Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu Ngày 17/7/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường (BLHĐ) (Chính phủ, 2017). Từ Nghị định này của Chính phủ, Bộ GD-ĐT ban hành Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống BLHĐ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 (Bộ GD-ĐT, 2017a). Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Nhà nước và của Ngành, các trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hoạt động phòng, chống BLHĐ. Hoạt động này đạt được một số kết quả nhất định; tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế do những khó khăn khách quan và chủ quan: thành phố đông dân, sĩ số học sinh (HS) quá đông trong một lớp, giáo viên (GV) không kịp thời phát hiện khó khăn của HS; hoạt động tư vấn tâm lí trong nhà trường chưa hiệu quả, chưa phát hiện kịp thời các trường hợp nguy cơ BLHĐ;. Bài báo trình bày kết quả khảo sát thực trạng hoạt động phòng, chống BLHĐ mà các trường THCS ở TP. Hồ Chí Minh thực hiện thời gian vừa qua. Kết quả khảo sát sẽ góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại các trường THCS ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3140
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng hoạt động phòng, chống bạo lực học đường tại các trường Trung học Cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh
Trường thực hiện tốt việc tổ chức tập huấn chuyên sâu (quy trình ứng phó, kịch 
bản ứng phó) cho đội ngũ cán bộ được phân công thực hiện công tác phòng, chống BLHĐ”. Như vậy, việc tuyên 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 54-59 ISSN: 2354-0753 
56 
truyền về cách ứng phó với BLHĐ một cách chuyên nghiệp cho đội ngũ chuyên trách cần được quan tâm hơn nữa. 
Nhóm nghiên cứu cũng sử dụng bảng hỏi để khảo sát 1.164 HS lớp 9 về nội dung và hình thức tuyên truyền về 
phòng, chống BLHĐ mà nhà trường đã thực hiện đối với HS. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2: 
Bảng 2. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện hoạt động tuyên truyền 
TT Nội dung ý kiến 
Mức độ đồng ý 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
 * Nội dung tuyên truyền, giáo dục HS 
1 
- Trường đã thường xuyên tuyên truyền cho HS về tác hại, hậu quả của 
BLHĐ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi 
BLHĐ 
4,29 0,94 1 Rất đồng ý 
2 
- Trường đã trang bị kĩ lưỡng cho HS kiến thức, kĩ năng về phòng, chống 
BLHĐ; kiến thức và kĩ năng tự bảo vệ 
4,07 1,08 2 Khá đồng ý 
3 - Trường đã công khai đến HS các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ 3,80 1,26 3 Khá đồng ý 
 Chung 4,05 0,97 
 * Hình thức tuyên truyền, giáo dục HS 
4 
- HS đã được tiếp nhận các nội dung trên trong các buổi sinh hoạt dưới cờ 
đầu tuần 
4,23 1,02 1 Rất đồng ý 
5 
- HS đã được tiếp nhận các nội dung trên trong các buổi sinh hoạt chủ 
nhiệm 
4,11 1,12 2 Khá đồng ý 
6 
- HS đã được tiếp nhận các nội dung trên trong các buổi nói chuyện chuyên 
đề do trường tổ chức cho HS 
4,04 1,16 3 Khá đồng ý 
7 
- HS đã được tiếp nhận các nội dung trên trong các hoạt động câu lạc bộ, 
tọa đàm 
3,54 1,39 7 Khá đồng ý 
8 
- HS đã được tiếp nhận các nội dung trên trong các môn học chính khóa và 
hoạt động giáo dục có lồng ghép nội dung về BLHĐ 
4,03 1,11 4 Khá đồng ý 
9 - HS đã được tiếp nhận các nội dung trên qua website của trường 3,62 1,37 6 Khá đồng ý 
10 - HS được tiếp nhận các nội dung trên qua góc tuyên truyền ở sân, lớp, 3,91 1,23 5 Khá đồng ý 
11 - HS được tiếp nhận các nội dung trên qua các tài liệu, tờ rơi mà trường phát 3,35 1,45 8 Khá đồng ý 
 Chung 3,85 1,03 
Tổng hợp 3,91 0,98 
Bảng 2 cho thấy, HS có mức độ đồng ý thấp hơn so với CBQL, GV và NV về các nhận định trường đã thực hiện 
tốt hoạt động tuyên truyền, giáo dục HS. Hầu hết các nhận định đều được HS đánh giá ở mức “khá đồng ý”. Kết quả 
này cần được lưu ý, vì HS là đối tượng của tuyên truyền, sự đánh giá có thể khách quan hơn tự đánh giá của tập thể 
sư phạm nhà trường - chủ thể tuyên truyền. 
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với 1.221 CMHS về nội dung và hình thức tuyên 
truyền về phòng, chống BLHĐ mà nhà trường đã thực hiện với CMHS. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 3: 
Bảng 3. Đánh giá của CMHS về mức độ thực hiện hoạt động tuyên truyền phòng, chống BLHĐ 
TT Nội dung ý kiến 
Mức độ đồng ý 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
 * Nội dung tuyên truyền với CMHS 
1 
- Trường đã thực hiện tốt việc tuyên truyền cho CMHS về tác hại, hậu quả 
của BLHĐ và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi 
BLHĐ 
4,29 ,99 1 Rất đồng ý 
2 
- Trường đã thực hiện tốt việc xây dựng và công khai đến CMHS các kênh 
tiếp nhận thông tin về BLHĐ 
4,17 1,09 2 Khá đồng ý 
 Chung 4,23 1,00 
 * Hình thức tuyên truyền với CMHS 
3 - CMHS được tiếp nhận các nội dung trên trong các buổi họp CMHS 4,24 1,03 1 Rất đồng ý 
4 
- CMHS được tiếp nhận các nội dung trên trong các buổi nói chuyện chuyên 
đề do trường tổ chức cho CMHS 
3,98 1,24 2 Khá đồng ý 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 54-59 ISSN: 2354-0753 
57 
5 - CMHS được tiếp nhận các nội dung trên qua website của trường 3,95 1,26 4 Khá đồng ý 
6 
- CMHS được tiếp nhận các nội dung trên qua góc tuyên truyền (ở cổng, 
sân,) 
3,96 1,25 3 Khá đồng ý 
7 
- CMHS được tiếp nhận các nội dung trên qua các tài liệu, tờ rơi mà 
trường phát 
3,74 1,37 5 Khá đồng ý 
 Chung 3,97 1,12 
Tổng hợp 4,05 1,05 
Bảng 3 cho thấy: tương tự HS, CMHS có mức độ đồng ý thấp hơn so với CBQL, GV và NV về các nhận định 
trường đã thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền với CMHS. Hầu hết các nhận định đều chỉ được CMHS đánh giá ở 
mức “khá đồng ý”. Kết quả này cho thấy, nhà trường cần lưu ý hơn nữa đến việc công khai tuyên truyền cho CMHS 
về các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ, cũng như quan tâm thực hiện các hình thức đa dạng để tuyên truyền, 
không chỉ thông qua họp CMHS, mà còn các hình thức khác, như: tổ chức nói chuyện chuyên đề, sử dụng website 
nhà trường, góc tuyên truyền, tài liệu, tờ rơi... 
Kết quả phỏng vấn sâu thu được một số ý kiến đáng lưu ý: “Trường có công khai đường dây nóng về BLHĐ, 
nhưng chúng em ít quan tâm và chưa bao giờ sử dụng” (7/7 HS); “Không biết trường có đường dây nóng về BLHĐ, 
có thể trường đã phổ biến nhưng chúng tôi không để ý” (5/7 CMHS). Như vậy, trường THCS cần tăng cường hơn 
nữa việc tuyên truyền về các kênh thông tin về BLHĐ cho HS và CMHS. 
2.2.2. Thực trạng việc thực hiện hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện 
Kết quả khảo sát 773 CBQL, GV, NV thu được như sau (bảng 4): 
Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV, NV về mức độ thực hiện hoạt động xây dựng môi trường an toàn, 
lành mạnh, thân thiện 
TT Nội dung ý kiến 
Mức độ đồng ý 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
* Việc xây dựng và triển khai Bộ quy tắc ứng xử (QTƯX) trong nhà 
trường 
1 
- Trường đã xây dựng được Bộ QTƯX với những quy định cụ thể đối với 
CBQL, GV, NV, HS và CMHS 
4,45 0,79 1 Rất đồng ý 
2 - Bộ QTƯX được phổ biến, quán triệt đên toàn thể CBQL, GV, NV của trường 4,45 0,80 1 Rất đồng ý 
3 - Bộ QTƯX được phổ biến, quán triệt đên toàn thể HS trong trường 4,39 0,82 3 Rất đồng ý 
4 - Bộ QTƯX được phổ biến, tuyên truyền đên toàn thể CMHS của trường 4,29 0,86 4 Rất đồng ý 
 Chung 4,40 0,76 
 * Việc tổ chức triển khai công tác tư vấn tâm lí trong nhà trường: 
5 
- Trường tổ chức tốt tư vấn tâm lí đại trà với HS toàn trường (nói chuyện 
chuyên đề, cung cấp tài liệu, website,) 
4,33 0,85 1 Rất đồng ý 
6 - Trường tổ chức tốt tư vấn tâm lí ở phòng/góc tư vấn tâm lí của trường 4,23 0,93 2 Rất đồng ý 
7 - Trường tổ chức tốt tư vấn tâm lí qua điện thoại, email, mạng xã hội, 3,98 0,98 3 Khá đồng ý 
 Chung 4,18 0,83 
* Việc phối hợp của nhà trường với gia đình và các tổ chức đoàn thể 
trong xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện 
8 
- Trường đã tổ chức tốt việc kí cam kết phối hợp giữa nhà trường và gia 
đình trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không để 
xảy ra BLHĐ 
4,37 0,87 2 Rất đồng ý 
9 
- Trường đã tổ chức tốt việc kí cam kết phối hợp với các tổ chức (Đoàn, 
Đội,) trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không 
để xảy ra BLHĐ 
4,43 0,84 1 Rất đồng ý 
 Chung 4,40 0,82 
Tổng hợp 4,32 0,74 
Bảng 4 cho thấy: hầu hết các nội dung đều được CBQL, GV và NV đánh giá tốt với mức độ “rất đồng ý”; chỉ có 
một nội dung là “Trường tổ chức tốt tư vấn tâm lí qua điện thoại, email, mạng xã hội,” được đánh giá mức độ “khá 
đồng ý” (3,98 điểm). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 54-59 ISSN: 2354-0753 
58 
Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với HS và CMHS. Kết quả khảo sát HS được trình 
bày trong bảng 5: 
Bảng 5. Đánh giá của HS về mức độ thực hiện hoạt động xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện 
TT Nội dung ý kiến 
Mức độ đồng ý 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
1 
- Trường đã có Bộ QTƯX bao gồm những quy định cụ thể đối với CBQL, 
GV, NV, HS và CMHS 
4,18 1,04 1 Khá đồng ý 
2 - Bộ QTƯX đã được phổ biến, quán triệt đên toàn thể HS của trường 3,98 1,13 2 Khá đồng ý 
3 
- Trường đã tổ chức tốt tư vấn tâm lí đại trà với HS toàn trường (nói chuyện 
chuyên đề, cung cấp tài liệu,) 
3,91 1,19 3 Khá đồng ý 
4 
- Trường đã tổ chức tốt tư vấn tâm lí với cá nhân/nhóm HS trực tiếp ở 
phòng/góc tư vấn tâm lí của trường 
3,80 1,27 4 Khá đồng ý 
5 
- Trường đã tổ chức tốt tư vấn tâm lí với cá nhân/nhóm HS gián tiếp qua 
điện thoại, email, mạng XH, 
3,51 1,39 5 Khá đồng ý 
Chung 3,88 1,05 
Bảng 5 cho thấy, việc triển khai thực hiện bộ QTƯX đến HS và việc thực hiện hoạt động tư vấn tâm lí không 
được HS đánh giá cao; tất cả các nhận định chỉ được HS đánh giá ở mức “khá đồng ý”. 
Kết quả khảo sát CMHS được trình bày trong bảng 6: 
Bảng 6. Đánh giá của CMHS về mức độ thực hiện hoạt động xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện 
TT Nội dung ý kiến 
Mức độ đồng ý 
ĐTB ĐLC XH Mức độ 
1 
- Trường đã xây dựng được Bộ QTƯX với những quy định cụ thể về ứng 
xử trong nhà trường của CBQL, GV, NV, HS và CMHS 
4,18 1,09 2 Khá đồng ý 
2 - Bộ QTƯX đã được phổ biến, tuyên truyền đến toàn thể CMHS của trường 4,05 1,18 3 Khá đồng ý 
3 
- Trường đã tổ chức tốt việc kí cam kết phối hợp giữa nhà trường và gia 
đình trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không để 
xảy ra BLHĐ 
4,24 1,08 1 Rất đồng ý 
Chung 4,16 1,04 
Bảng 6 cho thấy, CMHS đánh giá cao việc nhà trường “đã tổ chức tốt việc kí cam kết phối hợp giữa nhà trường và 
gia đình trong xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, không để xảy ra BLHĐ” (4,24 điểm - mức “rất 
đồng ý”); tuy nhiên, họ chưa đánh giá cao việc nhà trường xây dựng và phổ biến bộ QTƯX đến CMHS của trường. 
Kết quả phỏng vấn sâu thu được ý kiến tập trung là: “Nhà trường đã xây dựng được Bộ QTƯX”; “Đã thực hiện 
công tác tư vấn tâm lí”; “Trong cuộc họp CMHS, GVCN đã triển khai cho CMHS kí bản cam kết phối hợp với nhà 
trường xây dựng môi trường giáo dục” (HS cũng kí vào bản cam kết này). Tuy nhiên, có một số ý kiến đáng lưu ý: 
“Bộ QTƯX chỉ dán ở phòng GV” (GVCN2); “Trong cuộc họp CMHS đầu năm, tôi có nghe GVCN nói về Bộ QTƯX, 
nhưng không thấy Bộ QTƯX này dán ở đâu trong trường” (CMHS2); “Trường có phòng tư vấn tâm lí, có dán bảng 
đề “Phòng tư vấn tâm lí”, nhưng không thấy hoạt động, chỉ thấy các HS vi phạm kỉ luật bị thầy giám thị gọi lên 
phòng đó ngồi viết kiểm điểm” (HS 5);“Em và các bạn ngại lên phòng tư vấn tâm lí, vì sợ bị lộ bí mật chuyện của 
mình, sợ bị cười chê” (HS 7). Như vậy, các trường cần triển khai, phổ biến bộ QTƯX rộng rãi hơn nữa, đặc biệt cần 
chú ý đến thực hiện thực chất, tránh hình thức trong hoạt động của phòng/ góc tư vấn tâm lí. 
2.2.3. Thực trạng việc thực hiện hoạt động xử lí về bạo lực học đường 
Khảo sát CBQL, GV, NV, HS và CMHS cho kết quả ở bảng 7: 
Bảng 7. Đánh giá của CBQL, GV, NV, HS và CMHS về mức độ thực hiện hoạt động xử lí về BLHĐ 
TT Nội dung ý kiến 
Mức độ đồng ý 
CBQL, GV, NV HS CMHS Tổng hợp 
Mức 
độ 
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC XH 
1 
Trường đã phát hiện kịp thời 
các trường hợp HS có nguy cơ 
bị BLHĐ 
4,29 0,92 4,01 1,14 4,08 1,09 4,11 1,07 5 
Khá 
đồng ý 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 494 (Kì 2 - 1/2021), tr 54-59 ISSN: 2354-0753 
59 
2 
Trường đã thực hiện tốt công 
tác tư vấn tâm lí nhằm hỗ trợ, 
không để xảy ra BLHĐ 
4,35 0,82 4,11 1,06 4,17 1,07 4,19 1,02 3 
Khá 
đồng ý 
3 
Trường đã thực hiện tốt công 
tác chăm sóc y tế và tư vấn tâm 
lí cho HS bị BLHĐ 
4,34 0,91 4,12 1,07 4,18 1,06 4,19 1,03 3 
Khá 
đồng ý 
4 
Trường đã phối hợp tốt với gia 
đình trong chăm sóc và hỗ trợ 
HS bị BLHĐ 
4,36 0,88 4,14 1,05 4,19 1,05 4,22 1,02 2 
Rất 
đồng ý 
5 
Trường đã phối hợp tốt với cơ 
quan có thẩm quyền trong xử lí 
trường hợp BLHĐ 
4,41 0,82 4,17 1,04 4,23 1,02 4,25 0,99 1 
Rất 
đồng ý 
Chung 4,35 0,77 4,11 0,94 4,17 0,98 4,19 0,92 
Bảng 7 cho thấy: CBQL, GV và NV “rất đồng ý” cho rằng nhà trường đã phát hiện kịp thời các trường hợp HS 
có nguy cơ bị BLHĐ, đã thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lí và chăm sóc y tế cho HS bị BLHĐ; tuy nhiên, HS và 
CMHS chỉ “khá đồng ý” với các nhận định này. 
Phỏng vấn sâu cho thấy ý kiến khá tập trung: “Nguy cơ BLHĐ không thể phát hiện hết; phát hiện được hay không 
chủ yếu tùy thuộc vào sự sâu sát của giám thị” (2/2 CBQL); “Chưa có vị trí việc làm của chuyên viên tư vấn tâm lí 
học đường trong trường THCS; công việc này hầu như được lãnh đạo nhà trường phân công kiêm nhiệm; người 
kiêm nhiệm không có đủ thời gian, kiến thức và kĩ năng chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ” (2/2 CBQL); “GVCN 
không có thời gian lắng nghe và tìm hiểu khó khăn của HS” (4/7 HS); “Có HS bị bạn bè bắt nạt, nhưng HS không 
dám nói, các HS khác chứng kiến cũng không dám nói với ai vì sợ; không đến phòng tư vấn tâm lí vì ngại và cũng 
không tin tưởng” (5/7 HS). Như vậy, việc phát hiện nguy cơ BLHĐ và tư vấn hỗ trợ tâm lí cho HS khi xảy ra BLHĐ 
còn hạn chế, chưa thực sự thực hiện tốt tại trường THCS. 
3. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy, hoạt động phòng, chống BLHĐ tại các trường THCS được khảo sát ở TP. Hồ Chí 
Minh có những ưu điểm: các trường THCS đã chú trọng phòng, chống BLHĐ bằng cả 3 hoạt động: hoạt động tuyên 
truyền, hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và hoạt động xử lí khi có nguy cơ xảy ra 
hoặc thật sự xảy ra BLHĐ. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: - Trong hoạt động tuyên truyền, việc tuyên truyền của 
nhà trường với HS và CMHS về các kênh tiếp nhận thông tin về BLHĐ chưa được đánh giá cao; mặt khác, hình thức 
tuyên truyền được HS và CMHS đánh giá là tập trung nhiều vào các hình thức truyền thống như sinh hoạt dưới cờ với 
HS và họp CMHS, cần thực hiện đa dạng hơn các hình thức tuyên truyền khác; - Trong hoạt động xây dựng môi trường 
giáo dục, bộ QTƯX đã được xây dựng nhưng cần triển khai, phổ biến rộng rãi hơn nữa; hoạt động của phòng/ góc tư vấn 
tâm lí còn mang tính hình thức, chưa hoạt động hiệu quả; - Trong hoạt động xử lí về BLHĐ, việc phát hiện nguy cơ 
BLHĐ và tư vấn hỗ trợ tâm lí cho HS khi xảy ra BLHĐ còn hạn chế, chưa thực sự thực hiện tốt tại trường THCS. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT(2017a). Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 về Chương trình hành động phòng, chống bạo lực 
học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021. 
Bộ GD-ĐT (2017b). Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm 
lí cho học sinh trong trường phổ thông. 
Chính phủ (2017). Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành 
mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. 
Nguyễn Thị Thúy Dung (2020). Phân tích nội dung các hoạt động phòng, chống bạo lực học đường ở trường phổ 
thông. Tạp chí Giáo dục, số 475, tr 1-5. 
Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 ban hành Đề án “Xây dựng văn hóa ứng 
xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. 
Trần Quốc Thành (2018). Nâng cao năng lực hiểu biết và xây dựng môi trường giáo dục của giáo viên. Tài liệu bồi 
dưỡng thường xuyên giáo viên THCS, THPT, module 5, Bộ GD-ĐT. 
Trần Thị Tú Anh (2012). Hành vi bạo lực học đường của học sinh trung học cơ sở Thành phố Huế. Kỉ yếu Hội thảo 
Khoa học Quốc tế tâm lí học đường lần thứ 3 “Phát triển mô hình và kĩ năng hoạt động tâm lí học đường”. NXB 
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_hoat_dong_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_tai_cac_t.pdf