 
đầu tư thêm cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ phục vụ công tác giảng dạy, học tập được tốt hơn. 
b. Nội dung: Trang bị các trang thiết bị dụng cụ tập luyện thể thao đảm bảo yêu cầu môn học. 
c. Cách thức thực hiện: Khai thác tối đa và thường xuyên vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng những 
dụng cụ cơ sở vật chất hiện có. Đồng thời mua sắm mới dụng cụ trang thiết bị các môn thể thao 
đảm bảo về số lượng và chất lượng. Xây dựng mục tiêu phấn đấu đảm bảo diện tích dành cho 
hoạt động TDTT của sinh viên theo Quyết định 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng 
Chính phủ (đạt 03 m2/1SV vào năm 2020, 04 m2/1SV vào năm 2030). 
Biện pháp 3: Cải tiến hình thức tổ chức, đào tạo, phương pháp giảng dạy phù hợp. 
a. M c đ ch: Đổi mới hình thức tổ chức, đào tạo, phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích 
cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. 
b. Nội dung: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung kiểm định chất lượng, cải tiến các phương pháp dạy 
học truyền thống; kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học. 
c. Cách thức thực hiện: Bồi dưỡng cho đội ngũ các tri thức, phương pháp dạy học phát triển 
năng lực và kỹ năng cần thiết về kiểm tra – đánh giá, nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông 
tin; quản lý hoàn thiện quy trình tổ chức đào tạo gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học. 
Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng và trình độ giảng viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của 
các nhà quản lý, cán bộ giảng viên TDTT. Có chế độ chính sách thoả đáng đối với cán bộ, giảng 
viên TDTT. 
a. M c đ ch: Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn gắn kết với tinh thần trách nhiệm của 
các nhà quản lý phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao 
hứng thú của người học. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 371 - 377 
 376 Email: jst@tnu.edu.vn 
b. Nội dung: 
Nâng cao chất lượng và trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Có chế độ chính 
sách đãi ngộ thoả đáng. 
c. Cách thức thực hiện: Bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ, đa dạng hình thức cho đội ngũ 
giảng viên các năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cải thiện 
chính sách đãi ngộ, ưu tiên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc cho cán 
bộ, giảng viên TDTT. 
Biện pháp 5: Áp dụng phương pháp trò chơi và thi đấu trong giờ học. 
 . M c đ ch: Nhằm khơi dậy tính ganh đua của các em, sự thi đua làm bầu không khí học tập 
trong lớp nóng lên, từ đó hiệu quả học tập cũng được nâng lên. 
 . Nội ng: Sử dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp trò chơi, thi đấu trong học GDTC. 
c. Cách thức thực hiện: Chia lớp thành các nhóm và ra chỉ tiêu phấn đấu tổ chức các cuộc 
thi biểu diễn cá nhân hoặc nhóm nhỏ sau đó phân loại, lập bảng xếp hạng từ cao xuống thấp thi 
đua thành tích với các lớp khác. 
Biện pháp 6: Tăng cường tổ chức các giải đấu cấp Nhà trường, thường xuyên tham gia thi 
đấu các giải thể thao bên ngoài trường. 
 . M c đ ch: Tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn trường, làm phong phú đời sống tinh 
thần, tuyển chọn những cá nhân xuất sắc, thành lập các đội tuyển từ đó tổ chức các đội tuyển thể 
thao của trường tham gia các giải thể thao ngoài trường. 
 . Nội ng: Tổ chức các giải đấu trong trường và tích cực tham gia thi đấu các giải thể thao 
bên ngoài trường. 
c. Cách thức thực hiện: Giảng viên tổ chức thi đấu giữa các nhóm trong cùng lớp, thi đấu 
giữa các lớp với nhau Khoa TDTT phối hợp với Đoàn trường, Hội Sinh viên lên kế hoạch tổ 
chức thi đấu các giải thể thao cho sinh viên từ đầu năm học để trình lên Đảng ủy, Ban Giám hiệu 
Nhà trường phê duyệt thực hiện Căn cứ vào các giải thi đấu thường niên của khu vực và toàn 
quốc để tổ chức tập luyện đội tuyển tham gia thi đấu tốt Tích cực kêu gọi thu hút nhà tài trợ cho 
các đội tuyển đi thi đấu thể thao. 
Biện pháp 7: Thành lập Câu lạc bộ TDTT dành cho sinh viên trong Nhà trường. 
 . M c đ ch: Nhằm thúc đẩy phong trào hoạt động tập luyện TDTT ngoại khoá, thu hút ngày 
càng đông sinh vên tham gia tập luyện, nâng cao thể lực cho sinh viên, giảm bớt sự căng thẳng 
trong giờ học các nội dung văn hoá trên giảng đường, góp phần tạo ra sân chơi bổ ích và lành 
mạnh cho sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường. 
 . Nội ng: Thành lập mô hình CLB TDTT đa dạng cho sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn 
tham gia môn thể thao yêu thích. 
c. Cách thức thực hiện: Căn cứ vào tình hình của đơn vị, Khoa TDTT xây dựng kế hoạch, 
nội dung chương trình thành lập câu lạc bộ TDTT cho phù hợp, đồng thời phối hợp với Đoàn 
Thanh niên, Hội Sinh viên, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác học sinh, sinh viên tích cực tuyên 
truyền về việc thành lập câu lạc bộ TDTT để sinh viên tích cực tham gia. 
4. Kết luận 
Từ những kết quả nghiên cứu, bài báo đi đến một số kết luận sau: 
1. Đại đa số sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSP-ĐHTN không thích (hứng thú) học môn 
GDTC. Điều này được biểu hiện qua thái độ ứng xử của sinh viên với môn học, qua việc sinh 
viên không chú ý trong quá trình học tập, kết quả học môn GDTC còn thấp. Sự thiếu hứng thú 
khi học môn GDTC của sinh viên có 18 nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, những nguyên 
nhân này có trách nhiệm ở cả phía nhà trường, giảng viên và sinh viên. 
2. Qua nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất lựa chọn 07 biện pháp nhằm nâng cao hứng thú trong 
giờ học môn GDTC cho sinh viên Khoa GDMN Trường ĐHSP-ĐHTN. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 371 - 377 
 377 Email: jst@tnu.edu.vn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] V. T. Nguyen, "Research on some measures of intensifying the extracurricular activities to improve the 
effectiveness of the physical education subject at University of Transport,” (in Vietnamese), Master 
thesis, Bac Ninh Sports University, Bac Ninh, 2007. 
[2] V. T. Nguyen, “Research on some measures to improve the quality of physical education for students at 
Thanh Hoa Pedagogical High School,” (in Vietnamese), Master thesis, Bac Ninh Sports University, 
Bac Ninh, 2007. 
[3] T. T. H. Mai, “Model of after-school sports club for students at primary schools in Hai Duong City,” (in 
Vietnamese), Sports Science Magazine – Vietnam sport Science Institute, vol. 5, pp. 76-79, 2011. 
[4] T. T. N. Nguyen, “Developing extra-curricular training programs in badminton to improve the quality 
of physical education for students of the University of Civil Engineering,” (in Vietnamese), Sports 
Science and Training Magazine - Danang sport University, vol. 15, pp. 65 -68, March 2021. 
[5] D. T. Vu and C. D. Hoang, "Elective teaching and the trend of modern education,” (in Vietnamese), 
Sports Science Magazine - Vietnam sport Science Institute, vol. 1, pp. 13-15, 2009. 
[6] A. D. Le, “A study on active teaching methods to be applied in some theoretical subjects for students of 
Faculty of Physical Education, Hue University,” (in Vietnamese), Sports Science Magazine - Vietnam 
sport Science Institute, vol. 1, pp. 26-30, 2021. 
[7] T. S. C. H. Le, “Renovating the physical education program for students at pedagogical universities in 
the Middle of North region according to professional training and organizing school sports activities,” 
(in Vietnamese), PhD thesis, Institute of Sports Science, Hanoi, 2012. 
[8] T. T. Tran, “Research on some solutions to improve students’ motivation in a physical education class 
at Hanoi University of Foreign Language,” (in Vietnamese), Master thesis, Bac Ninh Sports 
University, Bac Ninh, 2017. 
[9] V. K. Vu, “The current situation and causes affecting the students’ attitude on studying physical 
education subject at the University of Civil Engineering,” (in Vietnamese), Sports Science Magazine - 
Vietnam sport Science Institute, vol. 1, pp. 46-49, 2021. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_va_de_xuat_bien_phap_nang_cao_hung_thu_trong_gio.pdf