Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề

Sự phát triển nhanh của khoa học kĩ thuật, công

nghệ có nhiều tác động đến công tác đào tạo nghề

nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo lực lượng lao động

chất lượng cao đòi hỏi công tác đào tạo phải đảm chất

lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra. Trong đó, kĩ năng

nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên (SV) đóng

vai trò quyết định mang tính then chốt cho công tác đào

tạo SV kĩ thuật có chất lượng và đáp ứng các yêu cầu

của thị trường lao động.

Phát triển kĩ năng NCKH cho SV có thể được thực

hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như thực hiện qua

dạy học các bộ môn, viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm

khóa luận tốt nghiệp, hay thực hiện những NCKH ở cấp

khoa, trường.

Phương pháp giảng dạy của thầy tác động rất lớn tới

việc phát triển kĩ năng NCKH cho SV. Trong dạy học,

giảng viên (GV) không chỉ là người nêu rõ mục đích mà

quan trọng hơn là kích thích động cơ học tập cho SV,

giúp SV ý thức được những mục đích đặt ra, có động lực

bên trong, nhờ đó SV học tập tự giác, tích cực chủ động

sáng tạo.

Bài viết trình bày nội dung phát triển kĩ năng NCKH

cho SV thông qua dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ)

dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu

lí luận như phân tích, tổng hợp, so sánh các nghiên cứu

liên quan,.

Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề trang 1

Trang 1

Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề trang 2

Trang 2

Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề trang 3

Trang 3

Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề trang 4

Trang 4

Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3580
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề

Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên kĩ thuật thông qua dạy học giải quyết vấn đề
c khâu phát hiện vấn đề 
hoặc nhận nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực 
hiện và ứng dụng kết quả. 
NCKH có nhiều nội dung, phạm vi, mức độ và giới 
hạn cụ thể khác nhau nhưng bản chất đều là một quá trình 
tìm kiếm, khám phá, phát hiện cái mới nhằm phục vụ cho 
cuộc sống của con người. Suy cho cùng, NCKH chính là 
quá trình giải quyết một vấn đề khoa học. 
Dạy học GQVĐ là xu hướng dạy học tích cực có thể 
làm phát triển năng lực sáng tạo của người học, tạo ra 
môi trường học tập chủ động, khuyến khích người học 
tìm tòi, phát hiện, GQVĐ để có thể đương đầu với những 
thách thức trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp 
tương lai. Do đó, tiến trình dạy học GQVĐ có nhiều nét 
tương đồng với tiến trình chung của hoạt động NCKH. 
Vận dụng phương pháp dạy học GQVĐ đề nhằm phát 
triển kĩ năng NCKH cho SV kĩ thuật chính là việc nghiên 
cứu nội dung dạy học kĩ thuật, kết hợp thực tiễn để xây 
dựng các chủ đề, vấn đề (một kiểu đề tài nhỏ) giao cho 
SV tự đọc sách, tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức rồi vận 
dụng kiến thức để giải quyết chủ đề, vấn đề đó. Như thế 
người học vừa nắm được nội dung dạy học vừa có năng 
lực nghiên cứu. 
2.2.1. Quy trình dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát 
triển kĩ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên 
Hình 1. Các bước dạy học GQVĐ 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 234-238 
236 
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của dạy 
học GQVĐ; kế thừa quy trình dạy học GQVĐ của các 
nhà nghiên cứu đi trước [2], [3], [4],..., xét tới thực tiễn 
trong dạy học kĩ thuật, chúng tôi đề xuất các bước dạy 
học GQVĐ nhằm phát triển kĩ năng như sơ đồ ở hình 1: 
* Bước 1: Thiết kế bài dạy/chủ đề 
- Chọn nội dung phù hợp: Trong thực tế dạy học, 
không phải nội dung nào cũng có thể làm nảy sinh tình 
huống có vấn đề và GQVĐ đặt ra. Do đó GV cần căn cứ 
vào đặc điểm của phương pháp, dựa vào nội dung cụ thể 
để áp dụng phương pháp GQVĐ cho phù hợp và linh 
hoạt. Điều này thường phải do GV nghiên cứu và áp 
dụng vì thực tế trong nhiều tài liệu còn ít có những thí dụ 
cụ thể vận dụng phương pháp GQVĐ. Tùy theo nội dung 
cụ thể thuộc bài lí thuyết, thực hành, vận dụng kiến thức, 
kĩ năng mà có thể chọn nội dung và mức độ thực hiện 
phương pháp này. 
- Thiết kế kế hoạch bài học: Sau khi chọn được nội 
dung phù hợp, GV thiết kế kế hoạch bài học, trong đó, 
chú ý quán triệt phương pháp GQVĐ từ mục tiêu, nội 
dung và đặc biệt phương pháp dạy học chủ yếu và thiết 
kế được các hoạt động của GV và SV. Cần lưu ý hoạt 
động của GV và SV trong việc: phát hiện vấn đề, 
chọn vấn đề và GQVĐ phù hợp với trình độ, năng lực 
và thời gian. 
- Xác định mục tiêu bài học: Ngoài mục tiêu chung 
về kiến thức, kĩ năng, thái độ của bài học, cần chú ý kĩ 
năng NCKH cần được hình thành ở bài học. 
- Phương pháp dạy học chủ yếu: Cần nêu rõ phương 
pháp GQVĐ kết hợp với một số phương pháp và kĩ thuật 
dạy học khác ví dụ như phương pháp học tập hợp tác, 
phương pháp thí nghiệm... 
- Thiết bị và đồ dùng dạy học: Cần chú ý thiết bị và 
đồ dùng giúp GV và SV phát hiện vấn đề, GQVĐ như 
dụng cụ, thiết bị tiến hành thí nghiệm, phiếu học tập, hệ 
thống câu hỏi và bài tập... 
- Các hoạt động dạy học: Cần thiết kế rõ hoạt động 
tương tác giữa GV và SV trong khâu phát hiện vấn đề, 
GQVĐ và kết luận vấn đề nhằm đạt được mục tiêu của 
bài học tùy theo mức độ độc lập và chủ động của SV. 
* Bước 2. Thực hiện và đánh giá bài dạy/chủ đề: 
- Phát biểu vấn đề: Tùy theo nội dung, GV có thể tạo 
cơ hội đề SV tham gia phát hiện tình huống có vấn đề 
(xây dựng bài toán nhận thức), phát biểu và nhận dạng 
vấn đề nảy sinh và nêu vấn đề cần giải quyết ở mức từ 1 
đến 4 cho phù hợp. Một số điều kiện nhằm đảm bảo tạo 
tình huống có vấn đề: 
+ Điều quan trọng nhất là SV phải nêu ra được những 
điều chưa biết, chỉ ra được cái mới trong mối quan hệ với 
cái đã biết. Trong đó, điều chưa biết, cái mới là yếu tố 
trung tâm của tình huống có vấn đề, sẽ được khám phá 
ra trong giai đoạn GQVĐ (đặt giả thiết, lập kế hoạch giải 
quyết và thực hiện kế hoạch GQVĐ đó). 
+ Tình huống có vấn đề phải kích thích, gây được 
hứng thú nhận thức đối với SV, tạo cho SV tự giác và 
tích cực trong hoạt động nhận thức. 
+ Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng 
của SV, SV có thể tự phát hiện và giải quyết được 
dựa vào vốn kiến thức liên quan đến vấn đề đó bằng 
hoạt động tư duy, tiến hành thí nghiệm, thu thập và xử lí 
thông tin. 
+ Vấn đề đặt ra cần được phát biểu dưới dạng câu hỏi 
nêu vấn đề. 
- Nêu giả thuyết. 
- Kiểm chứng giả thuyết: Sau khi phát hiện và nêu 
vấn đề cần giải quyết, cần tổ chức hướng dẫn để SV 
GQVĐ như sau: 
+ Lập kế hoạch GQVĐ: Tùy thuộc vào vấn đề cụ thể 
và mức độ phù hợp với năng lực, điều kiện cơ sở vật chất 
thiết bị và thời lượng dạy học, có thể xây dựng các giả 
thuyết về vấn đề đặt ra theo các hướng khác nhau và đề 
xuất cách kiểm tra giải thuyết đó. 
Có thể tìm cách thu thập các thông tin để trả lời cho 
vấn đề cần nghiên cứu bằng cách làm thí nghiệm, điều 
tra, phỏng vấn, tìm thông tin trên mạng hay các tài liệu 
sách báo có nội dung liên quan. 
 + Thực hiện kế hoạch GQVĐ: SV tiến hành thực 
hiện theo đúng kế hoạch đã đề xuất có sự hỗ trợ của GV. 
Ví dụ: Thực hiện kiểm tra các giả thuyết bằng các 
phương pháp khác nhau trong điều kiện có thể như tiến 
hành thí nghiệm, thông tin trong tài liệu, thông tin từ thực 
tiễn sản xuất, thông tin từ internet... Có thể tìm cách thu 
thập các thông tin và xử lí thông tin theo nhiều nguồn 
khác nhau để trả lời cho vấn đề cần nghiên cứu hoặc làm 
cơ sở để kiểm tra các giả thuyết đã nêu ra. 
+ Kết luận giả thuyết 
- Kết luận vấn đề: Từ kết quả kiểm chứng các giả 
thuyết đã nêu, SV thảo luận: Phân tích, đánh giá các kết 
quả thu được, khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu, 
tìm được giả thuyết đúng trong các giả thuyết, phát biểu 
kết luận rút ra vấn đề mới về kiến thức, kĩ năng, thái độ. 
2.2.2. Ví dụ minh họa 
Vận dụng các bước dạy học GQVĐ theo sơ đồ 1 để 
thiết kế giáo án trong dạy học học phần “Vẽ kĩ thuật” 
(trong chương trình đào tạo SV chuyên ngành Điện - 
Điện tử), bài “Vẽ sơ đồ điện”: 
* Bước 1: Thiết kế bài dạy 
- Lựa chọn nội dung bài học phù hợp để phát triển kĩ 
năng NCKH: 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 234-238 
237 
Phân tích chương trình học phần “Vẽ kĩ thuật”. Xác 
định kĩ năng NCKH cần phát triển cho SV: kĩ năng thu 
thập và xử lí thông tin; kĩ năng tư duy GQVĐ. 
Chọn bài học có nội dung phù hợp cho việc phát triển 
kĩ năng NCKH của SV: Nội dung học phần “Vẽ kĩ thuật” 
gồm 7 chương. GV lựa chọn nội dung “Vẽ sơ đồ điện” 
để thiết kế giáo án dạy học theo phương pháp dạy học 
GQVĐ bởi nội dung kiến thức phần này có nhiều kiến 
thức liên quan tới các học phần trong chương trình đào 
tạo SV ngành Điện - Điện tử; là một trong những kĩ năng 
của SV chuyên ngành Điện - Điện tử phải có được. Thời 
gian thực hiện bài dạy trong 03 tiết. 
- Phân tích mục tiêu bài dạy: 
+ GV phân tích mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái 
độ (Yêu cầu của kiến thức: Lập bản vẽ sơ đồ điện; Đọc 
bản vẽ. Yêu cầu về sản phẩm: bài tập lớn trình bày theo 
tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kĩ thuật trên khổ giấy A3). 
+ GV lựa chọn phương pháp dạy học để phát triển kĩ 
năng NCKH của SV: phương pháp dạy học GQVĐ. Căn 
cứ vào năng lực, trình độ của SV, GV lựa chọn mức độ 
3 trong dạy học GQVĐ. 
+ SV xác định mục tiêu học tập. GV thiết kế kế hoạch 
bài học: 
Mục tiêu bài học: 
+ Kiến thức: Vẽ các bản vẽ điện cơ bản đúng tiêu 
chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn Quốc tế (IEC). 
Vẽ/phân tích các bản vẽ điện chiếu sáng; bản vẽ lắp đặt 
điện; cung cấp điện; sơ đồ mạch điện tử... theo tiêu chuẩn 
Việt Nam và Quốc tế. Chuyển đổi qua lại giữa các dạng 
sơ đồ theo các kí hiệu quy ước. Dự trù khối lượng vật tư 
cần thiết phục vụ quá trình thi công theo tiêu chuẩn quy 
định. Đề ra phương án thi công đúng với thiết kế. 
+ Kĩ năng: kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng 
tư duy GQVĐ; kĩ năng vẽ một số mạch điện cơ bản, 
thông dụng. 
+ Thái độ: Tích cực, chủ động học tập. 
Phương pháp dạy học: đàm thoại; phương pháp dạy 
học GQVĐ; phương pháp trực quan. 
Thiết kế các hoạt động dạy học: 
* Bước 2: Thực hiện và đánh giá bài dạy: 
- Tổ chức phát triển kĩ năng NCKH: 
+ Tạo các tình huống để SV thực hành và tạo cơ hội 
cho các em có những thành công với việc sử dụng các kĩ 
năng NCKH. 
+ Tìm tư liệu: tìm thư mục, chọn sách, đọc sách, ghi 
chép, phân tích, đánh giá nội dung các tài liệu về tiêu 
chuẩn trình bày bản vẽ, kí hiệu quy ước bản vẽ điện, sơ 
đồ điện. 
- Phát biểu vấn đề 
+ GV giới thiệu một số bản vẽ điện, trong đó có dạng 
sơ đồ điện: sơ đồ nguyên lí, sơ đồ đơn tuyến, sơ đồ 
nối dây. 
+ Phát biểu vấn đề: “Trong ngành điện - điện tử, để 
thể hiện một mạch điện cụ thể nào đó có thể dùng các 
dạng sơ đồ khác nhau. Mỗi dạng sơ đồ sẽ có một số tính 
năng, yêu cầu cũng như các quy ước nhất định. Việc 
nắm bắt, vận dụng và khai thác chính xác các dạng sơ 
đồ để thể hiện một tiêu chí nào đó trên một bản vẽ là 
yêu cầu cơ bản mang tính bắt buộc đối với người thợ 
cũng như cán bộ kĩ thuật công tác trong ngành điện - 
điện tử. Để làm được điều đó thì việc phân tích, nhận 
dạng, nắm bắt các quy chuẩn của các dạng sơ là một 
yêu cầu trọng tâm. Nó là cơ sở bao trùm để thực hiện 
hoàn chỉnh một bản vẽ. Đồng thời, nó còn là điều kiện 
tiên quyết cho việc thi công, lắp ráp hay dự trù vật tư, 
lập phương án thi công các công trình điện, điện tử dân 
dụng và công nghiệp”. 
+ Đặt ra các tình huống: Thiết kế mạch điện gồm 2 
công tắc 3 cực điều khiển 1 bóng đèn; Thiết kế mạch điện 
điều khiển 1 bóng đèn từ 3 nơi với nguyên lí nhấn bất kì 
1 trong 3 công tắc bóng đèn sẽ sáng lên nếu nó đang tối 
và ngược lại sẽ tối nếu nó đang sáng; Thiết kế mạch điện 
Kĩ năng cần 
hình thành 
Hoạt động dạy học Thời gian, địa điểm 
Tài liệu, 
phương tiện 
dạy học 
Đánh giá 
Kĩ năng thu thập 
và xử lí thông tin 
GV yêu cầu SV tìm hiểu một 
số tài liệu liên quan đến bản 
vẽ điện 
SV chuẩn bị bài ở nhà 
Giáo trình, tài 
liệu tham khảo, 
máy tính, máy 
chiếu 
GV đánh giá việc 
thu thập và xử lí 
thông tin của SV 
theo mẫu báo cáo 
Kĩ năng tư duy 
GQVĐ 
GV yêu cầu SV vẽ sơ đồ 
nguyên lí, sơ đồ nối dây, sơ 
đồ đơn tuyến của một số 
mạch điện sau: Mạch cầu 
thang, mạch hành lang, mạch 
nhà kho. 
- SV thực hiện các bản 
vẽ sơ đồ điện theo yêu 
cầu của GV tại lớp học 
- Thời gian: 02 tiết 
Các bản vẽ do 
SV lập 
GV đánh giá kĩ 
năng tư duy 
GQVĐ thông qua 
các bản vẽ của SV 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 234-238 
238 
chiếu sáng gồm 1 công tắc 2 cực, 3 công tắc 3 cực điều 
khiển 4 bóng đèn ở 4 phòng của nhà kho. 
- GQVĐ: 
+ Nêu giả thuyết: Nếu vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ nối 
dây, sơ đồ đơn tuyến đảm bảo đúng nguyên tắc hoạt động 
của mạch thì sẽ thiết kế được các mạch điện theo đúng 
yêu cầu của GV. 
+ Kiểm chứng giả thuyết: kiểm chứng bằng lí thuyết 
(căn cứ vào nguyên tắc hoạt động của mạch) hoặc bằng 
thực nghiệm (qua thực hành học phần “thợ điện” có đấu 
nối các mạch điện cơ bản). 
+ Kết luận giả thuyết. 
- Đánh giá kết quả phát triển kĩ năng NCKH: 
+ GV đánh giá các mức độ hoàn thành từng kĩ năng 
NCKH: Căn cứ vào phiếu báo cáo kết quả học tập của 
SV, GV đánh giá mức độ đạt được các kĩ năng của SV. 
+ SV tự đánh giá mức độ hoàn thành kĩ năng NCKH. 
2.2.3. Ưu điểm, hạn chế của phương pháp dạy học giải 
quyết vấn đề trong việc phát triển kĩ năng nghiên cứu 
khoa học của sinh viên kĩ thuật 
- Ưu điểm: 
+ Dạy học GQVĐ giúp phát huy tính chủ động, tích 
cực, sáng tạo của SV, phát triển năng lực nhận thức, năng 
lực GQVĐ cho SV. Đây là phương pháp dạy học góp 
phần quan trọng phát triển năng lực cơ bản của người lao 
động - đó là năng lực GQVĐ. Trong một xã hội đang 
phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay 
gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề 
nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành 
đạt trong cuộc sống nhất là trong lĩnh vực kĩ thuật. 
+ Tri thức mới mà SV thu nhận được một cách sâu 
sắc, vững chắc, nhớ lâu. Nhưng quan trọng hơn SV biết 
cách tiến hành phương pháp chiếm lĩnh kiến thức 
và đánh giá được kết quả của bản thân và của người 
khác. Thông qua đó phát triển được các kĩ năng NCKH 
cho SV. 
- Hạn chế: 
+ Không phải môn học nào, không phải nội dung bất 
kì nào của môn học cũng có thể soạn theo phương pháp 
dạy học GQVĐ. GV phải thiết kế rất công phu và cần có 
nội dung phù hợp. SV cần có khả năng tự học và học tập 
tích cực thì mới đạt hiệu quả cao. Trong một số trường 
hợp cần có thiết bị dạy học cần thiết thì việc GQVĐ mới 
thành công. 
+ GV khó có thể chủ động về mặt thời gian bởi lẽ còn 
liên quan tới kĩ năng GQVĐ của SV. Một tình huống có 
vấn đề được đưa ra nhưng SV không đưa ra được các giải 
pháp GQVĐ. Khi đó, GV phải thường xuyên gợi ý cách 
GQVĐ, dẫn đến tình trạng SV còn thụ động trong việc 
học tập, không đảm bảo mục tiêu phát triển các kĩ năng 
NCKH của SV. 
3. Kết luận 
Phát triển kĩ năng NCKH thực sự cần thiết cho SV kĩ 
thuật. Lĩnh vực kĩ thuật là một hệ thống rộng lớn và có 
mối quan hệ tương quan với nhau. Việc giảng dạy kĩ 
thuật có hiệu quả không thể đặt cơ sở trên việc ghi nhớ 
hay tính toán kĩ thuật đơn thuần. Điều cốt yếu là SV kĩ 
thuật phải phát triển được các kĩ năng, tâm thế tư duy 
phản biện phổ quát cho việc lập luận chuyên nghiệp và 
hiệu quả xuyên suốt các vấn đề, các câu hỏi kĩ thuật phức 
hợp mà họ sẽ đối mặt với vai trò là các “kĩ sư”. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Thị Thu Hồng - Phạm Hồng Khoa (2018). 
Phát triển kĩ năng nghiên cứu khoa học của sinh 
viên trong dạy học kĩ thuật. Tạp chí Giáo dục, số đặc 
biệt kì 2 tháng 5, tr 244-248. 
[2] Nguyễn Lăng Bình (2017). Dạy và học tích cực - 
Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học. NXB Đại 
học Sư phạm. 
[3] Lê Huy Hoàng (2010). Dạy học giải quyết vấn đề. 
NXB Đại học Sư phạm. 
[4] Vũ Thị Lan (2010). Dạy học giải quyết vấn đề phát 
huy tính tích cực của sinh viên trong quá trình dạy 
học. Tạp chí Giáo dục, số 249, tr 14-15. 
[5] Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) - Trần Thị Thu Mai - 
Nguyễn Thị Tứ (2012). Tâm lí học sư phạm đại học. 
NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 
[6] Ngô Bích Thảo (2013). Phương pháp và công nghệ 
dạy học. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Nguyễn Văn Tuấn (2012). Phương pháp dạy học 
chuyên ngành kĩ thuật. NXB Đại học Quốc gia Hà 
Nội. 
KÍNH MỜI BẠN ĐỌC ĐẶT MUA 
TẠP CHÍ GIÁO DỤC NĂM 2019 
Tạp chí Giáo dục ra 1 tháng 2 kì, đặt mua thuận 
tiện tại các bưu cục địa phương (Mã số C192) hoặc đặt 
mua trực tiếp tại Tòa soạn (số lượng lớn) theo địa chỉ: 
TẠP CHÍ GIÁO DỤC, Số 4 Trịnh Hoài Đức, quận 
Đống Đa, Hà Nội. 
Kính mời bạn đọc, các đơn vị giáo dục, trường học 
đặt mua Tạp chí Giáo dục năm 2019. Mọi liên hệ xin 
gửi về địa chỉ trên hoặc liên lạc qua số điện thoại: 
024.37345363; Fax: 024.37345363. 
Xin trân trọng cảm ơn. 
TẠP CHÍ GIÁO DỤC 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_ki_nang_nghien_cuu_khoa_hoc_cua_sinh_vien_ki_thua.pdf