Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Hoạt động thực tập sư phạm (TTSP) của sinh
viên (SV) ngành Giáo dục thể chất (GDTC)
Trường Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh (ĐH
TDTT BN) có những điểm chung và những đặc
thù riêng so với hoạt động TTSP của các ngành
đào tạo khác ở khối trường sư phạm. Bài viết
trình bày kết quả khảo sát thực trạng tổ chức
hoạt động TTSP của SV ngành GDTC theo các
khâu: Chuẩn bị TTSP, triển khai TTSP, đánh giá
kết quả TTSP và các điều kiện hỗ trợ TTSP.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục. Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc phương pháp hình thức tổ chức giáo dục đáp ứng mục tiêu đề ra; SV phải dự giờ 02 tiết chủ nhiệm, lên lớp 08 tiết chủ nhiệm; Biết đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của HS. (2). Thực tập Giáo dục thể chất, gồm: Dự các buổi sinh hoạt chuyên môn về công tác đoàn ở trường phổ thông; Lập kế hoạch thực tập GDTC cho từng tuần và cả đợt; Tìm hiểu các nội dung thực tiễn trường học (tập trung vào hoạt động phân công GV và xây dựng thời khóa biểu; Quản lí hoạt động học tập của học sinh; Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh (3). Phương thức tổ chức thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất ở Trường ĐH TDTT BN - Về thời lượng TTSP: SV ngành GDTC sau khi đạt các yêu cầu TTNVSP, hoàn thành các học phần tiên quyết của học phần TTSP sẽ tham gia đợt TTSP với thời lượng 08 tín chỉ. SV về TTSP tại trường phổ thông trong thời gian 8 tuần và chịu sự quản lí trực tiếp của Ban giám hiệu các trường phổ thông. - Về hình thức tổ chức thực hiện: TTNVSP ở Trường ĐH TDTT BN được tổ chức theo các hình thức: (1) Tổ chức thành đoàn gồm SV của khoa về trường phổ thông, mỗi đoàn 20-40 SV; (2) Tổ chức thành các nhóm SV, mỗi nhóm từ 2 đến 10 SV, SV có thể tự liên hệ cơ sở TTNVSP, Trường ĐH TDTT BN sẽ hỗ trợ về thủ tục pháp lí; và các đoàn TTNVSP có thể gửi thẳng về trường phổ thông do Ban giám hiệu trường phổ thông, quản lí tổ chức thực hiện TTNVSP hoặc do trưởng đoàn là giảng viên Trường ĐH TDTT BN phối hợp với trường phổ thông, quản lí tổ chức thực hiện. -Về cách thức tổ chức thực hiện: Ở Trường ĐH TDTT BN: Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo triển khai công tác TTSP tại Trường, đánh giá TTSP; phối hợp với khoa GDTC. Các phòng chức năng ưu tiên tạo cơ sở vật chất trang thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác TTSP, chuẩn bị kinh phí phục vụ TTSP. Khoa GDTC phải xây dựng chương kế hoạch cụ thể về chương trình thực tập NVSP, phân công giảng viên phụ trách TTSP, phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức TTSP cho SV. SV có trách nhiệm tham gia các hoạt động TTSP, đảm bảo 100% thời lượng TTSP tại trường phổ thông. - Cơ sở TTSP: Là trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cơ sở TTSP có trách nhiệm cử những giáo viên có thâm niên công tác, có phẩm chất tốt và năng lực nghề nghiệp để hướng dẫn TTSP cho SV. Ban giám hiệu trường phổ thông có trách nhiệm hỗ trợ, giám sát và đánh giá việc tổ chức hoạt động TTSP tại trường. Mỗi SV thực tập sẽ được hướng dẫn bởi hai GV của trường TTSP: GV hướng dẫn thực tập giáo dục là một GV chủ nhiệm lớp do Ban chỉ đạo tại trường TTSP phân công. GV hướng dẫn thực tập GDTC là thành viên trong ban giám hiệu của trường TTSP. 2.1.3. Đánh giá hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất ở Trường ĐH TDTT BN Yêu cầu đánh giá kết quả TTSP của SV ngành KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2020 45THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC GDTC phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính khoa học, hợp lí, tính toàn diện, công khai, minh bạch. Nội dung đánh giá kết quả TTSP gồm đánh giá kết quả thực tập giáo dục và thực tập sư phạm. Thực tập giáo dục được đánh giá qua các hoạt động: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục cho học sinh; Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, khả năng xử lí các tình huống giáo dục, các tiết lên lớp chủ nhiệm; Công tác chủ nhiệm lớp và thành tích của lớp được phân công chủ nhiệm. Thực tập NVSP được đánh giá qua các hoạt động: Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn ở trường phổ thông; Kế hoạch thực tập theo thời gian trong đợt TTSP; Tìm hiểu và viết báo cáo thu hoạch về các nội dung ở trường phổ thông; Thực hiện công việc trợ lí theo sự phân công nghiêm túc, sáng tạo. 2.2. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất ở Trường ĐH TDTT BN Thực trạng tổ chức hoạt động TTSP của SV ngành GDTC Trường ĐH TDTT BN được khảo sát theo các khâu của quá trình tổ chức với 4 mức độ thực hiện: Tốt/ Khá/ Trung bình/ Yếu. Kết quả thống kê được quy ước theo thang điểm ứng với 4 mức độ là Tốt - điểm 4; Khá - điểm 3; Trung bình - điểm 2; Yếu - điểm 1. Điểm trung bình (ĐTB) được quy định theo biên liên tục: 1,0 – 1,75: Yếu; 1,76 – 2,5: Trung bình; 2,51 – 3,25: Khá; 3,26 – 4,00: Tốt. Kết quả khảo sát, đánh giá mức độ thực hiện các khâu tổ chức TTSP của SV ngành GDTC được trình bày dưới đây. Bảng 1 cho thấy: Công tác chuẩn bị hoạt động TTSP của SV ngành GDTC ở Trường ĐH TDTT BN được CBQL và GV hướng dẫn từ các trường TTSP thống nhất đánh giá chung ở mức Tốt (ĐTB chung CBQL: 3,28; GV: 3,55); SV đánh giá ở mức khá (ĐTB 2,97). Như vậy, CBQL, GV và SV đã có sự nhất trí cao khi cho rằng SV được chuẩn bị khá tốt trước khi về TTSP ở trường phổ thông. Tuy nhiên, một số nội dung công việc chuẩn bị cho TTSP chưa được CBQL và SV đánh giá tốt, như: Lựa chọn và cử cán bộ phụ trách, giảng viên tư vấn, hướng dẫn SV TTSP; Quy định/ chuẩn bị tài liệu hướng dẫn TTSP cho giảng viên, GV, trường thực tập, các đoàn thực tập; Quy định/ chuẩn bị tài liệu hướng dẫn TTSP cho SV; Chuẩn bị các loại hồ sơ, biểu mẫu cho TTSP; Chuẩn bị kế hoạch kinh phí, các định mức chi cho TTSP; Bồi dưỡng, hướng dẫn một số nghiệp vụ, kĩ năng cho SV đi TTSP; Chuyển giao hồ sơ TTSP cho các trường thực tập. Ý kiến đánh giá này hoàn toàn phù hợp với thực tế hoạt động TTSP của SV ngành GDTC. Trường ĐH TDTT BN mới đưa sinh viên đi TTNVSP từ năm 2015, hoạt động TTSP còn khá mới mẻ, một số nội dung công việc chuẩn bị cho TTSP nói trên còn lúng túng, khó khăn và bất cập nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu của CBQL, GV, SV trong quá trình TTSP. 2.2.1. Công tác triển khai hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Quản lí giáo dục ở Trường ĐH TDTT BN (xem bảng 2) Bảng 2 cho thấy CBQL, GV và SV đã có sự thống nhất khi đánh giá chung công tác triển khai hoạt Bảng 1: Công tác chuẩn bị hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất ở Trường ĐH TDTT BN ĐTB mức độ thực hiện TT NỘI DUNG CBQL GV SV 1 Xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành và chương trình TTSP 3,35 3,61 3,04 2 Rà soát và lập danh sách SV hội đủ các điều kiện tiên quyết tham gia TTSP 3,40 3,68 3,22 3 Xây dựng kế hoạch TTSP của SV theo chức năng của Khoa, 3,34 3,64 3,30 4 Lập Ban chỉ đạo TTSP của Trường ĐHTDTT 3,31 3,52 3,06 5 Trường chuẩn bị địa bàn thực tập: bố trí, liên hệ với trường thực tập 3,37 3,55 3,20 6 Lập các đoàn TTSP của SV 3,31 3,59 3,27 7 Lựa chọn và cử cán bộ phụ trách, giảng viên tư vấn, hướng dẫn SV TTSP 3,22 3,49 3,20 8 Quy định/ chuẩn bị tài liệu hướng dẫn TTSP cho giảng viên, GV, trường thực tập, các đoàn TT 3,18 3,48 3,13 9 Quy định/chuẩn bị tài liệu hướng dẫn TTSP cho SV 3,20 3,41 3,20 10 Chuẩn bị các loại hồ sơ, biểu mẫu cho TTSP 3,09 3,49 3,42 11 Chuẩn bị kế hoạch kinh phí, các định mức chi cho TTSP 3,20 3,54 3,29 12 Tập huấn, phổ biến quy chế TTSP cho giảng viên, GV, SV 3,34 3,55 3,29 13 Bồi dưỡng, hướng dẫn một số nghiệp vụ, kĩ năng cho SV đi TTSP 3,32 3,46 3,19 14 Chuyển giao hồ sơ TTSP cho các trường TT 3,28 3,55 3,16 15 Lập ban chỉ đạo TTSP tại các trường thực tập 3,29 3,70 2,88 ĐTB chung 3,28 3,55 2,97 KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2020 46 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC động TTSP của SV ngành GDTC ở Trường ĐH TDTT BN từ mức khá (ĐTB chung: SV - 3,14) đến mức Tốt (CBQL: 3,33 và GV: 3,59). Đa số nội dung công việc triển khai TTSP được thống nhất đánh giá thực hiện tốt. 2.2.2. Công tác đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành Quản lí giáo dục ở Trường ĐH TDTT BN (xem bảng 3) Bảng 3 cho thấy công tác đánh giá kết quả TTSP của SV ngành GDTC được CBQL, GV và SV đánh giá chung ở mức khá tốt (ĐTB chung CBQL - 3,28; GV - 3,63, SV- 3,09). 2.2.3. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục thể chất ở Trường ĐH TDTT BN (xem bảng 4) Bảng 4 cho thấy CBQL, GV, SV có sự thống nhất đánh giá chung về các điều kiện hỗ trợ hoạt động TTSP của SV ngành GDTC từ mức khá đến cận tốt (ĐTB chung: CBQL - 3,24, GV - 3,56, SV - 3,16). Nhìn chung, Trường ĐH TDTT BN, Khoa GDTC và các cơ sở TTSP đã tạo điều kiện tốt nhất và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho SV ngành GDTC trong quá trình TTSP. Các trường TTSP đã phân công những GV nhiều kinh nghiệm hướng dẫn TTSP, đội ngũ GV, nhân viên nhiệt tình chỉ bảo SV trong nhiều hoạt động liên quan đến thực tập. Tuy nhiên, do đặc thù SV phải thực tập về lĩnh vực TDTT và GV hướng dẫn thực tập NVSP bận nhiều công việc nên thiếu thời gian để hướng dẫn chu đáo, tận tình. Ý kiến này đã được nhiều SV phản Bảng 4. Mức độ thực hiện các điều kiện hỗ trợ TTSP ĐTB mức độ thực hiện TT Nội dung CBQL GV SV 1 Tạo điều kiện về đội ngũ CBQL, giảng viên, GV, nhân viên cho TTSP 3,32 3,68 3,13 2 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho TTSP 3,26 3,67 3,28 3 Tạo điều kiện về trang thiết bị chuy ên dùng phục vụ TTSP 3,23 3,46 3,20 4 Kinh phí phục vụ TTSP 3,14 3,45 3,19 5 Theo dõi, giám sát, động viên, hỗ trợ, đảm bảo các quyền lợi của SV trong quá trình TTSP 3,26 3,55 3,01 ĐTB chung 3,24 3,56 3,16 Bảng 2. Mức độ thực hiện công tác triển khai TTSP TT NỘI DUNG ĐTB mức độ thực hiện 1 Tổ chức giao nhận nhiệm vụ giữa Trường ĐH TDTT BN và trường thực tập 3,35 3,61 2,80 2 Họp hội đồng GV để triển khai công tác TTSP 3,25 3,51 3,13 3 Lựa chọn và phân công CBQL, GV hướng dẫn TTSP 3,34 3,55 3,20 4 Phân công SV, nhóm SV về các lớp học của trường thực tập 3,35 3,54 3,30 5 Tổ chức lễ ra mắt đoàn thực tập tại trường TT 3,42 3,59 3,44 6 Tổ chức giao nhận nhiệm vụ giữa CBQL, GV hướng dẫn và SV TTSP 3,48 3,58 3,18 7 Tổ chức thực hiện các báo cáo cho SV về tình hình giáo dục Nhà trường 3,35 3,65 3,24 8 Tổ chức thực hiện các tiết sinh hoạt chủ nhiệm mẫu và tổ chức rút kinh nghiệm cho SV 3,32 3,68 3,15 9 Tổ chức, chỉ đạo thư ïc hiện các nội dung thực tập 3,23 3,65 3,18 10 Phối hợp giữa Trường ĐHTDTT, trường thực tập, Khoa GDTC, các phòng, ban chức năng, bộ phận, cá nhân phụ trách TTSP 3,23 3,58 2,83 ĐTB chung 3,33 3,59 3,14 Bảng 3. Mức độ thực hiện công tác đánh giá kết quả TTSP ĐTB mức độ thực hiện TT Nội dung CBQL GV SV 1 Hướng dẫn biểu mẫu đánh giá, tổng kết TTSP 3,29 3,57 2,93 2 Tổ chức, chỉ đạo đánh giá kết quả TTSP theo biểu mẫu 3,26 3,65 3,00 3 Xét duyệt kết quả TTSP của SV 3,32 3,65 3,09 4 Hoàn thiện hồ sơ TTSP 3,35 3,65 3,16 5 Tổ chức lễ tổng kết công tác TTSP 3,29 3,61 3,17 6 Tổ chức khen thưởng, kỉ luật tập thể, cá nhân 3,22 3,67 3,19 ĐTB chung 3,28 3,63 3,09 KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2020 47THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC ánh trong quá trình trao đổi về hoạt động TTSP. Ở một số trường, do hạn chế khách quan về cơ sở vật chất nên điều kiện tổ chức cho SV TTSP còn hạn chế như phòng sinh hoạt chung nơi hội họp, rút kinh nghiệm. Một số khó khăn trong quá trình TTSP cũng được SV phản hồi như chuẩn bị địa bàn, thời gian TTSP, yêu cầu của CBQL, GV về thời gian có mặt ở trường thực tập Đặc biệt kinh phí dành cho hoạt động TTSP của SV nói chung và SV ngành GDTC nói riêng còn thấp. Báo cáo tổng kết TTNVSP năm học 2018 - 2019 ngày 12-04-2019 của Ban chỉ đạo TTSP Trường ĐH TDTT BN chỉ rõ: nguồn kinh phí dành cho hoạt động TTNVSP chưa tương xứng với nội dung công việc, nhất là bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên ở cơ sở TTNVSP. 3. KẾT LUẬN Hoạt động TTSP của SV ngành GDTC Trường ĐH TDTT BN là khâu cuối có ý nghĩa quyết định trong đánh giá kết quả hoạt động TTNVSP và kết quả của quá trình đào tạo. Khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động TTSP của SV ngành GDTC cho thấy hoạt động này đã đạt được những kết quả nhất định từ khâu chuẩn bị TTSP, triển khai TTSP, đánh giá kết quả TTSP và đảm bảo những điều kiện hỗ trợ. Hoạt động TTSP của SV ngành GDTC có những yêu cầu đặc thù riêng mới được tổ chức trong những năm gần đây, do đó thực trạng tổ chức hoạt động này còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thực sự đi vào chiều sâu đối với nội dung TTSP Từ những kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động TTSP của SV ngành GDTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo Đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-GDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Hà Nội. 2. Trường Đại học TDTT Bắc Ninh (2019), Chương trình đào tạo Đại học ngành Giáo dục thể chất (ban hành kèm theo Quyết định số 966/QĐ-TDTTBN- ĐT, ngày 20/09/2019 của Hiệu trưởng Trường Đại học TDTT Bắc Ninh). 3. Quy chế TTNVSP trong đào tạo GV theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo quyết định số /QĐ- ĐHTDTTBN ngày ../10/2018 của Hiệu trưởng Trường ĐH TDTT BN) Nguồn bài báo: “"Nghiên cứu mô hình liên kết tổ chức thực tập nghiệp vụ sư phạm lần 2 cho sinh viên ngành GDTC trường Đại học TDTT Bắc Ninh”, Nhiệm vụ khoa học cơ sở, 2019 (Ngày Tòa soạn nhận được bài: 8/5/2020; ngày phản biện đánh giá: 12/7/2020; ngày chấp nhận đăng: 24/8/2020)
File đính kèm:
- thuc_trang_to_chuc_hoat_dong_thuc_tap_su_pham_cua_sinh_vien.pdf