Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh

viên năm thứ nhất Trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể chất của sinh

viên tốt hơn so với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam năm 2001, song thể lực của sinh viên còn

đến 52% chưa đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết

định số 53/2008/QĐ-BGDĐT. Thực trạng cho thấy, Trường Đại học Lâm nghiệp cần có kế hoạch,

nội dung, chương trình giảng dạy nâng cao thể lực cho sinh viên năm thứ nhất nhằm đáp ứng yêu

cầu đổi mới giáo dục.

Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp trang 1

Trang 1

Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp trang 2

Trang 2

Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp trang 3

Trang 3

Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp trang 4

Trang 4

Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5900
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp

Thực trạng thể chất của nam sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Lâm nghiệp
27
- Sè 3/2021
THÖÏC TRAÏNG THEÅ CHAÁT CUÛA NAM SINH VIEÂN NAÊM THÖÙ NHAÁT 
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC LAÂM NGHIEÄP
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường quy đánh giá thực trạng thể chất của nam sinh
viên năm thứ nhất Trường Đại học Lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể chất của sinh
viên tốt hơn so với tiêu chuẩn thể chất người Việt Nam năm 2001, song thể lực của sinh viên còn
đến 52% chưa đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết
định số 53/2008/QĐ-BGDĐT. Thực trạng cho thấy, Trường Đại học Lâm nghiệp cần có kế hoạch,
nội dung, chương trình giảng dạy nâng cao thể lực cho sinh viên năm thứ nhất nhằm đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục.
Từ khoá: Thực trạng, thể chất, sinh viên, Trường Đại học Lâm nghiệp
Physical status of male freshmen at Vietnam National University of Forestry
Summary:
The topic applied regular research methods to assess the physical condition of first-year male
students at the Vietnam National University of Forestry. Research results shown that the physical
indicator of students is better than the one of Vietnamese people in 2001; however, there is up to
52% of students that do not meet the physical training standards according to Decision 53 2008 of
the Ministry of Education and Training. The reality shows that the Vietnam National University of
Forestry needs to have a plan, content and curriculum to improve physical situation for the freshmen
in order to meet the requirements of educational reformation.
Keywords: Current situation, physical condition, students, Vietnam National University of
Forestry.
*TS, Trường Đại học Lâm nghiệp
**ThS, Trường Đại học Lâm nghiệp
Nguyễn Quang San*
Phạm Thu Trang**
Nguyễn Văn Cương**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Thể chất chỉ chất lượng và khối lượng thân
thể con người, đó là những đặc trưng tương đối
ổn định về hình thái và chức năng của cơ thể
được hình thành và phát triển do bẩm sinh di
truyền và điều kiện sống. Trường Đại học Lâm
nghiệp (ĐHLN) là cơ sở đào tạo đa ngành, đa
cấp, đa lĩnh vực đáp ứng nhu cầu nhân lực và
giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ của
đất nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp
phát triển ngành, phát triển toàn diện kinh tế xã
hội trên địa bàn cả nước. Về cơ cấu sinh viên
(SV) của Trường ĐHLN, tỷ lệ sinh viên thuộc
khu vực miền núi chiếm tới 53,03%. Đánh giá
đúng thực trạng thể chất của nam SV Trường
ĐHLN là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc
xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình giảng
dạy nâng cao năng lực thể chất cho sinh viên,
đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào
tạo trong giai đoạn tới.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng
các phương pháp: Phân tích tổng hợp tài liệu,
kiểm tra y học, kiểm tra sư phạm và phương
pháp toán học thống kê.
BµI B¸O KHOA HäC
28
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. So sánh mức độ phát triển thể chất của
nam sinh viên năm thứ nhất so với trung
bình thể chất người Việt Nam lứa tuổi 19
Đánh giá về thể chất cần được đo lường, đánh
giá tổng hợp và toàn diện, bao gồm đặc điểm thể
hình, tình trạng dinh dưỡng và thành phần cơ thể;
Tình trạng chức năng cơ thể gồm: Trạng thái trao
đổi chất và hiệu quả hoạt động của các hệ thống
cơ quan trong cơ thể; Trình độ năng lực vận động
thông qua các tố chất thể lực bao gồm: Sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, tính linh hoạt, mềm
dẻo, tính nhịp điệu và các năng lực vận động cơ
bản như đi, chạy, nhảy, ném, đẩy.
Để đánh giá thể chất của nam sinh viên năm
thứ nhất Trường ĐHLN, chúng tôi đã sử dụng
các test kiểm tra thể chất người Việt Nam (2001)
và tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh
viên theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT.
Kết quả kiểm tra và đánh giá thực trạng mức độ
phát triển thể chất của sinh viên được tiến hành
vào tháng 9 năm 2020. Đây là thời điểm sau gần
20 năm tiến hành điều tra thể chất nhân dân năm
2001. Kết quả so sánh được trình bày tại bảng 1
và từ biểu đồ 1 đến 3.
Bảng 1. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thể chất của
nam sinh viên Trường ĐHLN và TBTCVN 19 tuổi 
TT Test
Nam SVĐHLN
(n=250)
TBTCVN
(n=1500) t P
x d x d
1 Chiều cao đứng (cm) 166.38 5.46 164.85 5.22 4.13 <0.001
2 Cân nặng (kg) 54.63 6.34 53.15 6.88 3.37 <0.001
3 Chỉ số BMI 19.56 2.23 19.47 2.12 0.59 >0.05
4 Chỉ số công năng tim 13.67 3.47 13.35 3.58 1.34 >0.05
5 Dẻo gập thân (cm) 14.27 6.54 13 5.77 2.89 <0.001
6 Lực bóp tay thuận (kG) 44.54 3.69 43.9 6.5 2.23 <0.01
7 Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) 19.03 2.36 20 3.59 5.52 <0.001
8 Bật xa tại chỗ (cm) 216.25 16.25 219 21.1 2.36 <0.01
9 Chạy XPC 30m (s) 4.82 0.33 4.88 0.5 2.44 <0.01
10 Chạy con thoi 4x10m (s) 10.48 0.62 10.61 0.85 2.89 <0.005
11 Chạy tùy sức 5phút (m) 925.33 70.07 940 111 2.78 <0.005
Biểu đồ 1. So sánh giá trị trung bình các chỉ tiêu hình thái của nam SV 
năm thứ nhất Trường ĐHLN với trung bình thể chất người Việt Nam 19 tuổi 
Chiều cao đứng (cm) Cân nặng (kg) BMI
Nam SV ĐHLN TBTCVN Nam SV ĐHLN TBTCVN Nam SV ĐHLN TBTCVN
29
- Sè 3/2021
Biểu đồ 3. So sánh giá trị trung bình các tố chất thể lực của nam SV năm thứ nhất
Trường ĐHLN với trung bình thể chất người Việt Nam 19 tuổi 
Biểu đồ 2. So sánh giá trị trung bình chỉ số công năng tim của nam SV 
năm thứ nhất Trường ĐHLN và trung bình thể chất người Việt Nam 19 tuổi
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Về hình thái: 
Chiều cao: Chiều cao đứng trung bình của
nam SV năm thứ nhất Trường ĐHLN là
166.38cm, cao hơn so với trung bình thể chất
Việt Nam (TBTCVN) năm 2001, (P <0.001).
Theo Lê Văn Lẫm và cộng sự (2000) chiều cao
trung bình của nam SV toàn quốc là 165,16cm;
Hoàng Hà và cộng sự (2016), chiều cao trung
bình của SV ĐH Quốc gia TPHCM là
167,50cm.
Cân nặng: Cân nặng trung bình của SV
Trường ĐHLN là 54,63kg, cao hơn so với
TBTCVN năm 2001, (P <0.001). Theo Lê Văn
Lẫm và cộng sự (2000) cân nặng trung bình của
nam SV toàn quốc là 52.92kg; Hoàng Hà và
cộng sự (2016) cân nặng của SV ĐH Quốc gia
TPHCM là 56,30kg.
Dẻo gập thân Lực bóp tay (kG) Nằm ngửa gập bụng(l/30s) Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy XPC 30m (s) Chạy con thoi 4x10m (s) Chạy tùy sức 5 phút (m)
Nam SV ĐHLN TBTCVN Nam SV ĐHLN TBTCVN Nam SV ĐHLN TBTCVN Nam SV ĐHLN TBTCVN
Nam SV ĐHLN TBTCVNNam SV ĐHLN TBTCVNNam SV ĐHLN TBTCVN
Nam SV ĐHLN TBTCVN
Công năng tim
BµI B¸O KHOA HäC
30
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau gần 20
năm, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đời
sống được nâng cao, chế độ dinh dưỡng tốt hơn
đã có sự chuyển biến tích cực về hình thái đối
với nam SV Trường ĐHLN.
Chỉ số BMI: Sự khác biệt về chỉ số BMI giữa
nam SV ĐHLN và TBTCVN không có ý nghĩa
thống kê (P>0.05). Chỉ số BMI tại bảng 1 cho
thấy nam SV Trường ĐHLN là 19,56, theo phân
loại của tổ chức Y tế thế giới đạt mức trung bình
(19-25). Kết quả so sánh được thể hiện tại biểu
đồ 1.
- Về chức năng: Thông qua chỉ số công năng
tim để đánh giá năng lực thể lực chung của cơ
thể. Kết quả bảng 1 cho thấy chỉ số công năng
tim của SV Trường ĐHLN là 13,67, kém hơn
TBTCVN 13,35. Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0.05). Kết quả so sánh được thể
hiện qua biểu đồ 2.
- Về thể lực: Kết quả bảng 1 cho thấy 7/7 test
thể lực đã có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê
(P<0.001). Sự khác biệt diễn ra ở 2 khía cạnh
tốt hơn và kém hơn. Các test dẻo gập thân, lực
bóp tay thuận, chạy XPC 30m và chạy con thoi
4x10m của nam SV Trường ĐHLN tốt hơn so
với TCTCVN; Ngược lại, các test nằm ngửa gập
bụng, bật xa tại chỗ và chạy 5 phút tuỳ sức của
nam SV Trường ĐHLN lại kém hơn so vơi
TCTCVN. Kết quả so sánh được thể hiện qua
biểu đồ 3.
2. Đánh giá phân loại mức độ phát triển
thể lực của sinh viên năm thứ nhất Trường
ĐHLN theo Quyết định số 53/2008/QĐ-
BGDĐT
Căn cứ Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT
của Bộ GD&ĐT, thể lực của học sinh, sinh viên
được phân loại theo các mức tốt, đạt, không đạt.
Theo quy định đánh giá thể lực SV được lựa
chọn 4 trong 7 test để đánh giá, trong đó có 2
test bắt buộc gồm: Bật xa tại chỗ và chạy tuỳ
sức 5 phút và chúng tôi chọn thêm test nằm
ngửa gập bụng và chạy con thoi 4x10m để đánh
giá. Kết quả đánh giá mức độ phát triển thể lực
nam SV năm thứ nhất Trường ĐHLN được trình
bày tại bảng 2 và biểu đồ 4.
Bảng 2. Đánh giá phân loại thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất Trường ĐHLN 
theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT (n=250)
Đối tượng Xếp loại
Nằm ngửa
gập bụng
(l/30giây)
Bật xa tại
chỗ (cm)
Chạy con
thoi 4x10m
(giây)
Chạy tuỳ
sức 5 phút
(m)
Phân loại
thể lực SV
ĐHLNQuy định của
Bộ GD&ĐT
Tốt >22 >222 <11.80 1050
Đạt >17 >205 >12.50 940
Sinh viên
ĐHLN
Tốt
mi (%)
86 
34.4 
75 
30.0
135
54.0
34 
13.6 
27 
10.8 
Đạt
mi (%)
94 
37.6 124 49.6 
86 
34.4
96 
38.4
92
36.8
Chưa đạt
mi (%)
70 
28.0
51 
20.4
29 
11.6
120 
48.0
131
52.4
Số liệu bảng 2 cho thấy, kết quả xếp loại thể
lực theo từng chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Nằm ngửa gập bụng (l/30giây): Tốt có
86SV chiếm tỉ lệ 34.4%; đạt 94SV chiếm tỉ lệ
37.6%, chưa đạt có 70SV chiếm tỉ lệ 28%.
- Bật xa tại chỗ (cm): Tốt có 75SV chiếm tỉ
lệ 30.0%; đạt 124SV chiếm tỉ lệ 49.6%, chưa đạt
có 51SV chiếm tỉ lệ 20.40%.
- Chạy con thoi 4x10m (giây): Tốt có 135SV
chiếm tỉ lệ 54.0%; đạt 86SV chiếm tỉ lệ 34.4%,
chưa đạt có 29SV chiếm tỉ lệ 11.6%.
- Chạy tuỳ sức 5 phút (m) (giây): Tốt có
24SV chiếm tỉ lệ 9.6%; đạt 96SV chiếm tỉ lệ
40.8%, chưa đạt có 130SV chiếm tỉ lệ 49.6%.
Kết quả phân loại thể lực chung của nam SV
năm thứ nhất Trường ĐHLN: Loại tốt có 27SV
chiếm tỉ lệ 10.8%; đạt 92SV chiếm tỉ lệ 36.8%,
chưa đạt có 131SV chiếm tỉ lệ 52.4%. Kết quả
31
- Sè 3/2021
nghiên cứu trên cũng cho thấy tỷ lệ này tương
đồng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Hoà
và cộng sự (2019) xếp loại thể lực của sinh viên
ĐH Quốc gia HN (loại tốt 12.38%, đạt 27.87%
và không đạt 59.75%), và kết quả nghiên cứu
của Hoàng Hà và cộng sự (2016) xếp loại thể
lực của sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM (loại tốt
20.25%, đạt 25.70% và không đạt 54.05%).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, quy định
đánh giá xếp loại thể lực học sinh, SV theo
Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT cần có sự
điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng trình độ
phát triển thể lực của CS, VS Việt Nam.
KEÁT LUAÄN
Kết quả đánh giá thực trạng thể chất của nam
SV năm thứ nhất Trường ĐHLN so với
TBTCVN 19 tuổi cho phép bước đầu thu được
các kết luận: (1) Tốt hơn về hình thái, mềm dẻo,
sức nhanh và sức mạnh của tay; (2) Ngang bằng
ở chức năng tim và (3) Kém hơn ở sức mạnh cơ
lưng bụng, sức mạnh cơ chi dưới và sức bền. 
Kết quả xếp loại thể lực của SV Trường
ĐHLN theo Quy định 53/2008/QĐ-BGDĐT:
loại tốt chiếm tỉ lệ 10.8%; đạt chiếm tỉ lệ 36.8%,
chưa đạt chiếm tỉ lệ 52.4%.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định số
53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm
2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng
Hải, Vũ Thị Huệ (2000), Thực trạng phát triển
thể chất học sinh sinh viên Việt Nam trước thềm
thế kỷ 21, Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Uỷ ban TDTT (2003), Điều tra thể chất
nhân dân từ 6 đến 60 tuổi, Nxb TDTT, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 20/11/2020, phản biện ngày
2/4/2021, duyệt in ngày 29/6/2021
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Quang San;
Email:sanvfu@gmail.com)
Biểu đồ 4. Kết quả phân loại thể lực của
nam sinh viên năm thứ nhất Trường ĐHLN 
Trường Đại học Lâm Nghiệp đã tổ chức nhiều hoạt động TDTT ngoại khóa 
với mục đích tạo môi trường tập luyện, thi đấu, giao lưu TDTT cũng như 
phát triển thể lực cho sinh viên

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_the_chat_cua_nam_sinh_vien_nam_thu_nhat_truong_da.pdf