Thực trạng hoạt động của cố vấn học tập ở trường Đại học Vinh
1. Mở đầu
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là một loại hình
đào tạo có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao. Điều
này đã được thực tiễn của nhiều nước chứng minh và hiện
nay hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở các nước tiên
tiến đều áp dụng quản lí đào tạo theo phương thức này.
Trường Đại học Vinh đã bắt đầu áp dụng đào tạo theo
HTTC từ khóa tuyển sinh năm 2007 (khóa 48), cho đến
nay, nhà trường đã thu được những kết quả tích cực.
Công tác đào tạo đã đi vào nền nếp; chương trình đào tạo
đã được điều chỉnh phù hợp; công tác quản lí sinh viên
(SV) và các quy định liên quan đã được xây dựng;
phương pháp giảng dạy của giảng viên và phương pháp
học tập của SV cũng dần được thích ứng. Đặc biệt, có
một chức danh mới xuất hiện và không thể thiếu được
trong quá trình đào tạo đó là cố vấn học tập (CVHT).
CVHT có vai trò quan trọng, là một nhân tố then chốt
trong chuỗi mắt xích quan hệ giữa nhà trường - giảng
viên - thị trường lao động; là đầu mối đảm bảo sự phối
hợp giữa tính chủ động của SV với sự tư vấn, định hướng
của giảng viên trong quá trình học tập tại trường. Việc
thực hiện vai trò, nhiệm vụ trong hoạt động CVHT có ý
nghĩa khẳng định sự thành công hay thất bại của phương
thức đào tạo theo HTTC.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng hoạt động của cố vấn học tập ở trường Đại học Vinh
tính đột phá. 2.3. Nguyên nhân của thực trạng Trong bất kì phương thức đào tạo nào, nhân tố quyết định kết quả dạy học cũng là đội ngũ người dạy và người học. Chuyển sang đào tạo theo HTTC với triết lí “lấy hoạt động của người học làm trung tâm”, do vậy, nhận thức và hiểu biết về các đặc điểm của quá trình dạy học theo HTTC của mọi đối tượng liên quan trong đào tạo chưa đầy đủ, thấu đáo. Ngay chính bản thân CVHT chưa thấy hết được vị trí, vai trò cố vấn của mình đối với SV để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Họ xem giảng dạy là công tác chủ đạo, còn CVHT chỉ giữ vai trò kiêm nhiệm, ngắn hạn. Một trong những nguyên nhân chính cho những tồn tại này là do một số quy định về công tác CVHT chưa thực sự hợp lí, tạo sự quá tải trong khối lượng công việc mà CVHT phải thực hiện trong khi những nhiệm vụ đó lại trùng lặp với chức năng của một số đơn vị trong trường. Việc phân nhiệm một số công việc giữa CVHT, Trợ lí đào tạo, Trợ lí quản lí SV, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác chính trị HS-SV, Trung tâm Hỗ trợ SV và Quan hệ doanh nghiệp chưa rõ ràng dẫn đến việc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau và xử lí công việc còn tốn kém nhiều thời gian. Việc thay đổi CVHT hàng năm cũng là nguyên nhân khiến công tác CVHT không đạt hiệu quả cao. Nhiều giảng viên xin không tham gia công tác này, đặc biệt là giảng viên lớn tuổi, có cấp bậc quản lí, hoặc những cán bộ tham gia các lớp học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, việc cá nhân, gia đình... dẫn đến có sự chuyển giao giữa các CVHT nên việc theo dõi, nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của SV bất lợi hơn. Đội ngũ CVHT chưa được sàng lọc và đào tạo về kĩ năng tư vấn, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học. Trong khi, hầu hết các nước trên thế giới, CVHT đều được đào tạo từ các ngành trợ giúp hoặc tốt nghiệp từ ngành Tâm lí học, Giáo dục học hoặc Công tác xã hội. Mỗi SV có một kế hoạch học tập và thời khóa biểu riêng nên rất khó để có thể sắp xếp thời gian gặp lớp hàng tuần. Do đó, cả SV và CVHT đều ngại gặp để tư vấn, hầu hết các buổi gặp gỡ SV đều là ngoài giờ làm việc. Ngoài ra, tính chất không bắt buộc của việc gặp gỡ CVHT dẫn đến số lượng SV tìm gặp CVHT còn rất hạn chế. Phần lớn SV chưa có sự hiểu biết đầy đủ về phương thức đào tạo này. Họ chưa chủ động đến gặp CVHT để xin tư vấn khi cần. Bên cạnh đó, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CVHT chưa được xem là tiêu chuẩn bình xét thi đua hàng năm. Trường, khoa/viện và bộ môn không có cơ chế theo dõi và xử lí các trường hợp CVHT không làm tốt công tác cố vấn của mình. 2.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Vinh 2.4.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cố vấn học tập và sinh viên về vai trò, nhiệm vụ của cố vấn học tập Nâng cao vai trò, nhận thức về tầm quan trọng của CVHT đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là đối với đội ngũ giảng viên tham gia làm công tác CVHT cũng như SV là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. CVHT hiểu đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính tự giác, tự nguyện, tâm huyết với công việc, đồng thời tạo sự thống nhất cao trong nhận thức của cán bộ quản lí và toàn thể cán bộ trong nhà trường về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động CVHT để từ đó có được sự phối hợp, sự đồng thuận cao trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, Nhà trường cần: - Cung cấp thông tin cho các lực lượng tham gia giáo dục trong nhà trường và SV thấy được vai trò, nhiệm vụ CVHT thông qua các văn bản quy định hoặc qua các cuộc hội họp. - Đưa ra mục tiêu, những kì vọng mà nhà trường mong muốn ở CVHT để họ có ý thức trách nhiệm hơn, tự nỗ lực, cố gắng đóng góp cho nhà trường bằng cách giới hạn tỉ lệ tình trạng SV bị cảnh báo thôi học, bị buộc thôi học, bị xử lí kỉ luật ở các khoa/viện. - Xác định trách nhiệm của CVHT đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo. CVHT phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học để từ đó phát huy tốt vai trò của mình, khắc phục những nhận thức chưa đúng đắn, chưa đầy đủ về vai trò của CVHT. 2.4.2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cố vấn học tập - Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT Hoạt động CVHT ở trường đại học rất đa dạng, phong phú, liên quan đến học tập, rèn luyện và tất cả mọi mặt trong đời sống của SV, đòi hỏi CVHT phải có nhiều thời gian, dành nhiều công sức và tâm huyết. Bên cạnh đó, còn đòi hỏi người CVHT cần có những kĩ năng sư phạm chuyên biệt như: kĩ năng tư vấn, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí SV, kĩ năng giáo dục thuyết phục, kĩ năng hòa nhập cộng đồng, Các kĩ năng trên là những công cụ đắc lực rất cần thiết cho hoạt động CVHT. Không chỉ nắm vững các quy chế, quy định về công tác đào tạo, công tác SV, CVHT phải hội tụ đầy đủ các kĩ năng nghiệp vụ của mình để thuyết phục, tạo niềm tin ở SV, từ đó tiến hành công việc được hiệu quả. Vì vậy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là nhiệm vụ quan VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 79-83; 225 83 trọng, đáp ứng nhu cầu, quyền lợi cho các CVHT. Nhà trường cần phải thường xuyên tạo cơ hội cho CVHT được tham gia các hội thảo, các diễn đàn về SV. Các hoạt động này nên tổ chức thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng một hệ thống CVHT chuyên nghiệp, có kĩ năng cao. Công tác bồi dưỡng còn giúp cho các CVHT củng cố kiến thức, kinh nghiệm hoạt động, tạo sự tự tin, lòng yêu nghề và nâng cao ý thức trách nhiệm của các CVHT. Nhà trường cần bổ sung các tài liệu tập huấn về công tác CVHT. Từng bước xây dựng các tài liệu tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực này, tham khảo các tài liệu về công tác CVHT trong và ngoài nước, hoặc mời các chuyên gia về CVHT ở các nước tiên tiến đến tập huấn và khuyến khích CVHT tham gia tích cực. Các tài liệu để phục vụ tập huấn và bồi dưỡng CVHT có thể theo từng chủ đề như: chương trình đào tạo; kĩ năng tư vấn; kĩ năng giao tiếp, ứng xử; tâm lí người học - Quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ cố vấn học tập Quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ CVHT là một khâu cơ bản trong công tác cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn nhân sự trẻ, tập hợp được nhiều nhân tài, làm cơ sở cho việc đào tạo, bố trí, sử dụng và phát triển đội ngũ CVHT bảo đảm về số lượng, chất lượng, có cơ cấu hợp lí và sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ. Với phương châm đổi mới và có tính kế thừa, công tác quy hoạch và tạo nguồn cần được bổ sung hàng năm. Lựa chọn những giảng viên nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, biết nắm bắt tâm lí lứa tuổi SV để đưa vào quy hoạch, tạo nguồn. - Phân công, bố trí đội ngũ CVHT Phân công CVHT phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi cá nhân CVHT và kế hoạch của nhà trường. Lựa chọn CVHT đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và có thể đảm nhận nhiệm vụ lâu dài, hạn chế việc thay đổi CVHT giữa năm học, khóa học. 2.4.3. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản về hoạt động cố vấn học tập Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các chức danh và các đơn vị để rà soát, phân công nhiệm vụ phù hợp, trách chồng chéo. Xem xét, chuyển giao một số công việc CVHT đang đảm nhận cho các chức danh khác liên quan để họ có thời gian làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tham gia hoạt động CVHT có chất lượng hơn. 2.4.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động cố vấn học tập - Nhà trường cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động CVHT theo kế hoạch hoặc đột xuất. Việc đánh giá hoạt động CVHT cần phải chính xác vì vậy phải lưu ý đến ý kiến từ nhiều kênh thông tin để kết quả đánh giá được thuyết phục hơn. + Xây dựng chuẩn đánh giá đội ngũ CVHT từ đầu năm học để làm căn cứ đánh giá + Đánh giá qua chất lượng SV về học tâp và rèn luyện - Qua quá trình kiểm tra, đánh giá, lãnh đạo nhà trường cần phải tổng kết, thông báo trong toàn trường để CVHT thấy được mặt mạnh, mặt yếu của mình, từ đó tìm cách khắc phục, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 2.4.5. Tạo động lực cho đội ngũ cố vấn học tập - Giảm giờ dạy định mức theo quy định chung của Bộ GD-ĐT, quy định của Trường Đại học Vinh đối với giảng viên làm công tác CVHT kiêm nhiệm để họ có thêm thời gian nghiên cứu khoa học và hoạt động CVHT. - Hỗ trợ phụ cấp theo Quy chế chi tiêu nội bộ, hỗ trợ tiền điện thoại, văn phòng phẩm để họ cảm thấy được quan tâm, được chia sẻ. Một số giảng viên do chế độ phụ cấp không đảm bảo nên không đầu tư nhiều đến công tác CVHT, dẫn đến tình trạng không nhiệt tình trong công việc, làm việc theo ngẫu hứng và qua loa. - Có chế độ khen thưởng kịp thời đối với những CVHT làm tốt nhiệm vụ. Công nhận những thành tích mà CVHT đạt được để khích lệ, động viên tinh thần họ. - Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, tạo cảm giác nghiêm túc nhưng không căng thẳng, áp lực. - Giao quyền và trách nhiệm cho CVHT để CVHT làm việc hưng phấn, muốn đóng góp nhiều cho khoa/viện và nhà trường. 3. Kết luận Việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HTTC như một cuộc cách mạng mang tính chất đột phá, thay đổi tư duy cả người dạy và người học. Đào tạo theo HTTC đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện từ chỗ nhà trường đóng vai trò quyết định kế hoạch đào tạo cho tất cả SV thì bây giờ SV đóng vai trò quyết định trong xây dựng kế hoạch đào tạo cho bản thân. Đào tạo theo HTTC làm cho SV năng động hơn, hoạt động đào tạo linh hoạt và mềm dẻo hơn, nhưng cũng làm cho công tác quản lí điều hành phức tạp, phát sinh nhiều yếu tố. Qua 12 năm thực hiện đào tạo theo HTTC tại Trường Đại học Vinh, chất lượng đào tạo của nhà trường đã từng bước được nâng lên đáng kể, kết quả này có một phần đóng góp quan trọng của đội ngũ CVHT. Tuy vậy, nhìn từ thực trạng, công tác CVHT vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng cao sự đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, muốn đạt được hiệu quả tốt hơn cần phải có sự hợp tác, nỗ lực từ phía nhà trường, các khoa/viện, đội ngũ CVHT và SV, trong đó mối quan hệ giữa SV và CVHT là mối quan hệ trọng yếu và việc thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của CVHT sẽ phát huy được tính tích cực của phương thức đào tạo theo HTTC. (Xem tiếp trang 225) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 222-225 225 không phải chủ đề nào cũng có thể thực hiện được một cách khả thi và có hiệu quả. Vì vậy, để việc đánh giá quá trình thông qua các bài toán PISA hiệu quả hơn trong dạy học Toán, theo chúng tôi, GV cần: - Tăng cường những bài toán theo dạng thức PISA có nội dung thực tiễn vào nội dung kiểm tra, đánh giá ở cấp trung học, đặc biệt là ở trung học cơ sở; - Tăng cường xây dựng các bài toán theo dạng thức PISA có nội dung thực tiễn nhằm rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho HS như: kĩ năng đọc hiểu đồ thị, biểu đồ, kĩ năng tính toán kết hợp với ước lượng về chiều dài, về chiều rộng, thể tích,...; - Tăng cường nội dung Xác suất và Thống kê trong dạy học ở cấp trung học cơ sở để tiếp cận nền giáo dục các nước trong khu vực và trên thế giới. Từng bước đưa ra các câu hỏi dạng thức PISA vào nội dung kiểm tra để đánh giá kiến thức toán học của HS. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2018). Tài liệu tập huấn Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA. [2] Trần Vui (2013). Đánh giá hiểu biết toán của học sinh 15 tuổi, chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] The PISA (2003). Assessement framework, Mathematics, reading, science and problem solving, Knowledge and skills. Programme for international student Assessement. [4] Stacey, K. (2011). The PISA view of mathematical literacy in Indonesia. Journal on Mathematics Education, Vol. 2(2), pp. 95-126. [5] Wynne Harlen (2007). Assessment of Learning. SAGE Publications [6] Mazzeo, J. - Von Davier, M. (2008). Review of the Programme for International Student Assessment (PISA) test design: Recommendations for fostering stability in assessment results. Education Working Papers EDU/PISA/GB (2008), Vol. 28, pp. 23-24. [7] Nguyễn Bá Kim (2007). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG (Tiếp theo trang 83) Tài liệu tham khảo [1] Trường Đại học Vinh (2012). Quy định chức năng, nhiệm vụ cố vấn học tập (kèm theo Quyết định số 3814/QĐ-ĐHV ngày 10/12/1012). [2] Trần Thị Minh Đức (chủ biên, 2012). Cố vấn học tập trong các trường đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Nguyễn Thị Út Sáu (2013). Một số vấn đề về lí luận hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên của cố vấn học tập ở các trường đại học. Tạp chí Giáo dục, số 318, tr 17-19. [4] Trường Đại học Vinh (2013). Hướng dẫn quy trình xử lí học vụ cho sinh viên hệ chính quy (kèm theo công văn số 3389/ĐHV-ĐT ngày 10/10/2013). [5] Bộ GD-ĐT (2007). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ/BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [6] Nguyễn Thị Bích - Nguyễn Ngọc Trân (2018). Vai trò của cố vấn học tập trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên tại Trường Đại học Đồng Tháp. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr 54-58. [7] Phạm Thị Thanh Hải (2011). Một số nội dung của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hoa Kì và kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số 268, tr 26-28. [8] Nguyễn Duy Mộng Hà (2012). Đẩy mạnh công tác cố vấn học tập và tư vấn sinh viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường đại học theo học chế tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, số 291, tr 32-35. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG (Tiếp theo trang 131) Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Cung (2006). Những vấn đề tâm lí cơ bản trong hoạt động quản lí, giáo dục phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng. Học viện Cảnh sát Nhân dân. [2] Hoàng Thị Bích Ngọc (1997). Nghiên cứu tâm lí phạm nhân loại tội phạm hình sự nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lí giáo dục trong các trại giam hiện nay. Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Công an, Mã số 54. [3] Hoàng Cung (2003). Tâm lí học hoạt động quản lí, giáo dục phạm nhân, trại viên và học sinh trường giáo dưỡng. Học viện Cảnh sát nhân dân. [4] Chu Văn Đức (2009). Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trại giam. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Tâm lí học. [5] Nguyễn Hữu Toàn (2013). Tự ý thức về hành vi phạm tội và hành vi chấp hành hình phạt tù của phạm nhân. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Viện Khoa học Xã hội. [6] Trần Hiệp - Đỗ Long (1997). Tâm lí học - Những vấn đề lí luận. NXB Khoa học Xã hội. [7] Nguyễn Khắc Viện (1998). Từ điển tâm lí học. NXB Thành phố Hồ Chí Minh. [8] Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy (1999). Tâm lí học (tập 1). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
File đính kèm:
- thuc_trang_hoat_dong_cua_co_van_hoc_tap_o_truong_dai_hoc_vin.pdf