Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech

TÓM TẮT

Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là một Trường Đại học đào tạo chuyên sâu về

khoa học và công nghệ. Sinh viên của trường là những người trẻ tuổi năng động, có trình độ nên

luôn mang theo smartphone để hỗ trợ tìm kiếm, lưu trữ và chia sẻ thông tin trong đa số hoạt động

học tập của bản thân. Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu tỷ lệ sinh viên của trường đã khai thác, sử

dụng chiếc điện thoại thông minh thật sự thông minh và giúp năng suất học tập tăng cao như thế

nào. Hơn thế nữa cách sử dụng smartphone có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập nếu

dành nhiều thời gian để thoả mãn các nhu cầu giải trí hơn mục đích học tập hoặc không biết chọn

lọc các phần mềm ứng dụng phù hợp với mục tiêu học tập. Mục đíach của đề tài là khai thác thông

tin và có nguồn dữ liệu thực tế nhất từ việc thực hiện khảo sát các bạn sinh viên HUTECH đang theo

học các ngành học và năm học khác nhau. Từ đó, đề xuất ra các phần mềm ứng dụng tiêu biểu với

nhiều chức năng khác nhau có thể hỗ trợ sinh viên để khắc phục những trở ngại mà sinh viên đang

gặp phải hiện tại. Đồng thời đưa ra kiến nghị Khoa/Viện thử nghiệm việc đồng bộ việc sử dụng các

phần mềm ứng dụng này đối với sinh viên toàn Khoa/Viện với mục đích tạo ra mạng lưới kết nối

trong học tập trong cộng đồng sinh viên cùng ngành và cùng trường mạnh mẽ hơn

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 1

Trang 1

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 2

Trang 2

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 3

Trang 3

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 4

Trang 4

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 5

Trang 5

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 6

Trang 6

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3480
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech

Thực trạng sử dụng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ học tập trên điện thoại thông minh của sinh viên Hutech
994 
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM ỨNG DỤNG 
HỖ TRỢ HỌC TẬP TRÊN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH 
CỦA SINH VIÊN HUTECH 
Nguyễn Ngọc Thanh Bình, Huỳnh Thanh Phương, 
Nguyễn Quang Tuấn, Đào Đăng Đức Huy 
Viện Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Phạm Hải Định 
TÓM TẮT 
Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là một Trường Đại học đào tạo chuyên sâu về 
khoa học và công nghệ. Sinh viên của trường là những người trẻ tuổi năng động, có trình độ nên 
luôn mang theo smartphone để hỗ trợ tìm kiếm, lưu trữ và chia sẻ thông tin trong đa số hoạt động 
học tập của bản thân. Nhóm nghiên cứu muốn tìm hiểu tỷ lệ sinh viên của trường đã khai thác, sử 
dụng chiếc điện thoại thông minh thật sự thông minh và giúp năng suất học tập tăng cao như thế 
nào. Hơn thế nữa cách sử dụng smartphone có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập nếu 
dành nhiều thời gian để thoả mãn các nhu cầu giải trí hơn mục đích học tập hoặc không biết chọn 
lọc các phần mềm ứng dụng phù hợp với mục tiêu học tập. Mục đíach của đề tài là khai thác thông 
tin và có nguồn dữ liệu thực tế nhất từ việc thực hiện khảo sát các bạn sinh viên HUTECH đang theo 
học các ngành học và năm học khác nhau. Từ đó, đề xuất ra các phần mềm ứng dụng tiêu biểu với 
nhiều chức năng khác nhau có thể hỗ trợ sinh viên để khắc phục những trở ngại mà sinh viên đang 
gặp phải hiện tại. Đồng thời đưa ra kiến nghị Khoa/Viện thử nghiệm việc đồng bộ việc sử dụng các 
phần mềm ứng dụng này đối với sinh viên toàn Khoa/Viện với mục đích tạo ra mạng lưới kết nối 
trong học tập trong cộng đồng sinh viên cùng ngành và cùng trường mạnh mẽ hơn. 
Từ khóa: Ứng dụng, hỗ trợ học tập, mạng lưới kết nối, nền tảng. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ở thời đại hiện nay, có thể nói smartphone chính là thiết bị công nghệ đóng vai trò lớn trong xu 
hướng phát triển Internet toàn cầu, nó là một thiết bị dễ sở hữu và gắn bó nhất đối với mỗi người. 
Theo số liệu thống kế của cuộc khảo sát mang tên: “Digital Life of Vietnamese University Students” 
trên trang dịch vụ nghiên cứu thị trường Q&Me (thực hiện 02/2015), tỷ lệ sinh viên Việt Nam sở hữu 
smartphone là 65% và các hoạt động chiếm tỷ lệ cao khi sử dụng smartphone là nhắn tin (75%); 
lướt web (74%) [1]. Theo kết quả báo cáo của Appota, nửa đầu năm 2018 hơn 70% người Việt dùng 
smartphone chỉ để sử dụng các tính năng cơ bản [2]. Những điều trên cho thấy sự tiếp cận Internet 
của người Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ở mức độ khá cao nhưng vẫn chưa khai thác hết điểm 
mạnh của Internet và smartphone để phục vụ cho bản thân, nâng cao năng suất học tập và làm 
việc. Điều mà Internet có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời thông qua smartphone là giúp 
995 
người dùng có thể tải và sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ với nhiều mục đích khác nhau 
được hỗ trợ bởi đa dạng chức năng của chúng, mang đến nhiều tiện ích không. 
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 
Từ chủ đề nghiên cứu tổng quát trên, bài viết này nhằm tìm hiểu thực trạng việc sinh viên sử dụng 
smartphone với những mục đích nào. Các bạn có thật sự khai thác tối đa tiềm năng sử dụng của 
smartphone hay chưa. Các bạn có quan tâm đến việc phần mềm ứng dụng trên smartphone hỗ 
trợ quá trình học tập của bản thân như thế nào, ảnh hưởng của nó lên hiệu quả trong học tập của 
sinh viên tại Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Đồng thời bài báo cáo 
của nhóm cũng đưa ra các phần mềm ứng dụng giáo dục và phổ thông tiêu biểu, sở hữu các chức 
năng hữu ích nâng cao được hiệu quả và năng suất học tập cho sinh viên mà nhóm đã tìm hiểu, 
nghiên cứu và trải nghiệm để đưa ra những kết luận thực tế nhất về các phần mềm ứng dụng đó. 
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 
Sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh. 
2.3 Phạm vi khảo sát 
120 sinh viên đang học ở đa dạng năm học và chuyên ngành ở HUTECH. 
2.4 Nội dung khảo sát 
Tập trung khảo sát thực trạng sử dụng điện thoại thông minh và phần mềm ứng dụng hiện nay của 
sinh viên HUTECH. Đưa ra phương pháp (cách ứng dụng các phần mềm ứng dụng tiêu biểu trong 
trường hợp cụ thể) giúp sinh viên HUTECH có thêm nguồn dữ liệu hữu ích để ứng dụng, hỗ trợ quá 
trình học tập tốt hơn. 
3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1 Độ quan tâm của các bạn sinh viên về bài khảo sát 
Ngành học: 
Ngôn ngữ Anh: 51%. 
Quản trị khách sạn: 15%. 
Quản trị kinh doanh: 11%. 
Khác: 23%. 
Tổng: 100%. 
Theo kết quả khảo sát có thể thấy chỉ có phần lớn các bạn sinh viên thuộc nhóm chuyên ngành 
Ngôn ngữ Anh là quan tâm nhiều nhất (hơn 50%). Có thể nhận thấy các app hỗ trợ học tập rất cần 
thiết và hữu ích cho các bạn trong chuyên ngành này. Và các app hỗ trợ học tập vẫn chưa phổ biến 
trong các chuyên ngành còn lại. 
996 
3.2 Mức độ sử dụng smartphone của sinh viên và mục đ ch sử dụng điện thoại của 
sinh viên 
Theo cuộc khảo sát, các bạn sinh viên được khảo sát đa số sử dụng smartphone trên 2h/ngày (trên 
80%). Cho thấy các bạn sinh viên sử dung smartphone rất nhiều. 
Mục đích sử dụng smartphone so với thời lượng đó: 
Giải trí: 60.5 , Liên lạc: 10 , Mạng ã hội: 26 , Tra cứu thông tin: 24.3 , Học tập: 45.3 , Lảm việc: 
16%. 
Kết quả khảo sát cho thấy là sinh viên, chỉ mới khai thác các chức năng của smartphone ở mức độ 
cơ bản khi lần lượt các hoạt động như giải trí (60.5%); Học tập (45.3%), Mạng xã hội (26%) chiếm tỷ 
lệ cao. Những hoạt động cụ thể dùng smartphone phục vụ cho quá trình học tập hay đời sống 
hàng ngày như Nghiên cứu; Tra cứu thông tin; Tìm tư liệu; Cập nhật tin tức; Tra câu hỏi trên Google; 
Làm việc. Cho thấy sinh viên HUTECH đã có sự quan tâm và sử dụng một cách hợp lý chiếc điện 
thoại thông minh để tra cứu, cập nhật tin tức, phát triển vốn kiến thức của bản thân hàng ngày. 
Nhưng những câu trả lời của các bạn vẫn chưa nêu lên và giải thích rõ được các phần mềm ứng 
dụng tiêu biểu mà các bạn cảm thấy giúp ích cho việc xử lý công việc cũng như thoả mãn nhu cầu 
giải trí của bản thân hàng ngày. Điều này cho thấy rằng đa số các bạn vẫn chưa có phương pháp 
sử dụng smartphone khoa học nhất khỉ chỉ đưa ra các câu trả lời mang tính tổng quát rất nhiều, 
vẫn chưa đáp ứng được vấn đề mà câu hỏi khảo sát nêu ra. 
3 3 Ứng dụng mà bạn biết hoặc đang sử dụng mang lại sự thuận tiện cho sinh viên 
trong việc học tập 
Tự điển Tflat: 20 , Google Dịch: 6%, Zoom: 11%, Youtube: 5%, Từ điển Việt-Anh, Anh-Anh: 6%, 
Google Classroom: 9% , Google Meet: 5 ’ Cake: 5%, Khác 33%. 
Sau khi khai thác thông tin từ các câu trả lời của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và tra cứu 
về chức năng và cách sử dụng của những phần mềm ứng dụng mà các bạn sinh viên HUTECH 
đang sử dụng và nhận định mang lại hữu ích cho việc học tập, nhóm đã tổng hợp thành các nhóm 
chức năng sau đây: 
Bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại thông minh mỗi ngày? 
Khảo sát 119 người. 
997 
3.4 Nhóm các chức năng của những ứng dụng sinh viên đã liệt kê 
Học và tra cứu ngôn ngữ: Từ điển Tflat; Google Dịch; Các loại từ điển Việt-Anh, Anh-Anh; Laban 
dictionary; Học viết chữ Hán; Từ điển Trung-Việt; Mazi; Minano Nihongo; Plagiarisma; Cake; 
Hellotalk; Hinative; Duolingo; Elsa speak; Dict Box. (46.88%). 
Học trực tuyến: Zoom; Google Classroom; Google Meet; Skype; Zalo; Manabie; Turnitin (25%) 
Công cụ hỗ trợ lưu trữ, chia sẻ thông tin từ xa: Speech to Text recorder; Reminder; Private Diary; 
Youtube; Microsoft Office; E-HUTECH; Facebook; Note của Iphone; Teamviewer; Dropbox (28,12%) 
Từ 2 bảng trên, nhóm nghiên cứu có thể đưa ra nhận định rằng những bạn sinh viên HUTECH làm 
khảo sát rất quan tâm đến việc học hỏi và trau dòi kiến thức ngoại ngữ ở thời điểm hiện tại. Điều 
này cho thấy tâm lý của các bạn sinh viên đa chuyên ngành đang có mối quan tâm rất lớn về vấn 
đề học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Từ đó đem lại định hướng cho nhóm nghiên cứu về việc 
đưa các phần mềm ứng dụng có tính năng liên quan đến hỗ trợ học hỏi tiếng Anh và ngoại ngữ 
nhiều hơn. 
3.5 Hiệu quả trong học tập khi sử dụng những ứng dụng hỗ trợ học tập, một số khó 
khăn mà sinh viên gặp phải khi sử dụng các ứng dụng hỗ trợ học tập 
Kết quả cho thấy các bạn đánh giá cao độ hữu ích và tiện dụng của việc sử dụng các ứng dụng mà 
các bạn đang sử dụng (Hơn 80% các bạn chấm từ 6-10 đ . 
Còn đối với hiệu quả trong học tập mà các ứng dụng đã mang lại thì nhóm khảo sát nhận được kết 
quả như sau: 
Đạt 30%: 24,8%. 
Đạt 50%: 22,8%. 
Đạt 40%: 21.8%. 
Đạt 10%: 10%. 
Đạt 60%: 8.9%. 
Đạt 70 %: 7,9%. 
998 
Một số khó khăn mà sinh viên gặp phải khi sử dụng các ứng dụng hỗ trợ học tập: 
Lỗi ứng dụng, bản quyền: 24,8%. 
Vấn đề mạng: 22,8%. 
Không, thỉnh thoảng: 21.8%. 
Quảng cáo: 10%. 
Gây mất tập trung: 8,9%. 
Trả phí: 7,9%. 
Thông qua câu trả lời của các bạn, nhóm nghiên cứu có thể nhận ra dc các bạn đang có xu hướng 
hiểu sai về việc ứng dụng các phần mềm ứng dụng giáo dục vào quá trình học tập. Nhóm nghiên 
cứu có mục đích phát triển song song 2 hình thức giáo dục ở môi Trường Đại học HUTECH, trước 
nhất là ở viện đào tạo quốc tế và không nghiêng về tập trung việc truyền đạt và cảm thụ kiến thức 
sang hoàn toàn việc học online. 
Bảng trên cho chúng ta thấy sự liên quan về việc các khó khăn trong việc sử dụng app và năng 
suất học tập của các bạn khi nhờ các app này hỗ trợ trong quá trình học tập. Nhóm nghiên cứu có 
lập luận rằng, nếu sinh viên sử dụng phần mềm ứng dụng hoặc phần mềm ứng dụng giáo dục và 
có sự khai thác hoàn toàn các chức năng và ứng dụng một cách thông minh thì chắc chắn quá 
trình học tập của các bạn có sự hỗ trợ và mang lại lợi ích đáng kể, từ đó gia tăng năng suất học tập 
của bản thân. Quá trình đó sẽ diễn ra có hiệu quả hơn nếu đồng bộ việc sử dụng các phần mềm 
ứng dụng tiêu biểu đó trên diện rộng, có thầy cô hướng dẫn và bạn bè chia sẻ với nhau kiến thức 
về cách thức sử dụng. 
3 Ứng dụng thuận tiện cho giảng viên trong kết nối và quản lý tổng quát quá trình 
học tập của sinh viên 
Zoom: 19%. 
Google Classroom: 14%. 
Skype: 4%. 
Messenger: 3%. 
Google Meet: 15%. 
Zalo: 8%. 
Khác: 37% (Mỗi ứng dụng <=1%). 
Các bạn sinh viên cũng đã có những trải nghiệm học tập online trong thời gian mùa dịch diễn ra và 
có sự quan tâm nhất định với đề tài này. 
Theo khảo sát việc quản lý thời gian tự học phù hợp với thời gian biểu của sinh viên học tập tại 
Hutech là (trên 90% sinh viên có thời gian học tập từ 2-4 giờ). 
999 
3.7 Giải pháp 
Từ những phân tích và kết quả khảo sát trên nhóm khảo sát có thể thấy được sự lựa chọn của nhóm 
đã được nhận sự phản hồi tích cực từ các bạn thực hiện khảo sát. Và dưới đây là những ứng dụng 
được các bạn chọn nhiều nhất. 
4 CÁC PHẦN MỀM GỢI Ý QUA KHẢO SÁT VÀ THAM KHẢO NGHIÊN CỨU 
Text fairy - Ứng dụng miễn phí hỗ trợ tính năng chuyển ảnh thành văn bản (có hỗ trợ tiếng việt) 
(32,4%). 
Trello - Ứng dụng quản lý team work. Là một công cụ phối hợp để làm việc hiệu quả, theo dõi tiến 
độ làm việc của các thành viên trong team. (30,6%). 
Stay focused - Ứng dụng chặn các trang web không cần thiết hiện lên tra cứu thông tin. Ứng dụng 
thuộc Chrome cho phép bạn chăn các trang web cụ thể bằng cách thêm chúng vào danh sách 
đen. Nó sẽ giúp sinh viên tập trung hơn cho việc học. Stay focused cũng cho phép người dùng tạo 
danh sách các ứng dụng ngoại lệ, là các ứng dụng cần thiết, như ứng dụng tin nhắn, gọi điện, 
email. (31,5%). 
Duolingo - Ứng dụng học ngoại ngữ hoàn toàn miễn phí được thiết kế như một trò chơi với nhiều 
level khác nhau. (66,7%). 
Evernote - Ứng dụng ghi chú tích hợp (ghi âm, chụp ảnh, lưu nguồn, tạo danh sách việc làm) 
(26,1%). 
Time stamp camera - Ứng dụng chụp ảnh hiển thị địa điểm và thời gian của bức ảnh. Thuận tiện 
cho việc xin phép giảng viên vắng mặt hoặc đến trễ vì có việc phát sinh trước khi đến lớp. (11,7%). 
Any.Do - Ứng dụng cho phép nhắc nhở, ghi chú và chia sẻ thông tin với bạn bè, thêm các ghi chú 
phụ và thậm chí đồng bộ hoá với máy tính và các thiết bị khác của bạn.14,4% 
Dropbox - Ứng dụng sao lưu, lưu trữ dữ liệu trực tuyến với khả năng đồng bộ hoá và sao lưu dữ liệu 
trên nhiều thiết bị điện tử khác nhau theo thời gian thực, hỗ trợ miễn phí có thể lên đến 18GB 
(55,9%). 
Smart Voice Recorder - Ứng dụng giúp sinh viên ghi âm bài giảng trên lớp. Nó có thể chuyển từ 
thông tin ghi âm thành văn bản. Bạn có thể chia sẻ tập tin ghi âm bằng email, whatsapp hay 
dropbox (50.5%). 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] https://www.slideshare.net/asiaplus_inc/digital-life-of-vietnamese-university-students. 
Published: 14 May, 2015 
[2] https://www.slideshare.net/asiaplus_inc/digital-life-of-vietnamese-university-students. 
Published: 11 July, 2018 
1000 
[3] Lusekelo Kibona & Juma Mdimu Rugina, A Review on the Impact of Smartphones on 
Academic Performance of Students in Higher Learnung Institutions in Tanzania, Journal of 
Multudissciplinary Engineering Science and Technology (JMEST), Vol.2 Issue 4, (April 2015). 
[4] Muhammad Sarwar & Tariq Rahim Soomro, Impact of Smartphone’s on Society, European 
Journal of Scientific Research, Vol.98, No.2, (March, 2013). 
[5] Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn. Số 3 tháng 1/2016. Tiến sĩ: Nguyễn Đức Hữu. Link: 
[6] Tạp chí Xã hội học. Số 1(57), 1997, tr. 92, 93, 94, 95, 96. Tác giả: Vũ Hào Quang. Link: 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_cac_phan_mem_ung_dung_ho_tro_hoc_tap_tren.pdf