Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục

Giáo dục Việt Nam đang xác định, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và

nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong

quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã

hội hóa. Trong đó, ba nhiệm vụ chủ yếu là: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch

phát triển giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách và quy chế quản lý nội dung, chất

lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra và thanh tra.”. Tuy nhiên, Quản lý giáo dục - đào tạo

đại học là một vấn đề rất rộng, phức tạp. Chúng tôi chỉ xin trình bày những hiểu biết

của mình về phạm vi: Quản lý giáo dục đại học thực chất là định hướng, kiểm soát và

thực hiện theo mục tiêu chất lượng.

Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục trang 1

Trang 1

Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục trang 2

Trang 2

Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục trang 3

Trang 3

Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục trang 4

Trang 4

Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 1560
Bạn đang xem tài liệu "Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục

Quản lý giáo dục đại học nhìn từ góc độ định hướng và kiểm soát thực hiện mục tiêu giáo dục
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
13 
QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊNH HƢỚNG 
VÀ KIỂM SOÁT THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC 
ThS. Lê Văn Hà1 
TÓM TẮT 
Giáo dục Việt Nam đang xác định, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và 
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong 
quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã 
hội hóa. Trong đó, ba nhiệm vụ chủ yếu là: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 
phát triển giáo dục; xây dựng cơ chế, chính sách và quy chế quản lý nội dung, chất 
lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra và thanh tra...”. Tuy nhiên, Quản lý giáo dục - đào tạo 
đại học là một vấn đề rất rộng, phức tạp. Chúng tôi chỉ xin trình bày những hiểu biết 
của mình về phạm vi: Quản lý giáo dục đại học thực chất là định hướng, kiểm soát và 
thực hiện theo mục tiêu chất lượng. 
Từ khóa: Giáo dục đại học, kiểm soát, thực hiện, mục tiêu chất lượng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bƣớc sang thế kỷ XXI, nhân loại đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển 
mới, với yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng và quản lý chất lƣợng trong tất cả các 
lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chất lƣợng và các phƣơng thức quản lý chất 
lƣợng hiện đại thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và 
phát triển của các quốc gia nói chung và của các tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan, nhà 
sản xuất, nhà trƣờng) nói riêng. Trong hoạt động giáo dục - đào tạo ở đại học, vấn đề 
chất lƣợng giáo dục và quản lý chất lƣợng giáo dục cũng đang rất đƣợc quan tâm. 
Nghị Quyết Trung ƣơng II (Khóa VIII) của Đảng đã khẳng định: Bên cạnh những 
thành tựu quan trọng của Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) Việt Nam, thì cũng có những 
yếu kém, bất cập, trong đó nhấn mạnh: GD - ĐT nƣớc ta còn có nhiều yếu kém bất cập 
cả về quy mô, cơ cấu và nhất là về chất lƣợng và hiệu quả; chƣa đáp ứng kịp thời những 
đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây 
dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện CNH, HĐH đất nƣớc theo định hƣớng XHCN. 
Trong đó đáng quan tâm nhất là: chất lƣợng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp; có 
những biểu hiện tiêu cực trong giáo dục; đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu; cơ cấu 
ngành nghề, trình độ, vùng miền... chƣa hợp lý. Nguyên nhân của những yếu kém trên, 
trƣớc hết là do: công tác quản lý GD-ĐT có những mặt yếu kém, bất cập; cơ chế quản lý 
của ngành GD-ĐT chƣa hợp lý; nội dung Giáo dục - Đào tạo vừa thừa vừa thiếu; 
phƣơng pháp Giáo dục - Đào tạo chậm đƣợc đổi mới tích cực... 
1 ThS. Phòng Tổ chức – Cán bộ, Trường Đại học Hồng Đức 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
14 
Chính vì vậy, Giáo dục Việt Nam xác định đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát 
triển và nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực là một nhiệm vụ có tính chiến lƣợc 
trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa và 
xã hội hóa. Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục nƣớc ta giai đoạn 2010 – 2015 chỉ rõ: 
“Cần đổi mới cơ bản phương thức và tư duy quản lý giáo dục...tập trung làm tốt ba 
nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục; xây 
dựng cơ chế, chính sách và quy chế quản lý nội dung, chất lượng đào tạo; tổ chức kiểm 
tra và thanh tra...”. 
Tuy nhiên, Quản lý giáo dục - đào tạo ở đại học là một vấn đề rất rộng, phức tạp 
và mới chỉ đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu, ứng dụng ở nƣớc ta trong thời gian gần đây. 
2. QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÀ ĐỊNH HƢỚNG, KIỂM SOÁT VÀ 
THỰC HIỆN THEO MỤC TIÊU CHẤT LƢỢNG. 
2.1. Quản lý là gì ? 
Quản lý nói chung có thể hiểu theo cách khái niệm phổ biến đó là hoạt động tổ 
chức, phối hợp, điều hành bộ máy, tập thể cho nó vận hành theo mục tiêu chung. 
Nhƣ vậy, quản lý là một hoạt động, nó tuân thủ theo lý thuyết Hoạt động, tức là: 
nó cũng có những đặc trƣng của hoạt động, tuy nhiên đó là hoạt động quản lý. 
Mặt khác, quản lý là một quá trình, tức là nó diễn ra theo các bƣớc, các khâu đặc 
thù của nó và theo tính chất thời gian nhất định. Mà theo Deming-nhà kinh tế ngƣời Mỹ 
cho rằng: quản lý bao gồm bốn yếu tố cơ bản tạo thành một vòng cung (Gọi là vòng 
cung Deming) 
 P 
- P (Plan): Mục tiêu, nội dung... kế hoạch. 
- D (Do): Tổ chức thực hiện 
- C (Check): Kiểm tra A D 
- A (Action): Điều chỉnh 
 C 
Từ đó có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên 
đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi 
của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. 
(Phạm Viết Vượng “chủ biên” - Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành Giáo 
dục và Đào tạo, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội - 2005). 
2.2. Thế nào là quản lý giáo dục? 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
15 
Quản lý giáo dục nói chung có thể hiểu một cách khái quát chính là quản lý nhà 
nƣớc về GD-ĐT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nƣớc đối 
với các hoạt động giáo dục và đào tạo, do các cơ quan quản lý giáo dục của nhà nƣớc từ 
trung ƣơng đến cơ sở tiến hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ do nhà nƣớc ủy quyền 
nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì trật tự, kỉ cƣơng, thỏa mãn nhu 
cầu giáo dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu GD - ĐT của nhà nƣớc. 
Quản lý GD-ĐT chính là việc thực hiện quyền lực để điều hành, điều chỉnh toàn 
bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo để thực hiện mục tiêu giáo dục hƣớng vào nâng 
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho đất nƣớc và phát triển, hoàn thiện 
nhân cách cho thế hệ trẻ - những ngƣời công dân tƣơng lai. 
Hệ thống quản lý giáo dục với nhiều cấp độ, nội dung và cách thức phong phú, đa 
dạng: từ Bộ GD-ĐT đến các Sở GD -ĐT, phòng GD-ĐT; các trƣờng Đại học, Cao đẳng; 
trƣờng phổ thông; Mầm non, Ban giám hiệu,.... Quản lý về mục tiêu, kế hoạch, hoạt 
động; quản lý nhà trƣờng (nhân sự, nội dung, chƣơng trình đào tạo, trang thiết bị, quản 
lý thi, kiểm ta, đánh giá,... quản lý chất lƣợng giáo dục và đào tạo của nhà trƣờng. 
Trong quá trình này, công tác quản lý GD-ĐT ở đại học về cơ bản cũng gồm các khâu: 
- Kế hoạch (Plan): xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, phân công công tác, 
chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, cá nhân... các trang thiết bị. 
- Thực hiện (Do): theo các quy trình, quy phạm, theo tiêu chí, tiêu chuẩn. 
- Kiểm tra, kiểm soát (Check): chặt chẽ, phát hiện ngăn ngừa, loại bỏ sai sót. 
- Điều chỉnh (Action): tức là cải tiến liên tục. 
Tất cả các khâu trên đều nhằm hƣớng tới mục tiêu chất lƣợng GD-ĐT, cho nên tổ 
chức quản lý GD-ĐT cũng chính là tổ chức quản lý chất lƣợng giáo dục và đào tạo. 
2.3. Quản lý chất lƣợng giáo dục: 
Quản lý chất lƣợng là thuật ngữ đƣợc sử dụng để miêu tả các phƣơng pháp hoặc 
quy trình đƣợc tiến hành nhằm kiểm tra - đánh giá xem xét các sản phẩm có đảm bảo 
đƣợc các thông số chất lƣợng theo yêu cầu, mục đích đã định sẵn không. 
Theo quan điểm ISO: quản lý chất lƣợng là tổ hợp các phƣơng pháp và hoạt động 
tác nghiệp đƣợc sử dụng để duy trì và đảm bảo mục tiêu chất lƣợng. 
Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lƣợng trong giáo dục, khó có thể nói chất 
lƣợng nhƣ một khái niệm nhất thể, đây đang là một chủ đề gây nhiều tranh cãi không 
chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Chất lƣợng đƣợc xác định kèm theo với mục tiêu hay 
ý nghĩa của nó, và ở khía cạnh nà lƣợng thấp ở lĩnh vực khác. Chất lƣợng giáo dục là 
vấn đề quan trọng nhất của mọi trƣờng học. Nâng cao chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
16 
quan trọng nhất, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử phát triển của giáo dục nói 
chung, của các nhà trƣờng nói riêng. 
Tuy nhiên cũng có thể nêu ra một số dấu hiệu cơ bản và cách định nghĩa đƣợc 
nhiều ngƣời chấp nhận về chất lƣợng giáo dục nhƣ sau: 
- Có quan niệm cho rằng: Chất lƣợng giáo dục (CLGD) đƣợc đo bằng mức mà học 
viên đạt các chuẩn. 
- Ở Mỹ: CLGD đƣợc xem là sự phù hợp của nhiệm vụ giáo dục và các mục tiêu 
giáo dục đạt đƣợc với chuẩn trách nhiệm. 
- Các nhà giáo dục Canada thì lại quan niệm: CLGD thể hiện ở việc ngƣời học 
làm chủ các chuẩn kiến thức khoa học, phát triển các kỹ năng học tập suốt đời, các kỹ 
năng đọc, viết, tính toán, giao tiếp điện tử, hiểu biết và có khả năng trong lĩnh vực nghệ 
thuật, có khả năng thu thập và xử lý thông tin, phát triển các thế mạnh và tài năng của 
ngƣời học, có thái độ trách nhiệm công dân. 
- Ở Việt Nam, theo tác giả Lê Đức Phúc (Viện Khoa học Giáo dục): CLGD là chất 
lƣợng thực hiện các mục tiêu giáo dục. 
- Tác giả Lê Đức Ngọc và Lâm Quang Thiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội): Chất 
lƣợng đào tạo đƣợc đánh giá qua mức độ đạt đƣợc mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một 
chƣơng trình đào tạo. 
- Tác giả Trần Khánh Đức (Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục): Chất lƣợng đào 
tạo là kết quả của quá trình đào tạo đƣợc phản ánh ở các đặc trƣng về phẩm chất, giá trị 
nhân cách và giá trị lao động hay năng lực hành nghề của ngƣời tốt nghiệp tƣơng ứng 
với mục tiêu, chƣơng trình đào tạo theo các nghề cụ thể. 
Nhƣ vậy, dù đƣợc hiểu nhiều cách khác nhau về CLGD nhƣng nhìn chung và có 
thể thống nhất quan điểm là: CLGD đƣợc đo bằng các chuẩn nhằm xem xét mức độ đạt 
đƣợc các nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục, thể hiện ở kết quả phát triển nhân cách ngƣời 
học nhƣ thế nào. Ở một chừng mực nào đó có thể hiểu CLGD là sự phù hợp với mục 
tiêu giáo dục. 
Điều đó có nghĩa chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm theo mục tiêu đề ra 
nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Chất lượng giáo dục đại học là sự phù hợp giữa 
sản phẩm đào tạo với mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn. Trong đó, chất lượng giáo 
dục phải đảm bảo 2 yếu tố chủ yếu là: sự phù hợp với mục tiêu giáo dục và phù hợp với 
yêu cầu thực tiễn. 
3. KẾT LUẬN 
- Công tác quản lý GD - ĐT nói chung và ở đại học nói riêng là một yếu tố quan 
trọng góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo ở Việt 
Nam hiện nay. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 
17 
- Dù đƣợc hiểu nhiều cách khác nhau về CLGD, nhƣng nhìn chung và có thể 
thống nhất là: CLGD đƣợc đo bằng các chuẩn nhằm xem xét mức độ đạt đƣợc các 
nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục, thể hiện ở kết quả phát triển nhân cách ngƣời học nhƣ thế 
nào. Ở một chừng mực nào đó, có thể hiểu: CLGD đại học là đảm bảo sự phù hợp với 
mục tiêu đào tạo và đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội. 
- Quản lý giáo dục đại học thực chất là định hƣớng, kiểm soát và thực hiện theo 
mục tiêu chất lƣợng. Mọi hoạt động quản lý giáo dục đều nhằm hƣớng tới mục tiêu chất 
lƣợng giáo dục./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. 
2. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, NXB ĐHQG HN, 
Hà Nội. 
3. Phạm Viết Vƣợng (Chủ biên - 2010), Quản lí hành chính nhà nước và quản lí 
ngành Giáo dục và Đào tạo, NXB ĐHSP, Hà Nội. 
HIGHER EDUCATION MANAGEMENT SEEN FROM THE 
VIEWPOINT OF ORIENTATION AND MANAGEMENT OF 
QUALITY OBJECTIVES (TARGET) IMPLEMENTATION 
Le Van Ha 
ABSTRACT 
It is determined that the renovation of the Vietnamese Education Management in 
order to develop and improve the quality man-power sources is a strategic task in the 
process of educational reforming and training by the direction of standardization, 
modernization, and socialization, in which there are three main tasks: building the 
strategies, plans, and the educational development planning; establishing the 
mechanism, policies and statute of management and training quality; organizing the 
checking and inspecting” However, the management of the university education and 
training is a large and complicated issue. We only focus on the scope “The university 
education management is the orientation, control, and implementation under the quality 
objective” 
Key words: Lringer edecation, management, implementation, qualuty targets 
(quality objectives) 
Ngƣời phản biện: PGS.TS. Trần Quốc Thành; Ngày nhận bài: 051/10/2013; Ngày 
thông qua phản biện: 20/10/2013; Ngày duyệt đăng: 26/12/2013 

File đính kèm:

  • pdfquan_ly_giao_duc_dai_hoc_nhin_tu_goc_do_dinh_huong_va_kiem_s.pdf