Thực trạng giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh ở một số trường Trung học Cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn
bản và toàn diện GD-ĐT theo hướng “Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”, Bộ
GD-ĐT đã nhấn mạnh giáo dục phẩm chất nhân cách
(PCNC) và năng lực học sinh (HS) trong chương trình
giáo dục phổ thông mới, với 5 phẩm chất chính: Yêu
nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực và Trách nhiệm.
Các PCNC trên đã được phân tích thành các biểu hiện cụ
thể, phù hợp với từng cấp học phổ thông.
Nhiều năm qua, do nhà trường chú trọng đến việc dạy
kiến thức (dạy chữ) hơn là quan tâm đến phẩm chất HS;
cùng với đó là tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị
trường, dẫn đến giáo dục PCNC HS bị xem nhẹ. Hậu quả
là diễn ra hàng loạt lệch lạc tâm lí, nhân cách và hành vi
của cá nhân nói chung, của HS nói riêng như: bạo hành gia
đình, bạo lực học đường, bóc lột, trộm cắp, tự tử với thái
độ vô cảm, vô nhân. Những tệ nạn này ngày càng phổ
biến, làm băng hoại đạo đức và xã hội trở lên căng thẳng,
bất an. Rõ ràng là đã đến lúc phải đẩy mạnh mọi hoạt động
giáo dục nhân cách cá nhân và trẻ em trên phạm vi rộng
lớn toàn xã hội, nhà trường và gia đình. Trong đó, việc
nghiên cứu, phát hiện thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các
biện pháp phù hợp và hiệu quả trong giáo dục HS trung
học cơ sở (THCS) là việc làm cấp thiết hiện nay.
Bài viết trình bày thực trạng giáo dục PCNC cho HS
ở một số trường THCS TP. Hà Nội đáp ứng yêu cầu
chương trình giáo dục phổ thông mới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh ở một số trường Trung học Cơ sở thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
1 0,72 24,2 41,8 32,0 2,0 0 4 Trung thực 2,87 0,86 0 42,5 30,1 25,5 2,0 5 Trách nhiệm 2,55 0,81 20,3 39,2 33,3 5,2 2,0 Chung 2,47 0,82 19,6 31,4 29,4 17,6 2,0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 140-145 142 nào đạt mức 5; PCNC “trung thực”, tất cả HS đều đạt trên mức 1, cao nhất là mức 2 với 42,5%. PCNC “trách nhiệm”: Trách nhiệm với bản thân, tỉ lệ HS đạt mức 2 cao nhất (43,1%), cũng không có HS nào đạt mức 5; Trách nhiệm với gia đình có mức 2 là cao nhất (38,6%); Trách nhiệm với nhà trường và xã hội tỉ lệ HS đạt mức 3 cao nhất (42,5%); Trách nhiệm với môi trường sống cao nhất là mức 3 với 34,6%, đây cũng là tiêu chí có tỉ lệ HS đạt mức 5 cao nhất trong các tiêu chí (5,9%). Phỏng vấn cô P.N.H - Trường THCS Minh Khai, cô cho biết: “mức độ đạt được các tiêu chí trong PCNC HS THCS chưa thực sự cao, các em chú tâm vào việc trau dồi kiến thức văn hóa nhiều hơn.” 2.3.2. Các yếu tố tác động đến phẩm chất nhân cách học sinh trung học cơ sở Bảng 5 cho thấy, các yếu tố tác động rất mạnh là: Tự mình trải nghiệm trong cuộc sống, giao tiếp và ứng xử (43,3%), Quan sát và học tập có chủ đích từ thầy/cô (40,4%), Quan sát và học tập có chủ đích từ cha/mẹ (38,9%); Các yếu tố tác động mạnh là: do quan sát và học tập có chủ đích từ Bạn/ bè (58,5%), do học tập có chủ đích từ sách vở và các phương tiện thông tin khác (55,3%), do bắt chước thầy/cô giáo (55,7%), do bắt chước từ cha/mẹ, người thân trong gia đình (55,5%); Các yếu tố tác động yếu: do bắt chước từ phim ảnh, ti vi và các phương tiện thông tin khác (55,8), do bắt chước bạn bè (50,4%). Khi phỏng vấn em N.T.T.H - HS Trường THCS Minh Khai với câu hỏi “yếu tố nào tác động đến PCNC?”, em trả lời như sau: “Em thường học tập từ mọi người xung quanh, đặc biệt là những người thân thiết và Bảng 3. Tự đánh giá của HS về mức độ đạt được các tiêu chí trong PCNC HS THCS được đề cập trong chương trình giáo dục phổ thông mới PCNC Tiêu chí của PCNC ĐTB ĐLC Tỉ lệ % các mức HS hiện có 1 2 3 4 5 Yêu nước Yêu quê hương, có ý thức giữ gì, bảo vệ văn hoá, truyền thống quê hương 3,18 0,84 21,3 24,7 34,0 17,1 2,9 Nhân ái Yêu quý mọi người 3,49 0,86 0 21,3 24,7 37,4 16,6 Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người 3,46 0,84 2,4 21,3 21,0 37,4 17,8 Chăm chỉ Ham học 3,49 0,75 0 20,8 27,9 32,3 19,1 Chăm làm 3,52 0,76 0,5 12,5 42,3 23,2 21,5 Trung thực Trung thực 3,54 0,68 0 14,7 34,7 32,0 18,6 Trách nhiệm Trách nhiệm với bản thân 3,62 0,74 2,4 21,3 21,0 37,4 17,8 Trách nhiệm với gia đình 3,56 0,87 0 20,8 27,9 32,3 19,1 Trách nhiệm với nhà trường và xã hội 3,51 0,72 0,5 12,5 42,3 23,2 21,5 Trách nhiệm với môi trường sống 3,53 0,86 0 14,7 34,7 32,0 18,6 Bảng 4. Đánh giá của GV về mức độ đạt được các tiêu chí trong PCNC HS THCS được đề cập trong chương trình giáo dục phổ thông mới PCNC Tiêu chí của PCNC ĐTB ĐLC Tỉ lệ % các mức HS hiện có 1 2 3 4 5 Yêu nước Yêu quê hương, có ý thức giữ gì, bảo vệ văn hoá, truyền thống quê hương 2,45 0,81 18,2 32,7 29,8 17,3 2,0 Nhân ái Yêu quý mọi người 2,33 0,68 40,5 14,4 19,0 24,2 2,0 Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người 2,24 0,74 39,9 17,0 24,2 17,0 2,0 Chăm chỉ Ham học 2,20 0,87 23,5 38,6 32,0 5,9 0 Chăm làm 2,42 0,72 5,9 53,6 32,7 7,8 0 Trung thực Trung thực 2,87 0,86 0 42,5 30,1 25,5 2,0 Trách nhiệm Trách nhiệm với bản thân 2,65 0,84 5,2 43,1 33,3 18,3 0 Trách nhiệm với gia đình 2,55 0,78 15,7 38,6 22,9 20,9 2,0 Trách nhiệm với nhà trường và xã hội 2,46 0,95 18,3 29,4 42,5 7,8 2,0 Trách nhiệm với môi trường sống 2,56 0,86 20,3 27,5 34,6 11,8 5,9 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 140-145 143 gần gũi với em như bố mẹ, bạn bè, thầy cô. Em sẽ xem họ có những điểm xấu và điểm tốt gì để mình học tập và không nên học tập”. Bảng 6 cho thấy: Hầu hết các em HS đều cho rằng, các yếu tố đều tác động mạnh tới PCNC. Tuy nhiên, dựa vào tỉ lệ phần trăm của các yếu tố ở mỗi mức độ, ta có thể suy ra những đặc điểm sau: Các yếu tố tác động rất mạnh là: tự mình trải nghiệm trong cuộc sống, giao tiếp và ứng xử (43,3%), quan sát và học tập có chủ đích từ thầy/cô (40,4%), quan sát và học tập có chủ đích từ cha/mẹ (38,9%); Các yếu tố tác động mạnh là: do quan sát và học tập có chủ đích từ bạn bè (58,5%), do học tập có chủ đích từ sách vở và các phương tiện thông tin khác (55,3%); do bắt chước thầy/cô giáo (55,7%), do bắt chước từ cha/mẹ, người thân trong gia đình (55,5%); Các yếu tố tác động yếu: do bắt chước từ phim ảnh, ti vi và các phương tiện thông tin khác (55,8), do bắt chước bạn bè (50,4%). Phỏng vấn cô N.T.Q.T - GV trường THCS Cầu Giấy, cô cho rằng: “Cô thấy yếu tố tác động mạnh đến PCNC của HS là môi trường sống cộng đồng xã hội. Ở độ tuổi này cô thấy các em rất hay bắt chước theo thần tượng của mình về cách ăn mặc, cách đi đứng, hành động và lời nói. Vì vậy, việc quan tâm và giáo dục nhân cách cho các em thực sự cần thiết để giúp các em định hình được một hình mẫu tốt đẹp trong tương lai tránh vì hâm mộ thần tượng mà làm theo những hình mẫu không phù hợp với độ tuổi của các em”. 2.4. Thực trạng giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh trung học cơ sở hiện nay 2.4.1. Thực trạng triển khai nội dung và hiệu quả giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh trung học cơ sở 2.4.1.1. Thực trạng triển khai nội dung giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh trung học cơ sở Bảng 7 cho thấy: Các nội dung PCNC thường xuyên được GV và nhà trường triển khai là: Yêu quý mọi người (58,8%); ham học (58,2%); tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người (52,9%); trách nhiệm với nhà trường và xã hội (43,1%); trách nhiệm với môi trường sống (43,1%); yêu nước (39,3%). Các nội dung PCNC đôi khi được triển khai giáo dục là: chăm làm (50,3%); trách nhiệm với bản thân (47,7%); trung thực (43,8%). Các nội dung PCNC ít khi được triển khai giáo dục là: trách nhiệm với gia đình (40,6%). Bảng 5. Đánh giá của HS về yếu tố tác động đến PCNC của HS THCS STT Các yếu tố tác động Mức độ ( %) Rất mạnh Mạnh Yếu 1 Do bắt chước từ cha/ mẹ, người thân trong gia đình 19,3 55,5 25,2 2 Do bắt chước bạn bè 9,5 40,1 50,4 3 Do bắt chước thầy/cô giáo 9,5 55,7 34,8 4 Do bắt chước từ phim ảnh, ti vi và các phương tiện thông tin khác 16,5 27,6 55,8 5 Do quan sát và học tập có chủ đích từ cha/mẹ 38,9 47,9 13,2 6 Do quan sát và học tập có chủ đích từ thầy/cô 40,4 44,5 15,2 7 Do quan sát và học tập có chủ đích từ bạn bè 12,2 58,5 29,3 8 Do học tập có chủ đích từ sách vở và các phương tiện thông tin khác 20,3 55,3 24,4 9 Do tự mình trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống, giao tiếp và ứng xử 43,3 44,3 12,5 Bảng 6. Đánh giá của GV về mức độ tác động của các yếu tố đến PCNC HS THCS STT Các yếu tố tác động Mức độ tác động (%) Rất Mạnh Mạnh Yếu 1 Tác động từ quan hệ gia đình và giáo dục gia đình 45,1 45,8 9,1 2 Tác động từ quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau của bạn bè 28,1 71,9 0 3 Tác động từ môi trường sống cộng đồng, xã hội 23,5 76,5 0 4 Tác động từ các hoạt động giáo dục nhà trường 18,3 69,9 11,8 5 Tác động của các phương tiện văn hoá, truyền thông, công nghệ thông tin 34 60,1 5,9 6 Ảnh hưởng của các tấm gương từ người lớn, cha/mẹ, thầy/cô giáo 23,5 68,6 7,9 7 Tự mình trải nghiệm trong thực tiễn cuộc sống của HS 16,3 56,9 26,8 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 140-145 144 Khi được hỏi về một số số PCNC đã được GV và nhà trường triển khai, cô P.B.H - GV chủ nhiệm lớp 6 của Trường THCS Minh Khai cho biết: “Sau khi tiến hành họp và đưa ra kế hoạch đầu năm học, nhà trường hầu hết đều đề ra kế hoạch tổ chức giáo dục 5 PCNC yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. GV thường tổ chức giáo dục cho các em thông qua các tiết học và các hoạt động ngoại khóa, từ đó giúp các em có sự thêm sự hiểu biết về kiến thức, nhận thức được sự đúng đắn của các phẩm chất và giúp các em rèn luyện, hình thành các phẩm chất ấy cho bản thân dựa trên cơ sở các em đã có sự hiểu biết về chúng”. 2.4.1.2. Hiệu quả giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh trung học cơ sở Bảng 8 cho thấy, phần lớn mức độ hiệu quả khi triển khai các PCNC trong nhà trường đều đạt ở mức độ bình thường. Tuy nhiên, nếu dựa vào tỉ lệ phần trăm của các phẩm chất ở cùng một mức độ ta có thể suy ra một số điểm sau: Nội dung PCNC đạt mức độ hiệu quả tốt là ham học (35,9%), tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người (34,6%); Nội dung PCNC đạt mức độ hiệu quả bình thường là trách nhiệm với bản thân (63,4%), chăm làm (62,1%), yêu quý mọi người (60,1%), trung thực (57,5%); Nội dung PCNC đạt mức độ chưa tốt là trách nhiệm với nhà trường và xã hội (43,1%), trách nhiệm với gia đình (42,5%), trách nhiệm với môi trường sống (39,9%). Phỏng vấn cô T.N.V - Trường THCS Cầu Giấy, cô nói: “hiệu quả giáo dục PCNC HS của GV và nhà trường đang còn phổ biến ở mức bình thường, cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp mới để giáo dục PCNC cho HS”. 2.4.1.3. Đánh giá của giáo viên về những khó khăn trong giáo dục các phẩm chất nhân cách học sinh trung học cơ sở Bảng 9 cho thấy, các yếu tố gây khó khăn chủ yếu đạt ở mức “khó khăn”; tuy nhiên, nếu dựa vào tỉ lệ phần trăm của các yếu tố ở từng mức độ, ta có thể đưa ra một số đặc điểm như sau: Mức độ “rất khó khăn”: thầy cô giáo, cha mẹ HS thực sự là tấm gương sáng (24,8%); quản lí giáo dục HS của nhà trường chưa chặt chẽ (22,9%); các biện Bảng 7. Đánh giá của GV về triển khai giáo dục PCNC cho HS PCNC Nội dung PCNC được giáo dục Mức độ triển khai ( %) Thường xuyên Đôi khi Ít khi Yêu nước Yêu quê hương, giữ gìn truyền thống 39,3 25,5 35,2 Nhân ái Yêu quý mọi người 58,8 32,7 8,5 Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người 52,9 37,9 9,2 Chăm chỉ Ham học 58,2 32,7 9,1 Chăm làm 31,4 50,3 18,3 Trung thực Trung thực 33,3 43,8 22,9 Trách nhiệm Trách nhiệm với bản thân 29,4 47,7 22,9 Trách nhiệm với gia đình 35,9 23,5 40,6 Trách nhiệm với nhà trường và xã hội 43,1 20,3 36,6 Trách nhiệm với môi trường sống 43,1 24,2 32,7 Bảng 8. Đánh giá của GV về hiệu quả giáo dục PCNC cho HS của GV và nhà trường PCNC Nội dung PCNC được giáo dục Mức độ hiệu quả ( %) Tốt Bình thường Chưa tốt Yêu nước Yêu quê hương, giữ gìn truyền thống... 35,9 45,8 18,3 Nhân ái Yêu quý mọi người 34,0 60,1 5,9 Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người 34,6 54,2 11,2 Chăm chỉ Ham học 35,9 45,8 18,3 Chăm làm 9,2 62,1 28,7 Trung thực Trung thực 20,9 57,5 21,6 Trách nhiệm Trách nhiệm với bản thân 11,8 63,4 24,8 Trách nhiệm với gia đình 15,0 42,5 42,5 Trách nhiệm với nhà trường và xã hội 20,3 36,6 43,1 Trách nhiệm với môi trường sống 15,0 45,1 39,9 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 140-145 145 pháp giáo dục HS của GV còn hạn chế (21,6%). Mức độ “khó khăn”: Mục tiêu và nội dung giáo dục PCNC cho HS không rõ (79,1%); giáo dục nhân cách cho HS chưa được quan tâm như dạy kiến thức (76,5%); giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng chưa thực sự thống nhất (67,3%); các biện pháp giáo dục trong trường chưa đồng bộ, thống nhất thành hệ thống (62,7%); HS ít quan tâm tới việc rèn luyện nhân cách, chỉ quan tâm học chữ (62,1%). Mức độ “ít gây khó khăn”: Môi trường xã hội phức tạp tác động tiêu cực đến HS và GV trong giáo dục HS (34%); năng lực, kinh nghiệm giáo dục HS của GV còn hạn chế (30,7%). Phỏng vấn cô P.T.H - Trường THCS Minh Khai, cô cho rằng: “GV là tấm gương sáng để cho các em HS noi theo. Vì thế, tôi luôn cố gắng trau dồi về chuyên môn và nhân cách bản thân mình”. 3. Kết luận Như vậy, việc phát triển PCNC theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho HS THCS là một việc hết sức quan trọng. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có tính kiên trì, bền bỉ và thực hiện lâu dài, có hiệu quả. Thông qua kết quả thu được về mức độ thực trạng của các PCNC của HS THCS đã được khảo sát, các nhà trường cần cụ thể hơn nữa mục tiêu và nội dung, phương pháp, biện pháp phát triển nhân cách HS THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, trên cơ sở đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống của sự phát triển nhân cách, PCNC, trong đó có PCNC cá nhân. Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp với gia đình và xã hội một cách chặt chẽ để thực hiện phát triển PCNC cốt lõi ở các em HS THCS. Thông qua các câu chuyện kể về các PCNC như yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ và trách nhiệm, tác động vào nhận thức và hành động của HS hàng ngày một cách thường xuyên, liên tục và hiệu quả. Tiến hành tổ chức các chương trình thực tế có liên quan đến 5 phẩm chất đang hướng tới để HS có cơ hội được tự mình trải nghiệm. Cần tích cực chủ động tham gia các hoạt động của lớp cũng như của trường để hình thành các PCNC đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Tài liệu tham khảo [1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. [3] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 51/2011/TT- BGDĐT ngày 3/11/2011 quy định về Đánh giá định kì quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông. [4] Hội Khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam (2015). Tâm lí học và giáo dục học với phát triển phẩm chất và năng lực người học. NXB Thế giới. [5] Phan Văn Kha - Nguyễn Lộc (đồng chủ biên, 2011). Khoa học giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Thị Lan Phương (chủ biên, 2012). Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục Việt Nam. [7] Đào Thị Oanh (2007). Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay. NXB Giáo dục. [8] Đào Thị Oanh (2016). Mối quan hệ giữa giá trị với phẩm chất và năng lực của nhân cách. Tạp chí Khoa học giáo dục, số 124, tr 5-6; 37. Bảng 9. Đánh giá của GV về những khó khăn trong giáo dục các PCNC HS THCS STT Các yếu tố gây khó khăn Mức độ khó khăn (%) Rất khó Khó Ít khó 1 Mục tiêu và nội dung giáo dục PCNC HS không rõ 3,9 79,1 17,0 2 Giáo dục nhân cách HS chưa được quan tâm như dạy kiến thức 6,5 76,5 17,0 3 Giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng chưa thực sự thống nhất 13,1 67,3 19,6 4 Thầy cô giáo, cha mẹ HS chưa thực sự là tấm gương sáng 24,8 47,7 27,5 5 Các biện pháp giáo dục HS của GV chưa thực sự dựa trên cơ sở khoa học 24,2 53,6 22,2 6 Năng lực, kinh nghiệm giáo dục HS của GV còn hạn chế 21,6 47,7 30,7 7 Các biện pháp giáo dục trong trường chưa đồng bộ, thống nhất thành hệ thống 18,3 62,7 19,0 8 HS ít quan tâm tới việc rèn luyện nhân cách, chỉ quan tâm học chữ 15,0 62,1 22,9 9 Quản lí giáo dục HS của nhà trường chưa chặt chẽ 22,9 54,9 22,2 10 Môi trường xã hội phức tạp tác động tiêu cực đến HS và GV trong giáo dục HS 6,5 59,5 34,0
File đính kèm:
- thuc_trang_giao_duc_pham_chat_nhan_cach_cho_hoc_sinh_o_mot_s.pdf