Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong GDTC cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt

Nam được đánh giá qua các nội dung: Thể lực chung của sinh viên; nội dung, phân phối chương

trình và phương tiện GDTC; đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình đào tạo.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao thể lực cho sinh

viên trong nhà trường.

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam trang 1

Trang 1

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam trang 2

Trang 2

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam trang 3

Trang 3

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam trang 4

Trang 4

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3120
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thực trạng công tác phát triển thể lực trong giáo dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
BµI B¸O KHOA HäC
32
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC PHAÙT TRIEÅN THEÅ LÖÏC TRONG GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT
CHO SINH VIEÂN HOÏC VIEÄN NOÂNG NGHIEÄP VIEÄT NAM
Tóm tắt:
Thực trạng công tác phát triển thể lực trong GDTC cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt
Nam được đánh giá qua các nội dung: Thể lực chung của sinh viên; nội dung, phân phối chương
trình và phương tiện GDTC; đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình đào tạo.
Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao thể lực cho sinh
viên trong nhà trường.
Từ khóa: Phát triển thể lực, yếu tố ảnh hưởng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Actual situation of developing fitness in physical education for students Vietnam
National University of Agriculture
Summary:
The reality of fitness development in physical education for students at Vietnam National
University of Agriculture is assessed through the following contents: general fitness of students;
content, curriculum and aids of PE program; teaching staff and facilities to ensure the training
process. The research results are the practical basis for proposing solutions to improve physical
fitness for students in the school.
Keywords: Fitness development, influencing factors, Vietnam National University of Agriculture.
*ThS, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
**TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Phạm Quốc Đạt*; Trần Văn Hậu*
Nguyễn Tiến Tuân*; Trương Đức Thăng**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Thể dục thể thao là một bộ phận không thể
thiếu trong công cuộc xây dựng nền văn hoá mới,
con người mới, là một phương tiện tối ưu không
chỉ để nâng cao sức khoẻ, khả năng vận động,
giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí cho con người,
mà còn góp phần phát triển năng lực trí tuệ, trong
đó, Giáo dục thể chất (GDTC) đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển thể lực và hoàn thiện
nhân cách, thể chất cho sinh viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong
những trường đào tạo nhiều ngành nghề, lực
lượng sinh viên đông đảo. Hiện nay công tác
GDTC trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam
còn có nhiều hạn chế, nhận thức của sinh viên về
vai trò, tác dụng của môn học còn khiêm tốn,
chưa đầy đủ, kết quả đạt được so với tiêu chuẩn
đánh giá thể lực cho HSSV theo quy định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo còn thấp, đặc biệt là sinh
viên các khóa mới. Nguyên nhân chủ yếu là do
số lượng lớn sinh viên được nhập học từ các vùng
kinh tế khó khăn dẫn đến chất lượng đầu vào thấp
và phân tán, đồng thời thiết kế nội dung các giờ
học GDTC chưa tập trung cao cho việc phát triển
thể lực của sinh viên. Chính vì vậy nhiệm vụ
nâng cao thể lực chung cho sinh viên là việc làm
rất cần thiết và cấp thiết. Đánh giá thực trạng
công tác phát triển thể lực trong GDTC cho sinh
viên là vấn đề cần được giải quyết trước tiên để
làm cơ sở khoa học thực tiễn cho việc nghiên cứu
đề xuất các giải pháp nâng cao thể lực chung cho
sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử
dụng các phương pháp: Phương pháp tổng hợp
và phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn,
33
- Sè 3/2021
phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp
kiểm tra sư phạm và phương pháp toán học
thống kê.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển
thể lực cho sinh viên Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: 60 nam sinh viên năm 1,
56 nam sinh viên năm 2 và 52 sinh viên năm 3. 
Các test đánh giá thể lực và tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể theo Quyết định số 53/2008/QĐ-
BGDĐT, gồm: Chạy 30m XPC (s), Bật xa tại
chỗ (cm), Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl), Lực
bóp tay thuận (kG), Chạy tùy sức 5 phút (m) và
Chạy con thoi 4x10m (s). Thời điểm kiểm tra:
sau khi kết thúc nội dung môn học GDTC tương
ứng với các khóa học.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Thực trạng các yếu tố chi phối hiệu
quả công tác phát triển thể lực trong Giáo
dục thể chất cho sinh viên Học viện Nông
nghiệp Việt Nam
Trên cơ sở phân tích, xác định các yếu tố
chính ảnh hưởng, chi phối hiệu quả công tác
phát triển thể lực trong GDTC cho sinh viên, đề
tài tiến hành đánh giá thực trạng các yếu tố đã
được lựa chọn.
1.1. Thực trạng chương trình GDTC tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chương trình GDTC có ảnh hưởng trực tiếp
tới hiệu quả công tác GDTC nói chung và kết
quả phát triển thể lực chung của sinh viên nói
riêng. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu nội dung
và phân phối chương trình GDTC hiện đang ứng
dụng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết
quả thu được trình bày ở bảng 1.
Kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy, về cơ
bản, nội dung chương trình GDTC khá đa dạng,
gồm nhiều môn học khác nhau, bao gồm cả giờ
chính khóa và ngoại khóa; thời gian phân phối
các nội dung đáp ứng yêu cầu qui định của Bộ
Giáo dục và Đào tạo với tổng cộng 150 tiết
Bảng 1. Nội dung và phân phối thời gian học tập trong chương trình GDTC 
cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TT Nội dung Tổng sốtiết
Học theo tín chỉ
I II III IV V
I Môn bắt buộc 90
1 Lý thuyết GDTC - Chạy cự ly trung bình 30 *
2 Chạy 100m – Nhảy xa 30 *
3 Thể dục 30 *
II Các môn TT tự chọn 60
1 Bóng đá 1, 2 60 30 30 ** **
2 Bóng chuyền 1, 2 60 30 30 ** **
3 Bóng rổ 1, 2 60 30 30 ** **
4 Cầu lông 1, 2 60 30 30 ** **
5 Cờ vua 1, 2 60 30 30 ** **
III
Ngoại khoá:
- Bóng đá - Cầu lông - Bóng chuyền - Bóng rổ
- Bóng bàn - Điền kinh - Khiêu vũ thể thao,
Aerobic,.. - Võ thuật
320 75 75 70 70 30
å TỔNG 470 90 90 100 100 60
Ghi chú: * - Nội dung bắt buộc tùy theo nhóm/lớp ấn định từ học kỳ I.
** - Chọn 1 trong số 5 nội dung tự chọn, từ học kỳ II trở đi.
BµI B¸O KHOA HäC
34
trong 5 học kỳ, trong đó có 8 tiết lý thuyết và
142 tiết thực hành; Thời gian học tập môn
GDTC được sắp xếp 2 tiết 1 tuần. Với thời
lượng 2 tiết / tuần tuy phù hợp với qui định
nhưng là rất thấp để phát triển thể lực, hơn thế,
để tạo hứng thú và nâng cao thể lực cho sinh
viên thì nội dung các buổi học phải được bố trí,
sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, đặc biệt là
việc phân phối thời lượng và áp dụng các
phương tiện phát triển thể lực, nếu không hiệu
quả giờ học sẽ không cao.
1.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đội ngũ giảng viên, những người trực tiếp
tham gia giảng dạy môn GDTC là một trong
những nhân tố quan trọng, quyết định tới hiệu
quả của công tác GDTC nói chung và phát triển
thể lực cho sinh viên nói riêng. Đề tài đã tiến
hành nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên
bộ môn GDTC theo các tiêu chí số lượng, trình
độ và thâm niên công tác. Kết quả được trình
bày ở bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trình độ 
học vấn
Số
lượng Tỷ lệ %
Thâm niên công tác
Dưới 5 năm 5 - 15 năm Trên 15 năm
Người % Người % Người %
Cử nhân 6 35.3
7 41.2 7 41.2 3 17.6Thạc sĩ 11 64.7
Tiến sĩ 0 0.0
Tổng 17
Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2 cho thấy:
Bộ môn GDTC hiện có 17 giảng viên, trong đó
11 giảng viên có trình độ Thạc sĩ chiếm 64.7 %,
6 giảng viên trình độ Cử nhân chiếm 35.3 %. Số
giảng viên công tác dưới 5 năm là 07 người
chiếm 41.2 %, công tác 5 - 15 năm là 07 người
chiếm 41.2 %, còn lại có 03 người đã giảng dạy
trên 15 năm, chiếm 17.6 %. 
Như vậy có thể thấy, đội ngũ giảng viên
GDTC phần lớn có trình độ học vấn tốt và có
kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm. Lực lượng
này có thể cho phép hoàn thành tốt các nhiệm
vụ GDTC theo chương trình mà nhà trường đã
xây dựng.
1.3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công
tác GDTC
Để tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất phục
vụ công tác GDTC đề tài đã tiến hành thống kê
về số lượng và chất lượng các sân tập phục vụ
môn học GDTC của trường, kết quả được trình
bày ở bảng 3.
Bảng 3. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC 
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TT Sân Số lượng Chất lượng
1 Bóng đá 3 Khá
2 Bóng chuyền 3 Khá
3 Bóng rổ 1 Khá
4 Bóng bàn 2 Tốt
5 Điền kinh 6 Khá
6 Cầu lông 3 Tốt
7 Thể dục 4 Tốt
35
- Sè 3/2021
Kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy, các sân
bãi phục vụ môn học GDTC của trường có chất
lượng khá tốt, tuy số lượng còn hạn chế, nhưng
về cơ bản có thể đảm bảo phục vụ cho việc tổ
chức các giờ học. Tuy nhiên, để nâng cao chất
lượng các giờ GDTC, qua đó góp phần nâng cao
thể lực chung cho sinh viên, thì cần phải lựa
chọn và sắp xếp các nội dung, sử dụng phương
pháp lên lớp phù hợp để tận dụng tối đa điều
kiện cơ sở vật chất hiện có.
1.4. Thực trạng các bài tập phát triển thể
lực chung cho sinh viên trong các giờ học
GDTC của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Để thực hiện nhiệm vụ này đề tài đã tiến
hành nghiên cứu nội dung các giáo án giảng dạy
của các giáo viên bộ môn GDTC, qua đó thống
kê các bài tập đang được sử dụng để giảng dạy,
huấn luyện nâng cao thể lực chung cho nam sinh
viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Kết quả
thu được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực cho nam sinh viên
trong các giờ học GDTC tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TT Bài tập Số lần lặp lại
1 Chạy 400 m 1 lần
2 Bật cóc 2 x 15 lần (nam) / 2 x 10 lần (nữ)
3 Lò cò một chân 2 x 20m
4 Chạy zich zắc 2 x 20m (nam) / 2 x 15m (nữ)
Kết quả thu được ở bảng 4 cho thấy số lượng
bài tập được sử dụng cho phát triển thể lực
chung của sinh viên còn rất hạn chế, đơn điệu,
chưa phát triển toàn diện các tố chất thể lực của
sinh viên, đặc biệt, các bài tập phát triển sức
mạnh thân, sức mạnh tốc độ, sức bền ưa khí và
trò chơi vận động còn chưa được quan tâm. 
Để làm rõ hơn mức độ tác động của các bài
tập, chúng tôi đã phân tích sâu hơn về lượng vận
động được sử dụng thông qua quan sát sư phạm.
Kết quả cho thấy, thời lượng 2 tiết / tuần và 15
phút / giáo án dành riêng cho phát triển thể lực
là rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu của lý
luận chuyên ngành, hơn thế, với số lượng bài
tập còn hạn chế, đơn điệu đã không tạo được
hứng thú, tính tích cực của sinh viên, dẫn đến
mật độ vận động và cường độ vận động thấp.
Đây chính là một trong những nguyên nhân
quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực
chung của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt
Nam thời gian qua. Vì vậy, để nâng cao được
thể lực cho nam sinh viên, cần thiết phải nghiên
cứu lựa chọn các bài tập phù hợp, toàn diện để
ứng dụng vào các giờ học GDTC. 
2. Thực trạng trình độ thể lực của nam
sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
qua các năm học
Kết quả kiểm tra theo các test phản ánh các
tố chất thể lực của sinh viên và đánh giá theo
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể được trình bày ở
bảng 5.
Kết quả thu được ở bảng 5 cho thấy: trình
độ thể lực chung của nam sinh viên Học viện
Nông nghiệp Việt Nam có sự phát triển qua
từng năm, tuy nhiên, kết quả kiểm tra ở các
nội dung còn thấp, nhiều sinh viên chưa đạt
được tiêu chuẩn rèn luyện do Bộ GD&ĐT quy
định, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất và
năm thứ hai. Cụ thể: Tỷ lệ sinh viên không đạt
tiêu chuẩn ở năm thứ nhất từ 40% - 55%, năm
thứ 2 từ 30.4% – 42.9%, năm thứ 3 giảm còn
từ 28.8% - 34.6%. Trong đó các tố chất sức
mạnh, sức mạnh tốc độ và sức bền có sự phát
triển thấp.
KEÁT LUAÄN
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển thể lực của sinh viên như nội dung và phân
phối chương trình GDTC, đội ngũ giảng viên và
cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của Học
viện Nông nghiệpViệt Nam về cơ bản đã đảm
bảo được yêu cầu quy định của Bộ Giáo Dục và
Đào tạo. Tuy nhiên, hệ thống bài tập phát triển
thể lực còn nhiều hạn chế đã dẫn đến trình độ
thể lực còn thấp, nhiều sinh viên chưa đạt được
BµI B¸O KHOA HäC
36
Bảng 5. Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực của nam sinh viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
TT Nội dung
Kết quả
Không
đạt % Đạt % Tốt %
Sinh viên năm thứ nhất K58 (n=60)
1 Chạy 30m XPC (s) 31 51.70 23 38.30 6 10.00
2 Bật xa tại chỗ (cm) 33 55.00 20 33.30 7 11.70
3 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 30 50.00 25 41.70 5 8.30
4 Lực bóp tay thuận(Kg) 28 47.00 25 41.00 7 12.00
5 Chạy tùy sức 5 phút(m) 33 55.00 21 35.00 6 10.00
6 Chạy con thoi 4x10m(s) 24 40.00 28 46.70 8 13.30
Sinh viên năm thứ hai K57 (n=56)
1 Chạy 30m XPC (s) 24 42.90 26 46.40 6 10.90
2 Bật xa tại chỗ (cm) 23 41.10 26 46.20 7 12.70
3 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 24 42.90 27 48.20 5 8.90
4 Lực bóp tay thuận(Kg) 24 42.90 26 46.20 6 10.90
5 Chạy tùy sức 5 phút(m) 23 41.10 26 46.20 7 12.70
6 Chạy con thoi 4x10m(s) 17 30.40 32 57.10 7 12.70
Sinh viên năm thứ ba K56 (n=52)
1 Chạy 30m XPC (s) 18 34.60 28 53.80 6 11.60
2 Bật xa tại chỗ (cm) 18 34.60 29 55.70 5 9.70
3 Nằm ngửa gập bụng 30 giây (sl) 17 32.70 30 57.60 5 9.70
4 Lực bóp tay thuận(Kg) 20 38.00 25 48.00 7 13.60
5 Chạy tùy sức 5 phút(m) 17 32.70 29 55.70 6 11.60
6 Chạy con thoi 4x10m(s) 15 28.80 30 57.60 7 13.60
tiêu chuẩn rèn luyện do Bộ GD&ĐT quy định,
đặc biệt là ở năm thứ nhất và năm thứ hai. 
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu (1994),
“Những giải pháp thực thi nhằm cải tiến nâng
cao chất lượng GDTC trong các trường Đại
học”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT,
Nxb TDTT, Hà Nội.
2. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn
diện con người thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Vũ Đào Hùng (1998), Phương pháp nghiên
cứu khoa học TDTT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng
Hải, Vũ Bích Huệ (2000), Thực trạng phát triển
thể chất của sinh viên Việt nam trước thềm thế
kỷ 21, Nxb Hà Nội.
(Bài nộp ngày 6/4/2021, phản biện ngày
2/6/2021, duyệt in ngày 29/6/2021
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Quốc Đạt;
Email: Pqdat@vnua.edu.vn)

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cong_tac_phat_trien_the_luc_trong_giao_duc_the_ch.pdf